3.05.2011
Lời Giới Thiệu: Alexis Krikorian (“AK”), Giám Đốc Hội Đồng Tự Do Xuất Bản của Hiệp Hội Các Nhà Xuất Bản Quốc Tế (IPA), sinh năm 1974 tại Lyon, Pháp, và tốt nghiệp Cử nhân từ Viện Chính Trị Khoa Học Lyon năm 1996. Vào năm 1999, anh tốt nghiệp với bằng Thạc sĩ Chuyên Khoa Quan Hệ Quốc Tế (International Relations) từ Viện Cao Học Quốc Tế của Genève. Sau đó anh dọn đến Paris–nơi anh giữ nhiệm vụ biên tập viên trong ba năm cho một công ty cung cấp thông tin trên internet. Trở về Genève, anh cộng tác với IPA vào tháng Hai năm 2003. Vào tháng 3 năm 2005, anh được thăng chức làm Giám Đốc Hội Đồng Tự Do Xuất Bản của IPA.
Bài phỏng vấn sau đây được Da Màu bắt đầu lúc 3:27 chiều ngày thứ Hai, 25 tháng 4 năm 2011, gần như trùng hợp với thời điểm Bùi Chát nhận Giải Thuởng Tự Do Xuất Bản ở Buenos Aires, Á Căn Đình (vì giờ ở Buenos Aires đi trước giờ Miền Đông Hoa Kỳ 1 tiếng) và kết thúc lúc 7:29 sáng ngày thứ Hai, 2 tháng 5 năm 2011, khoảng 48 tiếng sau khi Bùi Chát trở về Việt Nam từ Buenos Aires và sau khi anh bị chính quyền Việt Nam giam giữ.
Lúc bài phỏng vấn này được lên mạng sáng ngày 3 tháng 5 năm 2011 thì Bùi Chát, theo tin nhận được từ Lý Đợi, đã được tạm thả, nhưng vẫn phải “lên đồn làm việc” vào sáng ngày 3 tháng 5. Theo tin của Lý Đợi thì chỉ có Bằng Tưởng Lệ bị tịch thu, còn tiền thưởng 5,000 swiss francs thì vẫn được giữ.
Bài phỏng vấn với Alexis Krikorian được Đinh Từ Bích Thúy (ĐTBT) thực hiện trong tiếng Anh, qua email, và sau đó chuyển ngữ sang tiếng Việt. (Bản tiếng Anh của bài phỏng vấn nằm dưới bản tiếng Việt sau đây.)
Từ trái sang phải: Bjorn Smith-Simonsen (Chủ tịch Hội Đồng Tự Do Xuất Bản, IPA), Alexis Krirorian (Giám đốc Hội Đồng Tự Do Xuất Bản, IPA), Bùi Chát (nxb Giấy Vụn), Buenos Aires, Argentina ngày 4/26/2011 (Nguồn: Dân Làm Báo)
DTBT: Thưa ông Krikorian, tôi là Đinh Từ Bích Thúy, chủ biên Da Màu, tạp chí văn chương mạng xuất bản trong tiếng Việt và phục vụ độc giả trong và ngoài nước Việt Nam. Là một tờ báo với phương châm: “văn chuơng không biên giới,” chúng tôi cảm thấy rất được cổ vũ qua việc IPA trao giải thưởng cho ông Bùi Chát, nhà xuất bản Giấy Vụn, đồng thời việc IPA hiện nay đang chặt chẽ vận động với các chính quyền quốc tế và các nhà tranh đấu nhân quyền đòi trả tự do cho Bùi Chát.
Tôi hy vọng mình có thể dùng cách xưng hô qua tên gọi cho tiện. Anh cứ gọi tôi là Thúy (tên Thúy trong tiếng Việt, như tên Alexis với người Tây Phương, có thể dành cho cả đàn ông và đàn bà. Trong trường hợp của tôi, đó là tên dành cho phụ nữ.)
Để giúp ích độc giả Da Màu, xin anh cho chúng tôi biết thêm về những sinh hoạt của IPA liên hệ đến Hội Đồng Tự Do Xuất Bản, qua những câu hỏi sau đây:
(1) IPA tái lập Giải Thưởng Tự Do Xuất Bản năm 2005. Điều gì đã khuyến khích sự tái lập của giải thưởng này, và tại sao nó đã bị ngừng trao trước năm 2005?
AK: Giải thưởng thật ra được thành lập chính thức năm 2005. Chữ “tái lập” mà thỉnh thoảng chúng tôi dùng là một chữ không chính xác. Trước năm 2005, chúng tôi chỉ trao giải thưởng này một lần duy nhất, đó là vào dịp Hội Chợ Sách ở Frankfurt kỷ niệm 50 năm ngày Tuyên Ngôn Hoàn Vũ Nhân Quyền. Giải thưởng này được trao cho bà Ayse Nul Zarakolu, một nhà xuất bản phụ nữ của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã qua đời.
Tôi gia nhập IPA năm 2003 và dưới sự lãnh đạo của Lars Grahn, Chủ tịch Hội Đồng Tự Do Xuất Bản của IPA và cũng là một nhà xuất bản Thụy Điển, chúng tôi quyết tâm thành lập [chính thức và liên tục] Giải Thưởng Tự Do Xuất Bản. Quyết định này được sự ủng hộ của Ban Điều Hành. IPA đã quyết định thành lập giải thưởng này vì quyền tự do ngôn luận và tự do xuất bản hiện bị tấn công khắp nơi. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, các nhà văn và các nhà xuất bản thường bị quấy nhiễu, truy tố, bắt giam, tra tấn, đôi lúc bị giết vì những điều họ viết ra và xuất bản.
(2) Vậy hiện nay IPA có những thành viên ở Việt Nam hay không?
AK: Không, hiện nay chúng tôi không có thành viên nào ở Việt Nam.
(3) Như vậy IPA đã biết về Giấy Vụn, Bùi Chát và những cộng sự viên của anh qua cách nào?
AK: Chúng tôi đuợc biết về Bùi Chát qua những thành viên Á Châu của chúng tôi.
(4) Anh có thể cho Da Màu biết tên của các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã báo động cho IPA về lòng can đảm của các nhà xuất bản sinh hoạt dưới những chế độ hà khắc?
AK: Vì chúng tôi là Hiệp hội Các Nhà Xuất Bản Quốc Tế, chúng tôi trông nhờ vào các thành viên của chúng tôi trước tiên, đó là các nhà xuất bản từ nhiều quốc gia khác nhau. Ngoài các thành viên của chúng tôi, tổ chức mà chúng tôi cộng tác thường xuyên nhất là Văn Bút Quốc Tế, với trụ sở ở Luân Đôn đại diện cho những nhà văn trên thế giới. Hội này có nhiều trung tâm văn bút ở nhiều quốc gia trên hoàn cầu, và [những trung tâm này] thường đề cử danh sách cho Giải Thưởng Tự Do Xuất Bản. Chúng tôi cũng làm việc với tổ chức Index on Censorship (Thước Đo Kiểm Duyệt) và (World Association of Newspapers (WAN– Hiệp Hội Báo Chí Thế Giới). Chúng tôi cũng là thành viên của hệ thống IFEX, là mạng lưới Tự Do Phát Biểu hoàn cầu.
(5) Xin anh cho biết quá trình tuyển chọn ngưởi được trao giải.
AK: Những thành viên của IPA nói chung, những thành viên trong Hội Đồng Tự Do Xuất Bản, những nhà xuất bản cá nhân; và các tổ chức phi chính phủ làm việc trong lĩnh vực Tự Do Phát Biểu và Nhân Quyền đều có thể đề cử danh sách đến Hội Đồng Tự Do Xuất Bản của IPA. Từ đó Hội Đồng tuyển chọn tên các người được đề cử vào danh sách chung kết. Ban Điều Hành của IPA sau đó bỏ phiếu [cho nhà xuất bản hoặc cá nhân được coi là xứng đáng với giải thưởng này.]
(6) Trong kinh nghiệm làm việc, có bao giờ anh đã phải can thiệp với nhà cầm quyền để giúp cho người được tuyển chọn rời xứ sở của họ để ra ngoại quốc nhận Giải Thưởng?
AK: Không, chưa bao giờ cả. Chúng tôi chưa bao giờ phải [can thiệp với nhà cầm quyền].
(7) Anh có phải can thiệp trong trường hợp của Bùi Chát để ông ấy có thể sang Buenos Aires lãnh Giải Thưởng?
AK: Không, chúng tôi không phải làm gì cả. Trong trường hợp [của Bùi Chát], chúng tôi chỉ lo chuyện làm sao anh ấy có thể sang Buenos Aires để dự lễ trao giải. Cho nên chúng tôi chỉ thông báo tên của Bùi Chát sau khi biết rõ là anh ấy đã đến Á Căn Đình.
(8) Giải thưởng này phản ảnh lòng can đảm chính trị hay cũng bao gồm cả giá trị nghệ thuật? Xin anh vui lòng định nghĩa giá trị nghệ thuật [nếu giải thưởng cũng bao gồm khía cạnh này.]
AK: Giải Thưởng này được trao tặng để tôn vinh “lòng can đảm phi thường trong sự phấn đấu cho quyền tự do xuất bản.” Nó là một, nếu không muốn nói là giải thưởng duy nhất hiện có, về quyền tự do xuất bản (quyền tự do xuất bản là một phần tử của quyền tự do phát biểu]. Giải Thưởng này không dựa trên giá trị nghệ thuật.
(9) Xin anh cho biết nếu từ trước đến nay đã có những hậu quả chính trị về phía nhà cầm quyền có liên can trực tiếp đến chuyện một nhà xuất bản được trao Giải Thưởng Tự Do Xuất Bản?
AK: Không, từ trước đến nay thì chưa thấy có hậu quả chính trị nào. Trong một trường hợp, có thể đã tạo sự thay đổi từ phía pháp luật. Năm ngoái, chúng tôi trao Giải Đặc Biệt cho nhà xuất bản Sel ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vài tháng sau, nhà xuất bản này được trắng án.
(10) Chắc anh muốn nói đến trường hợp của ông Irfan Sanci, giám đốc nhà xuất bản Sel của Thổ Nhĩ Kỳ, là người đã bị truy tố theo luật hình sự 226 của Thổ Nhĩ Kỳ vì đã xuất bản “dâm thư” khi phổ biến bản dịch Don Juan của Guillaume Apollinaire và những tác phẩm văn chương “nhạy cảm” khác? Trong trường hợp này, yếu tố nào, qua sự hiện diện của IPA, đã giúp ông Sanci được trắng án? Có phải vì IPA đã đệ đơn amicus curiae (thân hữu của tòa án), hay một lời tuyên bố để thuyết phục tòa án? Hay anh đã nghĩ rằng dư luận báo chí chung quanh việc ông Sanci được Giải Đặc Biệt đã cổ võ quần chúng, và thuyết phục tòa Thổ Nhĩ Kỳ, trong việc giúp ông trắng án? Nếu có thể, xin anh cho biết thêm chi tiết về phán quyết của quan tòa.
[Amicus curiae: các cá nhân hoặc đoàn thể không phải là các bên đương sự của vụ tranh tụng có thể trợ giúp tòa án đạt đến phán quyết bằng cách lưu ý tòa án về các vấn đề công chúng đang quan tâm mà không/chưa được trình bày bởi luật sư của các bên đương sự. Tòa án do đó có thể cho phép các cá nhân hầu tòa/đệ đơn với tư cách là thân hữu của tòa án.]
[Amicus curiae: các cá nhân hoặc đoàn thể không phải là các bên đương sự của vụ tranh tụng có thể trợ giúp tòa án đạt đến phán quyết bằng cách lưu ý tòa án về các vấn đề công chúng đang quan tâm mà không/chưa được trình bày bởi luật sư của các bên đương sự. Tòa án do đó có thể cho phép các cá nhân hầu tòa/đệ đơn với tư cách là thân hữu của tòa án.]
AK: Về câu hỏi trên của chị, chúng tôi không đệ đơn amicus curiae, nhưng chúng tôi đã phổ biến một bản thông cáo báo chí để tạo áp lực với nhà cầm quyền. Cùng lúc chúng tôi gửi thỉnh nguyện thư đến chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu kêu gọi sự tha bổng cho Irfan Sanci. Giải Thưởng Đặc Biệt của IPA có lẽ cũng đã giúp [Sanci] vì tin tức về giải thưởng này được phổ biến rộng rãi trên các báo Thổ Nhĩ Kỳ và của Âu Châu (như bản tin trên trang chính của báo Le Monde)
[Chú thích của Da Màu: Tin trên báo Le Monde tường thuật rằng có những “lằn ranh đỏ” mà không một nhà xuất bản Thổ Nhĩ Kỳ nào được phép vượt qua, đó là những vấn đề liên hệ đến dân tộc Kurd và Armenian, hoặc đề tài tình dục. Trong trường hợp của Irfan Sanci, ông đã được trắng án sau khi một hội đồng chuyên gia tuyên bố rằng bản dịch Don Juan là một tác phẩm văn chương và Apollinaire là một nhà văn trong truyền thống văn chương kinh điển. Bày tỏ những cảm nghĩ chắc cũng không khác các nhà xuất bản ngoài luồng của Việt Nam, ông Sanci nói,”Trong lúc xứ sở tôi trừng phạt tôi chỉ vì tôi làm nhiệm vụ của mình, thì tôi lại được quốc tế ủng hộ. Thê thảm thật đấy, nhưng cái nước Thổ Nhĩ Kỳ là thế!]”
(11) Chúng ta hãy bàn luận thêm về định nghĩa “tự do xuất bản.” Không hiểu IPA có ủng hộ sứ mệnh của wikileaks hoặc các tổ chức và cá nhân “tung tin nhạy cảm” qua internet, hay “tự do xuất bản” chỉ giới hạn ở môi trường sách in?
AK: Tự do xuất bản không chỉ giới hạn ở môi trường sách in, nhưng trong trường hợp wikileaks thì Hiệp Hội không có sự nhất trí về ý kiến.
(12) Thế “tự do xuất bản” có đồng nghĩa với khả năng hoặc nguồn tài chính để xuất bản những dữ liệu mà trước đây bị coi là nhạy cảm? Như trường hợp nhà xuất bản ROSSPEN chẳng hạn. Theo tin chúng tôi được biết thì ROSSPEN (Nhà in Bách Khoa Từ Điển Nga Quốc), một nhà xuất bản có tiếng được thành lập năm 1991, hiện đang thi hành sứ mệnh hoàn thành 100 bộ sách đồ sộ với nhan đề Lịch sử Chế độ Stalin. Tuy ROSSPEN hiện nay chưa bị chính quyền hậu-Liên Xô làm khó dễ, nhà xuất bản này đã ở trên danh sách chung kết của IPA từ hai năm nay. [Để tìm hiểu thêm về các bộ sách học thuật và lịch sử được ROSSPEN xuất bản, xin tham khảo Bản Tường trình của Publishers Weekly, ngày 4 tháng 4 năm 2011, tr. 16-17.]
AK: Vâng, dĩ nhiên rồi. Thật ra những dữ kiện liên hệ đến Stalin vẫn bị coi là nhạy cảm. Dường như ở bên Nga bây giờ người ta đang “sửa sắc đẹp” cho Stalin. Vì thế sứ mệnh của ROSSPEN vẫn được coi là quan trọng và can đảm.
(13) Vì những yếu tố chính trị và an ninh, IPA có chọn ngày và địa điểm nhất định mọi năm để tuyên bố Giải Thưởng Tự Do Xuất Bản?
AK: Hiện nay Giải Thưởng Tự Do Xuất Bản được luân phiên mọi năm trên thế giới, tùy địa điểm và thời gian. Chúng tôi hiện có dự định tổ chức việc trao giải thưởng vào giữa năm, vào dịp ngày lễ Sách Thế Giới và Ngày Tác Quyền, khoảng 23 tháng 4 mọi năm ở một địa điểm nhất định. Nhưng lúc này thì thời gian và địa điểm trao giải vẫn chưa được thống nhất. Còn về những quy luật liên hệ đến giải thưởng thì danh sách đề cử phải được gửi đến IPA ít nhất là 3 tháng trước ngày lễ trao giải thưởng.
(14) Cứ cho là IPA sẽ chọn một thời điểm nhất định để tuyên bố Giải Thưởng Tự Do Xuất Bản, điều này không hiểu có ảnh hưởng đến, hay bảo đảm cho sự an ninh của người được trao giải, nếu một chính quyền, khi phỏng đoán được lịch trình hàng năm của IPA, sẽ cấm việc du hành ra ngoại quốc, trong khoảng thời gian từ giữa tháng đến cuối tháng 4 mọi năm chẳng hạn?
AK: Tôi không rõ dự án [tổ chức một ngày nhất định hàng năm] sẽ ảnh hưởng đến sự an ninh của người được trao giải như thế nào. Đây là một câu hỏi rất hay. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điều: từ năm 2006 khi chúng tôi bắt đầu trao giải thưởng này, thì không có người nhận giải nào lại bị khó khăn khi trở về quê hương của họ, kể cả [các cá nhân từ] những quốc gia như Iran, Zimbabwe hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Cho nên Việt Nam là một trường hợp ngoại lệ. [Đây là một vấn nạn] chưa từng thấy bao giờ. Và câu hỏi của chị rất hay. Chúng tôi sẽ phải lưu ý điều này trong kế hoạch làm việc.
(15) Xin anh cho biết IPA nhận được tài trợ từ những nguồn nào?
AK: Nguồn tài trợ duy nhất của IPA là từ các thành viên của Hiệp Hội, chẳng hạn như những hội đoàn các nhà xuất bản từ nhiều quốc gia khác nhau.
(16) Xin anh cho biết tiến trình của IPA trong 5 năm tới.
AK: IPA thực sự đại diện cho môi trường xuất bản hoàn cầu. Tuy vậy, trong 5 năm tới, IPA sẽ có thêm nhiều phương tiện để xúc tiến việc xuất bản như một thế lực cho sự phát triển của kinh tế, văn hóa và chính trị, và có quyền thẩm định trong mọi tranh luận liên hệ đến các nhà xuất bản (nhất là trong lĩnh vực tác quyền, kiến thức đọc và viết, quyền tự do xuất bản).
(17) Chúng tôi liên kết với Tiền vệ, và đã đưa lên mạng một Kháng Thư, với các bản trong ngoại ngữ. Hiện giờ chúng tôi đã có độ 87 chữ ký từ khắp mọi nơi. Chúng tôi dự định sẽ gửi Kháng Thư này đến những tổ chức làm việc trong lĩnh vực tự do xuất bản và tự do phát biểu. Xin anh cho biết những nguồn có thể gây nhiều hiệu quả nhất?
AK: Sáng kiến của các anh chị thật tuyệt vời! Chúng tôi cũng sẽ nhờ các thành viên của IPA liên lạc với chính quyền của họ để gây áp lực với nhà cầm quyền Việt Nam.
Nếu thấy cần, chị nên liên lạc với các tên tuổi sau đây: Rohan Jayasekera ở Index on Censorship; Jean Rafferty (Scottish PEN); Sara Whyatt, Giám Đốc, Hội Đồng Các Nhà Văn Bị Cầm Tù—Văn Bút Quốc Tế , sara.whyatt@internationalpen.org.uk (Writers in Prison Committee, PEN International); [Marian Botsford Fraser], Chủ tịch Hội Đồng Các Nhà Văn Bị Cầm Tù—Văn Bút Quốc Tế. Và cũng nên liên lạc với Kristina Stockwood ở IFEX.
Nếu thấy cần, chị nên liên lạc với các tên tuổi sau đây: Rohan Jayasekera ở Index on Censorship; Jean Rafferty (Scottish PEN); Sara Whyatt, Giám Đốc, Hội Đồng Các Nhà Văn Bị Cầm Tù—Văn Bút Quốc Tế , sara.whyatt@internationalpen.org.uk (Writers in Prison Committee, PEN International); [Marian Botsford Fraser], Chủ tịch Hội Đồng Các Nhà Văn Bị Cầm Tù—Văn Bút Quốc Tế. Và cũng nên liên lạc với Kristina Stockwood ở IFEX.
DTBT: Chúng tôi rất cảm kích được cơ hội trao đổi với anh, và nhận được những nguồn thông tin trên. Hiện anh cũng đã biết chúng tôi là ai, và từ nay đừng ngại ngần trong việc gửi cho chúng tôi những thông tin và sinh hoạt của IPA trong thời gian sắp tới, cùng mọi nỗ lực tốt đẹp của IPA ở lĩnh vực Tự Do Phát Biểu/Tự Do Xuất Bản, vì đây cũng là sứ mệnh của chúng tôi ở Da Màu.
AK: Cám ơn chị trong tất cả mọi chuyện. Tôi xin lỗi là cuộc trao đổi của chúng ta đã có phần hấp tấp. Rất mong chị hiểu cho.
--------------------
Introduction: Alexis Krikorian (“AK”) was born in 1974 in Lyons (France), and graduated from the Lyons Institute of Political Science in 1996. He got his masters in international relations from the Geneva Graduate Institute of International Studies in 1999. He then moved to Paris where he worked for three years as an editor for an Internet content provider. Back to Geneva, he joined the International Publishers Association (IPA) in February 2003. In March 2005, he was appointed Director, Freedom to Publish of the IPA.
This interview was initiated by Da Màu at 3:27 PM on Monday, April 25, 2011, almost synched to the moment of Bui Chat’s receipt of the Freedom to Publish Award at 4:30 PM in Buenos Aires, Argentina (since Argentina is one hour ahead of U.S. EST time), and concluded at 7:29 AM on Monday, May 2, 2011, some 48 hours after Bui Chat’s return to Vietnam and his subsequent detainment by the Vietnamese authorities.
[At the time this interview was posted on Da Mau on the morning of May 3, 2011, Bui Chat, according to news sent by Lý Đợi to the press, has been released but still required “to go back for questioning.” Lý Đợi also clarified that only the Prize Certificate, not the 5,000 swiss francs, were confiscated.
The interview was done originally in English, by email, and translated into Vietnamese by Đinh Từ Bích Thúy (“DTBT”) for Da Màu.
DTBT: Mr. Krikorian--I am Thuy Dinh, editor in chief of Da Mau magazine, a literary website published in Vietnamese and serving readers inside and outside of Vietnam. As a publication whose motto is "literature without borders," we are very heartened to know that IPA gave the 2001 Freedom to Publish Award to Mr. Bui Chat, publisher of Giấy Vụn, and now is in close alliance with international governments and human rights advocates in pushing for his immediate release from detainment.
I hope it's all right to address you as "Alexis." You can call me Thuy (like the name Alexis, Thúy in Vietnamese can either be a male or female name, but in my case, it's female.)
For the benefit of Da Mau’s readers, would you kindly let us know about IPA’s activities related to its Freedom to Publish Committee, through the following questions:
(1) The IPA re-established its Freedom to Publish award in 2005. What had prompted the renewal of the award, and why was it discontinued prior to 2005?
AK: The Prize was actually created in 2005. The term "reestablish" which we have used at times is not appropriate. Before that we gave only one award and that was in 1998 at the Frankfurt Book Fair on the occasion of the 50th anniversary of the Universal Declaration of Human Rights. The prize went to the late Ayse Nul Zarakolu, a Turkish female publisher.
I joined IPA in 2003 and under the leadership of the then Freedom to Publish Committee Chair Lars Grahn (Swedish publisher) we decided to create, [in an official and continuous fashion], the IPA Freedom to Publish Prize. Our plan was endorsed by IPA’s Board. IPA decided to create this prize because freedom of expression and freedom to publish are under attack worldwide. In numerous countries around the world, writers and publishers are harassed, prosecuted, jailed, tortured, or even killed sometimes for what they write and publish.
I joined IPA in 2003 and under the leadership of the then Freedom to Publish Committee Chair Lars Grahn (Swedish publisher) we decided to create, [in an official and continuous fashion], the IPA Freedom to Publish Prize. Our plan was endorsed by IPA’s Board. IPA decided to create this prize because freedom of expression and freedom to publish are under attack worldwide. In numerous countries around the world, writers and publishers are harassed, prosecuted, jailed, tortured, or even killed sometimes for what they write and publish.
(2): Do you currently have a presence in Vietnam?
AK: No we don’t have a member in Vietnam.
(3) How did you find out about Giay Vun and Mr. Bui Chat and his associates?
AK: We found out about Bui Chat through some of our Asian members.
(4) Can you give us the names of a few NGOs working closely with IPA in terms of alerting your organization about the courage of publishers operating in repressive regimes?
AK: As we are a federation of national publisher associations, we count on our members first, i.e. the various national publisher associations. Beyond our own membership, the organization we work the most with is Pen International, the London-based organization representing writers worldwide. They also have many national centres across the globe, which nominate candidates to our Freedom to Publish Prize. We also work with Index on Censorship, and the World Association of Newspapers (WAN). We are members of IFEX, the Global Freedom of Expression network.
(5) What is the process of nominating recipients for the Freedom to Publish Prize?
AK: IPA member associations, members of the IPA Freedom to Publish Committee, individual publishers, and NGOs working in the field of Freedom of Expression and Human Rights can nominate candidates to the IPA Freedom to Publish Prize. Then the Freedom to Publish Committee short lists candidates. The final vote takes place in the IPA Executive Committee (i.e. IPA’s Board).
(6) Do you ever have to intervene with a government regime to enable a recipient to leave his or her country to go abroad to receive the Prize?
AK: No, never. We never had to do this.
(7) Did you have to intervene on Mr. Bui Chat’s behalf so he could come to Buenos Aires to receive this prize?
AK: No, we didn’t. In his case, we just wanted to make sure he would be able to travel to Buenos Aires for the award ceremony. So we released the recipient’s name only after his arrival in Argentina.
(8) Does the prize reflect mainly political courage or also artistic merit? How would you define or evaluate artistic merit?
AK: This prize is given "for exemplary courage in upholding freedom to publish". It is one of the only, if not the only, freedom to publish prize (freedom to publish being a subset of freedom of expression). This prize is not about artistic merit.
(9) Has there been any political repercussion in the recipient’s own country as a result of him or her receiving the prize?
AK: No, not political. Judicial may be. Last year, we gave a special award to Sel Publishing in Turkey. A few months after receive the award, the publisher was acquitted.
(10) You must be referring to Irfan Sanci, the publisher of Turkey’s Sel Publishing who was being sued under Turkey Penal Code 226 for obscenity in publishing the translation of “Don Juan” by Apollinaire and other "sensitive" works of literature. In this case, how did IPA’s presence at the trial (by Mr. Anders Heger) help Mr. Sanci’s case? Did IPA submit an amicus curiae ("friend of the court") brief, or any statement to persuade the Turkish court? Or do you think the main exposure from having the IPA award helps to acquit Mr. Sanci by rallying public opinion, and that of the court, to his defense? Can you elaborate on this process and/or the court decision.
AK: Regarding your question, we did not submit an amicus curiae, but we issued a press release to exert pressure on the authorities. At the same time we sent letters to the Turkish and above all EU authorities, calling for the acquittal, in that case, of Irfan Sanci. The award may have a played a role too as it was widely covered in Turkish and European press (e.g.: front page of Le Monde newspaper).
[Note by Da Màu: The Le Monde article mentioned that there are certain “red lines” that no publisher should cross: anything related to the Armenians or the Kurds, and sexuality. In this case, Sel Publishing was acquitted after a panel of experts has convinced the judge that the work is literary and Apollinaire indeed belongs to the canonical tradition of literature. Expressing sentiments that must be similar to marginalized Vietnamese publishers living inside Vietnam, Sanci observed: While punished in my own country for doing my work, I have been receiving support in the international area. It’s tragic, but it’s the way life is in Turkey!”]
(11) Let’s talk about the definition of “freedom to publish.” Does IPA support the mission of wikileaks or similar entities "leaking sensitive news" via the internet, or does "freedom to publish" mainly means freedom to publish in the print market?
AK: Freedom to publish is not only limited to the printed word, but in the wikileaks case, the association did not reach a consensus.
(12) We are wondering if "freedom to publish" also means the ability and resources to publish data previously deemed sensitive? Let’s discuss ROSSPEN, for example. According to news reports, ROSSPEN, a respected publishing house founded 1991 in Russia whose monumental mission is to publish a massive 100-volume series called the History of Stalinism, was shortlisted on IPA’s award list. [For works published by ROSSPEN, please see Publishers Weekly Special Report dated April 4, 2011, pp. 16-17]. While ROSSPEN to date has not faced any hardship from the post-Soviet Russian government, this publishing house has been on the IPA short list for the last 2 years.
AK: Of course, yes. Currently [topics related to Stalin] are still considered sensitive. It seems that in Russia there is now a context in which Stalinism is being rehabilitated. Which is why ROSSPEN’s work is important and courageous.
(13) Due to various political and safety factors, does IPA have a set time and place every year to announce the Freedom to Publish award, or does the time and place change each year?
AK: So far the IPA Freedom to Publish Prize has been rotating worldwide and been given at various locations. We have plans to relaunch the prize in the mid- term to give it, may be, each year on World Book and Copyright Day, i.e., 23rd April in a given location. But for the time being, it rotates/varies [both as to time and place]. As per the prize rules, the call for nominations should be launched at least three months before the award ceremony.
(14) Assuming that IPA plans to have a set time each year to announce the Freedom to Publish Prize, how would the scheduled timing affect or ensure the safety of the recipient, if a government, knowing or anticipating IPA’s plans, decides to prevent all foreign travel, say, around mid to late April each year?
AK: I‘m not sure how this will affect the [prospective recipient’s] safety, that’s a very good question. A point worth underlining is the following: since we have been giving this prize in 2006, none of the recipient had trouble when returning home. And I’m talking about countries like Iran, Zimbabwe or Turkey. So Vietnam is a very special case in that respect as well. This is very, very new to us. And your question is good. We will include it in our thinking.
(15) From which sources does IPA receive its funding(s)?
AK: We are funded solely by our members, i.e. the national publishers associations.
(16) Where does IPA see itself in the next 5 years?
AK: IPA is very representative of publishing worldwide. But in 5 years, IPA should have more means to actually promote publishing as a force for economic, cultural and political development, and to have a say on all debates concerning publishers (in copyright, literacy, freedom to publish in particular).
(17) We are joining forces with Tien Ve, and have drafted a letter of protest in Vietnamese, along with versions in other languages. Since posting the letter last night, we already have about 87 signatures. We also plan to send this letter to all the relevant sources like Pen International and organizations working in the freedom to publish/freedom of expression area. Do you have suggestions regarding the most effective sources to which we should send this letter of protest?
AK: Your idea is excellent. We will ask our member associations to contact their governments to put pressure on the Vietnamese authorities.
You should contact Sara Whyatt at PEN and Rohan Jayasekera at Index on Censorship, http://www.indexoncensorship.org/; Jean Rafferty (Scottish PEN) ; [Marian Botsford Fraser],
The Chair of the Writers in Prison Committee of PEN International. And try Kristina Stockwood at IFEX.
You should contact Sara Whyatt at PEN and Rohan Jayasekera at Index on Censorship, http://www.indexoncensorship.org/; Jean Rafferty (Scottish PEN) ; [Marian Botsford Fraser],
The Chair of the Writers in Prison Committee of PEN International. And try Kristina Stockwood at IFEX.
DTBT: We deeply appreciate all the information you have provided us. Now that you know who we are, feel free to send us information regarding IPA and its activities in the months ahead, and do keep us apprised of your good work in the Freedom of Expression/Freedom to Publish arena, since this is also our mission at Da Mau.
AK: Thank you for everything. I’m sorry this is done a bit in haste. I’m sure you understand.
.
.
.
No comments:
Post a Comment