Tuesday, May 31, 2011

TRUNG QUỐC ĐÒI VIỆT NAM NGỪNG HOẠT ĐỘNG Ở BIỂN ĐÔNG (BBC, VOA, RFI, RFA)



BBC
Cập nhật: 09:59 GMT - thứ ba, 31 tháng 5, 2011

Lần thứ hai sau vụ tàu Bình Minh 02, Bắc Kinh lên tiếng đòi Việt Nam "chấm dứt các hoạt động tại khu vực còn tranh chấp tại Biển Đông".
Hôm 28/05, hai ngày sau khi Việt Nam cáo buộc tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra thông cáo nói đây là "hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền" của nước này.
Mới nhất, tại cuộc họp báo hôm thứ Ba 31/05, người phát ngôn Khương Du nhắc lại lập trường của Trung Quốc.
Bà Khương nói với các nhà báo tại Bắc Kinh: "Tàu hải giám của Trung Quốc chỉ làm việc thực thi pháp luật trước sự hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam. Đây là hành động hoàn toàn chính đáng (của Trung Quốc)".
"Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam dừng ngay các hoạt động của họ và không gây thêm rắc rối."

Đây là lần thứ hai Trung Quốc phản hồi về cáo buộc của phía Việt Nam rằng hôm 26/05 ba tàu hải giám của Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải của Việt Nam, uy hiếp và phá hoại thiết bị của tàu thăm dò địa chấn Việt Nam.
Hà Nội cũng đã hai lần lên tiếng về sự việc mà theo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) là xảy ra tại tọa độ 12O48’25’’ Bắc, 111O26’48’’ Đông, hoàn toàn trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Tuy nhiên, hai nước chưa hề công bố không ảnh chụp rõ vị trí gây ra va chạm.
Lần lên tiếng thứ hai của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báo bất thường vào Chủ nhật 29/05 được cho là cứng rắn một cách hiếm có.

Kêu gọi biểu tình

Khi đó, bà Nguyễn Phương Nga nói: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.”
“Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.”
Bà Nga còn nhấn mạnh: "Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.”

Báo Việt Nam có mặt tại cuộc họp cũng cho hay người phát ngôn Việt Nam nói "hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam".
Khu vực tàu Bình Minh 02 hoạt động từ 17/03 là ở các lô 125, 126, 148, 149 cũng trong thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.
Đây là lần đầu tàu Trung Quốc vào sâu và có hành động mạnh bạo như vậy trong vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Việc người phát ngôn hai bên trao qua đổi lại các thông cáo với lời lẽ ngày càng cứng rắn cho thấy sự việc vẫn còn diễn biến phức tạp ngay trước thềm một hội nghị cấp cao về an ninh khu vực sẽ tổ chức tại Singapore vào cuối tuần này.
Được biết Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu hùng hậu tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần thứ 10 và có bài diễn văn quan trọng.
Việt Nam chưa xác nhận liệu Bộ trưởng Phùng Quang Thanh có tới tham dự hoạt động thường niên quy tụ nhiều bộ trưởng quốc phòng khu vực, kể cả Hoa Kỳ, hay không.

Trong khi đó, trên các diễn đàn mạng đang lưu truyền kêu gọi tuần hành ôn hòa tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào sáng ngày Chủ NHật 05/06 tới để "phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt gây hấn và vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam".
Chính quyền Hà Nội đã ngăn chặn một số cuộc biểu tình tương tự trong quá khứ.

Đây là đợt căng thẳng hiếm có giữa hai nước cộng sản châu Á xảy ra không lâu sau khi Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, chuẩn bị cho một nội các mới lên nhậm chức.
Tin mới nhất cho hay mạng Hoàn Cầu của Trung Quốc có bài cảnh cáo Việt Nam rằng "Trung Quốc không còn nhiều kiên nhẫn" trong vấn đề "biển Nam Hải".
Hiện chưa rõ đây chỉ là quan điểm của một số giới tại Trung Quốc hay của cấp nào trong chính quyền Bắc Kinh.


-------------------------------------------------

Trng Nghĩa    -    RFI
Thứ ba 31 Tháng Năm 2011

Quan h Vit Nam Trung Quc tiếp tc căng thng trên h sơ Bin Đông. Hôm nay, 31/05/2011, Bc Kinh li bin h cho hành đng sách nhiu ca tàu hi giám Trung Quc nhm vào tàu thăm dò du khí ca Vit Nam. Bc Kinh còn kêu gi Hà Ni đình ch các hot đng ca mình ti khu vc có tranh chp.

Theo AFP, tuyên b vi các nhà báo ti Bc Kinh, phát ngôn viên b Ngoi giao Trung Quc, bà Khương Du, đã đ li cho phía Vit Nam v s c hôm 27/05, khi tàu Trung Quc xông đến ct đt cáp thăm dò ca mt chiếc tàu thuc tp đoàn du khí PetroVietnam đang hot đng ngoài khơi.
Theo bà Khương Du : « Tàu hi giám Trung Quc ch thc thi lut pháp trước các hành đng trái phép ca tàu Vit Nam. Đó là điu hoàn toàn chính đáng ». Phát ngôn viên b ngoi giao Trung Quc còn nói tiếp : « Chúng tôi yêu cu phía Vit Nam đình ch mi hot đng ca h và t kim chế, không gây xáo trn ».
Phát biu ca b Ngoi giao Trung Quc được đưa ra hai hôm sau khi Vit Nam t cáo Bc Kinh m rng phm vi tranh chp ti vùng Bin Đông và yêu cu Bc Kinh bi thường các thit hi mà tàu Trung Quc đã gây ra cho tàu Vit Nam.

Hôm ch nht va ri, bà Nguyn Phương Nga, phát ngôn viên b Ngoi giao Vit Nam đã t cáo Trung Quc c tình to ra hiu lm khi biến mt khu vc không có tranh chp thành khu vc đang tranh chp. Đi vi phia Vit Nam, khu vc đang được thăm dò hoàn toàn nm trong vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa 200 hi lý ca Vit Nam theo Công ước Lut bin năm 1982 ca Liên Hip Quc. Đó hoàn toàn không phi là khu vc tranh chp, li càng không th nói là khu vc do Trung Quc qun lý.

Theo các nhà quan sát, phn ng ca Vit Nam trước hành đng ca Trung Quc ln này gay gt hơn các ln trước, chng t tm mc h trng ca s v. Còn đi vi Bc Kinh, hành đng nhm vào Vit Nam nm trong mt lot nhng hành vi hù da các nước đang tranh chp vi Trung Quc, mt vùng bin mà Bc Kinh khng đnh ch quyn đến 80% din tích.

--------------------------------

VOA
Thứ Ba, 31 tháng 5 2011

Hôm nay, Trung Quốc đã đề nghị Việt Nam chấm dứt các hoạt động ở vùng lãnh hải có tranh chấp ngoài Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải, sau vụ việc các tàu hải giám của Trung Quốc đối đầu với một tàu thăm dò dầu khí của Việt nam ở khu vực này.
Hãng thông tấn Pháp trích công bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng ‘tàu hải giám của Trung Quốc đã thực thi luật pháp đối với các tàu hoạt động trái phép của Việt Nam. Điều này là hoàn toàn chính đáng.’
Công bố nói tiếp rằng ‘Chúng tôi hối thúc phía Việt Nam ngưng các hoạt động của họ và kiềm chế không gây thêm căng thẳng.’

Trước đó, hôm 29/5 Chính phủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc 1 trong 3 tàu hải giám của Trung Quốc phá hoại thiết bị thăm dò dầu khí và gây thiệt hại nghiêm trọng cho Tập đoàn dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, cũng yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại và chấm dứt các hành động vi phạm quyền tài phán tại thềm lục địa 200 hải lý và khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên hiệp quốc Luật biển 1982.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng ‘Trung Quốc hiện đang gây nên một sự hiểu lầm với ý định biến khu vực không có tranh chấp thành một khu vực tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa hai nước.’

Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền ở các vùng lãnh hải thuộc biển Đông, một hải lộ quan trọng và được cho là có một chữ lượng dầu khí lớn, chưa được khai thác.
Theo nhận định của báo Financial Times, Trung Quốc nhiều lần bắt giữ các ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở vùng biển có tranh chấp, tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, các tàu tuần tra của Trung Quốc đụng độ với một tàu khai thác dầu khí của Việt nam.
Mặc dù vậy, đây không phải là lần đầu tiên các tàu tuần tra của Trung Quốc đụng độ với tàu của các nước khác trong khu vực.
Hồi tháng Ba, một tàu thăm dò dầu khí của Philippines cũng đã có vụ đối đầu tương tự với các tàu tuần tra của Trung Quốc. Vụ việc xảy ra chỉ một tuần sau khi Trung Quốc và Philippines cam kết sẽ “hành sử có trách nhiệm” trong các khu vực có tranh chấp và tái khẳng định cam kết về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh hải.
Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tới Manila, hai chính phủ cũng cam kết tránh các hành động đơn phương để không làm gia tăng căng thẳng.
Tổng thống, Philippines Benigno Aquino nói rằng các vụ đụng độ trong vùng biển có tranh chấp có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang và buộc Philippines phải tăng cường khả năng quân sự.
Các chuyên gia an ninh cho rằng một cuộc đua như vậy đang diễn ra. Các nước đông nam Á đã tăng cường khả năng phòng vệ trên không và trên biển, Singapore, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan đều đã mua hoặc đang đặt mua chiến đấu cơ, tàu khu trục và tàu ngầm.

------------------------------------

RFA
05.31.2011
Việt Nam hôm nay lại bị Trung Quốc lên tiếng cảnh báo không được tạo nên những sự kiện mới tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Đây là lần thứ hai Bắc Kinh có những lời lẽ như thế sau khi ba tàu hải giám của Trung Quốc hôm sáng ngày 26 tháng 5 vừa qua tiến đến cắt đứt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02, thuộc Petro Vietnam.

Hãng thông tấn AFP trích dẫn phát biểu của bà Khương Du, người phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc, hôm nay nói rằng tàu hải giám của Trung Quốc thực thi công lực đối với các tàu Việt Nam hoạt động bất hợp pháp. Đó là điều hoàn toàn hợp pháp, và Trung Quốc yêu cầu Việt Nam chấm dứt mọi hoạt động đồng thời tránh gây ra những rắc rối.
Thông tấn xã Việt Nam thì cho biết khi tàu Bình Minh 02 đang tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam thì radar phát hiện tàu hải giám của Trung Quốc tiến đến gây hấn cắt đứt cáp của tàu. Vị trí của tàu Bình Minh 02 lúc đó chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 kilômét về phiá đông và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc chừng 600 kilômét về phiá nam.
Vào ngày 27 tháng 5, Petro Vietnam họp báo thông tin về vụ việc và ngươì phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Phương Nga lên tiếng phản đối hoạt động của Trung Quốc, đòi bồi thường.
Vào ngày chủ nhật 29 tháng 5, Bộ Ngoại giao Việt Nam lặp lại tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại khu vực tàu thăm dò dầu khí bị tàu hải giám Trung Quốc tấn công.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

------------------------------



.
.
.

No comments: