Tuesday, May 31, 2011

NGƯỜI TRUNG QUỐC ĂN CUA (Trần Đông Đức)


Trần Đông Đức

Trong khi trình bày quan điểm và bình luận trong bài "Hãy Biến Biển Đông trở thành vấn đề biên cương của Trung Quốc", tôi lục lại một số bài cũ để làm luận cứ và tìm thấy bài tổng hợp dưới đây dựa theo một bài viết ký tên là Thuỷ Tinh Lang Nha đăng rộng rãi trên các trang web Hoa ngữ vào 05.05.2007. Bài đã dược dịch sang tiếng Việt đăng trên BBC Việt Ngữ cho mục đích tham khảo. Tuy nhiên BBC thời đó đã thận trọng cân nhắc với ban tiếng Trung Quốc và không coi nguy cơ xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc là thực tế. Trong lúc đó, trên các luận đàm Trung Quốc phái diều hâu (ưng phái) tự hào coi những ý tưởng như vậy đã lay chuyển ý chí và chiến lược trung ương đầu não. Bốn năm sau, có sự tình cờ nào mà gần đây quan hệ Trung Quốc Đài Loan nồng ấm lên‼!. Trung Quốc lại ngang nhiên cho tàu hải giám (không phải là hải quân) xâm phạm bờ biển Việt Nam đúng như kiến nghị của tác giả (ngũ mao) này.

Xin giới thiệu lại bài viết này trên facebook và blog RFA một lần nữa để các bạn thấy rõ đường đi của Trung Quốc mà đề phòng. Bài viết dạng này có ý đồ ngang ngược ngạo mạn nhưng thu hút được rất nhiều ý kiến khác nhau trong dư luận Trung Quốc. Tuy nhiên, bài viết vẫn có sự biểu lộ dè chừng các thế lực như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ....

Tựa đề nguyên thủy của bài này là "Trung Quốc nên to gan ăn cua một lần, không phải Đài Loan mà là Việt Nam là Nam Hải" 中国应该大胆的吃一次螃蟹,不是台湾而是越南是南海 nhắm vào Việt Nam là mục tiêu cho chiến lược quân sự của Trung Quốc. Đây cũng là một trong những bài mở đầu cho trào lưu mở các chiến lược xâm chiếm Việt Nam lan tràn trên mạng Trung Quốc như Hoàn Cầu Thời Báo.

Trần Đông Đức dịch nguyên văn để thể hiện bản chất ngang ngược thô lỗ của lối viết trên mạng của lực lượng ngũ mao.

============================

Trung Quốc nên to gan ăn cua một lần, không phải Đài Loan mà là Việt Nam là Nam Hải

Điều này có mười phần ý nghĩa quan trọng:

Thứ Nhất: Vị trí chiến lược của Nam Hải hiện tại vẫn chưa có sự xung động nguyên do là xung quanh chưa xuất hiện một cường quốc nào. Một khi xuất hiện rồi, vị trí chiến lược của Nam Hải sẽ tức tốc nổi lên. Trung Quốc mất đi Nam Hải, cũng giống như là mất hẳn sự tự do ra vào Ấn Độ Dương uy hiếp đường biển thông qua eo biển Malacca.

Thứ Hai: Vị trí địa lý của Nam Hải, điều kiện thuỷ văn thích hợp cho hải quân Trung Quốc đặc biệt là chuyện sống còn của hạm đội tàu ngầm. Nếu như Nam Hải vào tay ai khác, họ sẽ thành lập căn cứ quân sự, gài đặt hệ thống thành sonar thăm dò dưới đáy biển. Đầu này Nam Hải, đầu kia Nhật Bản, ở giữa Đài Loan là coi như là hải quân Trung Quốc chết cứng.

Thứ Ba: Một khi Việt Nam khống chế một bộ phận lớn của Nam Trung Quốc Hải, hay là âm thầm được thừa nhận, Trung Quốc sau này sẽ rất khó lòng mà lấy lại, trừ khi phát động xâm lược. Có lẽ điều này sẽ khiến một số quốc gia lo lắng (ai chưa từng chiếm lãnh qua lãnh thổ của Trung Quốc). Nếu Trung Quốc lớn mạnh thì những chuyện này đều cần được nhắc tới1. Nước Nga lo lắng cho vùng Tây Bá Lợi Á của họ, Mông Cổ tự lo lắng cho nền độc lập, Ấn Độ tự lo lắng cho vùng chiếm đóng ở Tạng Nam (phía Nam của Tây Tạng). Sợ rằng rồi Trung Quốc không thấy là dại thế nào, cũng như không thể làm gì, để chuyện xảy ra rồi thật khó mà thay đổi.

Thứ Tư: Vị trí của Việt Nam đang có một bộ phận lớn các đảo ở Nam Hải, Việt Nam tại khối ASEAN, và việc Việt Nam nằm trong chiến lược đối đầu với Trung Quốc của Mỹ đang nhanh chóng gia tăng. Sau này cục diện thiết tưởng sẽ không còn đối đầu với một quốc gia Việt Nam. Vấn đề Nam Hải sẽ càng trở nên phức tạp. Tôi dám quả quyết rằng, một khi Việt Nam chiếm hữu thành công Nam Trung Quốc Hải, hải quân Việt Nam lớn mạnh rồi họ sẽ thành một lực lượng quan trọng ở khối ASEAN. Mỹ sẽ đồn trú ở Vịnh Cam Ranh, như vậy Trung Quốc phải làm sao đây?  

Thứ Năm: Hiện tại hoặc càng sớm càng tốt phải giải quyết vấn đề ở Nam Hải, đối với Việt Nam phải cứng rắn, phải sớm đánh tan những dòm ngó của quốc gia này đối với Trung Quốc để chặn đứng việc ác hóa vấn đề Nam Hải. Vả lại từ việc cứng rắn đối với Nam Hải để xem xét thái độ của Mỹ. Nếu như Mỹ mạnh dạn can thiệp thì cũng đừng kỳ vọng là là Mỹ đứng yên để Trung Quốc dùng vũ lực giải phóng Đài Loan, mà hòa bình giải phóng đến khi nào mới được, ma quỷ mới biết? Cho nên cứng rắn đối với Việt Nam có thể giúp giải quyết vấn đề Đài Loan. Thăm dò nước khác phản ứng thế nào đối với việc Trung Quốc bảo vệ lãnh thổ có tác dụng quan trọng như việc ném đá hỏi đường.

Thứ Sáu: Hiện tại điều kiện sẵn có để cứng rắn với Việt Nam như sau:

Đầu tiên: Việt Nam đơn phương phá hoại hiệp định. Chúng ta xuất binh đều dựa vào căn cứ và lý do là buộc Việt Nam tôn trọng hiệp định mà không phải là lý do thu phục Nam Hải (làm khối ASEAN và các nước phải im miệng) mà trên thực tế là mục đích lấy lại tuyệt đại đa số đảo ở Nam Sa (Trường Sa). Phần còn lại thông qua đàm phán để giải quyết.

Điều thứ hai: Thực lực hải quân Việt nam vẫn còn rất yếu, chúng ta có thể dùng lực lượng nhỏ để đủ thắng hải quân Việt Nam. Ưu thế lớn nhất của chúng ta là tàu ngầm và chúng ta cần phải lợi dụng điều này. Anh Quốc đối với cuộc chiến Mã Lai hy sinh phải nói là không ít. Chúng ta không quản hy sinh mà được Nam Hải thì giá trị của nó cũng như giá trị của Mã Đảo (Eo biển Malacca!!!) đối với Anh quốc.   


Điều thứ ba: Việt Nam và Trung Quốc là quốc gia tiếp giáp biên giới, Trung Quốc tăng cường bố trí quân lực sát biên giới để uy hiếp Việt Nam. Do Hà Nội cách biên giới Việt Trung chưa đầy hai trăm dặm, điều này làm cho Việt Nam mất đi ý chí đề kháng, tự biết sức của mình. 

Điều thứ Tư: Hoa Kỳ đang bận rộn với nhiều chiến trận; ngoại giao và quân sự đều đang mệt mỏi. Quan trọng nhất là làn sóng phản chiến trong nội bộ Hoa Kỳ đang lên cao. Hoa Kỳ chỉ còn cách biểu lộ “quan tâm”, “lo lắng” nhưng Hoa Kỳ sẽ không chủ động can thiệp.  

Điều thứ Năm: Nhật Bản không vì chuyện Việt Nam và Trung Quốc mà can dự, cùng lắm thì đòi lấn tới các khu dầu khí thuộc Đông Trung Quốc Hải. Chúng ta có thể vòng vo uyển chuyển. Nhưng đối với Việt Nam thì phải giải quyết nhanh chóng. Khi Nhật Bản vẫn chưa định thần, chúng ta đã giải quyết xong vấn đề Nam Hải và tuần tra vùng biển này.  

Điều thứ Sáu: Khối ASEAN gồm mười nước là Lào, Cambodia, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Mã Lai, Singapore, Brunei, Phillipines, và Indonesia. Bốn nước chiếm các đảo của Trung Quốc gồm có Việt Nam (29 đảo), Mã Lai (3 đảo), Indonesia (2 đảo), Phillipines (7 đảo) trong lúc đó nước chủ quyền Trung Quốc chỉ có 6 đảo. Trong các nước đó chỉ có Philippines là cường liệt phản đối còn các quốc gia khác đều lấy vị trí trung lập thông qua ngoại giao như Mã Lai, Indonesia.

Chúng ta có thể tranh thủ sự ủng hộ của các nước như Cambodia, Lào, Miến Điện và Thái Lan. Một bên im lặng, một bên lên tiếng thì ASEAN không có gì phải lo sợ. Chúng ta không có sự lo sợ nào cả. Chỉ cần đứng thế trung lập với chúng ta thì mọi chuyện đều có thể vượt qua như tình huống của Cambodia, Miến Điện, Lào… Chúng ta đâu cần Việt Nam và ASEAN đối xử tốt? Tại sao lại phải lo lắng cho mình?

Tổng kết cuối cùng như sau: Việt Nam chiếm lĩnh Nam Hải trên mặt pháp lý không trụ được (phá hoại hiệp định 1958 trên bản đồ ghi rằng Nam Hải là của Trung Quốc) + hải quân Việt Nam yếu nhỏ + Việt Nam tiếp giáp biên giới với Trung Quốc sợ rằng khi có chiến tranh bùng nổ, kinh tế suy sụp ngay lập tức + không có Mỹ Nhật thực sự can thiệp giúp đỡ + khối ASEAN phản ứng yếu, lại có bộ phận ủng hộ chúng ta = Việt Nam không dám cùng Trung Quốc khai chiến cũng như không có thực lực để khai chiến (họ phải lo lắng về phần lục địa). Cho nên, chiến tranh đánh là không đứng lên được. Phía chúng ta cũng cần tự hỏi, tại sao Nam Hải lại quan trọng như vậy (tất chiến) và chúng ta có khả năng thu phục Nam Hải (khả chiến) mà chúng ta lại không đi đánh, vậy thì sao lại vất đi cơ hội đó, để vấn đề Nam Hải tiến tới ác hóa, quốc tế hóa?"


Trần Đông Đức
.
.
.

No comments: