Ben Bland (từ Hà Nội) và Kathrin Hille (từ Bắc Kinh)
Tue, 05/31/2011 - 10:26
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đã leo thang vào cuối tuần qua khi hai quốc gia cáo buộc nhau vi phạm chủ quyền lãnh thổ trong vùng phong phú dầu khí tại Biển Đông.
Hôm Chủ Nhật, PetroVietnam, công ty quốc doanh độc quyền về dầu lửa và khí đốt cho biết rằng Trung Quốc đã phá hoại các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, lời cáo buộc mới nhất giữa hai nước trong vùng biển tranh chấp.
"Khi chúng tôi tiến hành khảo sát địa chấn và các hoạt động khoan dầu, họ [Trung Quốc] dùng máy bay bay ngang qua để quan sát hoạt động của chúng tôi, dùng tàu của họ để sách nhiễu chúng tôi và trong những trường hợp nặng nề họ đã cắt đứt cáp [thăm dò] của chúng tôi", ông Đỗ Văn Hậu, viên chưác cao cấp của PetroVietnam cho biết.
Những mối căng thẳng đã trở lại khi Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, và đối tác Hoa Kỳ của mình Robert Gates chuẩn bị tham dự Hội nghị Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn cao cấp về quốc phòng hàng năm của Diễn đàn châu Á tại Singapore vào cuối tuần sau. Sự xuất hiện của ông Lương sẽ đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc tham dự diễn đàn này.
Những khiếu nại về việc bị quấy rối của Việt Nam sẽ khiến vấn đề biển Nam Trung Hoa được chú ý trở lại trước thềm cuộc họp an ninh khu vực, vốn trong những năm gần đây đã ngày càng chú ý đến thái độ của hàng hải Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Các nước Đông Nam Á lo ngại với những nhận thức về hành vi ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh trong vùng biển khu vực.
Những căng thẳng gia tăng này cũng đã thu hút sự chú ý của Washington. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, đã khiến Bắc Kinh giận dữ vào tháng Bảy năm ngoái bằng việc nhấn mạnh rằng Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ và đề nghị rằng Mỹ sẽ hành động như một người hòa giải.
Ngoài Trung Quốc và Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan đều khiếu nại từng phần hoặc khắp cả vùng biển Đông, khu vực được tin là có chứa đựng những trữ lượng dầu và khí đốt hết sức lớn đồng thời kết hợp các tuyến đường thương mại quan trọng và là một nguồn đánh cá phong phú.
Hôm chủ nhật, PetroVietnam cho biết, hôm thứ Năm, tàu Trung Quốc đên gần một trong các tàu của mình và đã cố tình cắt đứt cáp thăm dò, vốn đã được đặt sâu tới 30 mét dưới mặt nước để bảo vệ khỏi các tàu đâm vào.
Công ty PetroVietnam đang hoạt động với một số công ty dầu khí quốc tế lớn, bao gồm ExxonMobil và Chevron, để khám phá và phát triển tài sản dầu khí ở vùng Biển Nam Trung Quốc vốn được khẳng định là chủ quyền vùng biển của Việt Nam. Ông Hậu cho biết, sự cố mới nhất này "sẽ có tác động đến thái độ của các nhà đầu tư nước ngoài".
Carl Thayer, một chuyên gia về Biển Nam Trung Quốc tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra, cho biết sự cố này mới nhất tiêu biểu cho một sự leo thang trong cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam.
"Trung Quốc trơ trẽn khẳng định chủ quyền của mình bằng những hành động như vậy và họ có các tàu ưu thế hơn để thực thi điều này" ông nói.
Theo bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, vừa trước 6 giờ sáng ngày Thứ năm, ba tàu tuần tra của Trung Quốc đổ xô đến tàu Bình Minh 2, một tàu khảo sát địa chấn của PetroVietnam, làm hư hại một số cáp. Qua radar, tàu thăm dò dầu khí đã phát hiện các tàu TQ đã tiến lại phía mình khoảng một giờ trước đó mà không hề cảnh báo.
Cuộc chạm trán đã diễn ra cách bờ biển Phú Yên, miền Trung Việt Nam 120 hải lý ngoài khơi trong một vùng biển mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều khẳng định mình có chủ quyền.
Trung Quốc thường xuyên bắt giữ ngư dân Việt Nam, những người miệt mài làm ăn trong vùng biển tranh chấp nhưng đây là lần đầu tiên trong những năm gần đây tàu tuần tra Trung Quốc đã đụng độ với một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Vào tháng Ba, một tàu được phép khảo sát dầu khí của Phi Luật Tân đã bị một cuộc đối đầu tương tự như vậy với các tàu tuần tra của Trung Quốc.
Cuộc va chạm xảy ra chỉ một tuần sau khi Trung Quốc và Việt Nam cam kết sẽ có "hành vi trách nhiệm" trong khu vực tranh chấp và lặp đi lặp lại cam kết của họ với một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp về lãnh thổ. Trong chuyến thăm đến Manila vào hôm thứ Hai của bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, các quan chức của cả hai chính phủ đã cam kết sẽ tránh những di chuyển đơn phương nào có thể làm gia tăng căng thẳng.
Sau cuộc viếng thăm ấy, Tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino cho biết những sự cố trong các khu vực tranh chấp có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, khiến Phi Luật Tân bắt buộc phải tăng cường khả năng quân sự của mình.
Các chuyên gia về an ninh đã cho biết rằng một cuộc chạy đua vũ trang như vậy thực đã xảy ra. Một số quốc gia Đông Nam Á đang củng cố việc bảo vệ hải và không phận của mình - Tất cả các nước Singapore, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan đều đã tìm kiếm và đặt mua các tàu khu trục, phi cơ chiến đấu và tàu ngầm.
Cả Bộ Ngoại giao cũng như Bộ quốc phòng tại Trung Quốc đều không trả lời yêu cầu bình luận về những sự cố trên.
Nguồn: Financial Times
.
.
.
No comments:
Post a Comment