Monday, May 9, 2011

GIÁO DỤC VIỆT NAM QUA HIỆN TƯỢNG VĂN NHƯ CƯƠNG (tổng hợp)

Xuân Trung  -  Giáo Dục Việt Nam
Thứ bảy, 07 Tháng 5 2011 09:28


Tin liên quan:

-------------------------------


Vài lời cùng giáo sư Cương
Xuồng Tam Bản
Thứ bảy, ngày 07 tháng năm năm 2011
http://xuongtamban.blogspot.com/2011/05/vai-loi-cung-giao-su-cuong.html
Tôi chú ý tới thầy từ lời hứa thầy hứa sẽ tiếp nhận thầy Đỗ Việt Khoa nếu ông ta bị đuổi do đấu tranh chống tiêu cực trong giáo dục. Và khi thầy Khoa bị buộc phải thôi dạy thật, thầy lại cho rằng đầu óc thầy Khoa…có vấn đề để rồi xí xóa luôn lời hứa đó.
Về vụ phụ huynh do quá nóng tính đã lao vào đánh giáo viên do biết được rằng trước đó cô giáo này đã đánh con mình bầm tím người[1].
Thầy Cương cho rằng: “Tuy rằng cô giáo Võ Thị Bích Tuyền có sai, nhưng sai trong cái khuôn khổ, không nghiêm trọng về mặt “hình sự” như thế. Còn hành vi đánh cô giáo thì lại được quy và tội đánh người.
Bạo lực học đường như giáo viên đánh học sinh tới mức thế này (ảnh) mà thầy bảo là “sai trong cái khuôn khổ”. Tôi băn khoăn không biết liệu thế nào mới được cho là “quá với cái khuôn khổ” của thầy !?
Thầy bảo “Qua sự việc này, tôi là một nhà giáo mà cảm thấy mình đang bị xúc phạm”[2]. Tôi cho rằng tất nhiên thầy phải thấy mình bị xúc phạm vì ngành giáo dục lại đang có những vụ bạo hành, ngành mà đáng lẽ ra phải là vườn ươm cho những điều tốt đẹp, trong khi đó, đây không phải là lần đầu tiên vụ GV bạo hành với HS bị phát giác. Nếu tôi là thầy, tôi càng phải xấu hổ hơn nữa!
Sao thầy không lên tiếng hộ những giáo viên khác, họ cũng thấy bị xúc phạm nhiều lắm sau cái vụ một hiệu trưởng trường cấp 3 – đồng nghiệp của thầy ở Hà Giang đi mua dâm mà còn mua ngay chính trong phòng làm việc cả chục lần ấy!
Chưa hết, còn có giáo viên ra lệnh cho HS thay phiên tát bạn mình tới phải nhập viện, bắt hs liếm ghế…
Nếu tôi là thầy, tôi sẽ xấu hổ lắm khi liên tục xảy ra nhiều vụ giáo viên đánh học sinh, và nhà trường trở thành cái nơi mà gia đình không còn tin cậy nhiều về sự an toàn của con em họ nữa. Tới nỗi khi tới trường, họ phải dặn dò con: “Nếu cô có đánh là phải về nhà nói liền cho mẹ biết”.
Sao thầy không xấu hổ dùm tôi, thầy nhỉ?
Chưa hết, thầy Cương bảo “Nếu xảy ra trường hợp phụ huynh tát giáo viên trong trường tôi, là tôi đuổi học em học sinh đó ngay. Thái độ phụ huynh như thế là quá coi thường nhà giáo, một hình ảnh phản giáo giục”. Còn hình ảnh giáo viên đánh bầm mình học sinh thì lại chỉ là “sai trong cái khuôn khổ” mà thôi? Thưa thầy?
Đó là chưa kể đó là một đứa trẻ mới học lớp 2, nó như tờ giấy trắng, có lẽ tôi chẳng cần nói thầy cũng biết rằng đuổi học nó thì giải quyết được chuyện gì? Như một đòn thù qua lại giữa nhà trường và gia đình mà đứa trẻ con mới lớp 2 sẽ lĩnh đủ.
Chưa hết, chuyện giáo viên đánh học sinh liên tục vị phát giác gần đây còn chuyện phụ huynh đánh GV thì mới có 1 vụ gọi là hy hủ. Gia dình vốn không hiểu biết nhiều về lý luận dạy học, phương pháp sư phạm…nên gửi con vào nhà trường, nhưng nhà trường lại giáo dục nó với cái cách đánh đập như vậy, theo tôi, nếu tôi là thầy, tôi sẽ phát biểu rằng: “Nếu xảy ra trường hợp giáo viên đánh học sinh trong trường tôi, là tôi đuổi dạy giáo viên đó ngay. Và nếu tôi là phụ huynh em đó, tôi sẽ chuyển trường cho con tôi ngay. Không thể để nó học trong môi trường phản giáo dục ấy được!”.
Một sinh viên mạn phép có vài lời cùng thầy Cương.
©2011 Xuồng Tam Bản blog
xuongtamban.com

[1] http://vietbao.vn/Xa-hoi/Phu-huynh-tat-giao-vien-truoc-mat-hoc-sinh/55377948/157/
[2] http://www.giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/28-tin-tuc/1789–thy-vn-nh-cng-nu-ph-huynh-tat-giao-vien-toi-ui-hc-hs-luon.html
————————-
Góp ý qua việc phụ huynh tát giáo viên
Trần Đăng (danlambao)­
Posted on 08/05/2011 by truongthondlb1
http://danlambao.com/2011/05/08/gop-y-qua-vi%e1%bb%87c-ph%e1%bb%a5-huynh-tat-giao-vien/
Tôi cũng là một GV đã nghỉ dạy, qua sự việc phụ huynh tát GV ở trường Tân Lập 2 Nha Trang tôi xin đóng góp một vài suy nghĩ để rộng đường dư luận.
Trong nền giáo dục hiện đại việc dùng roi vọt là không chấp nhận. Tuy nhiên theo tôi ở chừng mực nào đó roi vọt cũng có tác dụng hữu hiệu để hỗ trợ giáo dục. Vì rằng khi xét về tâm sinh lý con người nói chung và trẻ con nói riêng thì vô cùng phức tạp nhưng tôi tạm xếp thành 3 loại: Thượng, Trung, Hạ.
- Thượng: học ít hiểu nhiều.
- Trung: học đến đâu hiểu đến đó.
- Hạ: học nhiều hiểu ít.
Nếu đứa trẻ lọt vào tóp 3 nầy thì việc giáo dục vô cùng vất vã, ngoài ra còn tác động xấu của môi trường xã hội nữa nên phương pháp giáo dục hiện đại, nhất là ở Việt Nam, ta khó đạt kết quả mong muốn. Cho nên theo tôi cần có biện pháp răn đe đẻ hỗ trợ, nói như vậy không có nghĩa là tôi chủ trương dùng bạo lực đâu, nhưng cái khó ở đây là cần cái tâm của người làm giáo dục.
Chung qui là vì muốn cho những bậc phụ huynh cần bình tâm, không vì quá thương con, mà đôi khi xúc phạm đến cái hảo tâm của người làm giáo dục, cái nghề cao nhất trong xã hội. Nói đến đây tôi xin kể trường hợp em ruột tôi là một giáo vườn, mỗi lần họp phụ huynh thầy tuyên bố thẳng thừng rằng; phụ huynh nào sợ con bị đòn thì đừng cho con học ở đây. Âý thế mà lớp học nhỏ ở tại nhà không đủ chỗ ngồi. Phụ huynh đến năn nỉ xin con học, học sinh đã học thầy Tâm thì trò nào cũng lo quýu giò, đi học về phải lo bài tập mới được đi chơi, kết quả là học sinh tiến bộ rõ rệt. Nhưng khổ nổi là không phải thầy nào cũng làm được như vậy. Lắm trường hợp thầy giáo đã lợi dụng mà xử lí quá đáng ngoài phạm vi giáo dục, dẫn đến những bức xúc mà cụ thể như đã xảy ra ở trường Tân Lập 2 nói trên và còn vô vàn những trường hợp khác như chúng ta đã thấy.
Theo tôi trách nhiệm chính ở đây vẫn là các cấp có thẩm quyền: phía GV phải kỹ luật nghiêm tùy mức độ, nếu cần loại khỏi nghành giáo dục ngay; về phía phụ huynh hành động tát GV là quá sai, chính quyền phải xử lí, đừng để thành tiền lệ. Nhưng có lẽ ngành giáo dục quá nương tay trong quá khứ nên dẫn đến việc bức xúc vừa qua là có cơ sở.
Cái đáng nói nhất ở đây ông GS Cương: Nếu xảy ra trường hợp phụ huynh tát giáo viên trong trường tôi, là tôi đuổi học em học sinh đó ngay. Thái độ phụ huynh như thế là quá coi thường nhà giáo, một hình ảnh phản giáo dục”…“Qua sự việc này, tôi là một nhà giáo mà cảm thấy mình đang bị xúc phạm.
Nhìn râu tóc bạc phơ thì nhiều người nghĩ GS là bậc khả kính đày kinh nghiệm trong ngành giáo dục, tuy nhiên qua sự kiện thầy Đõ Việt Khoa và phát biểu trên đây thì nên cho GS đi tìm việc làm khác thích hợp hơn, nói như GS Ngô bảo Châu, vì ở ngành giáo dục mà có đầu óc như ông GS Cương nầy cả thì tiêu: Cha mẹ sai mà đuổi học em bé lớp 2. Đầu óc một vị GS mà như vậy sao? Sự nghiệp trồng người của ta như vậy sao? Còn việc GS bị xúc phạm à? Việc thầy giáo ép quan hệ với học sinh như trường hợp thầy Nguyễn ngọc Anh ở Kỳ Sơn Nghệ An; thầy Xương ở Hà Giang … không làm GS xúc phạm sao? Buồn cho cả dân tộc!
Trần Đăng (danlambao)
———————————
Bỗng dưng muốn nói
Kẻ Lữ Hành
Đăng ngày: 21:52 08-05-2011
http://vn.360plus.yahoo.com/nguoiyeunuoc1986/article?new=1&mid=25
Dạo này bão giá leo thang, giá cả lên dựng đứng cứ như nước biển dâng khi có sóng thần ý, phải chạy theo cuộc sống “cơm, áo, gạo, tiền” nên chẳng có thời gian tâm trí đâu mà viết với lách. Hôm nay rảnh rỗi lên mạng đọc thấy vụ giáo sư Văn Như Cương nói về vụ phụ huynh đánh học sinh tự dưng “bỗng nhiên muốn nói” về cái vấn đề này. Thật ra tui cũng là cựu học sinh của ngôi trường Lương Thế Vinh do thầy VNC làm hiệu trưởng nhưng mọi người đừng hiểu lầm, tui sẽ nói vấn đề này 1 cách khách quan chứ không có truyện học trò cũ bênh vực cho thầy đâu nhé.
Khoan nói chuyện phụ huynh học sinh ai sai ai đúng, nhưng khi nghe Giáo sư Văn Như Cương nói tôi không thể tin nổi đây là lời nói của một giáo sư người học rộng hiểu nhiều, một nhà giáo người hiệu trưởng ươm mầm phát triển học sinh về cả tài năng lẫn tâm hồn. Việc ông bảo nếu phụ huynh đánh học sinh thì tôi sẽ đuổi học em đó ngay thì theo tôi nghĩ đây là một hành động giận cá chém thớt, vì sự tức giận mà không phân biệt đâu là phải là trái. Việc đuổi học, xin thưa với thầy là do học sinh không chịu học hành uốn nắn không được hoặc do học sinh đấy hư hỏng kỷ luật quá kém không thể uốn nắn được, còn đứa bé này thì sao nó mới học lớp 2 được 7 tuổi không mất dậy, hư hỏng, lại còn là nạn nhân của một vụ bạo hành của giáo viên nữa. Nhìn vết thương bầm dập trên tay nó thầy không thấy xót xa thương cảm mà lại còn nhẫn tâm đuổi học, đẩy nó ra rìa của xã hội vì lỗi lầm của ba nó à. Ngay trong pháp luật chỉ có con chưa đủ tuổi thành niên phạm tội thì ba mẹ bị liên đới chứ làm gì có chuyện ba mẹ phạm pháp thì con chịu tội đâu, vậy thì thầy lấy cái gì để đuổi học nó, chức tước hiệu trưởng hay địa vị danh tiếng trong xã hội để chèn ép 1 đứa trể học lớp 2 chăng.
Nhân tiện cũng xin nói về ngôi trường Lương Thế Vinh này một chút, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp phổ thông luôn đạt 100%, tỉ lệ đỗ đại học cũng cao. Lý do của điều này tôi xin trình bày như sau : ở các trường khác một môn học điểm trung bình dưới 3.5 thì phải thi lại, không được sẽ lưu ban, nếu 2 năm bị lưu ban sẽ bị đuổi. Còn trường LTV, 1 môn điểm trung bình dưới 5.0 sẽ bị thi lại, nếu không đạt sẽ bị đuổi học, ngoài ra vấn đề kỷ luật ngôi trường này cũng rất nghiêm tỉ lệ học sinh bị đuổi học về vấn đề này cũng nhiều, đuổi nhiều để có thành tích tốt để các năm sau học sinh vào nhiều hơn, thầy lại có thêm $ chứ không có chuyện uốn nắn dậy bảo để chúng tôi sửa chữa sai lầm. Khóa học của tôi năm 2001-2004 tuyển sinh hơn 1000 người thì cũng phải gần 100 người bị đuổi (xấp xỉ 10 người thì 1 người bị đuổi), chắc tỉ lệ đuổi học ngôi trường này cao nhất toàn quốc. Số học sinh này bị đuổi nếu muốn học tiếp sẽ phải vào các trường dân lập chất lượng rất kém, môi trường giáo dục gồm phần lớn học sinh ham chơi đua đòi nên phần lớn cũng ăn chơi đua đòi theo. Không hiểu khi thầy biết những học sinh từng học dưới mái trường của mình ăn chơi, hư hỏng thì liệu thầy có ân hận, xót xa không ?
Trở lại vấn đề chính, tôi thấy hồi xưa giáo viên đánh học sinh thường chỉ đánh mấy cái vào mu bàn tay cho học sinh sợ thôi, còn vụ này qua vết thương trên tay em học sinh tôi nghĩ cô giáo phải vụt thật nhiều và mạnh, hành động này đáng lẽ phải lên án nhưng với suy nghĩ sai trong khuôn khổ hay là sự bao che của ông VNC và nền giáo dục của Việt Nam hiện nay thì tình trạng này sẽ còn đã, đang và sẽ tiếp diễn dài dài. Còn hành động của phụ huynh cũng không thể chấp nhận được chỉ khổ cho em học sinh vừa là nạn nhân của sự bạo hành vừa phải chịu sự kỳ thị của những con người có địa vị trong nền giáo dục này chỉ vì những lỗi lầm của người lớn. Nhưng hãy cố lên em vì có tôi và những người yêu tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ sẽ luôn luôn đứng về phía em.
——————————–
Giáo dục thú tánh vị thành niên
Tào Lao
Theo blog Tào Lao
Thứ Hai, 09/05/2011
http://danluan.org/node/8746
Sự kiện giáo viên đánh học sinh, phụ huynh học sinh xót con nên đánh lại giáo viên ở Nha Trang – Khánh Hòa đã được báo chí đăng tải khắp. Có thể, sự kiện phi giáo dục này lớn đến nỗi mà một vị PGS-hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh là thầy Văn Như Cương phải lên tiếng. Song, khổ nỗi, sự lên tiếng của thầy lại làm cho môi trường sư phạm càng bẩn thêm.
Chỉ cần vào google với từ khóa “phụ huynh đánh giáo viên” chúng ta cho ra được 15.400.000 kết quả chỉ trong 0,07 giây. Cùng với cách trên, với từ khóa “giáo viên đánh học sinh” chúng ta có 12.000.000 kết quả cùng với thời gian. Và, thật ngạc nhiên làm sao khi với từ khóa “học sinh đánh giáo viên” thì chúng ta được 27.500.000 kết quả. Nó có phải là thành quả của 2 việc trên cộng lại hay không? Những con số, sự kiện đó chưa nói hết được thảm trạng giáo dục hiện nay của nước ta. Vì song song với nó, còn cả việc giáo viên gạ tình học trò, học trò đánh nhau, xé quần áo rồi tung lên mạng, dạy thêm học thêm, đút lót tiền để được vào trường danh tiếng, dùng tiền mua điểm, dùng tiền mua bằng cấp…
Vị Giáo viên trong sự kiện trên có thể là người không yêu trẻ, hoặc là trình độ nghiệp vụ sư phạm của mình quá kém. Điều này làm chúng ta phải nghi ngờ đặt câu hỏi “Ở môi trường sư phạm, họ đào tạo những gì cho sinh viên?”. Một đứa bé học lớp 2 sao lại có thể sử dụng bạo lực với nó như vậy? Đó là một việc làm hết sức đáng trách, nếu không nói là thiếu văn hóa và nhân bản.
Tuy thế, phản ứng của vị phụ huynh cũng thật hồ đồ. Trước mặt 20 học sinh nhưng lại có thể tát giáo viên là một hành động bất nhẫn. Có thể đem việc vì xót con nên khó dằn lòng trước cơn giận nhưng không thể dựa vào đó để bạo biện cho hành động vô lễ như thế.
Còn riêng ông hiệu trưởng Văn Như Cương thì không còn điều gì để bàn cãi. Thầy là mẫu người mà khi nhìn vào có thể đánh giá được phần nào nền giáo dục đào tạo của nước nhà. Việc làm sai trái của phụ huynh, giáo viên, đó là sự dốt nát trong lý trí dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ, nhưng chẳng thể nào vì đó mà thầy lại vịn vào để rồi đuổi học một em học sinh lớp 2 như vậy được. Trong khi em nó còn cả một khoảng trời tương lai rộng lớn ở phía trước. Cái hành động đuổi học một học sinh có thể sẽ đẩy em nó vào một thảm họa sau này, dìm cuộc đời cả một con người vào bóng tối. Cũng may là ông ta chỉ mới phát biểu, nhưng biết đâu trong cuộc đời làm hiệu trưởng ổng cũng đã vài lần đẩy vài người xuống địa ngục?!
Quay lại những kết quả trên trên Google cho ta thấy được một điều dường như là quy luật tất yếu. Còn nhỏ thì bị giáo viên đánh, phụ huynh không chấp nhận thì đánh lại giáo viên. Để binh vực giáo viên mình, hiệu trưởng cho đuổi cổ luôn cả học sinh. Và đương nhiên, một khi sống quá lâu trong một xã hội, môi trường giáo dục như vậy việc học sinh đánh lại giáo viên là điều tất phải xảy ra. Vì rõ ràng, những đứa trẻ dường như không được giáo dục sự nhân bản mà bạo lực đang hiện diện từng ngày trước mắt chúng, ngay cả đối với những người làm sư phạm.
Từ giáo viên, phụ huynh cho đến ông Văn Như Cương theo tôi đều là một lũ dốt nát, cái tội chăng là những đứa trẻ lớn lên phải chịu đựng sự giáo dục trong một môi trường sư phạm như Việt Nam.
.
.
Re: Tào Lao – Giáo dục thú tánh vị thành niên
Khánh Bình (khách viếng thăm) gửi lúc 13:05, 09/05/2011 – mã số 32946
Con tôi chỉ mới bốn tuổi mà còn bị nhồi sọ cảnh đánh nhau, hành quân, chết chóc… thì học sinh cấp 1, cấp 2 đã là cái gì.
Cháu năm nay mới học lớp mầm, thế nhưng các cô trên trường đã được chỉ thị để dạy các cháu các từ “kháng chiến”, “chiến đấu”, “hành quân”…
Một lần cháu đi về hát nghêu nga bài “Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận…” Mặc dù cháu chẳng hiểu từ hành quân, mặt trận là gì… nhưng một khi đã thuộc lòng thì cứ thế mà hát. Một lần khác, cháu hát bài “mãi mãi lòng chúng ta, ca bài ca người lính…”.
Các ông tuyên giáo thật ác quá. Tàn ác nữa là khác. Tại sao các ông lại gieo trong đầu óc ngây thơ của trẻ con những cảnh chém giết, chiến tranh thế. Các cháu còn rất nhỏ, hãy để cho các cháu vui chơi, con gà, con vịt, con dế…hoặc siêu nhân… Hãy để tâm hồn các cháu thật trong sáng.
Các ông đừng quá tàn ác với thế hệ trẻ như vậy. Thật sự các ông vô lương tâm quá!
.
Re: Tào Lao – Giáo dục thú tánh vị thành niên
Khách JL (khách viếng thăm) gửi lúc 12:33, 09/05/2011 – mã số 32940
Việc nhà trường hay toàn ngành giáo dục VN hiện nay đã bị bạo lực hóa hoàn toàn mà tác giả gọi là “giáo dục thú tánh vị thành niên” là chính xác, chả tào lao chút nào.
Đó là kết quả tất yếu của hơn nửa thế kỷ cai trị bằng bạo lực độc tài cộng sản lấy quyền lợi giai cấp đặt trên tất cả. Trong nhà trường thì đó là đặt quyền lợi giai cấp CS trên tuơng lai dân tộc! Ở đó cả giáo viên và học sinh bị đặt dưới một sự cai trị độc đoán kém cỏi, vô đức, vô hồn, vô nhân tính thì làm sao đào tạo ra những con người tài đức cho xã hội được, khi bản thân các nhà đạo tạo trước và trong khi đào tạo đã bị bạo lực vô hình và hữu hình cộng sản đó dồn ép và làm mất chất sư phạm (đức tài)ban đầu của họ.
Vì thế suốt nhiều thế hệ qua, đa số các “nhà sư phạm” VN “được” tuyền chọn đều là những người bí bách quá, hết cơ hội chọn hướng đi cá nhân rồi mới đành phải vào ngành sư phạm, như “chuột chạy cùng sào” vậy! Họ trước hết cũng là nạn nhân của chế độ này.
Rồi đến các thế hệ học sinh của họ tất nhiên cũng phải chịu họa bạo lực đó, từ quản lý ngành và chính từ tầng lớp giáo viên đã xuông cấp… Song song đó là phụ huynh học sinh trong chế độ XHCN này, dù họ làm gì ở dâu, cũng bị chịu bạo lực giai câp cộng sản chi phối hoàn toàn, và lại cũng là một phần của bạo lực đó.
Kết quả là chỉ các em học sinh phải lãnh đủ cả 3-4 tầng bạo lực cộng sản vô hình: xã hội, quản lý nhà trường, giáo viên và gia đình… Dù đều thánh thiện như thiên thần từ khi sinh ra thì con em chúng ta cũng chỉ chịu đựng được các tầng áp lực đạo đức giả nói một đằng làm một nẻo đó của xã hội “ta” khi còn ở tuổi mẫu giáo và cấp 1 thôi. Từ cấp 2 là xã hội công sản của ta nhận được chính xác những gì mình gieo trồng rồi…
Tôi có 3 người bạn tốt, học khá và giỏi, hơn ba chục năm trước đều có ước mơ thành kỹ sư, bác sĩ nhưng tất cả đều phải vào sư phạm vì các lý do khác nhau. Một người vào CĐSP 10+3 chỉ vì “lý lịch” dù điểm thi đại học rất cao thừa tiêu chuẩn đi học nước nước ngoài; một người “thi phận” vừa đủ điểm vào ĐHSP (học trò thầy VNC) tuy nguyện vọng là ĐH Kinh tế Quốc dân; và một người “sảy chân” ĐH vào thẳng CĐSP 10+3, tất cả họ đều “đành tự nguyện” chọn nghiệp sư phạm vẻ vang…
Bây giờ 3 người đó ở đâu? Người đầu tiên vẫn đang dạy cấp 2 ở vùng sâu vùng xa, là giáo viên giỏi toán cấp toàn ngành và là Nhà giáo Ưu tú, vô cùng nghèo, năm nào họp lớp chúng tôi cũng cố quyên góp giúp đỡ bạn mình nuôi chồng nuôi con, sửa nhà… Người thứ hai dạy đại học tại chức vài năm rồi “mất dạy” luôn, trở thành một “chính khách” to mà các giám đốc sở phải nịnh nọt, nhưng chất “tà khách” đã ló làm bạn đó chẳng còn chất sư phạm gì nữa cả. Người thứ ba hiện là hiệu trưởng một trường THPT lớn giữa trung tâm TPHCM, đột nhiên rất giàu có và chúng tôi nghe tiếng tăm “tiêu diệt” phụ huynh và “chạy” sở GDĐT của người bạn chất phác năm xưa đã đi quá xa…
Trong mắt tôi, tuơng lai ngành giáo dục chỉ có khi nó được trao vào tay những người đang bị chế độ bạc đãi nhất mà vẫn ở trong ngành vì họ thực sự có tấm lòng sư phạm – vì tuơng lai đất nước, như người bạn tôi đang dạy cấp 2 ở vũng sâu vùng xa kia, với điều kiện trên đầu họ là một thể chế dân chủ đặt tuơng lai dân tộc lên trên hết như đúng nhiệm vụ tất định của ngành giáo dục mọi quốc gia (trừ các quốc gia cộng sản!).
Thế giáo dục cộng sản muốn gì? Họ muốn đào tạo ra những người cộng sản mới để “xây dựng XHCN” và bảo vệ chính quyền giai cấp vô sản của đảng (tức là tiêu diệt hay cai trị các giai cấp khác), bất chấp quyền lợi và tuơng lai dân tộc.
Hai mục tiêu đó, vốn cái đang có tiêu diệt cái nên có, nên đâu thể dung hòa mà ai đó hy vọng “chân chỉnh” được ngành giáo dục VN hiện nay? Nó đã thối trong gốc rễ từ hơn nửa thế kỷ nay rồi.
.
.
.

No comments: