Saturday, May 14, 2011

BÙI CHÁT : CỦNG CỐ NIỀM TIN ĐỂ DẤN BƯỚC. . . (Lưu Diệu Vân/Da Màu)

13.05.2011

LTS: Những câu hỏi này đã được gởi đến Bùi Chát trong khoảng thời gian anh nhận giải thưởng tại Argentina. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, trải qua nhiều trắc trở, anh mới tâm sự được với độc giả.

LDV: Anh đón nhận bản tin mình là người đoạt giải thưởng Xuất Bản Tự Do 2011 của Hiệp Hội Nhà Xuất Bản Quốc Tế với tâm trạng như thế nào? Tỷ lệ hạnh phúc tương phản với lo âu quân bình ra những cảm giác gì trong anh?
BC: Vui, buồn, lo lắng, một chút phấn khích … nói chung là một cảm giác rất khó diễn đạt khi biết tin mình là người được nhận giải.
Sau khi cộng trừ nhân chia đo đếm, cái còn lại trong tôi hoàn toàn là cảm giác về sự lo lắng, không phải cho bản thân tôi mà cho tương lai của Giấy Vụn và của xuất bản độc lập. Tôi biết sau khi nhận giải rất nhiều khó khăn sẽ đến với chúng tôi từ phía nhà cầm quyền, hoạt động xuất bản độc lập buộc phải thích ứng với những điều kiện mới, không thể nào không lo.

LDV: Xin anh chia sẻ vài cảm nhận trực tiếp về Hội Chợ Sách Quốc Tế lần thứ 37 ở Buenos Aires. Mùi vị không khí tự do ở nơi đây có đủ mạnh để kích thích thêm những hy sinh cho lý tưởng khác nữa từ nơi anh?
BC: Một hội chợ sách tuyệt vời nhất mà tôi từng chứng kiến, quy mô, chuyên nghiệp, giản dị. Một thế giới của sách và của những người yêu sách, tất cả vì sách và vì độc giả, bạn luôn có cảm giác được trân trọng trong thế giới này.
Không khí tự do làm chúng ta sảng khoái tận hưởng, nhưng sự ngột ngạt tù túng của trại giam cho chúng ta thêm quyết tâm phá vỡ chúng. Mỗi khi trở về từ một chuyến đi xa, tôi lại thấy như đang được củng cố niềm tin để dấn bước.

LDV: Tương tự như phong cách điều hành “bí mật” của nhóm Mở Miệng, tên anh đã được ban tổ chức giữ kín cho đến phút chót để đảm bảo việc xuất ngoại tham dự buổi trao giải được suông sẻ. Về phía cá nhân, anh đã dàn xếp chuyến đi của mình bằng cách nào? Còn những lường trước cho chuyến trở về?
BC: Tôi đã chuẩn bị cho chuyến đi một cách hết sức cẩn thận, giữ bí mật thông tin đến cùng, lên kế hoạch xuất bản & cố gắng hoàn thành trước chuyến đi. Các sinh hoạt khác của tôi thì vẫn diễn ra như hàng ngày, nghĩa là cũng đi học, cũng gặp gỡ bạn bè, café, nhậu nhẹt & vẫn đi kiếm sống. Ngoài ra để an toàn tuyệt đối tôi cũng không sử dụng giấy mời của ban tổ chức Hội chợ sách để xin visa, vì theo quan điểm của nhiều người, phần lớn nhân viên người Việt trong các sứ quán thường cung cấp thông tin cho phía an ninh như một thỏa thuận đổi lấy sự bình yên. Tôi đã xin visa đi du lịch như mọi người, do đó cũng nhiêu khê phức tạp và phải mất khá nhiều thời gian mới có được visa.
Tôi cũng chuẩn bị tâm lý cho việc trở về trong sự nguy hiểm, cũng suy nghĩ, tính toán, đắn đo, nhưng theo suy đoán của tôi thì đến 80% là họ sẽ không bắt giam tôi mà chỉ giữ một số thứ theo thủ tục, sau đó sẽ phải lên làm việc dài dài kèm theo là các biện pháp ngăn chặn khác, nghĩa là sẽ có lợi cho họ hơn; nhưng cuối cùng họ đã làm ngược lại những gì tôi nghĩ. Khi gặp trục trặc tại sân bay, tôi đã sẵn sàng cho việc bị giam giữ lâu dài, tôi đoán ít nhất cũng phải 8 đến 9 ngày bị giam, đặc biệt sau khi có lệnh khám nhà. Cuối cùng thì diễn biến lại theo chiều hướng khác, họ luôn luôn làm cho tôi ngạc nhiên, không có cách nào đoán được suy nghĩ của họ, tôi vẫn nghĩ là họ thật tài.

LDV: Tuy hiện tại đã có nhiều tin tức chung quanh chuyến trở về của anh nhưng hành trình từ sân bay đến hải quan rồi đến nơi tạm giam và những trải nghiệm sau đó vẫn là một uẩn khúc. Xin anh chia sẻ thêm về khoảng thời gian đó.
BC: Máy bay hạ cánh lúc 6g chiều, ngày 30/04/2011, trước khi rời máy bay tôi đã kịp mở điện thoại di động và liên lạc với một số người bạn. Khoảng 20 phút sau tôi đã có mặt tại hải quan chuẩn bị nhập cảnh, cảm giác như có người đang quan sát mình, để ý thì tôi thấy một nhóm khoảng 4 đến 5 người mặc thường phục đang nhìn về hướng tôi và thảo luận gì đó. Sau khi chờ đến lượt mình, tôi bước đến hải quan làm thủ tục nhập cảnh, nhân viên hải quan hỏi qua loa vài điều rồi yêu cầu tôi quay trở lại, họ nói họ muốn mượn passport của tôi. Tôi ngồi chờ ở hàng ghế dành cho khách chưa có visa đang làm thủ tục vào Việt Nam, người giữ passport của tôi cùng với những người kia đi vào 1 hành lang có nhiều phòng, khoảng 20 phút sau họ trở ra, đưa passport cho tôi và nói: “xong rồi, anh về đi”.
Tuy nhiên khi làm thủ tục nhập cảnh xong và chuẩn bị lấy hành lý ra về tôi thấy nhóm người kia đi trước và đứng đợi sẵn ở khu vực kiểm tra hành lý, tôi biết chuyện chẳng lành nên đã gọi điện báo cho bạn bè, và dặn dò nếu trước 10g đêm không thấy tôi về nhà thì họ có thể thông tin cho báo chí. Đúng như dự đoán, tôi bị giữ lại tại khâu hành lý, làm việc với tôi khoảng 5 – 7 người trong đó có đội phó Đội hành lý xuất nhập khẩu và các nhân viên khác và cả những người trong nhóm đã quan sát tôi, họ dẫn tôi vào một phòng nhỏ, yêu cầu tôi mở va-li, ba-lô để kiểm tra từng thứ một, họ lựa ra một số thứ gồm: 22 tập thơ “Bài thơ một vần” của tôi, 27 tập thơ “khi kẻ thù ta buồn ngủ” của Lý Đợi (cả 2 tập này đều do Eva Tas, một nhà xuất bản ở Hà Lan ấn hành), 1 giấy chứng nhận giải thưởng của IPA, 1 kim từ điển. Họ đi ra đi vào bàn tán, có người ngồi đọc hết cả tập thơ mà không có hành động gì cụ thể, tôi ngồi đó chán qúa nên cũng ra khỏi phòng đi loanh quanh, tôi thấy nhóm người theo dõi tôi lúc nãy đang ngồi gần đó nên tiến lại ngồi gần bắt chuyện, được vài câu trả lời cho có thì họ bỏ đi. Tôi đi tới đi lui rồi mang sách ra đọc, rồi lại ngừng, tập thể dục, rồi lại đọc sách, đi toilet, rồi lại hỏi chuyện.. cứ thế cho đến khoảng gần 10g 30 thì họ lập một biên bản sau khi đã có lệnh từ trên, tôi đã đọc và kí vào biên bản Chứng nhận, nội dung là Đội quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu phát hiện trong hành lý của tôi, chuyến bay QR 688 từ Doha về HCMC, có 1 bằng khen, 1 kim từ điển, 49 cuốn sách kể trên, họ chỉ chứng nhận như thế, không kết luận gì. Sau khi đã kí vào biên bản, họ chuyển tôi qua phòng khác, làm việc với công an cửa khẩu.
Từ lúc đó cho đến khi kí lệnh tạm giữ hành chính và lệnh khám nhà, tôi đã gặp và làm việc với rất nhiều người, những người này đều nhận là công an cửa khẩu, dù có một vài người tôi biết là không phải thế, vì đã từng làm việc trước đây.
Nội dung chính của những buổi làm việc là làm rõ những chuyến xuất cảnh của tôi: đi đâu, đi với ai, đi mục đích gì… sau đó là những buổi làm việc xung quanh hoạt động của nhà xuất bản Giấy Vụn: thành lập khi nào? Tôn chỉ mục đích? Đến nay in được bao nhiêu cuốn, của những ai? Nội dung những cuốn sách? Số lượng in? Bao nhiêu tiền? Tặng những người nào? Lấy tiền ở đâu để in? Sau khi in có đưa lên mạng internet không?…. Ngoài ra còn có những buổi làm việc họ hỏi về giải thưởng, rồi có quen với nhóm này nhóm kia không….
Xen kẽ những buổi làm việc căng thẳng là những cuộc trò chuyện khá thân mật, dễ thương trong đó họ khuyên tôi nên lập gia đình, kiếm tiền và có con cái ổn định, họ đánh giá tôi là người có tài nên làm cái gì có ích cho xã hội, có gì không thích thì nên góp ý đừng viết và đưa lên mạng không có lợi…. nhân tiện tôi cũng xem tướng cho họ, khuyên nên chuyển ngành khác chứ làm công an cửa khẩu rất khó thăng tiến, phí cái tướng đẹp… nói chung những cuộc trò chuyện như thế luôn kết thúc trong sự thoải mái và những nụ cười, ai cũng nghĩ là mình đã hiểu người kia, và diễn biễn thể nào cũng có lợi cho mình.
Tóm tắt câu chuyện chỉ có thế, những cuộc làm việc và trò chuyện sau đó cũng vẫn là bản sao của ngày đầu tiên, tuy thế cũng có một chi tiết khá thú vị khi nhóm an ninh đưa tôi ra khỏi sân bay về công an phường nơi tôi cư trú làm thủ tục chuẩn bị khám nhà, lúc đang mở cửa xe để bước lên tôi thấy một anh từ trong chạy ra hỏi với theo: “nhập cảnh chưa, nhập cảnh chưa?” liền đó có người đáp lại: “xong rồi!, xong hết rồi!”

LDV: Sau sự kiện đáng tiếc của chuyến trở về, anh đã nhận được rất nhiều quan tâm từ phía giới truyền thông và nhiều hội đoàn quốc tế cũng như độc giả khắp nơi. Cảm giác anh ra sao khi biết mình có được nhiều hành động ủng hộ cụ thể?
BC: Tôi cảm thấy rất vui, rất cảm kích về những việc làm của mọi người dành cho tôi và cho những người đang là nạn nhân của một hệ thống hành xử phi lí, hà khắc, không tuân theo bất cứ luật lệ nào cả. Tôi cảm thấy mình luôn luôn không đơn độc.
Sự quan tâm ủng hộ của giới truyền thông và nhiều hội đoàn quốc tế làm cho tôi càng tin tưởng rằng công lý sẽ ngày một trở nên rõ ràng hơn ở Việt Nam, và tôi càng tin vào những điều mà tôi và nhiều anh em khác đã chọn. Chúng ta đã chiến thắng, ngay lúc bắt đầu này.
Mặt khác, sự trả tự do một cách tạm thời cho tôi sau khi nhận một làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ trong nước lẫn quốc tế, đã cho thấy nhà cầm quyền cũng biết lắng nghe và biết hạn chế lại những hành động sai trái, cũng là điều đáng khen vậy.

LDV: Danh dự này đã được trao cho nhiều cá nhân và nhà xuất bản tận tụy tranh đấu cho tự do ngôn luận, đến từ nhiều nước thiếu thốn nhân quyền như Iran, Zimbabwe, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Chechnya. Anh là đại diện Việt Nam đầu tiên. Với anh, đây là giải thưởng làm vẻ vang màu cờ sắc áo quốc gia hay một chiến thắng dành riêng cho nền văn chương phi kiểm duyệt và thông điệp tư do ngôn luận?
BC: Vâng, tôi là đại diện Việt Nam đầu tiên của giải thưởng IPA về Tự do xuất bản, đối với tôi giải thưởng này không phải là giải thưởng để làm vẻ vang màu cờ sắc áo quốc gia, như tôi đã từng phát biểu, cảm giác của tôi khi nhận giải thưởng này là buồn nhiều hơn vui, khi IPA trao giải thưởng cho một người Việt Nam chứng tỏ rằng chúng ta vẫn đang ở một nơi thiếu tự do trầm trọng, đặc biệt là tự do xuất bản. Tôi nghĩ không đất nước nào có thể vẻ vang vì thiếu tự do, chính vì thế tôi nghiêng vế phía “đây là một chiến thắng cho nền văn chương, xuất bản phi kiểm duyệt”; ngoài chiến thắng chế độ kiểm duyệt phi lý, chiến thắng ở đây còn hiểu là chiến thắng về truyền thông và tình cảm của độc giả, chiến thắng trong việc giành lại chỗ đứng công bằng cho nền văn chương lâu nay vẫn bị xem là không đáng bận tâm, là tầm thường, vớ vẩn… theo sự bóp méo của truyền thông nhà nước.
Một lần nữa khẳng định sự hiện diện vững chắc, một cách đáng kể của văn chương vỉa hè trong sinh hoạt văn hóa văn chương Việt Nam hiện đại. Văn chương vỉa hè với đầy đủ sự tự do, tự tin và trung thực cần có.
Đây là thắng lợi của văn học tự do, xuất bản tự do, truyền thông tự do, và của độc giả tự do…

LDV: Từ nay nxb Giấy Vụn hẳn sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách hơn trong cách thức điều hành in ấn ngấm ngầm. Hào quang giải thưởng này, theo cả hai ý nghĩa tinh thần lẫn vật chất, sẽ là bước đệm may mắn hay chướng ngại vật đáng kể cho những kế hoạch phát triển tương lai của nhóm?
BC: Tôi nghĩ luôn tiềm ẩn hai khả năng kể trên, nếu bạn không đủ bản lãnh và sự khôn khéo cần thiết thì có thể đây sẽ là điểm kết thúc của một thương hiệu cũng như một phong trào, nếu bạn vượt qua được nó sẽ là bệ phóng cho tương lai đầy hứa hẹn. Trước mắt tôi không thể khẳng định gì được, tôi nghĩ để vượt qua sự kiện này chúng tôi cần phải nỗ lực nhiều và cần thêm nhiều sự ủng hộ hơn nữa.

LDV: Trong diễn văn nhận giải, anh đã phát biểu “Sách có thể biến thế giới thành tự do,” nhưng ở khía cạnh khác, sách cũng có thể được “phái tả” dùng làm công cụ tuyên truyền những thông điệp tự do trá hình. Những người viết sách, in sách, phổ biến sách có thể làm gì để giúp tăng cường khả năng thẩm định và phân biệt mà vẫn không thỏa hiệp quyền tự do của độc giả?
BC: Câu hỏi rất hay và cũng rất khó, theo tôi biết, sách được sử dụng làm công cụ tuyên truyền là một phương pháp đã xuất hiện từ lâu và đã được nhiều chế độ khác nhau công khai sử dụng, một đặc điểm chung là tất cả các chế độ này đều tìm cách theo dõi, kiểm soát và trói buộc con người.
Là một người làm xuất bản tôi nghĩ, chỉ cần cho ra đời những cuốn sách tốt, trung thực, đúng mực, và hướng đến sự tiến bộ là đã đủ làm cho độc giả thẩm định, so sánh và nhận ra những cái gì cần đọc, và những cái gì là công cụ tuyên truyền. Chính vì thế mà đến nay các chế độ phản động vẫn tiếp tục ngăn cản sự xuất hiện của những cuốn sách đúng nghĩa; họ biết chỉ cần có mặt đều đặn, những cuốn sách này có thể thay đổi quyền lực của họ. Việc làm hữu hiệu nhất của chúng tôi bây giờ là bằng cách nào in được càng nhiều và duy trì sự tồn tại của các nhà xuất bản càng lâu càng tốt.

LDV: Hành trình hơn 10 năm tuy chưa đủ dài nhưng cũng không quá ngắn để anh và Lý Đợi cùng những đồng nghiệp phấn đấu cho những thành tựu đáng kể. Anh nghĩ chúng ta cần thêm những yếu tố gì để đạt được tự do đúng nghĩa ngoài những đòi hỏi căn bản của bất cứ cuộc đấu tranh nào như kiên trì, can đảm và quyết tâm?
BC: Theo tôi ngoài những yếu tố căn bản trên chúng ta cần phải có thông tin, thời cơ, thực lực … đặc biệt chúng ta còn phải biết chấp nhận sự trả giá, và luôn sẵn sàng chịu làm người thất bại.

LDV: Nếu giải thưởng là một bước ngoặt, thì những dấu chân in trước giải thưởng và sau giải thưởng sẽ có những khác biệt gì về trọng lượng, hình dạng và tốc lực?
BC: Vâng, tôi cũng nghĩ giải thưởng là một bước ngoặt cho chúng tôi ngay cả trong văn chương lẫn xuất bản, chắc chắn là sẽ có những khác biệt cho chúng tôi sau giải thưởng nhưng vì còn quá mới nên tôi chưa thể nói gì được. Mọi việc cứ để cho thời gian trả lời, chỉ cần mình xác quyết là đã thành công phân nửa rồi, cái còn lại chỉ là sự ứng phó thích hợp.

LDV: Xin cám ơn Bùi Chát và chúc mừng thành tựu riêng cho anh, cho nhóm Mở Miệng, cho nxb Giấy Vụn và cho nền văn học nói chung.
BC: Xin cảm ơn chị và cảm ơn BBT Da Màu đã tạo điều kiện để tôi bày tỏ những suy nghĩ của mình với độc giả, chúc Da Màu ngày càng phong phú, đặc sắc.


Bui Chat: forging mettle to press on …
From Da Mau Editorial Board: These interview questions were sent to Bui Chat during the week that he was in Buenos Aires, Argentina, as an honored recipient of the IPA Freedom to Publish Prize. But it was not until this week, after an unexpected turn of events, that Bui Chat finally has the chance to discuss his post-award experience with our readers.

LDV: How did you receive the news upon learning you were the recipient of the IPA 2011 Freedom to Publish Prize? Does the mixed ratio of happiness over anxiety yield a certain kind of emotion in you?
BC: Happiness, sadness, anxiety, and a little bit of excitement …. Basically, it was a complicated feeling that I can’t quite describe in those first moments when I learned that I was the winner of the IPA prize.
After a series of relentless assessments, what remained in my mind gradually became a feeling of absolute anxiety. Not for myself but for the future of Scrap Paper Publishing House and independent publishers in general. I know after this prize many complications will come to us from the government. The flexible, ad-hoc nature of independent publishing will be forced to adapt to new terms and conditions. I can not worry enough.

LDV: Could you please share some of your impressions of the 37th International Book Fair in Buenos Aires? Is the free atmosphere sufficiently intoxicating to bolster your courage?
BC: It was the most wonderful book fair that I have ever attended; large-scale, professional, and smoothly run. It was the universe for books and book lovers. Everything was designed for books and book readers. You feel respected, exalted, living in this universe.
The atmosphere of freedom kept us high and giddy but the stifling sense of oppression made us want to break through [all impediments]. Returning after each trip from a faraway place, I feel as though my faith have grown stronger so that I can press on with courage.

LDV: Similar to Open Mouth’s samizdat style, the organizer had kept your name a secret until the very last minute to ensure your smooth arrival to the award ceremony. How did you plan for the trip? What are some of your expectations of the return flight?
BC: Planning for my trip with the utmost caution, I kept all information secret until the very last minute, scheduled all publishing projects and tried to complete them prior to the trip. All my daily activities went on as usual. I still went to school, met up with friends, visited coffee shops, went drinking and continued to make a living. Beyond that, in order to keep safe, I didn’t use the invitation letter from the organizer of the book fair to obtain my visa because according to many people, Vietnamese embassy personnel, in exchange for their freedom and peace of mind, often provide information to the police. I applied for a tourist visa just like everyone else therefore there were many complicated steps and it took a long time to get a visa.
I also prepared myself mentally for the risks of the return trip. I did a lot of pondering, weighing options. I suspected with an 80% certainty that they wouldn’t detain me but would instead confiscate a few items as a formality and then ordered me to report to them indefinitely, along with the implementation of various deterrents. In other words, doing it that way would be more beneficial for them. But they did the opposite. When faced with problems at the airport I was prepared to be detained for a long time. I guessed for at least 8 to 9 days, especially after the search warrant was issued. Ultimately, everything unfolded on a different path. They always surprise me. There is no way to guess their thinking. I still think they are very cunning.

LDV: By now, we have received much news of your return but your journey, from the immigration counter to temporary detention and the experience thereafter, is still shrouded in mystery. Could you please share in detail what went on during that period?
BC: The plane landed at 6 PM on the evening of April 30, 2011. Before leaving the plane, I was able to turn on my cell phone and contacted a few friends. Twenty minutes later, I arrived at the [line for the] immigration counter for re-entry—this was when I felt that someone was watching me. I noticed a group of 4 to 5 individuals in plain clothes, looking toward my direction while debating something. After awaiting my turn, I proceeded toward the immigration counter. The immigration officer asked me a few general questions and requested me to step backward. They said they wanted to see my passport. I sat and waited at the bench reserved for individuals who had yet to obtain a visa to enter Viet Nam. The person who held on to my passport, along with another individual, walked into a corridor that led to many rooms. After about twenty minutes, they came back, returned the passport to me and said: “All set, you can go home now.”
However, after the re-entry procedure, as I was preparing to retrieve my luggage, I noticed the same group of individuals standing at the luggage check point. I knew things had turned bad so I used my phone to call a few friends and told them if they didn’t see me come home before 10 PM, they could inform the media. Just as I expected, I was detained at the luggage check point. About 5 to 7 people were interrogating me, including a Deputy Officer of the General Administration of Customs and other personnel and those individuals who were watching me from the beginning. They took me into a small room and requested that I opened my suitcase and backpack and inspected every single item, one by one. They set aside some items which included: 22 copies of my poetry collection One-Rhymed Poems, 27 copies of When Our Enemies Fall Asleep by Ly Doi (both of these collections were published by Eva Tas – a publisher in Holland), the award certificate from IPA and an electronic dictionary. They paced back and forth, discussed among each other. Some of them read the entire poetry collection and yet did not take any specific action. I sat there and got bored so I left the room and walked around. I saw the group that was watching me sitting near by so I approached them and started a conversation. After a few perfunctory answers, they left. I paced back and forth and began to read a book, then I stopped and did some exercise. Then I resumed my reading, went to the toilet, and initiated a few more questions. This went on until 10:30 PM when they proceeded to take a statement from me upon receiving the order from their superior. I read and signed the statement which summarized that the General Administration of Customs found in my luggage, on board flight QR 688 from Doha to Ho Chi Minh City, an award certificate, an electronic dictionary, and 49 copies of the poetry collections mentioned above. They only acknowledged as much but did not come to any conclusion. After signing the statement, I was taken to another room where I had to work with the border police.
From that time until the moment the temporary detainment order was signed and a search warrant was issued, I met and was interrogated by many people. These people introduced themselves to me as border police, although I know that a few of them are not because I had met them from previous interrogation sessions.
The interrogation sessions revolved around the trips I had taken: where I went, whom I went with, and for what reasons. Following those sessions were other interrogation sessions where they focused on the operations of Scrap Paper Publishing House: when it was founded, what its missions were, how many books it had published, how much they cost, and to whom they were given, how we obtained the money to print those books, whether we distributed them on the Internet as well. Further, there were other interrogation sessions where they asked about the award and whether I knew of various groups.
Interspersed with those stressful interrogation sessions were a few friendly and nice conversations during which they advised me to get married, work hard to make money and start a stable family with children. They considered me a talented person and thought I should contribute to society. {They told me] if I didn’t like certain things, just voice my opinions rather than write out [my thoughts] and publish them on the Internet for such action is not beneficial to me. Taking the opportunity, I also offered to read their fortune. I advised them to change career since the position of border police wouldn’t have much promise of advancement … such a waste of their bright destiny and handsome countenance. In general, those conversations always ended in relaxation and laughter. Each one of us thought he understood the other and believed what happened next would be to his advantage.
In summary, that was the entire story. The interrogation sessions and conversations thereafter duplicated what unfolded on the first day. However, there was one interesting detail that stood out. After the security guards escorted me out of the airport to transfer me to the local police station near my residence to initiate the search warrant, as they were opening the car door so I could get in, I saw a guy rushing out from inside [the airport], asking: “Is the re-entry procedure completed? Is the re-entry procedure completed?” Immediately, someone replied: “It’s done! It’s all done!”

LDV: You have received much support from the media, international organizations and readers worldwide after having faced this deplorable incident on your return trip. How do you feel knowing that so many actions have been taken on your behalf?
BC: I feel very happy and grateful for what people have done for me and for those who are victims of any irrational, harsh and lawless system of government. I feel that I am never alone.
The concern and support of the media and international organizations consolidate my belief that justice will prevail in Vietnam. More than ever, I believe in the mission that my friends and I have chosen. We’ve already won, right from this beginning.
On the other hand, my temporary release from custody by the government, as a result of waves of criticism from both at home and aboard, has proved that the government knows how to listen and contain itself from further wrongful actions. This is commendable.

LDV: This honour has been given to many individuals and publishers who fought persistently for freedom of expression. They come from countries that are deficient in human rights such as Iran, Zimbabwe, Russia, Turkey, and Chechnya. You are the first Vietnamese representative. Is this a prize for national pride or a victory for independent and uncensored literature?
BC: Yes. I am the first Vietnamese representative to receive the IPA Freedom to Publish Prize. To me, this award is not one that glorifies our national pride. As I have stated, my feeling when accepting this prize embodied more sorrow than happiness. That the award was bestowed on a citizen of Vietnam signifies that we inhabit a place where the lack of freedom is still an issue; especially the freedom to publish. I don’t think any nation can be glorified for its lack of freedom; that’s why I am inclined to believe that “this is a victory for independent and uncensored literature,” as well as a victory over [all types of] wrongful censorship. This victory can also be understood as a victory for the media and reader’s rights; a victory in capturing legitimacy for a kind of literature which for a long time has been considered trivial, useless and silly … according to deliberate misinterpretations by government-sanctioned media.
Once again, it confirms the strong and significant presence of pavement literature in mainstream contemporary Vietnamese literature. Pavement literature complete with all of its freedoms, conviction and much-needed objectivity.
This is a victory for free literature, free publishing, free media and free readership.

LDV: No doubt Scrap Paper Publishing House will now face many more challenges when conducting underground publishing projects. The effects of his award, from both an intellectual and financial vantage, is a boost or an obstruction regarding your future development plans?
BC: I believe it contains both possibilities mentioned above. If you lack the necessary know-how and creativity this could be the end of our “trademark,” the end of our movement. If you can overcome [the award’s unexpected and adverse consequences], it will propel you toward a promising future. I cannot confirm anything more at present. I think in order to overcome this challenge we need to try harder and we also need much more support.

LDV: In your acceptance speech, you said “Books have the power to set the world free” but from a different perspective, books can also be used as propaganda by the other side to promote messages of “faux freedom”? What can authors, publishers, and distributors of books do to improve the readers’ ability to make the distinction without compromising their rights?
BC: This is a good but also a challenging question. From what I know, books as instruments of propaganda have been aggressively used for a long time by various regimes. A common characteristic is the way those regimes keep finding ways to monitor, control and restrict people.
From a publisher’s standpoint, I think we just need to publish good books that are objective, balanced and open to progress or at least a shifting paradigm. This intent alone is sufficient to enable readers to discern as to which books should be read and which books are merely instruments of propaganda. That’s why even now reactionary regimes persist in deterring the emergence of objective books. They know that the frequent appearance of such books can diminish their power. The most effective action that we can take right now is to publish as many books as possible and maintain the presence of [independent] publishers for as long as possible.

LDV: The journey of the last 10 years may not be long but it seems sufficient for you and Lý Đợi, along with your other colleagues, to persevere and achieve many worthy accomplishments. What are some other factors that one needs to achieve true freedom, besides the obvious basics–which are stamina, courage, and determination?
BC: I think besides the above-mentioned factors we also need reliable information, good timing, and real strength; [but] most of all, we also need to accept consequence and embrace failure.

LDV: If the award is a turning point, then how different are the footprints pre-award and post-award in terms of weight, shape and velocity?
BC: Yes. I do think that the award is a turning point for us in literature as well publishing. There will surely be differences for us post-award but since it’s still early I cannot comment further. Let time reveal the answer. Our determination is half the battle; the rest is adapting to appropriate circumstances.

LDV: Thank you very much and congratulations on your personal achievement, which is also a significant accomplishment for the Open Mouth Group, Scrap Paper Publishing House and the entire literary community at large.
BC: Thank you and Da Mau Editorial Board for giving me the chance to express my thoughts to readers. I wish Da Mau continued diversity and excellence.

---------------------------

NHÀ THƠ BÙI CHÁT & NHÀ XUẤT BẢN "GIẤY VỤN"ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG QUỐC TẾ VỀ TỰ DO XUẤT BẢN

.
.
.

No comments: