Tuesday, May 3, 2011

BỘ DVD NAM PHONG TẠP CHÍ 1917-1934 (Viện Việt Học)


Viện Việt Học
posted Jul 22, 2009 1:00 PM by Tuấn-Khanh Nguyễn [
updated Aug 7, 2009 10:42 AM by Quốc-Anh (Ly) Vương]

Tác giả: Nhiều tác giả
Xuất bản: Viện Việt-Học, 2009
ISBN: 978-0-9822384-0-0
Giá tiền: $300.00 US
Trọng lượng: 0.85 lbs

Giới thiệu:

Để bảo tồn các tài liệu văn hoá do các thế hệ trước để lại, Viện Việt-Học đã chuyển toàn bộ
‎‎210 số Nam-Phong Tạp-Chí (1917-1934) vào DVD-ROM, với sự hợp tác cuả gia đình học giả Phạm Quỳnh, mà người đại diện là Ông Phạm Tuân, con út cuả học giả.

Đôi nét về Nam-Phong Tạp-Chí:

Năm 1917, Nam-Phong Tạp-Chí ra đời, do Đế quốc Pháp chủ trương, nhằm phục vụ chính
sách cai trị cuả Pháp tại Việt Nam. Tạp chí do Cụ Phạm Quỳnh làm chủ bút phần Quốc-ngữ và Pháp văn, Cụ Nguyễn Bá Trác làm chủ bút phần chữ Nho. Dần dần, học giả Phạm Quỳnh đã chuyển nội dung cuả tạp chí hướng về học thuật, tìm hiểu các nền văn hoá Đông Tây, đặc biệt là văn hoá Việt Nam, với mục đích nâng cao dân trí và dân khí. Sau 17 năm liên tục (1917-1934), Nam-Phong Tạp-Chí đã xuất bản được 210 số, với khoảng 35,000 trang chữ Quốc-ngữ, với phần chữ Pháp và chữ Nho. Đây là một tài liệu quí giá về văn học và văn chương, đề cập đến các lãnh vực văn hoá Đông phương và Việt Nam nhằm đối mặt với nền văn minh cơ khí và văn hoá Tây phương mà Đế quốc Pháp thời ấy muốn áp đặt để thanh tẩy nền Nho học cũ, theo chủ trương “khai hoá” dân ta. Giá trị lịch sử cuả Nam-Phong Tạp-Chí cũng rất lớn vì đây là một phong trào cuả giới sĩ phu trong một thời đại đen tối cuả vận nước để cố giữ những giá trị lớn cuả Đông phương và tìm cho nhân dân Việt Nam một con đường sáng suả trong đó nền nhân bản cuả dân tộc được bảo tồn và phát huy. Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hoà đã đưa Nam-Phong Tạp-Chí vào chương trình giáo dục bậc Trung học. Tuổi trẻ Việt Nam phải đọc Nam-Phong để hiểu được một thời đại đau thương cuả lịch sử dân tộc và tinh thần bất khuất cuả một lớp tiền bối.


Viện Việt Học 
Posted by: Lê Bắc (IP Logged)
Date: August 18, 2006 04:25PM

Để bảo tồn và tìm hiểu một số tài liệu về văn hoá của các thế hệ trước để lại, Viện Việt-Học với sự hợp tác của gia đình học giả Phạm Quỳnh (người đại diện là Ông Phạm Tuân, con trai út của học giả Phạm Quỳnh) sẽ chuyển bộ Nam Phong Tạp Chí (1917-1934) vào DVD và kính mời các quí vị học giả, nhà giáo dục, nho học tham dự vào công trình dịch thuật phần chữ nho của tạp chí này sang chữ abc.

Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam trước và sau đầu thế kỷ thứ 20.

Thế giới:

Các cường quốc Tây phương đi tìm thị trường tiêu thụ và thuộc địa.
Nhật Bản sau gần nửa thế kỷ canh tân đã vươn lên như một cường quốc tại Á Châu (1894 – 1895: Đánh thắng Trung Hoa, 1905: Đánh tan hạm đội Nga tại eo biển Đối Mã).
Tại Trung Hoa, sau hơn nửa thế kỷ bị các liệt cường xâu xé, cuộc cách mạng Tân Hợi – 1911 do Tôn Dật Tiên lãnh đạo đã chấm dứt chế độ quân chủ.

Việt Nam:

1856: Dưới triều vua Tự Đức, Pháp đem chiến thuyền Catinat bắn phá thị uy vào Đà Nẵng rồi bỏ đi
1858: Pháp và Y Pha Nho đánh chiếm hai thành An Hải và Tôn Hải ở Đà Nẵng
1859: Pháp và Y Pha Nho tấn công Nam Kỳ, trọng tâm là Gia Định
1862: Mất ba tỉnh miền Đông
1867: Pháp tấn công Nam Kỳ, Phan Thanh Giản tuẫn tiết
1872-1873: Pháp tấn công Bắc Kỳ
1874: Nhường ba tỉnh miền Tây cho Pháp
1882: Pháp đánh Bắc Kỳ, thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tự tử
1883-1884: Pháp chiếm Bắc Kỳ
1884: Ký hoà ước 1884, Pháp đô hộ toàn cõi Việt Nam
1885: Cuộc khởi nghĩa của vua Hàm Nghi

Các phong trào chống Pháp

Phong trào Cần Vương Cứu quốc
Phong trào Văn thân chống Pháp
Phong trào Đông Du
Phong trào Duy Tân
Trường Đông Kinh Nghĩa Thục
Trung Kỳ Dân Biến: 1808
1916: Cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân

Và cho đến năm 1924 trở về sau, các nhà nho hậu Văn thân đã thành lập các đảng phái để tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước.

Nam Phong Tạp Chí

Trong bối cảnh đó thì năm 1917 Nam Phong Tạp Chí ra đời do Pháp chủ trương nhằm phục vụ chính sách cai trị của Pháp tại Việt Nam, với chủ bút:
- Phần quốc ngữ: Phạm Quỳnh
- Phần chữ nho: Nguyễn Bá Trác

Dần dần, học giả Phạm Quỳnh chuyển nội dung của tạp chí hướng về học thuật và nghệ thuật, tìm hiểu các nền văn hoá Đông Tây đặc biệt là văn hoá Việt Nam, hô hào nâng cao dân trí, dân khí và dân chí. Sau 17 năm (1917-1934), Nam Phong Tạp Chí đã xuất bản được 210 tập với khoảng 15.000 trang chữ abc, và 15.000 trang chữ nho.

Đây là một tài liệu giá trị về mặt học thuật và nghệ thuật đề cập các lãnh vực văn hoá Việt Nam đối mặt với nền văn minh cơ khí và văn hoá Tây phương do các sĩ phu uyên bác thời bấy giờ với một nguyện vọng tìm môt con đường sáng sủa hơn cho văn hoá và cho đất nước Việt Nam. Nam Phong Tạp Chí đã được Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hoà đưa vào chương trình bậc Trung học để dạy học sinh.

Bộ DVD Nam Phong Tạp Chí

Cơ sở Xuất bản Việt-Học sẽ chuyển bộ Nam Phong Tạp Chí vào DVD với phần làm danh mục của hai tác phẩm: Tìm Hiểu Tạp Chí Nam Phong 1917-1934 (Introduction au Nam Phong) của Phạm Thị Ngoạn, bản dịch của Phạm Trọng Nhân, nhà xuất bản: Ý Việt, Yerres (Pháp): 1993 và Mục Lục Phân Tích Tạp Chí Nam Phong 1917-1934, Nguyễn Khắc Xuyên, NXB: Trung Tâm Học Liệu - Bộ Văn Hoá Giáo Dục, Sàigon:1968.

Với lịch trình:
- Cuối tháng 8 năm 2006: chuyển từ tập 1 đến tập 6 của bộ Nam Phong Tạp Chí lên Website: www.viethoc.org. Sau đó mỗi tháng sẽ tiếp tục chuyển các tập còn lại (toàn bộ) cho đến tháng 2 năm 2008.
-Tháng 2 năm 2007: Ra mắt DVD đầu tiên.
-Tháng 2 năm 2008: Hoàn tất bộ DVD Nam Phong Tạp Chí.

Dịch thuật
Song song với dự án bộ DVD Nam Phong Tạp Chí, Viện Việt-Học trân trọng kính mời các học giả, nhà giáo dục, trí thức, nho học Việt Nam khắp nơi tham dự vào công trình dịch thuật phần chữ nho (khoảng 15.000 trang) sang chữ abc và làm mục lục phân tích. Nội dung phần chữ nho trong Nam Phong Tạp Chí, là tiếng nói, là tâm tư của giới sĩ phu nho học trước hoàn cảnh đen tối của đất nước thời bấy giờ, cho đến nay chưa được dịch sang chữ abc cũng như chưa được tìm hiểu và phổ biến rộng rãi. Các quí vị có nhã ý tham dự vào công trình dịch thuật, xin ghi tên tại diễn đàn này.

Trân trọng thông báo,
Viện Việt-Học


Ghi chú: Để xem được thành quả của dự án, xin nhấn vào đây: "Nam-Phong Tạp-Chí".
.
.
.


No comments: