Wednesday, March 2, 2011

TRUNG QUỐC THẮT CHẶT KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI PHÓNG VIÊN (The Wall Street Journal)


Tqvn2004 chuyển ngữ
Thứ Năm, 03/03/2011

Trung Quốc có vẻ như đã thiết lập lại một số hạn chế đối với các nhà báo nước ngoài - vốn được dỡ bỏ trước Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 - trong lúc chính phủ cố gắng dập tắt cái mà các nhà hoạt động xã hội trực tuyến gọi là "cách mạng Hoa Nhài"

Hàng tá các phóng viên nước ngoài đã được cảnh sát Trung Quốc thông báo trong những ngày qua rằng họ phải có giấy phép đặc biệt -- hoặc bị cấm hoàn toàn -- để hoạt động tại các khu vực ở Thượng Hải và Bắc Kinh, nơi các nhà hoạt động kêu gọi biểu tình bằng cách "đi dạo".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Jiang Yu cho biết hôm thứ Ba rằng các quy định về việc thực hiện các cuộc phỏng vấn của phóng viên nước ngoài là không đổi, trích dẫn nghị định chính phủ nói rằng chỉ cần có sự đồng ý của cá nhân hoặc công ty được phỏng vấn là đủ. Nhưng bà cũng nói rằng chính quyền địa phương có thể thực hiện "một số chi tiết hướng dẫn thực thi cụ thể" đối với luật này để đảm bảo "một môi trường phỏng vấn không bị cản trở".

Cảnh sát ở Thượng Hải được triệu tập một phóng viên của tờ Wall Street vào hôm thứ Ba và nói với anh ta rằng chính quyền quận Hangpu đã quyết định rằng khu vực quanh rạp chiếu phim Hòa Bình, một trong những địa điểm được ban tổ chức biểu tình đề cập đến, và bên cạnh quảng trường Nhân Dân ở trung tâm, bây giờ là nơi phóng viên nước ngoài không được đặt chân tới.

"Từ bây giờ trở đi, đừng đi tới những nơi đó để lấy tin và viết báo," viên chức nói. Một phóng viên khác của tờ Wall Street đã được cảnh sát nhắc vào Chủ Nhật rằng anh ta cần phải có giấy phép đặc biệt để lấy tin tại một địa điểm có dự tính biểu tình ở Bắc Kinh, đó là nhà hàng McDonald trên đường phố mua sắm trung tâm của Vương Phủ Tỉnh. Trên con đường đó hôm Chủ nhật, cảnh sát đã bắt giữ và hành hung một số phóng viên nước ngoài; một làm việc cho kênh truyền hình Bloomberg đã bị tóm bởi 5 cảnh sát mặc thường phục, kéo chân anh ta lôi đi trên đường, đấm vào đầu và oánh bằng gậy.

"Đây là sự tấn công vào phóng viên nước ngoài tệ nhất mà chúng tôi thấy kể từ Thế vận hội trong năm 2008", ông Bob Dietz, điều phối viên châu Á của Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo, nói trong một tuyên bố. "Những phản ứng mạnh tay như thế càng làm mất niềm tin vào Đảng Cộng Sản Trung Quốc và làm nổi bật nỗi sợ hãi của họ đối với sự phản kháng của quần chúng nhân dân."

Khi được hỏi liệu các quy định đã trở lại trạng thái như thời gian trước Thế vận hội, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà Jiang, nói nghị định chính quyền cho phép các nhà báo đến phỏng vấn bất kỳ ai, chỉ cần có sự đồng ý của họ, vẫn còn hiệu lực.

Jon Huntsman, Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc và là ứng cử viên Tổng Thống tiềm năng của đảng Cộng hòa, đã ra một tuyên bố hôm thứ Hai nói rằng ông đã gặp một số phóng viên nước ngoài, những người đã bị "bắt giữ hoặc sách nhiễu bất hợp pháp" vào ngày Chủ nhật.

"Cách sách nhiễu và đe dọa như thế này là không thể chấp nhận được và vô cùng đáng lo ngại," ông Huntsman, người đã làm những blogger Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc tức giận vì đã có mặt ở địa điểm biểu tình ở Bắc Kinh hôm 20/2/2011, ngày chủ nhật đầu tiên mà các nhà hoạt động kêu gọi biểu tình, nói. Ông Đại sứ Mỹ cho biết ông đã có mặt bởi sự trùng hợp ngẫu nhiên.

"Tôi thất vọng rằng lực lượng an ninh Trung Quốc đã không thể bảo vệ sự an toàn và tài sản của những phóng viên nước ngoài khi họ đang làm công việc của họ," ông tiếp tục. "Tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc hãy đưa những kẻ sai phạm ra chịu trách nhiệm về hành vi sách nhiễu và tấn công những người vô tội, và buộc họ phải tôn trọng quyền của các phóng viên nước ngoài đưa tin tại Trung Quốc."

Trong một tuyên bố tương tự được ban hành sau khi gặp gỡ các phóng viên nước ngoài, phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc kêu gọi chính quyền tôn trọng quyền các nhà báo nước ngoài.

Trong khi đó, các nhà hoạt động trực tuyến ẩn danh đã ban hành những lời kêu gọi biểu tình mới thông qua Twitter và và các trang web nước ngoài khác, vốn bị chặn ở Trung Quốc, nhưng vẫn được đọc bởi người thành thị giàu có hơn, có kiến thức vượt tường lửa. Một tuyên bố kêu gọi biểu tình tại 35 thành phố vào mỗi Chủ Nhật, và một tuyên bố khác thúc giục mọi người không tới sở làm hoặc trường học và mỗi thứ Sáu.

Vẫn chưa biết ai đứng đằng sau những lời kêu gọi này. Trong khi những lời kêu gọi trước đó không tỏ ra thu hút được thật nhiều người tham gia, bởi các khu vực được nêu tên đều là những khu buôn bán bận rộn, do đó thường rất đông người qua lại vào mỗi Chủ Nhật, dù không ai kêu gọi.

Lời kêu gọi rõ ràng đã thành công trong việc khiêu khích lực lượng an ninh Trung Quốc, điều này cho thấy lãnh đạo quốc gia này lo ngại như thế nào về khả năng bất ổn, và nó cho thấy mức độ kiểm soát Internet cũng như ngoài đời mà lực lượng an ninh dựa vào để duy trì sự độc quyền quyền lực của Đảng CS Trung Quốc.

Những hạn chế mới của cảnh sát dành cho phóng viên nước ngoài dường như mâu thuẫn với một cam kết được đưa ra trước Thế Vận Hội 2008 rằng sẽ cho phóng viên được làm việc ở mọi nơi trong Trung Quốc và được phỏng vấn bất kỳ ai đồng ý cho phỏng vấn.

Những hạn chế cảnh sát mới vào các phóng viên nước ngoài xuất hiện mâu thuẫn với một cam kết thực hiện trước Olympic Bắc Kinh 2008 để cho phép các phóng viên làm việc bất cứ nơi nào ở Trung Quốc và cuộc phỏng vấn bất cứ ai đồng ý.

Người ta vẫn cần giấy phép đặc biệt để đưa tin từ Tây Tạng. Một số phóng viên bị cấm truy cập vào một số khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất ở Tứ Xuyên năm 2008, nhưng chính quyền trung ương nói đó là vì chính quyền địa phương ở đây không nắm vững quy định. Phóng viên các tổ chức báo chí của Trung Quốc bị xích còn chặt hơn phóng viên thường trú nước ngoài, những người phải có visa nhà báo được chấp nhận bởi Bộ Ngoại Giao và được phát hành bởi cảnh sát địa phương, nhưng ít nhất không bị kiểm duyệt trực tiếp những gì họ xuất bản.

Vụ đánh nhà báo Bloomberg cũng gợi lại những kỷ niệm về vụ cảnh sát thường phục Trung Quốc tấn công Todd Carrel, một phóng viên của tờ ABC News, khiến ông này bị chấn thương lưng vĩnh viễn. Ông bị đánh tại quảng trường Thiên An Môn khi đưa tin về lễ kỷ niệm 3 năm ngày những người ủng hộ dân chủ bị đàn áp tại đó.

Bà Giang cho biết cảnh sát Bắc Kinh "xử lý hợp lý" sự cố tại Vương Phủ Tỉnh và rằng họ đã giải thích rõ ràng cho các nhà báo tại hiện trường. Bà cũng cho biết, nhà báo của Bloomberg đã thưa với cảnh sát tại quận Dongcheng của Bắc Kinh về vụ tấn công, và rằng cảnh sát sẽ điều tra theo quy định.

Một hệ quả của việc Trung Quốc thắt chặt kiểm soát Internet là sự lo ngại về tương lai lĩnh vực kinh doanh Internet ở Trung Quốc, đặc biệt là các dịch vụ microblog như Twitter, giờ đây được sử dụng rộng rãi như một diễn đàn để thảo luận những vấn đề chính trị nhạy cảm. Sina.com, một cổng thông tin cung cấp một trong những dịch vụ microblog nổi tiếng, đã đưa lên mạng một tuyên bố cảnh báo những người sử dụng dịch vụ của mình không được thực hiện các hoạt động trái pháp luật.
.
- Owen Fletcher ở Bắc Kinh đóng góp cho bài viết này.
Liên lạc với Jeremy Trang tại jeremy.page@wsj.com và James T. Areddy tại james.areddy@wsj.com
.
.
.

No comments: