Friday, March 25, 2011

TRUNG QUỐC ĐANG NHẮM VÀO CÁC NHÀ TRANH ĐẤU TRÊN INTERNET THUỘC THẾ HỆ MỚI (AI)

China: New generation of internet activists targeted

Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Sat, 03/26/2011 - 03:24

Tổ chức Ân xá quốc tế cho biết, những lời trực tuyến kêu gọi Trung Quốc hãy phô diễn một cuộc "cách mạng Hoa nhài" riêng của mình sau những cuộc biểu dương ở Trung Đông và Bắc Phi đã lập tức đưa đến làn sóng bắt cóc, giam giữ các nhà tranh đấu Trung quốc nặng nề nhất trong nhiều năm.

Hơn 100 nhà tranh đấu, đa số hoạt động trên Twitter và các mạng blog, đã bị các lực lượng an ninh bắt giữ, theo dõi, đe dọa hoặc mang đi mất tích kể từ cuối tháng Hai.

"Chính quyền không chỉ giam giữ những nhà bất đồng chính kiến kinh nghiệm dày dạn, họ còn đang cố gắng triệt hạ tiếng nói của cả các nhà hoạt động trực tuyến thuộc thế hệ mới", ông phó giám đốc bộ phận Châu Á Thái bình Dương của Tổ chức Ân xá Quốc tế đã cho biết.
"Các nhà chức trách Trung Quốc phải chấm dứt sự đàn áp của họ đối với những lời kêu gọi cải cách chính trị trong ôn hòa và lắng nghe các tiếng nói đòi hỏi thay đổi".

Trận càn quét là tồi tệ nhất khi hàng ngàn người đã bị bắt giữ sau cuộc bạo động chết người ở Urumqi, thủ phủ của khu tự trị Tân Cương Duy Ngô Nhĩ kể từ năm 2009.

Lời kêu gọi một cuộc "cách mạng Hoa Nhài" tại Trung Quốc vào tháng Hai bao gồm các hướng dẫn trên trực tuyến để dân chúng tập họp "đi dạo" qua những nơi công cộng vào buổi chiều Chủ Nhật. Vì phải đối mặt với sự hiện diện lớn của công an nhà nước, không một cuộc tụ họp quan trọng nào đã diễn ra được.

Khoảng 24 nhà hoạt động đấu tranh đã bị bắt giam vì các tội liên quan đến an ninh như "Lật đổ quyền lực nhà nước ", một số khác vì tối thiểu đã có đề cập đến cuộc "Cách mạng Hoa Nhài" trên các trang web Twitter và micro-blogging.

Họ đã bao gồm những "công dân mạng" chỉ hoạt động trực tuyến và chưa từng bị giam giữ trước đây. Nhiều blogger và tweeter trẻ Trung Quốc tự coi mình là những "công dân mạng", những người hoạt động tích cực trên internet hơn là những "nhà hoạt động tranh đấu".

Một "công dân mạng "trẻ tuổi đang bị tạm giam vì tội "tụ họp bất hợp pháp" sau khi tweeting về việc cảnh sát giam giữ những người " đi dạo "qua các khu mua sắm Vương Phủ Tỉnh ở Bắc Kinh vào tháng Hai.

22 người khác hiện đang bị giam giữ mà không có tội trạng gì hoặc bị quản chế tại gia , gồm các luật sư tranh đấu nhân quyền nổi tiếng đang hoạt động trên các nền tảng blog và Twitter, như Teng Biao, Giang Tianyong và Feng Zhenghu.

Tối thiểu có 69 nhà hoạt động và các công dân mang nữa đã bị giam giữ ngắn hạn, bị công an giám sát , kiểm soát, hoặc đã bị mất tích.

"Nỗi lo sợ có thể cảm nhận được qua nhiều tỉnh. Một số những người này chỉ tweeting và viết blog, nhưng họ đã bị bắt và bị cáo buộc các tội nghiêm trọng nhất về chính trị của Trung Quốc ", ông Catherine Baber nói.

Hua Chunhui, người sử dụng Twitter đã bị bắt giữ vào tháng Hai ở tỉnh Giang Tô về tội "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia" sau khi bị công an cáo buộc đã tweeting các thông điệp của "cách mạng Hoa Nhài" từ tài khoản Twitter của mình @ wxhch64.

Cheng Jianping, vị hôn thê của ông trước đó đã bị kết án một năm cải tạo giáo dục thông qua lao động vào tháng mười một năm 2010 vì đã retweeting một tweet một trào phúng của Hua về cuộc biểu tình chống Nhật Bản.
Liang Haiyi, một nhà hoạt động nữ trên internet có biệt danh là "Miaoxiao", đã bị giam giữ tại Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang và bị buộc tội "âm mưu lật đổ quyền lực nhà nước" vì đã đăng tải các thông tin về "cách mạng Hoa Nhài" trên cơ sở mạng xã hội QQ của Trung Quốc.

Những loại kết tội như thế này thường đưa đến án tù nặng cho các nhà hoạt động hòa bình.

"Cuộc đàn áp internet lớn lao này cho thấy chính phủ Trung Quốc đang lo lắng bởi những ví dụ về các phong trào sử dụng internet của người dân ở nước ngoài để đấu tranh cho quyền tự do của họ", ông Catherine Baber cho biết.
"Thay vì lo sợ về tình trạng bất ổn, nhà chức trách Trung Quốc nên khuyến khích công dân tham gia nhiều hơn và tôn trọng quyền thể hiện quan điểm đa dạng của người dân để giải quyết các vấn đề tham nhũng, công bằng xã hội và bất bình đẳng của đất nước".
.
.
.

No comments: