Barry Eichengreen
Bài gốc: Slowing China
BS Hồ Hải dịch
Thứ tư, ngày 09 tháng ba năm 2011
Bài viết của Barry Eichengreen là Giáo sư Khoa học Kinh tế và Chính trị tại University of California, Berkeley. Cuốn sách mới nhất của ông là Exorbitant Privilege: The Rise and Fall of the Dollar (Đặc quyền cắt cổ: Sự thăng trầm của đồng đô la Mỹ).
BERKELEY - Với các nước giàu trên thế giới vẫn còn dư vị khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính, nền kinh tế toàn cầu đã phụ thuộc vào thị trường mới nổi để thúc đẩy tăng trưởng. Càng ngày, các nhà xuất khẩu máy móc, nhà cung cấp năng lượng và nhà sản xuất nguyên liệu cũng phải tìm đến Trung Quốc và các nước đang phát triển nóng là nguồn quan trọng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.
Nhưng các quan chức Trung Quốc cảnh báo rằng nền kinh tế của họ đã sẵn sàng để làm chậm lại. Cuối tháng hai, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố rằng mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm trong 5 năm tiếp theo là 7%. Đây là một sự giảm tốc đáng kể so với tỷ lệ trung bình 11% trong 5 năm vừa qua 2005 - 2010.
Liệu Trung Quốc lấy mục tiêu 7% là nghiêm túc? Cuối cùng, mục tiêu so sánh với 5 năm qua được chỉ là 7,5% đã bị phóng đại, và các quan chức Trung Quốc cho thấy không có độ dốc để gọi là kiềm chế tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Ngược lại, họ tích cực đẩy mạnh cho vay ngân hàng khi nhu cầu toàn cầu suy yếu trong năm 2008. Và họ đã nổi tiếng là miễn cưỡng cho phép đồng nhân dân tệ tăng giá như một cách để kiềm chế tăng trưởng xuất khẩu.
Tất nhiên, đó là khó khăn quá quan trọng của chính sách trước đây của Trung Quốc. Tăng trưởng của đất nước này đã không thiếu kỳ diệu. Chính sách sau 2008 cho phép Trung Quốc phần lớn là để tránh ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Và có cái gì đó mới mẻ khi lãnh đạo đã thực sự làm nhiều hơn là hứa.
Vì vậy, có phải chăng lãnh đạo Trung Quốc một lần nữa đánh giá thấp khả năng tăng trưởng nền kinh tế của họ? Hoặc có thể dự báo của họ về tăng trưởng chậm hơn chỉ là một mưu đồ xảo quyệt để đánh lạc hướng áp lực nước ngoài để định giá lại đồng nhân dân tệ?
Có lý do để nghĩ rằng không - đó là vì các quan chức Trung Quốc tin rằng suy thoái đang đến với họ trong thời gian này.
Trung Quốc đã có thể phát triển rất nhanh bằng cách chuyển số lượng lớn các công nhân thiếu việc làm từ nông nghiệp sang sản xuất. Nơi mà có tỷ lệ đầu tư cực kỳ cao, lên đến của 45% GDP. Và nó đã kích thích nhu cầu xuất khẩu bằng cách duy trì, bởi bất kỳ biện pháp nào, một loại tiền tệ bị định giá thấp.
Tuy nhiên, để đáp ứng với áp lực trong và ngoài nước, Trung Quốc sẽ phải cân bằng lại nền kinh tế của nó, đặt trọng lượng ít hơn vào sản xuất và xuất khẩu và nhiều hơn nữa trên các dịch vụ và chi tiêu trong nước. Tại một số nơi công nhân Trung Quốc sẽ bắt đầu đòi hỏi mức lương cao hơn và thời gian làm việc trong tuần (workweeks) ít hơn. Tiêu thụ nhiều hơn sẽ có nghĩa là đầu tư ít hơn. Tất cả điều này có nghĩa tốc độ tăng trưởng chậm hơn.
Các quan chức Trung Quốc cũng nhận thức rằng những thay đổi đang đến. Thật vậy, họ thừa nhận là sẽ có nhiều thay đổi trong kế hoạch 5 năm tới, vừa công bố đầu tháng này.
Vì vậy, vấn đề ở đây là cái gì và khi nào Trung quốc sẽ tăng trưởng chậm? Trong công trình gần đây, Kwanho Shin của Korea University và tôi đã nghiên cứu 39 giai đoạn của các nền kinh tế tăng trưởng nhanh với thu nhập bình quân đầu người ít nhất $10.000, là họ phải trải qua những giai đoạn phát triển chậm kéo dài và rõ nét. Chúng tôi thấy rằng nền kinh tế phát triển nhanh sẽ bị chậm khi thu nhập bình quân đầu người của họ đạt $16.500, được đo bằng thời giá cuả năm 2005 tại Mỹ. Liệu Trung Quốc có tăng trưởng liên tục10%/năm, điều này làm Trung quốc có vi phạm ngưỡng chỉ ba năm sau, vào năm 2014.
Tất nhiên, không có quy luật hằng định về tăng trưởng chậm. Có nghĩa là không phải tất cả các nước đang phát triển nhanh sẽ chậm lại khi họ đạt được cùng một mức thu nhập đầu người. Mà tăng trưởng chậm sẽ đến sớm hơn ở những nước có tỷ lệ cao của người cao tuổi tham gia vào lực lượng lao động, đó là ngày càng tăng trong trường hợp ở Trung Quốc, do tuổi thọ tăng và chính sách một con được thực hiện trong những năm 1970s.
Tăng trưởng chậm cũng nhiều khả năng xảy ra ở những nước mà khu vực sản xuất chiếm hơn 20% trong cung cấp việc làm, vì sau đó nó trở nên cần thiết để chuyển công nhân vào các khu vực phi sản xuất, nơi mà có năng suất tăng trưởng chậm hơn. Đây cũng là tình hình hiện nay của Trung Quốc, nó phản ánh thành công trong quá khứ nhờ vào mở rộng khu vực sản xuất.
Nổi bật nhất, tăng trưởng chậm đến sớm hơn với các nền kinh tế mà các loại tiền tệ bị định giá thấp. Một lý do là các nước dựa theo tỷ giá hối đoái bị định giá thấp hơn dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài. Hơn nữa, trong khi tiền bị đánh giá thấp có thể giúp làm việc tốt nhờ vào cơ chế thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn đầu phát triển, khi một quốc gia dựa vào lực lượng lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang sản xuất lắp ráp dựa vào, và sau đó năng suất làm việc sẽ không còn tốt, khi tăng trưởng đòi hỏi nhiều sáng tạo và căng thẳng hơn.
Cuối cùng là, việc nuôi dưỡng một loại tiền tệ bị định giá thấp có thể gây ra sự mất cân bằng và sự thái quá trong sản xuất định hướng xuất khẩu tạo ra, như đã xảy ra tại Hàn Quốc trong những năm 1990s, và thông qua các kênh đó tạo nên một sự giảm tốc độ tăng trưởng.
Với tất cả những lý do này, một sự suy giảm đáng kể trong sự tăng trưởng của Trung Quốc sắp xảy ra. Câu hỏi đặt ra là liệu thế giới đã sẵn sàng, và liệu các nước khác đang theo bước chân của Trung Quốc sẽ bước lên và cung cấp cho thế giới bằng sự năng động kinh tế không, cái mà chúng ta đã bị phụ thuộc vào nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 12h20', ngày thứ Năm, 10/3/2011
--------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment