Đào Hữu Nghĩa Nhân
Mar 10, '11 5:12 AM
Theo TTXVN, tại buổi làm việc với Liên Hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam vào ngày 9 tháng 3 tại Hà Nội, ông Trương Tấn Sang đã có những phát biểu đại loại như ca ngợi những đóng góp này nọ cho sự nghiệp phát triển đất nước của Hội trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó ông Trương Tấn Sang cũng nhắc nhở “LHCHKHKTVN cần chủ động tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đề lớn về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, nhất là về khoa học và công nghệ, GD-ĐT, chính sách đối với trí thức…”
Qua những phát biểu có tính chất sáo rỗng này mới thấy bản chất giữa nói và làm luôn luôn có một khoảng cách xa vời đáng sợ! Không đáng sợ sao được khi mà hàng loạt trí thức phải chịu cảnh tù đày vì những đóng góp phản biện của mình bị gán cho nhãn quan phản động, hay như viện nghiên cứu phát triển IDS của giáo sư Nguyễn Quang A Phải tự động giải thể vì những qui định nghiệt ngã về giới hạn trong nghiên cứu khoa học. Hoặc thậm chí là những đóng góp phản biện chính thức đầy tâm quyết của họ phải rơi vào im lặng., nên buộc lòng các trí thức có tâm huyết (GS Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn,..) lập nên trang mạng Bauxit nỗi tiếng để nói lên những bức xúc,…Thậm chí những trí thức công thần cũng phải chịu số phận hẩm hiu không kém như ĐT Võ Nguyên Giáp, TT Nguyễn Trọng Vĩnh, và gần đây là cựu thần chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An…
Công tâm trong một xã hội nếu có thể gọi là công bằng, đâu thử một lần nhìn lại và xem xét những gì các trí thức trước đây( Một số thì đang tù đày, hoặc chưa,..) đóng góp tiếng nói của mình về đường lối, chủ trương chính sách cho Đảng và Nhà nước có gì gọi là phản động hay không? Có chăng những tham mưu và đóng góp của họ có phần thẳng thắng và đụng chạm quá sâu vào hệ thống. Một thực tế không thể chối cãi CNXH là một chế độ đã sai từ gốc. Tức là sai từ bên trong lỗi hệ thống. Khi chiếc máy cái đã hỏng hóc, thì vấn đề của người thợ(trí thức) là phải tháo banh nó ra, mỗ xẻ để tìm nguyên nhân đích thực. Từ đó mới có những kiến nghị sửa chữa thế nào cho hợp lý. Tiếc thay người quản lý, “sáng tạo” cái máy bệnh hoạn này không đồng ý như vậy! không biết vì lý do gì? Vì ngu dốt, hay vì một quyền lợi trong bóng tối nào đó!? Thay vì chấp nhận sửa chữa lớn hoặc ném nó vào sọt rác, thì họ lại bảo rằng về cơ bản nó vẫn chạy tốt, chỉ cần thay nhớt, tra thêm mỡ bò, hoặc thêm chương trình…
Lẽ thường khi góp ý, và dùng lời nói để thuyết phục một kẻ đang chuẩn bị gieo mình xuống sông để tự sát với một tâm trạng bị kích động dữ dội và gần như bế tắt, quả là vấn đề khó, nếu không muốn nói là vô vọng! Hơn nữa đối với Đảng và nhà nước thì vấn đề tham mưu cho các bác quả là vấn đề không đơn giản. Trừ phi cái hội LHKHKT gì đó do nhà nước và đảng sáng lập, và có cùng quyền lợi đồng đẳng. Tức là cái hội chim cò này phải là lực lượng trí thức đảng viên làm nòng cốt, phải được lãnh đạo toàn diện của đảng, bị biến thành một tổ chức chính trị hơn là một tổ chức nghiên cứu. Lúc đó những nhắc nhở của ông TTS có vẻ thừa. Còn nếu như nó thực sự là một tổ chức xã hội, tập hợp được đa số các trí thức trong và ngoài đảng, các cá nhân có những chính kiến khác nhau thì lời khuyên này chỉ là nói cho đỡ thối nhỉ! Vì sao có những chuyện trái khoái này? Thử tìm hiểu một vài nguyên nhân khách quan cho những nhận định sơ đẳng này trong tình huống hiện tại!
Đảng công sản kiên định con đường phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là hình thức đi trên con đường mới và hoàn toàn hư cấu từ thực tiễn cuộc sống. Tức đây là con đường hoàn toàn không có thật. Nhưng khi người nắm giữ quyền lực độc tài vẫn kiên định đi theo và làm theo nó mặc dầu chưa hiểu và biết gì đầu cua tai nheo ra sao. Giống như lũ thầy bói mù sờ voi. Bằng cảm nhận riêng tư của mình, các thầy bói mù mới ngồi lại và đưa ra những nhận định khác nhau về việc định nghĩa thế nào là một con voi. Tiếc thay nếu như kết hợp toàn bộ cái cảm nhận riêng lẽ của từng lão thì một con voi hoàn chỉnh như thế nào sẽ có hình dáng từ trong bóng tối bước ra ngoài ánh sáng! Đàng này chẳng lão quái nào chịu nhau nên mới có câu chuyện buồn cười là thế!
Liên hệ hàng loạt các đường lối và chủ trương lớn của Đảng gần đây trong vấn đề xây dựng và phát triển đất nước, cũng không hiếm những câu chuyện khá buồn cười và ấu trĩ tợ như câu chuyện những lão thầy bói mù sờ voi nọ! Điển hình là vấn đề Đảng gần như bất chấp những đóng góp phản biện của trí thức trong việc khai thác bauxit Tây Nguyên bất chấp những nguy hại về môi trường nói riêng cho Tây Nguyên và nói chung cho cả ĐBSCL, thậm chí những nguy hại về an ninh quốc phòng,…Việc cho thuê rừng đầu nguồn để trồng gỗ bạch đàn những năm mươi năm, Phát triển thủy điện tràn lan không theo quy hoạch gì cả mà chỉ theo lợi ích của riêng từng tổ chức cá nhân khác nhau khi “xin” được giấy phép đầu tư. Khai thác dầu khí liên doanh với một nước có công nghệ khai thác dầu cực kỳ lạc hậu. Thực tế đóng góp nguồn lợi cho quốc gia không đáng kể, ngoài việc làm giàu cho cá nhân, tổ chức quản lý và khai thác nó? Hay tập đoàn than và khoáng sản VN cũng là một điển hình khai thác khoáng sản tận diệt trong một thời gian dài, bán cho TQ làm mỏ than lộ thiên,…
Thử nhìn lại hành trình xây dựng chính sánh hay chủ trương quái gì đó có bao nhiêu phần trăm là có những tham mưu cho đảng của trí thức? Phần lớn các chủ trương và đường lối được nặn ra chỉ tập trung nơi 14-15 vị chủ chốt ở bộ chính trị, những lão mù sờ voi. Chính một tập hợp mỏng dính “trí tuệ” như vầy đã đưa đất nước đi từ hết sai lầm này sang sai lầm khác! Việc lấy kinh tế của các tập đoàn,TCT quốc doanh làm chủ đạo là chuyện xuẩn ngốc mà ai cũng thấy. Thế nhưng đã có biết bao nhiêu bài phân tích, tiếng nói phản biện chứng minh sự sai lầm của chủ trương này. Vậy mà có bất kỳ ai tiếp nhận hay sửa đổi gì đâu. Và hậu quả của nó là một Vinashink vở nợ khổng lồ, đó là chưa nói các tập đoàn và TCT khác mà Nhà nước chưa dám thanh tra kiểm tra quyết liệt. Nếu quyết liệt sợ hiệu ứng con cờ domino của Vinashink hất đổ hàng loạt. Thôi thì giấu bệnh còn hơn khai bệnh trong thời buổi hoa nhài này!
Quốc gia thì nghèo, ngân sách ngoại tệ đang thủng đáy. Thế mà để đánh bóng hình ảnh một đất nước thịnh vượng giả tạo, Nhà nước không ngần ngại chi ra nhiều ngàn tỉ đồng chỉ để tổ chức lễ hội Thăng Long ngàn năm vớ vẫn vừa hao tốn chi phí, vừa mất lòng dân, vừa để lại một mớ hổ lốn các công trình kỷ niệm đầu ngô mình sở chẳng ra làm sao! Phát triển công nghiệp bất chấp những di hại về môi trường. Mục đích là bằng mọi giá để làm đẹp các con số trong các bản báo cáo thành tích về tăng trưởng! Thấy người ta ăn khoai mình cũng vác mai mà chạy. Hiệu quả kinh tế của đường sắt cao tốc chưa biết mô tê ra sao, nhưng để xây dựng thì đòi hỏi một kinh phí từ nghiên cứu đến xây dựng khổng lồ. Vậy mà chỉ đơn giản chứng mình có IQ cao như thiên hạ nên vẫn kiên định phải xây. Quốc hội bác, chính phủ vẫn âm thầm tìm cách đưa ra xem xét xây dựng cho bằng được. Ngân sách giờ đang rỗng không biết mấy bác có còn mặn nữa không?
Gần đây là vấn đề thiếu điện của nền kinh tế cũng cho thấy sản phẩm duy ý chí không cần sự tham mưu của trí thức! Cho phát triển tràn lan các ngành công nghiệp tiêu thụ điện năng khổng lồ như sắt thép, xi măng, với công nghệ lạc hậu của TQ. Nghe đâu còn có dự án vĩ đại quy mô lớn nhất ĐNA về khu liên hợp cảng thép ở Hà tỉnh đang triển khai? Phát triển điện năng thì chỉ biết có điện nước cứ thế mà làm. Xáo trộn, phá vở sự ổn định của tự nhiên, biến đổi khí hậu tùm lum, mưa ít, nước tích hồ ít theo, các tổ máy giờ nằm chơi phơi nắng!
Nội cái chuyện bắt cụ rùa cũng trở thành chuyện tiếu lâm nhiều tập, không tài nào hiểu nỗi vì sao nên cớ sự!? Đơn giản chỉ cần một lão đánh dậm nào đó tham gia bắt cụ vừa đỡ tốn kinh phí, vừa đỡ phái ngứa mắt khi nhìn cái cảnh giáo sư rùa học đứng trên ca nô, tay cầm loa chỉ huy bắt cụ, trông ngô ngố, buồn cười thế nào ấy! Chưa dừng lại đó các bác nhà ta đang chỉ đạo cả đặc công tham gia bắt cụ bằng loại lưới đặc chủng gì đó nghe mà vãi cả linh hồn!
Tham mưu cho Đảng và Nhà nước hay là nâng bi? Câu hỏi có vẻ không thừa chút nào, Nâng bi có lẽ chính xác hơn là tham mưu. Tham mưu cũng chỉ là nói theo, tụng ca đường lối, chính sách, chủ trương,… Mặc cho nó có tồi tệ gì đi chăng nữa, miễn sao an toàn và được cái tiếng thơm thảo, tạo đồng thuận xã hội, giử vững ổn định chính trị giả tạo,… Đó có lẽ là cái mà ông TTS mong muốn từ tổ chức chính trị hữu danh vô thực về chất nhưng vẫn có thực về khả năng tiêu thụ ngân sách hàng năm, duy trì bộ máy hoạt động của nó.
.
.
.
No comments:
Post a Comment