David E. Hoffman (Foreign Policy, Mĩ, 01/03/2011)
Nguồn: Why Gorbachev?
Phạm Nguyên Trường dịch
Ngày 03 tháng 3 năm 2011
http://phamnguyentruong.blogspot.com/2011/03/david-e-hoffman-foreign-policy-mi.html
Bài viết nhân kỉ niệm sinh nhật lần thứ 80 ngày sinh của Gorbachev (02/03/1931-02/03/2011)
Bài viết nhân kỉ niệm sinh nhật lần thứ 80 ngày sinh của Gorbachev (02/03/1931-02/03/2011)
Trong ngày sinh nhật lần thứ 80 của mình (2 tháng 3 -ND), Mikhail Gorbachev, xứng đáng được ca ngợi vì tính công khai (glasnost), công cuộc cải tổ (perestroika) và kết thúc chiến tranh lạnh. Tất cả những điều này đã chiếm được vị trí xứng đáng trong các cuốn sách giáo khoa lịch sử. Nhưng vấn đế là: tại sao trong đêm một ngày tháng 3 năm 1985 Gorbachev chứ không phải một người nào khác đã được đưa lên làm lãnh tụ Liên Xô?
Đấy là một thời khắc có tính bản lề, nhưng hiện vẫn còn chưa được hiểu một cách thấu đáo.
Điều này phần nhiều liên quan tới con người Gorbachev, cũng như tình hình khốn khó của ban lãnh đạo Liên Xô và đất nước này trong thời gian đó.
Trong những năm đầu đời, Gorbachev không phải là một người cấp tiến. Khi còn là một đứa trẻ, ông đã chứng kiến những nỗi kinh hoàng của Thế chiến II, và sau này thì phải chứng kiến những hiện tượng tiêu cực của nhà nước Liên Xô, từ việc bức hại ông nội ông ngoại trong thời Stalin cho đến tình trạng trì trệ về kinh tế dưới thời Leonid Brezhnev. Gorbachev cũng nhận thức được rằng tổ hợp công nghiệp quân sự quá lớn đã hút hết sức lực của hệ thống, làm cho dân chúng phải sống trong cảnh khốn cùng. Nhưng Gorbachev đã giữ kín nhiều điều quan sát được trong khi ông tiến dần lên trên con đường hoạn lộ.
Gorbachev được Yuri Andropov - cựu giám đốc KGB, thay Brezhnev vào năm 1982 – nâng đỡ rất nhiều. Nhưng những cố gắng của Andropov nhằm thay đổi cái hệ thống đã xơ cứng đó hóa ra là quá nhẹ nhàng và phải chịu thất bại. Nhưng ông đã làm được một việc quan trọng: nhận ra ở Gorbachev một người có triển vọng. Cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 Gorbachev đã từng tiến hành những bước thử nghiệm rụt rè trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế, như dành nhiều quyền tự chủ hơn cho các đội sản xuất, và tụ tập xung quanh mình các nhà khoa học đồng tư tưởng và muốn đổi mới. Khi Andropov chết vào đầu năm 1984, Gorbachev nghĩ rằng mình có cơ hội kế tục ông ta. Nhưng cơ hội đã bị dập tắt khi đội cận vệ già đã chọn một người ốm yếu là Konstantin Chernenko chứ không chọn ông.
Chernenko cầm quyền không được lâu, ông mất vào ngày chủ nhật, 10 tháng 3 năm 1985.
Lúc này Gorbachev đã sẵn sàng.
Bộ chính trị họp tại Điện Cẩm Linh ngay trong buổi tối hôm đó. Như tôi đã viết trong tác phẩm Bàn tay chết (The Dead Hand), khoảng 20 phút trước khi buổi họp khai mạc, Gorbachev đã gặp Andrei Gromyko – bộ trưởng ngoại giao và là con hổ dữ của đội cận vệ già – tại Phòng Hồ Đào, nơi mà các ủy viên bộ chính trị có toàn quyền bỏ phiếu (ở đây có lẽ định nói tới các ủy viên chính thức –ND) thường tụ tập trước khi diễn ra cuộc họp chính thức. Gromyko là nhân vật then chốt trong việc quyết định ai sẽ là tổng bí thư tiếp theo. Trước đó, Gromyko đã bí mật cử phái viên mang đến cho Gorbachev bức thư nói rằng ông ta sẽ ủng hộ Gorbachev trong cuộc đấu tranh giành quyền kế vị, đổi lại, Gorbachev cho ông ta nghỉ hưu ở chức bộ trưởng ngoại giao và giữ một chức vụ nhàn hạ nhưng lại danh giá là chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô.
“Andrei Andreyevich, đây là giờ phút quyết định, chúng ta phải liên kết lại”, Gorbachev hồi tưởng lại những điều đã nói với Gromyko.
“Tôi tin rằng mõi sự đã rõ rồi”, Gromyko đáp.
Khi tất cả đã có mặt, Gorbachev thông báo với bộ chính trị là Chernenko đã từ trấn. Thường thì người được chọn đứng đầu ban tang lễ cũng sẽ là tổng bí thư tiếp theo. Vấn đề ban tang lễ được đặt ra. Gorbachev trở thành người đứng đầu ban này và ngày hôm sau thì trở thành lãnh tụ Liên Xô.
“Andrei Andreyevich, đây là giờ phút quyết định, chúng ta phải liên kết lại”, Gorbachev hồi tưởng lại những điều đã nói với Gromyko.
“Tôi tin rằng mõi sự đã rõ rồi”, Gromyko đáp.
Khi tất cả đã có mặt, Gorbachev thông báo với bộ chính trị là Chernenko đã từ trấn. Thường thì người được chọn đứng đầu ban tang lễ cũng sẽ là tổng bí thư tiếp theo. Vấn đề ban tang lễ được đặt ra. Gorbachev trở thành người đứng đầu ban này và ngày hôm sau thì trở thành lãnh tụ Liên Xô.
Gorbachev được chọn không phải vì Mĩ, không phải vì Ronald Reagan hay sáng kiến phòng thủ chiến lược của Reagan, như một số người nói. Chiến tranh lạnh là tác nhân chủ yếu làm cho Liên Xô khốn khó, nhưng đây không phải là lí do chính để người ta chọn Gorbachev.
Thật ra, người ta đã chọn Gorbachev vì ông là tia sáng lấp lánh trong một căn phòng mờ tối. Lúc đó năm trong số mười ủy viên bộ chính trị có quyền biểu quyết đã ngoài bảy mươi, ba người trên sáu mươi, chỉ có hai người trên năm mươi tuổi mà thôi. Lúc đó Gorbachev mới có 54, không chỉ là người trẻ nhất trong bộ chính trị mà còn trẻ hơn tuổi trung bình của các ủy viên có quyền bỏ phiếu những mười ba năm.
Thật ra, người ta đã chọn Gorbachev vì ông là tia sáng lấp lánh trong một căn phòng mờ tối. Lúc đó năm trong số mười ủy viên bộ chính trị có quyền biểu quyết đã ngoài bảy mươi, ba người trên sáu mươi, chỉ có hai người trên năm mươi tuổi mà thôi. Lúc đó Gorbachev mới có 54, không chỉ là người trẻ nhất trong bộ chính trị mà còn trẻ hơn tuổi trung bình của các ủy viên có quyền bỏ phiếu những mười ba năm.
Trong buổi họp ngày hôm sau, Gromyko đã trình bày chứng cứ ủng hộ mạnh mẽ cho Gorbachev, ông nói mà không cần giấy tờ và không hề dao động và với một thái độ khác lạ đối với những trường hợp như thế. “Tôi xin nói thẳng”, Gromyko nói. Gorbachev là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn. Gorbachev có “năng lực sáng tạo không gì có thể khuất phục được, ông bao giờ cũng muốn làm được nhiều hơn và làm tốt hơn nữa”.
Georgi Shakhnazarov, người đã từng làm cho Andropov và sau này là cố vấn của Gorbachev, hồi tưởng lại rằng việc Gorbachev trở thành tổng bí thư không phải đã được quyết định từ trước. Gorbachev không có lí lịch tuyệt hảo đến mức đương nhiên là người ta sẽ lựa chọn ông. Bộ chính trị có thể chọn một ông già khác và chậm rãi đi lên. Nhưng Shakhnazarov cho rằng có một tác nhân, tuy không phải là chính thức, nhưng không được bỏ qua. “Nhân dân đã cảm thấy quá mệt mỏi vì phải tham gia vào trò hề rồi… Họ đã mệt mỏi khi phải chứng kiến những nhà lãnh đạo đầu run, mắt mờ, trong khi biết rằng số phận của đất nước và của một nửa thế giới đã được giao cho những kẻ đã gần bị tê liệt đáng thương đó”.
Sau những năm trì trệ, sau những đám ma lãnh tụ và sự thất vọng, Gorbachev đươc lựa chọn trước hết và trên hết là vì người ta hi vọng ông sẽ đưa đất nước tiến lên. Chúng ta thường quên, nhưng thành tựu của Gorbachev trong việc kết thúc chiến tranh lạnh không phải là mục tiêu đầu tiên của ông. Thành tích này xuất phát từ ước muốn thay đổi một cách triệt để tình hình trong nước, xuất phát từ ấn tượng sâu sắc của ông về tình hình tiêu cực ở trong nước. Gorbachev không đặt mục tiêu cải tạo thế giới, ông muốn cứu đất nước của mình. Nhưng cuối cùng ông đã không cứu được nước, nhưng có thể là ông đã cứu được thế giới.
.
.
.
No comments:
Post a Comment