VOA
Thứ Hai, 28 tháng 3 2011
Philippines đang dự tính gia tăng sự hiện diện phòng vệ tại vùng quần đảo Trường Sa trong vùng biển Đông Nam Á.
Hôm thứ Hai, Tham mưu trưởng quân đội Philippines, tướng Eduardo Oban cho biết chính phủ đã yêu cầu quân đội phác thảo một danh sách những gì cần có để gia tăng khả năng trong khu vực này.
Tướng Oban cho biết quân đội có một ngân sách 185 triệu đô là để mua tàu tuần, máy bay, các hệ thống radar và sửa chữa một sân bay trên đảo Pagasa, gần quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc nhận chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, gọi đây là một phần lãnh thổ của họ. Nhưng Philippines và 4 quốc gia đông nam Á và các lãnh thổ cũng nhận chủ quyền trên quần đảo này.
Lời tuyên bố của Tham mưu trưởng quân đội Philippines được đưa ra chỉ mấy tuần sau khi Philippines chính thức đưa ra kháng thư phản đối Trung Quốc, nói rằng tàu tuần Trung Quốc đã sách nhiễu một tàu của Philippines khi tàu này dò tìm dầu gần quần đảo Trường Sa.
Người ta tin là hầu hết các đảo và các giải đất đá không có người ở thuộc quần đảo Trường Sa này có rất nhiều trữ lượng dầu hỏa và khí đốt.
.
.
RFA
28.03.2011
Philippines gia tăng hoạt động tuần tra hàng hải cũng như trên không cùng kế hoạch nâng cấp một đường bay trên đảo của nước này tại Biển Đông. Mục đích của các hoạt động vừa nêu nhằm củng cố chủ quyền tại nơi đã chiếm đóng.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, tướng Eduardo Oban, cho biết như vừa nêu vào hôm 28 tháng 3 vừa qua, và nói rõ quân đội Manila được phân bổ chừng 8 tỷ pesos, tương đương 185 triệu đô la Mỹ, cho chương trình nâng cao năng lực giúp bảo vệ quyền lợi của Philippines tại khu vực Biển Đông.
Nguồn ngân sách này được sử dụng để mua các trang thiết bị quân sự hiện đại hơn, cũng như để sửa chữa những cơ sở tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Hiện sáu quốc gia Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei đều tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa. Đây là vùng được đánh giá có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt dồi dào, đồng thời là một ngư trường phong phú.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
.
.
Thanh Phương - RFI
Thứ ba 29 Tháng Ba 2011
Phát ngôn viên quân sự của Philippines hôm nay cho hãng tin AFP biết, nước này sẽ tu bổ một phi đạo trên đảo Pag-asa, còn được biết dưới tên là Thitu, thuộc nhóm đảo Kalayaan, mà Manila coi là thuộc chủ quyền của Philippines. Đối với Philippines, nhóm đảo Kalayaan một phần thuộc quần đảo Palawan, một phần thuộc quần đảo Trường Sa.
Phát ngôn viên này nhấn mạnh, việc tu bổ này là chỉ nhằm sửa chữa những đoạn hư hỏng, chứ không xây thêm gì mới, với mục đích là tiếp tục bảo đảm cung cấp những dịch vụ cơ bản cho người dân trên đảo này. Phát ngôn viên quân sự Philippines cũng khẳng định, việc nâng cấp phi đạo nói trên không có liên hệ gì với những căng thẳng gần đây với Trung Quốc trên vùng Biển Đông.
Tổng tham mưư trưởng quân đội Philippines Eduardo Oban Jr hôm nay cũng vừa cho biết, lực lượng này sẽ củng cố sự hiện diện trên quần đảo Trường Sa.
Manila gần đây đã tố cáo tàu tuần dương của Trung Quốc vô cớ quấy nhiễu một tàu thăm dò dầu khí của Philippines ở khu vực gần quần đảo Trường Sa. Vào tuần trước, chính quyền Philippines tuyên bố sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông.
Phản ứng về lời tố cáo và lời tuyên bố nói trên, Bắc Kinh đều khẳng định chủ quyền ở khu vực tranh chấp, mà phần lớn nằm gần Philippines hơn là Trung Quốc. Ngày 24/3, đại diện bộ Ngoại giao Trung Quốc còn đe dọa : «Bất kỳ hoạt động của các nước hoặc các công ty thăm dò dầu khí trong vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc, mà không được phép của chính phủ Trung Quốc, đều bị coi là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, bất hợp pháp và vô giá trị».
.
.
Straits Times
Mar 28, 2011
MANILA – THE Philippines has increased air and naval patrols and plans to upgrade an airstrip on an island it occupies in the South China Sea to strengthen its claim on the disputed area, the military chief said on Monday.
General Eduardo Oban said the army had about 8 billion pesos (S$233 million) for a capability upgrade programme, ‘so we can really safeguard our interest, particularly in the area’.
The funds will be used to buy faster boats, long-range maritime aircraft, surveillance and communications equipment and repair of facilities in the Spratly Islands, he said.
China, the Philippines, Vietnam, Malaysia, Brunei and Taiwan each claim all or parts of the Spratlys, an area believed to be sitting on rich deposits of oil, natural gas and minerals. The disputed territory is also a rich fishing ground.
The Philippines stepped up patrols on its western maritime borders after an incident on March 2 in which Manila says two Chinese boats threatened to ram a survey ship conducting seismic tests. The Philippines insists the Reed Bank, where the incident happened, is in its territory. China reaffirmed its claim of sovereignty over all of the Spratlys and its adjacent waters.
Oban said the Philippines would repair barracks and the airfield on one of the nine islands its occupies, allowing Hercules C-130 planes to land for resupply missions. — REUTERS
.
.
Asia-Pacific News
Mar 28, 2011, 10:35 GMT
Manila - The Philippines will boost the military presence on its western flank near disputed South China Sea territories, the armed forces chief of staff said Monday.
General Eduardo Oban said 8 billion pesos (186 million dollars) would be spent on naval and air equipment to increase the military's capacity to protect the country's border.
'The money was allocated for the initial development of our capability to have more presence in Palawan ... so we can really safeguard our interests in the area,' he said.
Palawan is the Philippines' westernmost province, near the disputed Spratly Islands where tensions recently flared when a Chinese patrol vessel harassed a Philippine oil exploration ship.
Manila halted the survey and filed a protest with Beijing over the March 2 incident.
The Spratlys, which straddle key shipping lanes in the South China Sea and are believed to be rich in oil, marine and mineral resources, are claimed in whole or in part by the Philippines, China, Taiwan, Brunei, Malaysia and Vietnam.
In November 2002, the claimant countries signed an agreement to refrain from taking steps that could trigger conflict among them and to hold consultations on possible joint ventures.
Disputes have erupted between the claimants over incidents such as Vietnamese troops shooting at a Philippine plane and the construction of concrete buildings by China on a shoal. - Deutsche Presse-Agentur
.
.
.
No comments:
Post a Comment