How to Lose a Country Gracefully
.
FitFormFunction, X-Cafe chuyển ngữ
Mon, 03/07/2011 - 00:20
.
Là một phóng viên, tôi đã phụ trách hai trong số những người thua cuộc vĩ đại của thế kỷ vừa qua. Cấp độ "vĩ đại" được áp dụng cho cả hai theo tính quy mô của sự mất mát - Mikhail Gorbachev bị mất Nga và tất cả các thuộc địa của nó, FW de Klerk mất một nước giàu nhất ở châu Phi - và cách mà họ đánh mất nó.
Trái tim của chúng ta có thể bồi hồi hiểu được sự can đảm của những người đứng lên trước bạo quyền - từ Thiên An Môn đến Quảng trường Tahrir và tất cả các đường phố mà bây giờ còn nhiều giới trẻ đang khát khao tự do. Nhưng có một đức tính anh hùng khác (khó tìm và bị xem thường) được tích luỹ cho những người biết làm thế nào để bước xuống.
Những gì Gorbachev và de Klerk đã làm không phải luôn lúc nào cũng đẹp, và không phải ông nào cũng được ca tụng tại đất nước họ ngày nay. Nhưng mỗi ông giao bỏ quyền lực của một tầng lớp ngược đãi mà không phải đưa quốc gia của mình đến một cuộc tắm máu. Sau đó, họ không chạy trốn đến sự thoải mái của các tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ. Ngược lại, họ giải quyết thành công gần như không thể tưởng tượng trong hầu hết các chế độ độc đoán đang nổi lên hiện nay: sau khi chịu thua dân chủ, họ góp phần vào tính hợp pháp của nó bằng cách trở thành ứng cử viên với chức vụ cao - và thua cuộc, công bằng và thẳng thắn. De Klerk, người chủ tịch da trắng cuối cùng của Nam Phi nơi mà người da đen bị áp bức trong nhiều thế kỷ, tôi nghĩ rằng ông thực sự cảm thấy nên ép bỏ xác thịt và xin được bình chọn trong thị trấn da đen, bày tỏ mối quan hệ cùng quyền công dân. De Klerk và Gorbachev là những đối tác chiến thắng ngay tại sự thất bại của mình, và như thế trong chiến thắng của đất nước họ.
So sánh kinh nghiệm của một quốc gia này với quốc gia khác luôn luôn là khó, nhưng trong các ví dụ của những kẻ thua cuộc lớn có một số bài học bao la cho tất cả các quốc gia đang bị co giật theo tinh thần cách mạng - và cho những người trong chúng ta đang theo dõi và đánh giá họ, không đề cập đến những người hậu thuẩn họ.
Tự do là một con dốc trơn trượt.
Cả hai Gorbachev và de Klerk đã bắt đầu như là người cải cách - đó là, các chính trị gia hết lòng thực biến một chính quyền khủng khiếp đở đáng sợ hơn, không thực sự là xoá bỏ nó.
Có lẽ vì những áp lực tác dụng bởi nhiều năm bị quốc tế tẩy chay và nhiều thập kỷ với các cuộc nổi dậy trong nước, de Klerk đã nhanh hơn Gorbachev để nhận ra rằng cả đời đảng của ông cầm quyền (một Nam Phi được khắc chung vào thịnh vượng của các quốc gia riêng biệt và độc lập, những người da đen nghèo và những người da trắng sung túc) là tàn nhẫn vô lý và không cai trị được. Vào thời điểm tôi đến năm 1992, ông đã kéo đảng của ông và một số người da trắng cực đoan ly khai vào trong một hội nghị của các phe phái, chủng tộc và bộ tộc để viết nên một hiến pháp mới; da trắng nắm quyền rõ ràng là kết thúc, và câu hỏi duy nhất là kết thúc sẽ xấu xí thế nào. Gorbachev, tuy nhiên, nghĩ rằng ông đã cứu Đảng Cộng sản, ngay khi đến ngày cái đảng đó đã tích cực cố gắng lật đổ ông.
Những chế độ dọc theo bờ Địa Trung Hải đang cố gắng để kìm hãm lại một làn sóng giận dữ bằng cách xào trộn nội các hay còn được gọi là hứa hẹn cải cách - Jordan, Morocco, Ả Rập Saudi - có thể mua cho họ được một thời gian, nhưng những cuộc cách mạng có một cách để vượt tràn người cải cách.
Một ít chính sách "glasnost" là một điều nguy hiểm.
Các chế độ đã gửi côn đồ của họ đối phó với báo chí và cố gắng để rút nguồn Internet hãy nên sợ hãi truyền thông. Tôi đã co rúm người lại theo dùi cui của nhân viên chính thức Iran, và tôi lo lắng mỗi ngày cho sự an toàn cho các nhà báo chúng tôi đã triển khai sang Ai Cập, Bahrain, Libya và các nơi khác. Nhưng tôi hiểu tại sao các nhà báo là mục tiêu.
Theo dỏi như thế nào các thông tin rò rỉ làm khuấy rối Nga từ một nỗi sợ hãi làm tê liệt là một trong những niềm vui thật sự của bao mùa xuân ở Mạc Tư Khoa. Chiến tranh Lạnh, tiếng nói của Radio Liberty, các bản sao ngầm của Solzhenitsyn và đặc biệt là nỗ lực của Gorbachev để thay mặt báo chí của Nga bằng cách để cho nó tiếp xúc với nạn tham nhũng và bất lực - tất cả đều làm sứt mẻ đi sự bất khả chiến bại của Liên bang Xô viết. Ngày nay nó là Al Jazeera; WikiLeaked cáp về lối sống xa hoa của các tầng lớp cầm quyền, và phương tiện truyền thông xã hội là những nhiên liệu của các cuộc nổi dậy. Đây là cách mà người không hài lòng biết rằng khiếu nại của họ là chính đáng và họ có người cùng chung đi. Và với việc tiếp cận tin tức rộng lớn, Facebook và Twitter không phải là nguồn duy nhất của thông tin mà còn các công cụ tổ chức - samizdat on steroid.
Một số đồng minh tốt nhất của bạn là ở trong các nhà tù của bạn.
Gorbachev trả tự do Andrei Sakharov từ lưu vong; de Klerk phóng thích Nelson Mandela. Cả hai nhà lãnh đạo sau đó gia nhập đối thủ giải phóng của họ như là đối tác đàm phán, mua một số uy tín trong và ngoài nước. Những quan hệ đối tác chắc chắn là nạn nhân của sự thiếu tin cậy, nhưng họ đã giúp đảm bảo rằng sự kết thúc của nền trật tự cũ đã được quản lý chứ không phải là thảm họa.
Quân đội, cũng là người.
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng quân đội như là các công cụ. Nhưng họ cũng có gia đình để kiếm ăn, việc làm để bảo vệ, một cổ phần trong tương lai, một khao khát cho sự tôn trọng. Nếu một nhà lãnh đạo có thể chỉ huy quân đội của mình chỉ bằng cách đe dọa thủ tiêu hoặc bằng cách giữ các thành viên trong gia đình làm con tin, như là bạo chúa tuyệt vọng của Libya, Muammar el-Qaddafi, được xem là đã từng thực hiện, bạn có thể an toàn đặt cược là ngày cùng của ông ta được có số.
Một trong những điều thông minh nhất de Klerk đã làm để ngăn chặn các cuộc nội chiến làm nhiều người lo ngại ở Nam Phi là đã đàm phán an ninh việc làm cho quân đội thuộc thời kỳ phân biệt chủng tộc. Và một trong những điều thông minh nhất Nelson Mandela đã làm là tham gia các nhu cầu này, để khi ông trở thành tổng thống đầu tiên của Nam Phi, ông thừa hưởng một quân đội mà coi ông như là ông chủ trả lương của họ.
Cái chết phiền toái của một người lại là "tử vì đạo" cho kẻ khác.
Nó không phải là ngẫu nhiên mà các điểm gia tăng của tình trạng bất ổn chính trị hiện nay có xu hướng trở thành đám tang, khi họ ở Nam Phi và một số nước cộng hòa Xô viết bất ổn. Từ vụ thảm sát tại Sharpeville để những người biểu tình bị nghiền nát dưới xích thiết giáp của một đơn vị Hồng quân Liên Xô ở Lithuania, từ các nhà cung cấp trái cây đàn áp những người tự thiêu ở Tunisia với đám đông bắn phá ở Libya, người chết sống mải và là bằng chứng của chế độ tàn ác. Và chỉ vài nền văn hóa trân quý các vị tử đạo của họ sốt sắng như là Hồi giáo làm.
Chiến thắng chỉ là phần dễ dàng.
Xin chúc mừng, bạn lật đổ bạo chúa, bạn đã thắng một cuộc bầu cử, diễn văn nhậm chức của bạn khuấy động trái tim người dân của bạn. Bây giờ đây là cái bao khổng lồ ung mũ đau khổ của bạn - Ai Cập! - Nơi mà quân đội điều hành các khu vực tư nhân, các mullahs có thể có hoặc không có thể làm hư việc áp đặt luật Shariah, các du khách đã hoảng sợ bỏ đi, nghèo đói và thất nghiệp đang lan tràn và ngày quyết điểm, sẽ bắt đầu.
Hôm nay, Nga và Nam Phi là nền dân chủ vỡ mộng. Khốn khổ nghèo đói, tội phạm và quản trị tồi đang trêu chọc Nam Phi. Nga thì tham nhũng và không dung nạp những người bất đồng chính kiến, đôi khi cũng tàn bạo như vậy. Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu của mỗi quốc gia đã phát triển lớn hơn, mở rộng quyền tự do cá nhân và chủ yếu là giữ quân đội ở mức hòa bình. Và nếu người Nga hoặc Nam Phi hết kiên nhẫn với các nhà lãnh đạo không hoàn hảo của họ, họ có một số hy vọng với các biện pháp khác so với việc xuống đường.
Gorbachev bắt đầu 80 tuổi tháng này, và de Klerk sẽ sắp là 75. Chúc mừng sinh nhật cho cả hai, và đây là để những người làm nên lịch sử bằng cách vinh dự tránh ra không cản lối.
.
.
.
No comments:
Post a Comment