Sunday, March 13, 2011

ĐI VỀ ĐÂU HỠI NỀN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM ! (Trung Nghĩa)

Trung Nghĩa
Chủ Nhật, 13/03/2011

Như đã từng viết ở bài Việt Nam sẽ không bao giờ có Cách Mạng được phổ biến lần trước.
Rào càn lớn nhất khiến cho Việt Nam không thể có thay đổi về mặt chính trị đó chính là đặc tính chịu khổ, chịu khó, vượt lên số phận của người Việt Nam.

Ở phần 2 này tác giả xin đuợc phân tích thêm những yếu tố khác làm cho nền chính trị Việt Nam ko thể thay đổi như sau:
1. Chế độ Toàn Trị
2. Thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa
3. Sai lầm ngộ nhận của các phong trào đối lập.
4. Giải pháp

Xin đuợc đi vào phân tích cụ thể như sau:

1. Chế độ Toàn Trị
Tất cả chúng ta khi nhìn vào Ai Cập, Libia, Tunisie và đem so sánh với Việt Nam đều tự đặt cho mình một câu hỏi: Tại sao chế độ của 3 quốc gia trên sụp đổ dễ dàng và nhanh chóng như vậy? Trong khi đó Việt Nam, Bắc Hàn, Trung Quốc, Cu Ba lại im lặng như tờ? Gần như không có thay đổi hay chuyển biến gì?
Và cũng có nhiều nhà cách mạng bàn phím do không hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề, cho nên đã viết những bài với tinh thần tự sướng cao độ miêu tả về 1 hoa đào, bông lúa v.v... made in Viet Nam dầu rằng họ hoàn toàn không hiểu gì về bản chất khác biệt giữa chế độ chính trị của 3 nước Ả Rập trên với Việt Nam.[1]
Câu trả lời quả là đơn giản: Chế độ Toàn Trị (Totalitarism )[2]

Chế độ Toàn Trị là một thuật ngữ chính trị học ra đời để chỉ một chế độ độc tài vô cùng và hết sức đặc biệt. Đuợc giới khoa học đánh giá là “đỉnh cao của sáng tạo và phát triển” của chế độ Độc Tài từ trước đến nay.
Chế độ Toàn Trị chính thức đuợc ra đời vào những năm Hitler đảo chính thiết lập nền độc tài quốc xã. Sau này đựoc Lenin, kế độ Stalin phát triển lên đến đỉnh cao và Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Fidel cùng các lãnh tụ Cộng Sản khác sao chép và biến đổi để áp dụng vào quốc gia của mình.

Thông thường các chế độ Độc Tài như Marcos, Mubarak, Gadaffi, Ngô Đình Diệm v…v.. chỉ là những tướng quân sự, hay quan chức của chế độ thâu tóm chính quyền sau một cuộc đảo chính và thiết lập hệ thống tay sai, đồng đảng ở các vị trí quan trọng của chính phủ. Tầm ảnh hưởng của họ chỉ giới hạn ở trên bộ máy chính quyền mà thôi. Trong khi đó xã hội dân sự, các tổ chức quần chúng nhân dân, ngõ, xóm, làng, phố v.v... họ gần như không thể kiểm soát đuợc nhân dân ở những khu vực đó nói gì, làm gì, nghĩ gì, dự định gì?

Ngược lại, Chế độ Tòan Trị thiết lập một hệ thống Đảng song song với hệ thống chính quyền phường xã, quận, huyện, ngõ, làng, xóm. Hệ thống Đảng này theo dõi nhất cử nhất động của nhân dân, thực hiện chính sách tuyên truyền, nhồi sọ, mị dân. Đặc biệt cùng hệ thống an ninh đi kèm, ngay lập tức sẽ đập tan từ trong trứng nước bất kì âm mưu hội họp, tổ chức, hay biểu tình nào của một nhóm nhân dân nào đó. Ngăn không chúng trở thành những ngọn lửa lớn để lan tỏa rộng ra tòan xã hội.
Không những thế hệ thống “xúc tua – vòi bạch tuộc” này của Đảng còn thò cả vào các nhà máy, khu công nghiệp lập ra những “Công Đoàn” để quản lí và định hướng tư tưởng của công nhân. Ngăn chặn theo dõi bất kì hành vi đình công, theo dõi sát sao để báo cáo với bên an ninh, nếu trong trường hợp cần thiết sẽ áp dụng biện pháp “nghiệp vụ” để dập tan mọi mầm mống đình công có tổ chức và lãnh đạo (nếu có ý định tiến xa hơn giới hạn cho phép).
Đó là còn chưa kể tới, hệ thống báo đài, tivi, đài phát thanh tuyên truyền 1 chiều, lọc thông tin để nhồi sọ nhân dân – thiết nghĩ không cần phải nhắc lại nữa.

Chính vì thiếu vắng đi những “xúc tua- vòi bạch tuộc” này mà Mubarak, Gaddaffi, Ben Ali đã phải ra đi rất nhanh chóng khi ngọn lửa biểu tình đã nhanh chóng lan rộng ra tòan xã hội mà các vị trên không thể có cách nào ngăn cản (ngoài việc ra lệnh cho quân đội bắn vào dân).
Nhưng đối với một thể chế Tòan Trị thì chuyện đó sẽ không bao giờ có đuợc phép xảy ra và lan rộng trở thành những cuộc biểu tình lớn để toàn dân có thể hưởng ứng và xuống đường. Nó chắc chắn sẽ bị dập tắt từ trong trứng nước, từ lúc mầm chưa kịp nhú, bào thai chưa kịp thành hình bằng mọi giá, mọi cách. Đó là nguyên tắc bền vững tuyệt đối của các chế độ Tòan Trị.
Hơn nữa, Đảng luôn có chế độ đãi ngộ rất cao bằng bổng lộc, quyền lực, tạo điều kiện cho hệ thống Đảng kiếm tiền trên xương máu của dân chúng. Cho nên, Đảng đã tạo ra một hệ thống “chó săn” cực kì trung thành và nhiệt huyết với sự tồn tại của Đảng. Nhân Dân muốn đứng lên chống Đảng thì phải bước qua xác những hệ thống xúc tua, vòi bạch tuộc này đã. Động vào Đảng tức là cướp miếng cơm của hệ thống “xúc tua” này. Cho nên, hệ thống xúc tua này và Đảng luôn sống cộng sinh với nhau một cách chặt chẽ.

Khi nhân dân ở 3 nước Ả Rập nói trên đứng lên nổi dậy, họ chỉ phải đương đầu với một nhà độc tài. Còn ở đây, nhân dân muốn đứng lên làm cách mạng họ phải đương đầu với hàng ngàn nhà độc tài chính là những bí thư, chủ tịch, hội đồng nhân dân từ thôn xóm, làng xã, huyện, tỉnh, quận v.v.… trên khắp mọi miền tổ quốc Việt Nam.
Với một chế độ bền vững như thế thì quả là một phát minh sáng tạo thiên tài của Hitler và Lenin.
Dĩ nhiên, có một số yếu tố khiến cho Chế độ Toàn Trị có thể sụp đổ sẽ đuợc tác giả phân tích ở phần 3 ở bài viết này dựa trên sự phân tích sự sụp đổ của các chế độ Tòan Trị Đông Âu, cuộc biểu tình Thiên An Môn.

2. Nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa
Ở đây tác giả không có ý nhắc lại rất nhiều bài viết phân tích cái sai, cái tiêu cực của nền kinh tế “quái thai” này. Mà ở đây xin phân tích trên khía cạnh “tích cực” đối với Đảng như: Tại sao Đảng Cộng Sản lại lựa chọn hình thái kinh tế này? Phải chăng nó có lợi, là con át chủ bài để giữ vững chế độ?
Tất cả mọi người đều cho rằng Đảng Cộng Sản quả là ngu ngốc khi chọn lựa nền kinh tế kiểu dơi chuột đó để điều hành đất nước. Nhưng có một điều mà những người chê bai Đảng không nhận ra đó là: “Chế độ kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa” chính là con át chủ bài để duy trì sự bền vững của chế độ.
Bởi vì mục tiêu chính của Đảng sinh ra không phải là để giúp cho đất nước phát triển (vì như thế chắc chắn Đảng sẽ bị tiêu diệt), mà bằng mọi giá giữ quyền lực của mình càng chắc, càng lâu, và càng vững càng tốt. Bởi thế, cùng với chế độ Toàn Trị, kinh tế thị trường xã hội Chủ Nghĩa như 2 cánh tay tả, hữu củng cố sự bền vững của chế độ trong mọi hoàn cảnh, mọi hiểm nguy (trừ trường hợp thảm họa “2012” thì phải bó tay thôi).

Trong nền kinh tế Việt Nam. Nói một cách đơn giản và nôm na. Những người dân không khác gì những con bò sữa. Ngày ngày lao động kiếm tiền quần quật, rồi cứ thế thò những bầu vú ra cho Đảng tha hồ tùy tiện thích vắt bao nhiêu thì vắt qua đủ loại thuế, lạm phát, rồi lệ phí nọ kia. Người dân dĩ nhiên từ bé đến lớn không bao giờ có khái niệm đòi nhà nước minh bạch, công khai tiền thuế. Và nghĩa vụ làm con bò sữa đã trở thành “default” cho mọi công dân Việt Nam từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho tới khi đi du lịch “tầu ngầm 6 ván”.

Karl Marx đã từng kết luận: Kinh tế quyết định chính trị. Kinh tế chết chắc chắn chính trị sẽ chết. Và đây là điều then chốt cốt tử khiến cho chế độ Toàn Trị ở Liên Xô sụp đổ, bởi vì đã để cho nền kinh tế chết, không còn sức sống. Nhưng những người độc tài ở Trung Quốc và Việt Nam quả là tinh ranh, và khôn lỏi khi đã nhanh chóng nghĩ ra kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, để đạt đuợc 2 mục đích:
1. Vừa lợi dụng sức dân nhờ kinh tế thị trường, bắt dân phải lao động kiếm tiền
2. Định hướng Xã hội Chủ nghĩa để giữ quyền chủ động nắm kinh tế trong tay đem đi nuôi dưỡng bộ máy đảng, và hệ thống “xúc tua” nhằm bảo vệ chế độ.

Ở chế độ kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa như thế này. Nền kinh tế sẽ không bao giờ chết. Tất nhiên, Việt Nam sẽ có khủng hoảng kinh tế trong thời gian tới, nhưng chắc chắn nền kinh tế không thể chết như thời bao cấp hay ở bên Liên Xô.
Bởi vì, nhân dân vẫn phải sống, họ vẫn phải lao động để làm ra sản phẩm cơ bản như các nhu yếu phẩm cơ bản, lương thực, thịt rau v…v.. để duy trì sự sống tối thiểu. Với một nền kinh tế thị trường dựa trên quy luật cung cầu như thế thì nó sẽ không thể chết.
Hơn nữa, Việt Nam là nước tự lo cho mình đuợc an ninh lương thực, giá gạo Việt Nam rất rẻ, cho nên không thể có một nạn đói trầm trọng xảy ra để mà hy vọng nhân dân nổi loạn được. Người nghèo sẽ ngày càng khổ hơn, nhưng không đến mức chết đói vì không có tiền mua gạo để ăn. Có chăng có những trường hợp chết đói nhưng sẽ không nhiều và không phải chiếm đa số.
Ngoài ra, việc giá cả tăng cao, lạm phát tăng vọt, càng khiến cho người dân phải lao động nhiều hơn, kiếm tiền nhiều hơn để lo cho cuộc sống của mình. Mà họ càng làm nhiều, thì càng làm ra sản phẩm và nền kinh tế càng không thể chết. Cứ như thế mãi mãi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ như một vòng tròn khép kín bất tận vắt kiệt tài nguyên, sức lực của con người Việt Nam trong một tương lai vô hạn định mà không ai có thể rõ được.

3. Sai lầm ngộ nhận của các phong trào đối lập
Truớc nay rất nhiều người hy vọng vào việc tuyên truyền kích thích tầng lớp trí thức đứng dậy làm cách mạng và coi họ là nòng cốt của cách mạng. Và coi thường tầng lớp công nhân, nông dân khi cho rằng: Công nhân ít học, họ có đứng lên làm cách mạng thì cũng lại sẽ tạo ra 1 nhà nước Công - Nông dốt nát kiểu Cộng Sản mà thôi. [3]
Nhận định này là hoàn toàn sai lầm vì họ đã nhầm lẫn cơ bản giữa 2 vấn đề:
+ Kiến thức chính trị, luật pháp để điều hành đất nước
+ Nhận thức quyền căn bản của con người.
Chính trị không phải là những lí thuyết nhà nước pháp quyền, bộ luật cao xa khó hiểu. Chính trị rất đơn giản đó là: Tôi cần có quyền tự do bầu cử - vì đó là để bầu và phế truất nguời lãnh đạo mà tôi ủy nhiệm. Tôi cần có quyền tự do báo chí, thông tin để chống tham nhũng, tố cáo sai trái, tiêu cực trong xã hội. Tôi cần có bảo hiểm chăm sóc y tế miễn phí, con cái tôi phải đuợc học miễn phí, phải có phúc lợi xã hội v…v.
Những điều trên không có gì là khó hiểu cao xa, một anh nông dân học hết lớp 3 là thừa hiểu và nắm rõ được vấn đề này. Và đây chính là cốt lõi để duy trì nền móng của chế độ dân chủ. Bởi vì khi toàn bộ tầng lớp lao động đã nắm rõ và hiểu được quyền lợi của mình, thì chính họ sẽ là những người bảo vệ trung thành cho chế độ Dân Chủ khi nó bị vi phạm.
Họ sẽ xuống đường bãi công, kêu gọi biểu tình khi chính quyền có những hành vi, vi phạm đến quyền lợi của họ. Và họ là đối trọng quan trọng nhất làm cho chính quyền không dám và không thể được phép độc tài và chuyên quyền. Một quốc gia một khi đa số tầng lớp lao động nhận thức rõ được quyền lợi căn bản của mình thì sẽ không bao giờ có một chế độ độc tài nào có thể tái xuất hiện và lộng hành.
Còn sau khi đã thiết lập một nền móng dân chủ như thế rồi. Lúc ra bầu cử ứng cử vào các vai trò lãnh đạo quốc gia, thì đó là việc của những người trí thức có trình độ hiểu biết về pháp luật, kinh tế, chính trị v…v.
Nói tóm lại, nền chính trị dân chủ nó như là một ngôi nhà vậy. Tầng lớp công nhân, lao động sẽ là căn nhà, nền móng, còn lãnh đạo, giới trí thức chỉ là mái nhà mà thôi.

Như đã từng nói ở bài trước, và thực tế các cuộc cách mạng ở Đông Âu, Trung Quốc cho thấy nòng cốt cách mạng luôn là tầng lớp công nhân, nông dân, trí thức có chăng cũng chỉ đứng lên hỗ trợ phần nào đó mà thôi. Để làm rõ vấn đề này chúng ta nói qua về phong trào Thiên An Môn và sự sụp đổ của các nước Đông Âu:

Phong trào Thiên An Môn diễn ra năm 1989 với sự tham gia khoảng 100.000 người và nhanh chóng bị dập tắt trong khoảng 1,5 tháng mà sau đó đến giờ là hơn 20 năm, Cuộc biểu tình Thiên An Môn nhìn qua thì có vẻ rất hoành tráng, nhưng thực sự xét cho cùng đó chỉ là cuộc biểu tình mang tính chất cục bộ của giới sinh viên, trí thức Bắc Kinh mà thôi. Vì 100.000 so với dân số Trung Quốc lúc đó vào khoảng 1,1 tỉ người [4] thì quả là ít ỏi (0,00009 %).
Do đó, quy mô của cuộc biểu tình cũng chỉ dừng lại ở quảng trường Thiên An Môn, tuy diễn ra trong hơn 1,5 tháng như thế, nhưng họ không hề kiếm đuợc sự ủng hộ của tầng lớp công nhân, nông dân (chiếm đa số), họ cũng không kêu gọi và liên kết đuợc với giới công nhân, nông dân để phát động biểu tình toàn quốc.
Tóm lại, đó chỉ là một cuộc biểu tình mang tính cục bộ. Và kết quả thì như ai cũng biết giờ đây sau 20 năm nó đã nhanh chóng trở thành “lịch sử” khi không thể trở thành tiền đề cho một cuộc cách mạng dân chủ thực sự để thay đổi đất nước Trung Quốc.

Cho đến giờ này, những nhà phản kháng ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam hòan tòan bị cô lập và chỉ là những thực thể đơn lẻ không được nhân dân quần chúng Trung Quốc ủng hộ rộng rãi. Thậm chí kể cả sự kiện Lưu Hiểu Ba có được Nobel Hòa Bình đi chăng nữa thì cũng chả giúp gì hơn cho việc kêu gọi nhân dân đứng dậy lật đổ chính quyền. Vì đại đa số nhân dân đều thờ ơ với chính trị, không quan tâm tới vấn đề dân chủ.
Và đó là một minh chứng rõ ràng nhất cho sự thất bại của cuộc cách mạng do trí thức là thành phần chủ chốt. Mà ấy là trí thức Trung Quốc còn can đảm đó. Còn trí thức Việt Nam thì đừng bao giờ hy vọng họ đứng lên được như thế (kể cả có đứng lên nhưng không có công nhân và nông dân thì cũng tan sớm thôi).

Ngược lại các nước Đông Âu đã trở thành minh chứng rõ ràng cho một cuộc cách mạng toàn dân khi tòan dân chúng (chủ yếu là tầng lớp lao động) đứng lên lật đổ chính quyền của Ceasescu, đập bỏ bức tường Berlin và công đòan Đoàn Kết của Ba Lan là ví dụ tiêu biểu cho vai trò quan trọng của giới công nhân trong cuộc cách mạng Dân Chủ.
Đặc biệt hơn nữa, ở đây nếu chúng ta so sánh hiện trạng của Liên Xô và Ba Lan mới thấy hết vai trò quan trọng của tầng lớp lao động như thế nào.

Như một bài báo của tác giả Nguyễn Minh Cần trong đó ông có nói rằng, bởi vì những người làm cách mạng ở Liên Xô không triệt để với tầng lớp đặc quyền đặc lợi trong chế độ cũ, cho nên họ đã dung dưỡng những cán bộ cộng sản cũ (như Putin) để giờ đây những người này quay lại nắm quyền ở nước Nga và biến nước này thành một chế độ độc tài, các quyền dân chủ gần như bị xóa bỏ.
Trong khi đó ở Ba Lan, do dứt khoát với chế độ cộng sản. Nhân Dân Ba Lan đã thống nhất ghi vào hiến pháp cấm Chủ Nghĩa Cộng Sản, cho nên giờ đây nhân dân Ba Lan đã hưởng một nền dân chủ đích thực hòa nhập và phát triển trong lòng Châu Âu. Trong khi đó nước Nga vẫn lẹt đẹt với 1 mớ vũ khí, dầu hỏa mãi mà vẫn không vươn lên thành cường quốc được.
Thực ra nói kỹ hơn chúng ta sẽ thấy. Chính vì ở Liên Xô cuộc cách mạng xảy ra từ trên xuống tức là nhờ có Gorbachev và các cộng sự của mình giải thế chế độ Cộng Sản, thì nứoc Nga mới thóat đuợc ách Cộng Sản, chứ không có bất kì cuộc cách mạng nhân dân nào ở Nga cả. Như thế, nhân dân Nga vẫn hồan toàn không hiểu đuợc quyền tự do dân chủ và nhanh chóng rơi vào chế độ độc tài lần thứ 2.
Trong khi đó Ba Lan là một cuộc cách mạng từ dưới lên với sự nhận thức triệt để về quyền lợi căn bản của mình, nhân dân Ba Lan đã dứt khóat xóa bỏ và gạch tên chủ nghĩa Cộng Sản khỏi đất nước và do chính có sự nhận thức rõ ràng này họ đã có một nền dân chủ trong sạch và vững mạnh không bị rơi vào chế độ độc tài lần 2 như các nước SNG và Nga.
Bởi vậy, luận điểm coi nhẹ vai trò của nông dân, đề cao quá mức vai trò của trí thức là 1 luận điểm hòan tòan sai lầm và không phù hợp.
Chế độ Cộng Sản ở Việt Nam đã quá rõ, quá tinh ranh và quá hiểu vấn đề căn bản này. Họ biết thừa rằng, những nhân vật dân chủ trong giới trí thức có sức ảnh hưởng rất ít, không có vai trò quyết định, còn hiểm họa chính là phong trào công nhân, nông dân. Do đó, việc các bác trí thức Dân Chủ họ chọn lựa phương án mềm nắn rắn buông, cô lập tích cực. Còn đối với phong trào công nhân thì họ ra tay rất mạnh, đặc biệt là vụ Nguyễn Tấn Hoành, Đỗ Thị Minh Hạnh, chỉ cần có dấu hiệu tổ chức manh động một cái là bị kết án bằng bản án 9 năm tù để răn đe ngay lập tức và dập tắt ngay phong trào khi nó vừa được nhen nhóm.

4. Giải pháp
Khi đã đề ra những trở ngại lớn nhất đối với phong trào dân chủ Việt Nam. Tác giả xin bàn tới giải pháp. Dĩ nhiên nó chỉ đơn thuần là lí thuyết một cách tổng quát còn cụ thể thì tác giả xin mọi người đóng góp ý kiến:
Tập trung gây dựng phong trào công nhân và nông dân. Nếu như các bác không đi vào đuợc tầng lớp công nhân và nông dân để tuyên truyền giúp cho họ hiểu quyền lợi của mình mà vẫn còn ngồi tổ chức hội luận, hội thảo bằng những bài viết xa rời thực tế như Tập hợp Dân Chủ Đa Nguyên đang làm là vô ích mang tinh thần tự sướng với nhau là chính (giới công nhân biết Tập Hợp này là ai?), thì có đến 100 năm nữa vẫn không thể lật đổ đuợc độc tài Cộng Sản.
Còn vấn đề tuyên truyền cho trí thức thì nên tăng cường viết những bài về chế độ phúc lợi xã hội, bảo hiểm, học phí, giáo dục ở các nứoc phát triển. Qua đó tuyên truyền cho tầng lớp trí thức hiểu cái lợi, cái hay của một chế độ Dân Chủ. Bên cạnh đó tích cực đề ra mô hình nhà nước, các giải pháp phát triển kinh tế v…v.. để cho thấy khả năng làm đuợc, giải quyết đuợc của chế độ dân chủ (khỏi bị mang tiếng là chỉ biết chỉ trích). Cá nhân tôi thấy mô hình hiến pháp 7 của bác Dr. Tran bên diễn đàn X-café rất hay, vì nó đi thẳng và đánh đúng vào cái mà giới trí thức Việt Nam đang mong đợi. Đó là giải pháp nào thay thế cho tình hình hiện tại (chỉ trích chính quyền họ đọc quá nhiều rồi).

.
.
.

No comments: