Learn to Love The Revolution
Người dịch: Minh Hạo
Đăng bởi anhbasam on 02/03/2011
Không việc gì phải sợ. Cách mạng là một vấn đề lộn xộn. Nó không tuân thủ lô gic đơn giản của sách giáo khoa phổ thông. Chiến sự Cách mạng Mỹ nổ ra một năm trước Tuyên ngôn Độc lập, và Hiến pháp không được thông qua tận 7 năm sau trận chiến quyết định ở Yorktown.
Trong 2 năm kể từ 1974, Bồ Đào Nha đi từ chủ nghĩa phát xít mới đến sự cai trị của quân đội (army rule), đến cuộc nổi dậy cộng sản chớp nhoáng và cuối cùng là dân chủ tự do, may mắn thay tồn tại đến tận bây giờ. (Trong quá trình đó, những sự kiện xảy ra trên đất nước nhỏ bé này khiến cho sự sụp đổ của chế độ cai trị của người da trắng ở Nam Phi và Rhodesia là điều không thể tránh khỏi. Đây là một khía cạnh khác của cách mạng: nó thường có những phản ứng dội lại bất ngờ.) Người Philippines lật đổ được Ferdinand Marcos năm 1986, nhưng vẫn đang mò mẫm tìm một hệ thống chính quyền vừa hiệu quả vừa dân chủ.
Trong 10 tuần kể từ khi biểu tình bắt đầu từ Tunisia, khu vực Trung Đông Ả-rập trở nên vô cùng hỗn độn. Chúng ta đã chứng kiến sự lật đổ khá nhanh gọn và thanh bình của chính thể ở Tunisia; 18 ngày đánh dấu sự phản đối hòa bình của dân chúng và sự kháng cự rời rạc của chính thể trước khi Tổng thống Hosni Mubarak rời bỏ ngôi vị ở Ai Cập; biểu tình yêu cầu sửa đổi hiến pháp vấp phải phản kháng chết người từ lực lượng quân đội trước khi đến được bàn đàm phán ở Bahrain; và gần đây nhất là bạo lực nổ ra ở Libya khiến cho đất nước này gần như lâm vào nội chiến. Và danh mục cơn sốt dân chủ ở thế giới Ả-rập chưa bao gồm những cuộc biểu tình chống đối ở những nơi khác, chống lại tất cả từ ông lớn cổ điển ở Yemen đến các ông hoàng nối ngôi ở Ma-rốc và Jordan. Vậy chúng ta học được gì từ những cuộc cách mạng trong khu vực – và những cuộc cách mạng xảy ra trước đó?
1. Cung cấp, cung cấp, cung cấp
Từ khóa khi nghĩ đến Trung Đông ngày nay, theo Eugene Rogan – giám đốc Trung tâm Trung Đông tại trường St. Anton, Đại học Oxford – chính là sự cung cấp (provision). Đối mặt với những đòi hỏi củasố lượng tăng nhanh một cách chóng mặt giới trẻ ngày càng oán giận sự thống trị của các triều đại, và được ngày càng liên kết với nhau cũng như với thế giới bên ngoài nhờ công nghệ, chính thể trong khắp khu vực không thể cung cấp đủ việc làm, giáo dục, nhà ở, lòng tự trọng. “Thất bại trong cung cấp,” theo ông Rogan, “chính là nguồn gốc rõ ràng nhất gây ra căng thẳng. Đó chính là một điểm chung.”
Cũng một điểm chung khác chính là yêu cầu căn bản của những người biểu tình. Điều này khá đơn giản, có thể thấy rõ trong những tiếng hô hào từ đường phố:
Ishaab ureed isqat al-nizam hay “người dân muốn sự sụp đổ của thể chế.” Nhưng trong khi những người tìm kiểm cải cách ở Trung Đông Ả-rập có nhiều điểm chung về mối bất bình và mục đích, họ cũng có những khác biệt rõ rệt. Một khu vực trải dài từ Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương không hoàn toàn đồng nhất. Ai Cập có trên 80 triệu người, Bahrain khoảng 1 triệu. Một số dân tộc, như Libya, có nguồn dự trữ dầu và khí đốt thừa thãi; những dân tộc khác, như Yemen, có một ít hydrocarbon.
2. Không có hai mảnh đất nào là giống nhau
Không có hai cuộc cách mạng nào là hoàn toàn tương tự. Mỗi dân tộc ở Trung Đông mang một màu sắc khác biệt bởi lịch sử cai trị của chế độ thực dân. Ma-rốc, Algeria và Tunisia nói tiếng Pháp; Libya có mối quan hệ tốt đẹp với Ý – người chủ thực dân trước đây của đất nước này; Jordan từng đứng dưới sự bảo hộ của Anh. Ai Cập nhận khoản khổng lồ viện trợ từ Mỹ, và những nhà lãnh đạo lực lượng vũ trang Ai Cập có mối liên kết mật thiết với những người cùng cấp ở Lầu năm góc. Sự kết hợp này cho Mỹ những lợi ích rõ rệt mà Mỹ không có tại những nước khác trong khu vực.
Khi cách mạng nổ ra, ký ức, phẫn uất và những rạn nứt xã hội sẽ định hình kết quả. Ví dụ, Ai Cập từ lâu đã là kẻ lãnh đạo của thế giới Ả-rập. Bẽ bàng bởi sự suy thoái trong ngôi vị của mình (dân tộc này đã từng lãnh đạo phong trào không liên kết), nhiều người Ai Cập không nghi ngờ gì việc muốn thấy đất nước mình lấy lại ngôi vị và làm sống lại thuyết động lực văn hóa và chính trị đã từng là phần không thể thiếu trong xã hội Ai Cập thể hiện sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và một lần nữa sau khi Gamal Nasser và đồng nghiệp lập đổ chế độ quân chủ năm 1952. Không có dân tộc Ả-rập nào khát khao muốn lấy lại danh vọng đã mất mạnh mẽ như đất nước này.
Ở một nơi khác, tôn giáo có thể quyết định điều diễn ra tiếp theo. Ở Bahrain, đám đông hô hào “Không Sunni, không Shi’ite. Chỉ có người Bahrain.” Nhưng trong một dân tộc mà thiểu số người Sunni và hoàng gia cai trị đa số nghèo hơn nhiều người Shi’ite, các vấn đề bè phái có thể dễ dàng làm rối loạn yêu cầu sửa đổi hiến pháp. Syria có những rạn nứt của riêng mình. Gia đình Assad, cai trị đất nước này từ 1970, xuất thân từ giáo phái Hồi giáo Alawite – trong một dân tộc đa số người Sunni, một dân tộc nơi mà những người theo chủ nghĩa Hồi giáo vẫn còn nhớ rõ chính thể này đã đàn áp một cách dã man Muslim Brotherhood những năm 1980. Chính quyền Ali Abdullah Saleh ở Yemen bị đe dọa bởi hai nhóm nổi dậy – và những thành viên vũ trang của chi nhánh địa phương của al-Qaeda. Sudan bị chia cách giữa phía Bắc của những người Hồi giáo Ả-rập (mà thành viên của nó cai trị đất nước) và phía Nam của những người châu Phi, người theo đạo Thiên Chúa với nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có mới đây đã bỏ phiếu tích cực cho ly khai. Jordan là nhà của những người Palestine từ phía Tây con sông và của những người xuất thân từ sa mạc ở phía Đông.
Các vấn đề kinh tế cũng sẽ lộ ra theo những cách khác nhau ở những nơi khác nhau. Ghét cay gét đắng tham nhũng là tình trạng chung ở tất cả các nước trong khu vực xảy ra bạo loạn, và xuất phát từ nguyên nhân tốt. Nhưng đây là một động lực đặc biệt rõ rệt cho thay đổi ở Libya. Đây là một dân tộc mà dân số nhỏ, giàu khoáng sản, lịch sử văn hóa và sự gần gũi với thị trường châu Âu giàu có đáng lẽ từ lâu đã khiến nó trở thành một trung tâm kinh tế như những quốc gia vùng vịnh, nhưng lại trở thành một chính quyền tham nhũng hoạt động cho lợi ích của Muammar Gaddafi, gia đình và những kẻ ủng hộ ông.
3. Kiên nhẫn là một đức tính
Với những bối cảnh kinh tế và xã hội khác nhau ở thế giới Ả-rập và sự thoái hóa nhanh chóng từ những gương mặt tươi tắn ở Tunisia đến bạo lực khủng khiếp ở Libya, người ta có xu hướng lo sợ điều tồi tệ nhất có thể xảy ra: đó là tình trạng bất ổn định diễn ra hàng năm ròng trải dài khắp khu vực, sự bất ổn mà nước Mỹ học được từ 11/9/2001, có thể thấm ra ngoài biên giới Trung Đông.
Một lời khuyên khôn ngoan hơn chắc chắn là kiên nhẫn. Trong những cuộc cách mạng châu Âu năm 1989, người ta thường nhìn đến Trung Đông và tự hỏi tại sao khu vực này dường như miễn nhiễm với làn sóng dân chủ. Nhưng nếu như điều gì đó đã được chứng minh trong tháng vừa qua, đó chính là Ả-rập cũng không phải ngoại lệ, không có quy luật thép nào chỉ ra rằng những khát vọng thúc đẩy xã hội loài người ở bất cứ nơi đâu – khát vọng về quyền được lựa chọn người cai trị, hy vọng cuộc sống tốt đẹp hơn cho con em bạn, sự tìm kiếm phồn vinh và hạnh phúc – bằng cách nào đó lại không tồn tại ở Trung Đông. Tại sao không chứ?
Điều đó không có nghĩa là sự sắp đặt sau cách mạng trong khu vực sẽ là hạnh phúc tất cả nơi nơi. Mặc dù những người lãng mạn mong muốn cách mạng có những người lãnh đạo có sức lôi cuốn, những cuộc cách mạng thành công chuyển đổi bản năng cách mạng thành thói quen cai trị hiệu quả
thông qua những thể chế có mức hợp pháp phổ biến. (Thật may cho Ba Lan khi đất nước này vừa có một hệ thống chính trị – Đảng liên kết (Solidarity) – vừa có một hệ thống nhà thờ với tính hợp pháp như thế năm 1989.) Ở những nơi mà thể chế như thế không tồn tại, tình trạng bất an nổi lên. Nga sau 1990 từng là một quốc gia với ít sự đối lập chính trị có tổ chức cùng một hệ thống nhà thờ và quân đội sẵn lòng thỏa hiệp. Không có gì ngạc nhiên khi đầu sỏ chính trị, tội phạm và cựu chiến
binh cục an ninh Xô Viết nhảy vào lấp chỗ trống.
4. Thể chế thực sự quan trọng
Những sắp xếp về mặt thể chế đặc biệt là quan trọng ở Trung Đông do bản chất của những biến đổi mang tính cách mạng. Những thanh niên gan dạ và có tổ chức đã mang đến thay đổi có thể lập nên thể chế – nhưng đám đông ở Quảng trường Tahrir không thể cai trị Ai Cập, hay một trang Facebook hay một tài khoản Twitter có thể làm được điều đó – ít nhất là trong thời điểm này. Chúng ta cần nhiều hơn thế. Có thể mà họ đã bị buộc cẳng hàng năm trời bởi chế độ chuyên quyền, Ai Cập và Tunisia có nghị viện, đảng chính trị, thẩm phán và luật sự, liên đoàn lao động và một nền báo chí mà thành viên muốn làm những gì mà các nhà báo tự do ở nơi khác có thể làm. Tất cả điều đó là dấu hiệu tốt cho việc xây dựng hệ thống cai trị hiệu quả, và quan trọng không kém là chịu trách nhiệm trước dân chúng.
Sự đối lập giữa Libya và Yemen khó có thể mạnh mẽ hơn nữa. Trong cơn giận của Gaddafi, Libya bị
tước bỏ hoàn toàn sức mạnh của chính quyền. (Libya chính thức trở thành một Jamahiriya, hay “nhà nước của quần chúng.”) Yemen đã là một nhà nước thống nhất từ 1990; nghèo nàn và bị đe dọa bởi những cuộc nổi dậy trong khu vực, đất nước này rất có thể đi vào một quỹ đạo hậu cách mạng chông gai.
5. Để họ tự làm điều đó
Nhưng thậm chí cả Libya và Yemen vẫn có khía cạnh tươi sáng. Khi thay đổi diễn ra ở những khu vực gay go của thế giới, những người sống trong khu vực hạnh phúc hơn – như Mỹ và châu Âu – thường hạ cố đề nghị giúp đỡ. Và chắc chắn là họ có thể – châu Âu có lẽ là dễ dàng hơn Mỹ, bởi châu Âu kiểm soát đầu nút quan trọng điều biến dòng người và hàng hóa từ Trung Đông đến thị trường gần nhất
và quan trọng nhất của nó.
Nhưng điều quan trọng nhất về cuộc cách mạng Ả-rập – lý do khiến chúng ta hy vọng rằng thậm chí Libya cuối cùng cũng sẽ ổn – chính là người Ả-rập đang làm điều đó cho chính họ. Cuộc cách mạng này là một cuộc cách mạng khu vực, một phong trào mà giới trẻ các nước đã học hỏi lẫn nhau sách lược, bố trí công nghệ và khẩu hiệu. Một kênh TV địa phương – al-Jazeera, chứ không phải BBC hay CNN – đã trở thành loa tuyên truyền chính. Một hệ thống tương trợ lẫn nhau không được vạch kế hoạch trước có thể đã giúp ích cho việc gắn bó khu vực lại với nhau hơn cả những nỗ lực từ cấp cao nhằm tạo một thuyết liên Ả-rập những năm 1950. Năm nay, theo ông Rogan, “Người Ả-rập đã được truyền cảm hứng bởi những những người anh em Ả-rập. Những gì quan trọng với thế giới Ả-rập cũng quan trọng với người Ả-rập.” Vì lý do đó, nó cũng quan trọng với tất cả chúng ta.
Bài báo gốc đăng trên Time số ra ngày 7/3/2011.
Người dịch: Minh Hạo
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment