(03/27/2011)
Tháng 5-2011 sẽ là Tháng Di Sản Người Hoa Kỳ gốc Á Châu Thái Bình Dương. Và Bản thống kê về người Mỹ gốc Á Châu năm 2011 vừa được phổ biến bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Hoa Kỳ Gốc Á Đại Học UCLA tuần này. Sau đây là một số thống kê 2011, cho thấy chân dung người gốc Á trong một toàn cảnh Hoa Kỳ.
Có khoảng 16 triệu người Hoa Kỳ gốc Á Châu vào tháng 7-2009. Con số ước lượng này tính cả người sắc tộc thuần Á hay là gốc Á lai sắc tộc khác.
Có 5.2 triệu người gốc Á tại tiểu bang California; và tiểu bang này có dân số gốc Á đông nhất, tính vào ngày 1-7-2009.
Đông thứ nhì là tiểu bang New York, với 1.5 triệu người Mỹ gốc Á Châu.
Đông thứ ba là Texas, với 1 triệu dân gốc Á.
Tại Hawaii, tiểu bang duy nhất ở Mỹ có đa số là dân gốc Á Châu: người gốc Á chiếm tới 53% dân số nơi này.
Mức tăng dân số của người gốc Á từ 2008 tới 2009 là 2.6%. Như thế là tăng nhanh thứ nhì trong các nhóm dân thiểu số, chỉ theo sau khối dân số Mỹ Latin. Con số này tính cả người thuần Á hay một phần gốc Á.
Nhóm dân số Mỹ gốc Hoa là 3.8 triệu người, đông nhất trong các nhóm dân gốc Á, tính vào năm 2009.
Nhiều kế tiếp sau gốc Hoa là các sắc dân: Phi Luật Tân (3.2 triệu người), Ấn Độ (2.8 triệu), Việt Nam (1.7 triệu), Đại Hàn (1.6 triệu) và Nhật Bản (1.3 triệu).
Nhóm dân số Mỹ gốc Hoa là 3.8 triệu người, đông nhất trong các nhóm dân gốc Á, tính vào năm 2009.
Nhiều kế tiếp sau gốc Hoa là các sắc dân: Phi Luật Tân (3.2 triệu người), Ấn Độ (2.8 triệu), Việt Nam (1.7 triệu), Đại Hàn (1.6 triệu) và Nhật Bản (1.3 triệu).
Thu nhập trung bình của một gia đình gốc Á trong năm 2009 là 68,780 đôla (mức lương này chỉ theo thống kê gia đình một sắc tộc).
Tuy nhiên, thu nhập giữa các nhóm dân gốc Á khác nhau nhiều, thí dụ: gia đình Mỹ gốc Ấn Độ có lương trung bình trong năm 2009 là 90,429 đôla; với dân Bangladesh là 46,657 đôla.
Tuy nhiên, thu nhập giữa các nhóm dân gốc Á khác nhau nhiều, thí dụ: gia đình Mỹ gốc Ấn Độ có lương trung bình trong năm 2009 là 90,429 đôla; với dân Bangladesh là 46,657 đôla.
Tỉ lệ nghèo trong gia đình dân gốc Á một sắc tộc là 12.5% trong năm 2009, không khác nhiều với năm 2008.
Trong khi các sắc dân khác có tỉ lệ nghèo biến đổi nhiều, từ 2008 tới 2009: dân da trắng không phải Mỹ Latin là từ 8.6% nghèo tăng lên 9.4%, dân da đen từ 24.7% tăng lên 25.8%, và dân Mỹ Latin từ 23.2% tăng lên 25.3%.
Các gia đình gốc Á một sắc tộc không có bảo hiểm y tế trong năm 2009 là 17.2%, không khác bao nhiêu với năm 2008.
Trong khi các sắc dân khác có tỉ lệ nghèo biến đổi nhiều, từ 2008 tới 2009: dân da trắng không phải Mỹ Latin là từ 8.6% nghèo tăng lên 9.4%, dân da đen từ 24.7% tăng lên 25.8%, và dân Mỹ Latin từ 23.2% tăng lên 25.3%.
Các gia đình gốc Á một sắc tộc không có bảo hiểm y tế trong năm 2009 là 17.2%, không khác bao nhiêu với năm 2008.
Tỉ lệ dân gốc Á một sắc tộc (không lai) 25 tuổi trở lên có bằng cử nhân hay cao hơn là 50%.
Trong khi con số này chỉ là 28% đối với toàn bộ dân Mỹ 25 tuổi trở lên.
Tỉ lệ dân gốc Á một sắc tộc 25 tuổi trở lên có ít nhất một văn bằng tốt nghiệp trung học là 85%.
Tỉ lệ dân gốc Á một sắc tộc từ 25 tuổi trở lên có văn bằng Cao Học hay Tiến Sĩ là 20%. Trong khi toàn bộ dân Mỹ 25 tuổi trở lên có văn bằng như thế là 10%.
Trong khi con số này chỉ là 28% đối với toàn bộ dân Mỹ 25 tuổi trở lên.
Tỉ lệ dân gốc Á một sắc tộc 25 tuổi trở lên có ít nhất một văn bằng tốt nghiệp trung học là 85%.
Tỉ lệ dân gốc Á một sắc tộc từ 25 tuổi trở lên có văn bằng Cao Học hay Tiến Sĩ là 20%. Trong khi toàn bộ dân Mỹ 25 tuổi trở lên có văn bằng như thế là 10%.
Có thêm bao nhiêu dân gốc Á một sắc tộc bầu phiếu trong cuộc bầu cử Tổng Thống 2008 nhiều hơn năm 2004? Có 589,000 cử tri nhiều hơn.
Tính chung toàn bộ, có 48% dân gốc Á đi bầu trong năm 2008, tức là tăng 4% so với năm 2004. Tổng cộng có 3.4 triệu dân gốc Á bỏ phiếu.
Tính chung toàn bộ, có 48% dân gốc Á đi bầu trong năm 2008, tức là tăng 4% so với năm 2004. Tổng cộng có 3.4 triệu dân gốc Á bỏ phiếu.
Có 1.6 triệu cơ sở kinh doanh thuộc sở hữu của dân Mỹ gốc Á trong năm 2007, tức là tăng 40.7% so với năm 2002.
Tổng số tiền thu vào ghi theo biên nhận của các cơ sở kinh doanh thuộc sở hữu của dân gốc Á là 514 tỉ đôla, tức là tăng 57.3% so với năm 2002.
Tại tiểu bang Hawaii, có 47.2% cơ sở kinh doanh thuộc sở hữu của dân gốc Á.
Tại tiểu bang California, con số đó là 14.9%, và tại tiểu bang New York, con số này là 10.1%.
Tổng số tiền thu vào ghi theo biên nhận của các cơ sở kinh doanh thuộc sở hữu của dân gốc Á là 514 tỉ đôla, tức là tăng 57.3% so với năm 2002.
Tại tiểu bang Hawaii, có 47.2% cơ sở kinh doanh thuộc sở hữu của dân gốc Á.
Tại tiểu bang California, con số đó là 14.9%, và tại tiểu bang New York, con số này là 10.1%.
Tính về số lượng, California có số lượng công ty thuộc sở hữu của dân gốc Á đông nhất, là 509,670 công ty (32.8% của tất cả các công ty gốc Á như thế trên toàn Hoa Kỳ), với tiền thu vào ghi theo biên nhận là 182.7 tỉ đôla (chiếm 35.6% tổng số tiền theo biên nhân của tất cả các công ty gốc Á).
New York về thứ nhì, với 196,919 công ty của dân gốc Á tức 12.7%, với tiền thu theo bei6n nhận là 50.8 tỉ đôla tức 9.9%.
Texas nhiều thứ ba với 114,593 công ty chủ gốc Á tức 7.4%, với tiền thu theo biên nhận là 42.4% tức 8.3%.
Rồi New Jersey với 4.4% trên tổng số công ty có chủ gốc Á và có mức thu là 5.9% tổngs ố biên nhận.
Rồi tới Florida với 4.2% trên các công ty chủ gốc Á và 3.4% mức thu theo biên nhận.
New York về thứ nhì, với 196,919 công ty của dân gốc Á tức 12.7%, với tiền thu theo bei6n nhận là 50.8 tỉ đôla tức 9.9%.
Texas nhiều thứ ba với 114,593 công ty chủ gốc Á tức 7.4%, với tiền thu theo biên nhận là 42.4% tức 8.3%.
Rồi New Jersey với 4.4% trên tổng số công ty có chủ gốc Á và có mức thu là 5.9% tổngs ố biên nhận.
Rồi tới Florida với 4.2% trên các công ty chủ gốc Á và 3.4% mức thu theo biên nhận.
Cựu chiến binh Mỹ gốc Á? Thống kê 2009 cho thấy có 258,183 cựu chiến binh gốc Á một sắc tộc. Khoảng 1/3 cựu chiến binh này là 65 tuổi trở lên.
Có 80% dân gốc Á sống trong gia đình có nối mạng Internet, và là tỉ lệ cao nhất trong các nhóm sắc dân, theo thống kê 2009.
Tập trung ở quận nào đông nhất? Có 1.4 triệu dân gốc Á (một sắc tộc hay lai) tại quận Los Angeles, Calif. trong năm 2009, đông nhất trong các quận toàn Hoa Kỳ.
Tập trung ở quận nào đông nhất? Có 1.4 triệu dân gốc Á (một sắc tộc hay lai) tại quận Los Angeles, Calif. trong năm 2009, đông nhất trong các quận toàn Hoa Kỳ.
Mức tăng dân số gốc Á đông nhất ở quận nào? Có mức tăng thêm 17,000 dân gốc Á tại quận Santa Clara, Calif. từ năm 2008 tới 2009, nhiều nhất toàn quốc về mức tăng.
Tuổi trung bình của dân gốc Á một sắc tộc trong năm 2009 là 35.3 tuổi. Trong khi tính toàn quốc mọi sắc tộc là trung bình 36.8 tuổi.
Có 23.6% dân gốc Á một sắc tộc dưới tuổi 18, tính vào ngày 1-7-2009; trong khi đó, 9.6% là 65 tuổi trở lên.
Bản thống kê UCLA phổ biến tuần này chưa kể riêng về dân gốc Việt. Nhưng như thế cũng cho thấy một phần toàn cảnh về gốc Á. Có thể các bản thống kê chi tiết về dân gốc Việt sẽ được phổ biến vào tháng tới. Lúc đó, chúng ta sẽ thấy rõ hơn vị trí của cộng đồng gốc Việt trong một xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa tại Hoa Kỳ.
.
.
.
No comments:
Post a Comment