Thursday, March 3, 2011

CÁCH MẠNG LÀ PHẢI CÓ "BẠO LỰC" (Người Buôn gió)

Người Buôn Gió
Mar 1, '11 9:31 PM

Sách dẫn rằng '' từ xưa đến nay bạo lực và chuyên chính đều nằm trong tay giai cấp bóc lột. chúng không bao giờ chấp nhận cho giai cấp bị bóc lột cái quyền đó..nếu giai cấp bị bóc lột nói đến đấu tranh, cách mạng là chúng quy tội đại phản nghịch''  (http://multiply.com/mu/nguoibuongio1972/image/DeohQcc1BrI4gtxMelqE+A/photos/1M/300x300/193/IMG-4788.JPG?et=t7Prqf77SSzx1ICef%2CCDxA&nmid=0)

Đoạn này mới hay

'' giai cấp bị bóc lột thường bị buộc phải tự vệ, không được phép tự vệ thi chỉ có làm nô lệ''

Giá như các công nhân ở các khu công nghiệp đang lãnh mức lương hơn triệu đồng nghĩ gì nếu như học đọc được cuốn sách này. Có lẽ họ biết hơn về đấu tranh giai cấp và nhận thức họ ở trong giai cấp nào. Có phải giai cấp làm chủ không khi mà đồng lương không đủ mua rau ăn.

Các nhà lý luận mác xít đã khẳng định cuộc đấu tranh của họ khởi xướng không thể không dùng đến bạo lực cách mạng, những nhà lý luận này còn lôi lãnh tụ Ganđi của Ấn ra để mỉa mai rằng ông này chủ trương ''phi bạo lực'' những rồi ông lại bị chính bạo lực cướp đi tính mạng. Từ đó họ rút ra rằng cách mạng phải cần đến ''bạo lực''

Sau khi có được chính quyền trong tay,những nhà lý luận mác xít này lại đột ngột đổi giọng , sẵn sàng quy chụp cho những ý kiến bất đồng là khủng bố, là ''bạo lực gây bất ổn xã hội''...là âm mưu của các thế lực thù địch....

Trong khi chính họ từ lúc mới chập chững đến lúc vững mạnh đều dựa trên'' bạo lực'' để giành được mọi thứ và kiểm soát nó. Thưở hàn vi họ khuyến khích , kích động dân chúng dùng bạo lực vũ trang để gây nhiễu loạn xã hội, khiến chính quyền hiện thời lúc đó gặp khó khăn. Nhân đó họ tìm những mâu thuẫn trong xã hội kích động tăng lên để dân chúng nổi dậy chống phá chính quyền, nhân cơ hội đó họ đứng ra thay thế chính quyền cũ. Và rồi họ thiết lập một chính quyền khác hà khắc hơn gấp bội, bởi kinh nghiệm chính từ họ mà ra.

Gia đình tên độc tài ở Libya đại tá Gaddafi dùng lính đánh thuê và vũ khí quân dụng có độ sát thương lớn đển bắn giết dân chúng biểu tình. Thế nhưng trả lời báo chí bên ngoài hắn vẫn trơ tráo nói rằng '' dân chúng Libya yêu mến tôi, và ở Libya không có vấn đề gì, mọi thứ đều ổn định''. Dịch theo văn phong của những nhà lý luận mác xít kia thì phải nói thế này

- dân chúng nước tôi một lòng tin yêu vào sự lãnh đạo của ABC, đất nước tôi hoàn toàn ổn định, mọi người dân đều hài lòng với cuộc sống và nhất trí ủng hộ sự lãnh đạo của ABC...''

Bạo lực dã man, tuyên truyền lừa dối trắng trợn. Đó là những điểm chung của những chế độ độc tài. Các điểm chung này càng gần nhau hơn, giống nhau hơn vì các chế độ độc tài thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, dạy bảo, học hỏi nhau những thủ đoạn trấn áp và lừa dối nhân dân. Chúng lập những đoàn cán bộ hợp tác, đường dây nóng, rồi trao đổi sách báo để tìm cách đối phó với nhân dân để giữ vững thể chế độc tài. Thậm chí chúng chiếu lại những đoạn phim chúng dùng xe tăng, tiểu liên giết nhân dân làm bài học dạy nhau. Những kẻ học được cách giết người này còn hỉ hả '' phải thế mới giữ được đất nước, giữ được sự lãnh đạo ABC, giữ được sự ổn định, đấy phải như nước... người ta làm như thế đấy, nước mình là còn nương tay nhiều''

Chỉ có những thể chế độc tài mới giết nhân dân như vậy, và dạy nhau giết như vậy và tiếp thu cách giết người của nhau một cách mừng rỡ như vậy.

Đã xảy ra những cuộc biểu tình, chúng cho người lẫn lộn vào trong đám biểu tình ném đá cảnh sát, hoặc giả vờ làm nhóm biểu tình khác yêu chế độ vì bức xúc đã tấn công đám kia ( dạng quần chúng tự phát) gây lên xô xát, chết người ( do chúng giết) để rồi la làng là rối loạn, biểu tình là tai hại như thế dọa nạt nhân dân.

Báo chí của chúng đưa tin về nhân dân nước khác biểu tình đòi hạ bệ chế độ độc tài thường chỉ nói kiểu như '' bạo loạn ở XYZ có ngần này người chết, ngần này bị thương, cái này cái nọ bị phá hủy'' . Không bao giờ chúng đưa nguyên nhân vì sao dân biểu tình, ai giết , ai chết.

Trong khi chính chúng thưở ban đầu,khuyến khích dùng ''bạo lực'' hơn bất kỳ ai hết. Cho đến nay vẫn vậy.
.
.
.

No comments: