Sunday, March 13, 2011

CÁCH MẠNG CHỮ U (Tina Rosenberg, Foreign Policy)

Tina Rosenberg

Mai Việt Tú chuyển ngữ
Thứ Hai, 14/03/201

Lời người chuyển ngữ
Đã có nhiều người trong và ngoài nước bình luận về “Cách Mạng Hoa Nhài” kể cả một số cac vị lão thành trong và ngoài nước đã cho nhiều ý kiến, có ý kiến nhiều tính lý trí, và có ý kiến nhiều tình cảm, một số ý kiến dè dặt không dám nói thẳng, một số lo ngại ngay cả sợ hãi, một số ước mơ ĐCSVN sẽ tự thay đổi không cần làm gì cả. Nói chung đều bộc lộ sự quan tâm, nhưng không đồng ý kiến với nhau.
Tiếp theo bài trước gửi cho Dân Luận về tổ chức Otpor, tôi thấy bài này là một thí dụ hay và cố gắng chuyển ngữ với mục đích góp ý trong tình thần xây dựng với toàn thể quí vị.
Bài viết làm tôi suy nghĩ đến:
Đánh mạnh, đánh mau, rút nhanh và sửa soạn chậm.
Mai Việt Tú
(Mai này nước Việt đẹp hơn)
Ngày 13 tháng 3 năm 2011
--------------------------------------------

Đầu năm 2008, công nhân tại một nhà máy công nghệ vải quốc doanh tại một khu kỹ nghệ của thành phố El-Mahalla của Ai Cập tuyên bố rằng họ sẽ đình công vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng tư để chống đối giá cả tăng cao và đồng lương thấp. Họ đã lọt vào mắt của một nhóm người trẻ giỏi kỹ thuật sống ở phía nam cách xa đấy khoảng một giờ lái xe tại thủ đô Cairo, bắt đầu thiết lập nhóm Facebook để tổ chức biểu tình và đình công vào ngày 6 tháng tư xuyên qua Ai Cập trong tinh thần đoàn kết với công nhân khu kỹ nghệ. Sốc đến với họ, cái trang (Facebook) ấy có 70.000 người ủng hộ.

Nhưng những gì trôi chảy ở trên mạng chứng tỏ càng khó khăn hơn trên thực tế. Cảnh sát chiếm giữ nhà máy ở Mahalla và dập tắt cuộc đình công. Biểu tình trở nên bạo động: Người biểu tình đốt cháy nhiều tòa nhà, và cảnh sát bắt đầu xử dụng súng ống bắn thẳng, giết chết tối thiểu hai người. Những cuộc biểu tình đoàn kết xuyên qua Ai Cập, trong khi ấy, bị dập tắt, trong một số nơi bị cản trở bởi cảnh sát. Những người tổ chức Facebook chưa bao giờ đồng ý về phương cách thực hiện, dân Ai Cập hoặc là ở nhà hay tràn xuống đường. Quần chúng biết rằng họ muốn thực hiện một điều gì đó. Nhưng không ai có một ý dẫn rõ ràng điều gì đó là cái gì.

Cuộc biểu tình quá kém tổ chức ngày 6 tháng Tư, những lãnh đạo đã nhìn thấy những hậu quả của họ, đã là một bài học xác đáng về sự giới hạn của mạng lưới xã hội như là một dụng cụ của cách mạng dân chủ. Facebook có thể đem lại hàng vạn người cổ võ trên mạng, nhưng không thể tổ chức họ một khi phong trào khởi động. Đấy là một dụng cụ liên lạc hữu dụng để kêu gọi quần chúng để -- ấy, làm gì nhỉ? Những lãnh đạo của ngày 6 tháng Tư đã không biết câu trả lời cho câu hỏi này. Do đó họ quyết định học hỏi từ những gì người khác đã làm. Vào mùa xuân năm 2009, Mohamed Adel, một blogger 20 tuổi và là nhà tranh đấu của ngày 6 tháng Tư ấy, đã đi đến Belgrade, Serbia.

Thủ đô của Serbia là căn cứ của Trung Tâm Ứng Dụng Chiến Lược và Hành Động Bất Bạo Động (Center for Applied NonViolent Action and Strategies), hay gọi là CANVAS, một tổ chức được điều hành bởi một nhóm người trẻ Serb mà đã đánh cú quyết định trong cuối thập niên 1990 sinh viên nổi dậy chống Slobodan Milosevic. Sau khi lật đổ ông ta, họ tự tạo một dự án cao tưởng làm thế nào để hình dung cái thành công của họ để chuyển dịch ra cho các quốc gia khác. Đối với những nhà độc tài trên thế giới, họ là những kẻ thù truyền kiếp – cả hai Hugo Chavez của Venezuela và Aleksandr Lukashenko của Belarus đã nguyền rủa họ đích danh. (“Chúng nó nghĩ là tụi tao đem cách mạng đến bằng cái hành lý xách tay,” một trong những lãnh đạo của CANVAS nói với tôi.) Nhưng đối với thế hệ của những nhà đấu tranh dân chủ trẻ từ Harare cho đến Rangoon từ Minsk cho đến Tehran, những người Serb trẻ là những anh hùng. Họ đã làm việc với những nhà đấu tranh dân chủ của hơn 50 quốc gia. Họ đã cố vấn nhiều nhóm người trẻ làm thế nào để đối đầu với những chính phủ tồi tệ nhất trên thế giới – và ở Georgia, Ukraine, vùng Lebanon chiếm cứ bởi Syria, Maldives, và bây giờ Ai Cập, những người trẻ ấy đã thắng.

Ở Belgrade, Adel theo khóa học một tuần lễ về những chiến lược của cách mạng bất bạo động. Anh ta học để tổ chức quần chúng – không phải trên máy điện toán mà trên đường phố. Và điều quan trọng nhất, anh ta học làm cách nào để huấn luyện những người khác. Anh ta trở về Ai Cập và bắt đầu huấn luyện. Phong Trào Người Trẻ của mồng 6 tháng Tư, cùng với một nhóm tương tự có tên là Kefaya, trở thành những nhà tổ chức quan trọng nhất của 18 ngày tranh đấu hòa bình đã đưa đến sự ra đi của tổng thống Hosni Mubarak vào ngày 11 tháng Hai.

Phong trào 6 tháng Tư và Kifaya là những nhóm đã dẫn đầu thật sự huy động những người biểu tình được tổ chức xuống đường, một báo cáo ngày 3 tháng Hai từ nhóm phân tích chính trị địa lý Stratfor báo cáo. Những chiến thuật được lấy thẳng ra từ những chương trình huấn luyện của CANVAS. “Tôi được huấn luyện làm thế nào để hướng dẫn biểu tình một cách hòa bình, làm thế nào để tránh bạo động và làm thế nào để đương đầu với bạo động từ bộ phận an ninh… và cũng làm thế nào để tổ chức quần chúng xuống đường,” Adel nói về kinh nghiệm của anh ta với những người Serb, trong một cuộc phỏng vấn với Al Jazeera tiếng Anh vào ngày 9 tháng Hai. “Chúng tôi thật là ngạc nhiên họ đã làm rất nhiều với rất ít (nỗ lực),” Srdja Popovic, một trong những lãnh đạo của CANVAS nói với tôi.

Khi những cuộc cách mạng bất bạo động càn quét những chế độ cầm quyền lâu dài ở Tunisia và Ai Cập và đe dọa những kẻ độc tài gần đấy Algeria, Bahrain, và Yemen, sự chú ý của thế giới đã dẫn dắt đến nguyên do – bao nhiêu thế hệ trôi qua với những áp đặt – và dụng cụ -- những mạng như Facebook, Twiter – phát họa những làn sóng của cách mạng. Nhưng khi những hội viên của phong trào 6 Tháng Tư học được bài học là chỉ những thứ ấy không làm một cuộc cách mạng. Thế thì cái gì làm nào? Trong quá khứ những nhà bất đồng chính kiến tự tham gia những lực lượng nổi dậy của những kiểu chính trị địa lý: sự sụp đổ của những chế độ ở Châu Mỹ La Tinh và khối Sô Viết cũ là phần lớn hậu quả của sự rút lui sự ủng hộ của những thế lực to lớn cho những nhà độc tài và sự đoàn kết của lực lượng tự do dân chủ như là một lý tưởng toàn cầu. Nhưng sự đụng độ giữa những lý tưởng đã chấm dứt, và vẫn còn nhiều nhà độc tài còn tồn tại – thế thì chúng ta phải làm gì?

Câu trả lời, cho những nhà đấu tranh dân chủ trong danh sách càng tăng của những quốc gia, là đến với CANVAS. Khá hơn những nhóm dân chủ khác, CANVAS đã xây dựng một nền căn bản vững chắc cho cách mạng bất bạo động: phương cách để biến từ một nhúm người trở thành một phong trào rộng lớn và dùng những phong trào ấy lật đổ kẻ độc tài. CANVAS biết cách để biến đổi một người nhút nhát, thụ động, sợ hải chỗ đông người trở thành một nhà tranh đấu. Nó nhấn mạnh đoàn kết, kỷ luật, và chuẩn bị kế hoạch – chiến thuật mà là căn bản cho bất kỳ một trận đánh quân sự nào, nhưng thường thường không được để ý đến bởi những nhà cách mạng bất bạo động.

Sẽ có những lúc trong giai đoạn độc tài tạo ra sự nổi giận của quần chúng: xăng tăng giá, sự ám sát lãnh tụ đối lập, vụ tham nhũng nổi bật cho đến một thiên tai, hoặc chỉ cái hành động tịch thu một cái xe thồ chở hàng. Hầu như trong mọi trường hợp, sự nổi giận vẫn chưa đủ -- nó tự phát như ngọn lửa. Chỉ một chống đối được chuẩn bị sẽ có thể xử dụng những cơ hội kể trên để lật đổ một chính phủ.

“Những cuộc cách mạng thường được nhìn như là đột ngột,” Ivan Marovic, một cựu huấn luyện viên của CANVAS, nói với tôi tại Hoa Thịnh Đốn vài năm trước. “Cứ như là quần chúng tràn xuống đường. Nhưng đấy là kết quả của những tháng hoặc những năm chuẩn bị. Thật là chán chường cho đến khi bạn tiến đến một điểm nào đó, mà bạn có thể tổ chức những cuộc biểu tình rộng lớn hoặc những cuộc đình công. Nếu nó được lên kế hoạch một cách thận trọng, khi đến lúc nó bắt đầu, tất cả hoàn thành chỉ vài tuần.”

CANVAS không phải là tổ chức đầu tiên để hướng dẫn cho những người sống dưới sự độc tài những tay nghề mà họ có thể xử dụng để lật đổ nó; chính phủ Hoa Kỳ và những đồng minh đã ủng hộ tiền bạc cho những tổ chức quảng bá dân chủ trên thế giới từ những năm đầu của Chiến Tranh Lạnh. Sống dưới hai chế độ độc tài – Chí Lợi dưới Angusto Pinochet và Nicaragua dưới Sanidistas – và đã thăm viếng cả chục quốc gia khác. Tôi đã thấy những đạo quân của họ hành động và chính tôi phục vụ như là một quan sát viên bầu cử. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy những cái gì như là CANVAS.

Những nhóm quảng bá dân chủ kiểu cổ truyền thích liên kết với những đảng đối lập có tiếng tốt và những nhóm xã hội dân sự. CANVAS thích làm việc với những tay mơ. Lý thuyết là những đảng đã được thiết lập vững vàng và những tổ chức dưới một nhà độc tài luôn luôn mệt mỏi và nhem nhúa để có thể lật đổ người ấy, và cái hy vọng ấy chìm lĩm thay vì với những kẻ ngoại cuộc lý tưởng, thường là sinh viên. Nhóm Serb (CANVAS) không là loại những nhà cố vấn mặc vét lương cao đến từ những quốc gia giàu có, họ nhìn như là, một lũ sinh viên xấc xược. Họ mang theo một cái bị cao bồi. Họ phát tỏa sự thành công. Mọi người mà được họ huấn luyện đều muốn làm những gì mà nhóm Serb này đã làm.

Nếu CANVAS đã xé toạc cái cuốn sách thực hành của kiểu quảng bá dân chủ cũ, đấy là bởi vì những lãnh đạo của nhóm đã đẻ ra một cuốn mới, viết từ những kinh nghiệm đầu tay của họ. Đi ngược về cái gốc của nhóm đến một cuộc họp tháng 10 năm 1998 trong một quán café ở Belgrade, nơi mà Popovic, một người đàn ông cao ráo và nhạy bén, ở tuổi 25 và là một sinh viên của khoa Sinh Vật Dưới Nước tại Đại Học Belgrade, đã kêu gọi nhiều bạn sinh viên lại với nhau. Tại thời điểm ấy, Milosevic đã cầm quyền chín năm và đã củng cố địa vị vững vàng. Ông ta đã tạo ra và thất bại cả ba cuộc chiến tranh và đang chuẩn bị bắt đầu cái thứ tư, ở Kosovo. Popovic và những bạn anh ta đã trong phong trào sinh viên chống đối nhiều năm nay. Họ đã diễn hành 100 ngày liền, nhưng những cố gắng của họ chả được kết quả gì. “Đấy là một cuộc họp của những người bạn đầy tuyệt vọng,” Popovic nói. “Chúng tôi đã đang ở tại điểm thấp nhất của thối chí.”

Những sinh viên tự đặt tên cho họ Otpor! – “Phản kháng!” nghĩa theo chữ Serbia – và bắt đầu suy nghĩ lại về cách mạng. Điều đàu tiên và khó nhất là sự càm tính của công dân của họ. Thăm dò dân ý từ phe đối lập cho thấy đa số dân chúng muốn Milosevic ra đi. Nhưng họ nghĩ rằng là lật đổ ông ta là điều không thể thực hiện được, hoặc quá nguy hiểm để làm thử. Và cái nhóm đối lập chính trị của Serbia thì cũng chẳng khá gì. Ngay cả những cái đảng chống Milosevic cũng chỉ là những cổ xe cho sự khát vọng cá nhân của những lãnh đạo.

Nhưng những người khai sáng của Otpor nhận thức rằng người trẻ sẽ tham gia chính trị -- nếu nó làm cho họ cảm thấy anh hùng và ngầu (cool), một phần của cái gì to lớn. Đấy là cách mạng hậu tối tân. “Sản phẩm của chúng tôi là một kiểu sống,” Marovic giải thích cho tôi. “Phong trào không phải chỉ về những vấn đề. Đấy là về bộ mặt của tôi. Chúng tôi cố gắng biến chính trị được nhìn khêu gợi.” Những chính trị gia cổ truyền nhìn thấy công việc của họ là soạn thảo những diễn văn và những người theo họ làm cái việc lắng nghe; Otpor lựa chọn sự tập hợp lãnh đạo, và chẳng có diễn văn gì cả. Và nếu tổ chức có mượn đỡ nguồn cảm hứng của Gandhi và Martin Luther King Jr, thì nó cũng lấy những quảng cáo từ Coca-Cola, với sự giản đơn của nó, tạo một thông điệp mạnh bạo và một thương hiệu mạnh mẽ. Biểu tượng của Otpor là một nắm đấm – một sắt thép, rập khuôn của một biểu hình của thành phần nông dân Serb trong Thế Chiến Thứ Hai, và của phong trào cộng sản mọi nơi.

Otpor không đi theo chiến thuật chống đối cổ truyền như diễn hành và tụ tập – một phần là không cần thiết, bởi vì nhóm không đủ người để mà kéo nhau vào làm như vậy. Thay vì theo kiểu đánh mạnh đánh nặng của những đảng chính trị, Otpor xử dụng cái cảm năng của một chương trình TV mà lãnh đạo của họ khi lớn lên thích xem: Xiệc Bay Monty Python. Đấy là kiểu công việc của giúp vui lề đường và những châm biếm mà làm chính phủ được nhìn như ngu đần và thắng được số người theo dõi. Chế nhạo kích động cười cũng không phải lúc nào cũng thành công, nhưng đó luôn luôn là trọng tâm.

Cái nhạo nổi tiếng nhất là một thùng dầu to sơn với hình của Milosevic. Otpor lăn nó tại một đường phố đông người, mời mọi người ai bỏ một đồng cắc vào sẽ được cầm gậy đánh Milosevic một cái. Đây là một cái chế nhạo thích nhất của Otpor, một hành động tiến thối lưỡng nan. Nó để lại một cái xấu cho chế độ hành động chiều nào cũng xấu vậy. Nếu chính phủ để cho cái thùng cứ lăn thì chứng tỏ họ yếu. Nhưng khi cảnh sát nhảy vào thì hình ảnh ấy cũng chẳng khá hơn. Thành viên Otpor chạy mất, và TV của đối lập cho chiếu những bức hình cảnh sát bắt giữ cái thùng và đưa lên xe chở đi. Cả nước cười thầm về những châm biếm ấy – và tham gia Otpor.

Thay vì cố tránh sự bắt bớ, Otpor quyết định khởi động nó và dùng nó để ưu trương phong trào thêm. Sau vài tháng nó trở thành bằng chứng trong khi cảnh sát cứ bắt bớ thành viên Otpor, tra tấn thì hiếm và rất ít người ngay cả bị bắt qua đêm. Khi bất kỳ một thành viên nào bị bắt, tổ chức gửi một đám la ó lẩn quẩn chung quanh đồn cảnh sát. Người bị bắt lộ diện được cả đám báo chí đối lập và đám bạn cổ võ. Nhiều người trẻ thi đua tham gia được cảnh sát bắt càng nhiều. Nếu mặc áo thun đen có quả nắm đấm là cho bạn được xem là người trong cuộc của cách mạng, bị bắt làm cho bạn trở thành ngôi sao nhạc rock. Những người một lần nào đó suy nghĩ là nạn nhân thì đã nhận thức nên suy nghĩ như là anh hùng.

Sau hai năm thành lập, 11 thành viên của Otpor đã trở thành 70.000. “Cái dấu hiệu mà họ đã làm đã không bao giờ bị mất là làm cho chính dân Serb tự nói lên một cách chính thức chế độ không phải bất diệt, nhiều người Serb chia sẻ cảm nghĩ là thay đổi đã đến lúc,” James O’Brien nói, đặc nhiệm từ ban lãnh đạo của tổng thống Clinton ở vùng Balkan. Cho đến khi Milosevic vận động tranh cử để tiếp tục làm tổng thống của Nam Tư vào tháng 9 năm 2000, phong trào đấu tranh kéo dài của Otpor – và Milosevic cố gắng dập tắt nó – đã làm giảm thiểu sự ủng hộ đối với vị tổng thống và tạo cơ hội giúp cho sự đoàn kết của phe đối lập. Khi Milosevic từ chối chấp nhận đã thua cử đối với người của phe đối lập Vojislav Kostunica, biểu tượng của Otpor về bất bạo động trong kỷ luật, đồng thời với hàng loạt biển người của những nhà tranh đấu, đã chứng tỏ cho bộ phận an ninh cải lệnh của Milosovic không bắn vào những người biểu tình. Ngày 7 tháng Mười, vị tổng thống bại trận từ chức.

Những gì không nghĩ đến đã xảy ra. Cho những người trẻ Serb, cái bước kế tiếp là làm sao xuất cảng nó.
Chỉ trong vòng vài tháng Milosevic lật đổ, lãnh đạo Otpor đã bắt đầu nhận những cú điện thoại từ những nhà tranh đấu dân chủ ở những quốc gia khác muốn rập khuôn sự thành công của phong trào. Slobodan Djinovic, một trong những người tổ chức nguyên thủy, bắt đầu đi đến Belarus, gặp gỡ thân thiện với một phong trào sinh viên ở đó. Tuy nhiên, phong trào bị đột nhập sau một thời gian ngắn và sụp đổ sau đó.

Djinovic gặt được thành công hơn ở Georgia, nơi mà một nhóm trẻ thành lập một phong trào gọi là Kmara! (“Đủ!”). Năm 2002, Djinovic và những lãnh đạo khác viếng thăm, và qui tụ sinh viên Kmara ngay tại Serbia. Sau khi Eduard Shevardnadze, một người thuộc vào thể chế Sô Viết cũ mà đã làm tổng thống Georgia từ năm 1995, cướp cả cuộc bầu cử tháng 11 năm 2003, phong trào chỉ đạo bởi Kmara đẩy ông ta ra khỏi chức vị mà được gọi là cuộc Cách Mạng Hoa Hồng. Theo sau đấy là cuộc Cách Mạng Cam ở Ukraine, nơi mà những nhà cựu tranh đấu của Otpor trải qua nhiều tháng cố vấn phong trào trẻ Pora (“Thời Điểm.”)

Trên một chuyến đi đến Nam Phi để huấn luyện cho người Zimbabwe năm 2003, Djinovic và Popovic quyết định thành lập CANVAS. Lúc ấy, Popovic là một đại biểu quốc hội, nhưng anh ta từ chức năm 2004, thích làm công việc như một nhà tổ chức và một nhà cách mạng. Djinovic đã thành lập một hãng cung cấp mạng internet không nối dây năm 2000 và trên con đường trở thành một nhà đại tư bản. Ngày nay anh ta là xếp của một công ty tư internet và điện thoại lớn nhất Serbia và ủng hộ một nửa ngân khoản hoạt động của CANVAS và các tốn kém để tổ chức các khóa huấn luyện đến từ cái túi tiền riêng của anh ta. (CANVAS có bốn người rưởi nhân viên. Huấn luyện viên là những cựu lão thành của phong trào tại năm quốc gia và được trả lương theo kiểu khoán công. CANVAS tham gia các khóa huấn luyện được trả tiền bởi Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu, Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc, một tổ chức phi chính phủ gọi là Nhân Quyền Trong Hành Động., và Nhà Tự Do, một tỏ chức của Mỹ nhận tiền từ chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng CANVAS thích cho Hoa Thịnh Đốn một cái giường rộng (tránh xa), một phần do kinh nghiệm của Otpor. Như là sự đấu tranh toàn diện với Milosovic, Otpor lấy tiền của chính phủ Hoa Kỳ, và nói láo về chuyện đó. Khi câu chuyện thật sự phơi bầy sau khi Milosevic lật đổ, nhiều thành viên Otpor rời bỏ tổ chức, cảm nghĩ bị phản bội.)

Hầu hết những công việc của CANVAS là với những nhà đấu tranh dân chủ từ những quốc gia chà đạp trung bình mà chiếm đa số trong số lượng độc tài của thế giới. Những thành công cho đến nay: nhóm Serb đã giúp lật đổ những chế độ độc tài loại dễ. Dù cho ai có nói gì về vụ Shevardnadze của Georgia, đấy không phải là Bắc Hàn. Do đó năm ngoái tôi quyết định theo dõi sự làm việc với nhóm đấu tranh từ một quốc gia mà sẽ đưa những ý nghĩ của họ chưa bao giờ đến điểm cực: Miến Điện.

Năm 1962, một cuộc đảo chánh quân sự dẫn đầu bởi tướng Ne Win đã chấm dứt chính phủ dân sự đã nắm quyền 14 năm từ lúc được độc lập. Trong khoảng thời gian nửa thế kỷ chỉ có vài lúc nào đó có triển vọng cho người Miến Điện có hy vọng một cái gì đó tốt hơn. Biểu tình chống chính phủ xáo trộn nhiều tháng năm 1998, nhưng kết liễu sau đó khi binh lính giết hàng ngàn người biểu tình. Hai năm sau, Miến Điện tổ chức bầu cử tự do (đầu tiên) từ lúc đảo chánh. Nhưng khi đảng của Aung San Suu Kyi, Tập Hợp Quốc Gia cho Dân Chủ, thắng với đại đa số, chế độ hủy kết quả.

Biểu tình rộng lớn không xảy ra cho đến tháng 9 năm 2007, khi chính phủ hủy bỏ trợ cấp xăng dầu không báo trước và giá cả xăng tăng lên 500 phần trăm. Các vị sư đạo Phật biểu tình chống tăng giá, đã bị đánh đập bởi lực lượng an ninh. Một vị sư ở Rangoon tên là Ashin Kovida 24 tuổi, nhỏ con, ăn nói mềm mại, giận dữ. Ông ta bán hết quần áo, dùng tiền tạo truyền đơn gửi đến tất cả các vị sư ở nhũng chùa tại Rangoon xuống đường. Ngày 19 tháng 9, khoảng 400 vị sư tham gia, và có cả sinh viên – chiếu theo cái màu áo của các vị sư – được gọi là cuộc Cách Mạng Nâu Sồng (Cách Mạng Saffron).

Kovida, hiện tại đang sống tỵ nạn tại California, ông ta có cảm hứng khi đọc Lật Đổ Một Nhà Độc Tài, một tài liệu về cuộc lật đổ Milosevic đã được phụ đề tiếng Miến Điện và chuyền tay mật thiết trong nước. Ông ta nghĩ chính phủ không dám bắn giết kẻ tu hành. Ông ta đã nhầm. Cả chục người bị giết, và cả ngàn người tu nam nữ bị bắt, một số bị tuyên án trên 60 năm. Chống đối tại Miến Điện lại trở về yên lặng; cuộc bầu cử được tổ chức vào tháng 11 năm 2010, nhưng chỉ đem đến cho quốc gia một thay đổi rất nhỏ.

Vẫn có những người Miến Điện, tuy nhiên, muốn làm liều để cho một dân chủ thật sự. Năm ngoái, 14 người, hầu hết rất trẻ, tập trung ở một phòng họp của một khách sạn nằm ngoài Rangoon cho một khóa học của CANVAS. Họ được chọn đến với nhau bởi một nhà đấu tranh lão thành xin giấu tên được yêu cầu gọi là K2. (Sự hiện diện của nhà báo và người chụp ảnh đã được dàn xếp một cách thận trọng để bảo vệ sự an toàn của học viên: Tôi không thể xác định người Miến Điện, ngày và nơi của khóa học tập.)

Đây là lãnh thổ mới của nhóm Serb – CANVAS đã làm việc với người tỵ nạn Miến Điện, nhưng đây là những người sống trong nước. Nhóm Serb lo lắng về sự kiện là những học viên không biết nhau. Bất tín nhiệm có thể chết người. Popovic có một lần huấn luyện một lớp gồm cả nhóm trẻ của đảng đối lập và nhóm không theo chính phủ từ Zimbabwe. Họ đều chống đối nhà độc tài Robert Mugabe – nhưng họ cũng ghét nhau nữa. “Chiến tranh không chấm dứt,” là cách mô tả đặc tính của nó. Ở một quốc gia như là Miến Điện, người ta sợ những người mà họ không biết rõ. Nhóm Serb nghĩ là đây có thể là vấn đề.

Và dĩ nhiên, Miến Điện không phải là Ukraine. Càng ít thúc đẩy phong trào dân chủ, càng lâu hơn để chuyển bánh. Những quốc gia mà những nhà đấu tranh nhanh chóng nhận thức, nhóm Serb nói, là Georgia và Việt Nam. Người Miến Điện thì phản ứng như những người đến từ những quốc gia toàn trị như Belarus, Djinovic nói, lắc đầu. “Họ rất là khó để khuyến khích – rất cực là thụ động. Tôi không thể nào kiếm thấy một lóe lửa nào trong ánh mắt họ.” Và rồi nhóm Bắc Hàn: “Họ là những sinh viên trẻ rất tốt ở trong một khách sạn tại Seoul,” Popovic nói với tôi. “Chúng tôi làm việc cả hai ngày trường và không có một khái niệm gì đang xảy ra đây. Họ không thay đổi sự cảm xúc trên gương mặt của họ. Họ ngồi như pho tượng. Thật là tệ hại.”

Với người Phi Châu, người Mỹ La Tinh, và người Georgia, huấn luyện viên CANVAS cảm thấy thoải mái và sống động – “kiểu Serb,” Popovic gọi nó. Với người Á Châu, người Trung Đông và hầu hết người Đông Âu, họ cố gắng nghiêm chỉnh. Nhưng trong khi kiểu cách cần đáp ứng, chương trình học vẫn giống nhau. Nó đã được viết cho hai cái đấu tranh đầu tiên đang diễn ra mà họ đã làm việc, Zimbabwe, và Belarus – những nơi mà mọi thứ đều khác nhau. Học viên Trung Đông, Djinovic nói, đôi khi chiến lược không thực hiện được ở thế giới Hồi Giáo. Nhưng những thành công của CANVAS ngoài khối Sô Viết cũ là Lebanon và Maldives, cả hai là quốc gia có đa số đạo Hồi.

Khi Popovic hỏi học viên Miến Điện những gì họ hy vọng học trong tuần, câu trả lời chú trọng vào hai vấn dề: động viên quần chúng và vượt qua sợ hải. “Chúng tôi sợ hãi những gì chúng tôi đang làm,” người đàn ông cao trả lời. “Chúng tôi có cái triệu chứng ‘không có cái gì chúng tôi có thể làm’. Chúng tôi chưa bao giờ nếm tự do.” Một người đàn bà trẻ chỉ ra rằng chính phủ xem những tụ tập trên năm người là bất hợp pháp. “Đấu tranh bất bạo động thật là nguy hiểm,” bà ta nói.

Nhóm Miến Điện đã phô bày một quá trình chông gai đối mặt CANVAS tại những quốc gia không có một quá trình lịch sử của đối lập hữu hiệu: sự thụ động, chủ nghĩa sợ chết , và sự sợ hãi của công dân. Bài học thực dụng nhất của CANVAS là làm thế nào tháo gỡ cái lá chắn ấy. “Mỗi một bài hoc tập, một người nào đó đến nói với tôi, ‘Trường hợp của chúng tôi hoàn toàn khác hẵn,’” Djinovic nói với nhóm Miến Điện. Có những người cười hồi hộp. Nhưng nhóm Miến Điện có môt điểm nhận giá trị: Có ai khùng đến độ lăn cái thùng với hình của Than Shwe trên đó để cho dân Rangoon cầm cây đập sẽ có rủi ro không phải vài giờ trong tù, nhưng cả chục năm. Vậy thì nhóm Serb có thể nói cái gì nào ?

Có nhiều điều được phơi bày. Một số học sinh nói họ nghĩ bất bạo động nghĩa là thụ động – đạo đức cao, có lẽ, ngây thơ. Popovic lồng khung công việc vào những từ của Tôn Tẫn: “Tôi muốn bạn nhìn thấy đấu tranh bất bạo động là một hình thái của chiến tranh – chỉ có sự khác nhau là bạn không dùng vũ khí,” anh ta bảo với họ. Đây là điều mới. Anh ta tranh luận rằng bất bạo động có đạo đức hay không thì chả liên hệ gì cả: Đấy là một sự cần thiết có tính cách chiến lược. Bạo động, dĩ nhiên, là thứ mà mỗi nhà độc tài dựa vào. Những nhà sáng lập Otpor biết rằng họ không bao giờ thắng sự ủng hộ với bạo động – mỗi đấu tranh dân chủ dần dà cần nắm được nhóm trung lưu và tối thiểu trung hòa lực lượng an ninh.

Lập đi lập lại, Djinovic và Popovic đập vào một cái mơ hồ khác: đấu tranh bất bạo động thì đồng nghĩa với tập trung một số lượng lớn của quần chúng. Nhóm Serb lưu ý rằng xuống đường và biểu tình nên được để dành khi nào sau cùng bạn có sự ủng hộ rộng lớn. Xuống đường thì rủi ro cao – nếu kết quả chỉ có ít người, tiếng tăm của phong trào bị hủy diệt. Và tại cuộc xuống đường, quần chúng bị bắt bớ, đánh đập, và bị bắn. Chính quyền sẽ cố gắng kích động bạo lực. Một cuộc xuống đường tồi tệ có thể tiêu hủy cả một phong trào. Đây là một điểm mà làm cả nhóm người gật gù. “Bất kỳ tụ tập nào ở Rangoon là điên khùng,” Djinovic nói.

Nhưng nếu không xuống đường, thì gì nhỉ ? Nhóm Serb trình bày những đoạn rút tỉa từ Một Động Lực Mạnh Mẽ Hơn, một loạt tài liệu về đấu tranh bất bạo động: Xuống đường vụ muối của Gandhi, phong trào chống chính sách phân biệt chủng tộc của Nam Phi, vụ ngồi ăn vạ bửa trưa và tẩy chay xe buýt của phong trào đòi quyền dân sự tại Mỹ, Popovic chỉ ra sự thảo hoạch cho những hành động này và cho nhóm học tập liệt kê những chiến thuật mà họ thấy: truyền đơn, băng rôn, ngồi lỳ, tẩy chay, lập hàng rào người, âm nhạc. “Nam Phi và Miến Điện có điểm chung: không có tự do thông tin,” anh ta nói. “Vậy thì làm thế nào để lan rộng cái văn kiện ?”

“Bài nhạc,” người đàn ông với bộ râu mép nói. “Những buổi cầu nguyện và đám ma,” một bà trung niên nói, người già nhất trong nhóm, một bà mà cả nhóm gọi là bà cô. Popovic nhấn mạnh, “Thế thì sự thú vị gì về đám ma ?” “Đấy chỉ là một nơi mà quần chúng có thể gặp nhau,” một thanh niên trẻ nói.

Đám ma là một tiến thối lưỡng nan cho người chống bạn,” Popovic nói. Ở Zimbabwe, tụ tập năm người bị cấm, nhưng nếu có 5000 người dự đám ma? Bất cứ khi nào có một ai dính líu tới phong trào qua đời, họ sẽ tụ tập ca hát – và cảnh sát sẽ không phá đám ! Đấy là một vấn đề thật sự để xịt hơi cay tại một đám ma.”

Cái ý kế tiếp mà một trong nhóm Serb học được từ nhà giáo Mỹ Gene Sharp, tác giả cuốn sách Từ Độc Tài Đến Dân Chủ (một cuốn sách ấn nguyên thủy năm 1993 tại Thái Lan cho những nhà bất đồng chính kiến của Miến Điện), người đã được gọi Chiến Lược Gia của bất bạo động. Popovic lần đầu tiên được giới thiệu tới những ý tưởng của Sharp vào mùa xuân năm 2000 bởi Robert Harvey, một cựu đại tá quân đội Hoa Kỳ phục vụ như một tùy viên quân sự tại tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Miến Điện vào thập niên 1980 trước khi trở thành vỡ mộng với đấu tranh bng vũ khí. Khi thành viên Otpor gặp Helvey, phong trào đã có 20.000 hội viên hoạt động và có tiếng tốt. Nhưng nhóm đụng phải một bức tường – phong trào lớn mạnh, nhưng những lãnh đạo của nó không thể thấy được làm thế nào Otpor có thể tạo sự lớn mạnh đó trở thành sự lật đổ Milosevic.

Helvey đã chỉ cho họ làm cách nào. Ông ta giải thích ý nghĩ của Sharp rằng chế độ vẫn nắm quyền qua sự vâng lời của công dân mà họ quản lý. Mục đích của một phong trào dân chủ là rút lui cái sự vâng lời đó. Một chính phủ như một cái tòa nhà đứng thẳng bởi những cái cọc, Sharp giải thích. Otpor cần kéo những cái cọc của Milosevic về phía đối lập.

Thật ra, Otpor đã làm khá tốt đối với hai cái cột quan trọng của Milosevic. Một là lớp người già: Họ lúc nào cũng là nền ủng hộ của Milosevic, nhưng các vụ bắt bớ đều đều những trẻ 16 tuổi của Otpor – và chính phủ cư gán cho những học sinh ấy là khủng bố -- đã làm mấy bà nội ngoại giận dữ. Cái cột kia là cảnh sát. Từ lúc đầu, Otpor đã cân nhắc lực lượng cảnh sát là đồng minh đang chờ đợi. Thành viên Otpor mang bánh trái hoa quả đến những đồn cảnh sát (đôi khi với một toán phóng viên TV). Thay vì chống đối cảnh sát lúc đối đầu, thành viên Otpor hoan hô họ.

Nhóm Serb nhắc nhở cái này cho nhóm Miến Điện, và thêm một giai đoạn nữa vào: họa đồ diễn biến thế lực, một phát minh của Djinovic. Anh ta đòi hỏi học sinh liệt kê những nhóm khác nhau với sự ảnh hưởng trong xã hội, và vẽ sự trung thành của mỗi nhóm đối với chế độ qua thời gian. Cái ý ở đây là xem những nhóm nào thay đổi lên xuống – và những biến cố lịch sử gần đây kích động sự thay đổi. Từ đó họ có ngõ ngách nhóm nào là nhóm có lời nhiều nhất để âu yếm với.

Học sinh tự đặt mình vào cái thế của cảnh sát, công nhân, đàn bà, và những nhóm khác – họ muốn cái gì ? Những danh sách mà họ lập ra có thể đoán được sở thích của họ: Học sinh muốn trường tư, thương gia muốn một hệ thống ngân hàng tin cậy, nông dân muốn nông hẩm được phụ cấp. Cái thú vị là danh sách không thấy “Dân chủ ở đâu? Nhân quyền?” Popovic nói, chỉ vào những cái danh sách treo trên tường. “Dân chúng chả xem những thứ ấy là cục phân nào cả. Bình thường chính trị gia nói về những thứ mà không ảnh hưởng đến dân chúng. Nhớ vụ Xuống Đường Muối Mặn của Gandhi ? Vấn đề không phải là “Dân Anh cút đi!” – không chính thức. Vấn đề là: “Chúng tôi muốn làm muối.”

Dần đến giữa tuần, nhóm Serb lo lắng. “Họ không tin lẫn nhau,” Djinovic nói với tôi qua bữa ăn trưa. Nhóm Miến Điện họp lại vào tối thứ ba trong phòng khách sạn của K2 để xả hết long. Họ giới thiệu lẫn nhau, và đặt luật lệ cho nhóm. Họ hình dung ra một câu chuyện chính chung để nói với nhà cầm quyền Miến Điện. Họ sau cùng chơi những bài nhạc như “Bụi Trong Gió” (Dust in the Wind) trên ghi ta và hát xướng cho đến 3 giờ sáng.
Sự vật bắt đầu thay đổi vào ngày kế tiếp. Bài học của thứ Tư về thay thế chiến thuật của tập trung – tham gia, biểu tình, xuống đường – với những chiến thuật giải tán, mà tốn ít, áp lực thấp, và ít nguy hiểm. Nhóm Serb nói về cacerolazos của Chí Lợi, hoặc những đoạn gõ thùng, để làm cho họ biết về hàng xóm của họ, để chng lại Pinochet. Họ giải thích những hành động tiến thoái lưỡng nan, như là Otpor chơi nổi với các thùng dầu lăn. “ Làm một việc nhỏ và nếu nó thành công, bạn có sự vững long để làm một cái khác và một cái khác,” Popovic nói. “Bạn kết nạp người, huấn luyện họ, và giữ họ hoạt động đều đều. Bạn khai hỏa, xưng hô chiến thắng – và vọt. Nếu nó thành công, người ta sẽ tìm đến bạn. Tham gia vào những sự việc nhỏ, bạn xây dựng tính tự tin. Đu tranh bất bạo động thay đổi đường lối mà con người tự suy nghĩ về chính họ.”

Nhóm Miến Điện hình như không thấy tin tưởng lắm. “Vậy là chúng ta để tất cả đèn cầy tại cửa sổ của chúng ta tại một thời điểm,” một anh trẻ mang kính nói. “Họ không có thể bắt bớ cả vạn người, nhưng họ sẽ nhắm một người và bắt cả gia đình anh ta – ngay cả con cái anh ta.”

Popovic đồng ý, “Đúng, các bạn có vấn đề ngay cả nếu chiến thuật có sự rủi ro thấp – nếu nó là chính trị,” anh ta nói. “Nhưng nếu mà vấn đề là chính phủ không thể cung cấp đủ điện lực cho dân chúng?”

Khi nhóm Miến Điện chia ra các nhóm nhỏ để tự phát minh những hành động tiến thối lưỡng nan riêng của họ, nhóm đầu tiên lấy lời khuyên hết tâm. Họ quyết định đương đầu với vấn đề rác rưởi, mà chính phủ Rangoon đã ngưng thu rác. Các thành viên bắt đầu với 20 người trẻ đi làm việc, cung cấp bao tay và vải bịt mũi, và cố gắng thu nhập thêm người tham gia. Rồi họ đi đến chính phủ thành phố, nộp một giấy ký bởi những người có máu mặt, và nói với họ: Đây là vấn đề của các ông.

“OK, tốt. Các bạn xây dựng một cơ quan song song,” Popovic nói. Đây là chiến lược của Adam Michnik cho Phong Trào Đoàn Kết của Ba Lan: Không phá hủy cơ quan – xây dựng cái riêng của bạn. “Bạn làm như vầy để lượm xác người sau cơn bão Nargis” – biến cố năm 2008 giết hơn 138.000 người ở Miến Điện –“khi mà chính phủ không thể làm. Bây giờ, nếu mà chính phủ địa phương không thèm ngó tới?”

“Chúng tôi sẽ tuôn rác trước mặt ông chủ tịch thành phố,” anh dáng cao nói. Popovic cười. “Hoặc bạn có thể lựa chọn một chiến lược mà ít rủi ro hơn – chụp hình đống rác và trình bày cho chính quyền,” anh ta nói.

Khi nhóm kế tiếp đến trước của phòng, các hội viên nhoẻn miêng cười và, hơi kỳ cục, cởi giầy ra. Cô đại diện nhóm, trẻ trong cái áo hồng mặt hớn hở, dự tính một “Phong Trào Chân Đất”, để tưởng nhớ đến những nhà sư của cuộc Cách Mạng Nâu Sồng, người mà không mang giầy. Cái ý là bắt đầu với 100 người, liên lạc bằng email và mạng lưới xã hội. Họ muốn làm một cái gì đó đơn giản: đi chân đất trong những nơi công cộng. “Chúng tôi muốn bắt đầu với những ngôi chùa,” cô Áo Hồng nói – không ai đi giầy trong chùa cả. Và quần chúng có thể bước qua sơn, Áo Hồng nói. “Chúng tôi có thể một cách dễ dàng đo lường sự thành công – nếu chúng tôi thấy những người đi chân đất và dấu chân mọi nơi.”
“Khi chính quyền trả đủa với bắt bớ, các bạn phản ứng thế nào?” Bà Cô hỏi. Nhóm đã suy nghĩ vầ việc này rồi. “Cho an toàn, quần chúng có thể mang một đôi giầy hỏng trong túi họ để chỉ cho cảnh sát,” một anh trẻ mặt hiền lành như thánh nói. “Hoặc bạn có thể nói, tôi sửa soạn để chạy bộ.”
Anh dáng cao ngưng sự hớn hở của họ. “Nếu nhà cầm quyền thấy bạn để lại dấu chân, họ sẽ biết và bắt bạn.”
“Họ sẽ không biết ai là ai nếu chúng ta làm lúc trời tối.” Anh mặt thánh nói. “Hãy hành động!” anh ta tung nắm đấm vào không trung. Mọi người đều cười.
Ngưng dấu chân là một vấn đề -- nó có thể dẫn dắt cảnh sát đến cái mồi. Rồi một giọng nói nhỏ nhẹ trong cái áo mộc mạc lên tiếng. “Có rất nhiều dấu vết của chó mèo,” cô ta nói. “Chúng ta có thể để một đĩa sơn trước chỗ chúng sống để chúng có thể bước lên nó.” Mèo và chó là những chiến sĩ bộ đội cho dân chủ! Họ nhìn nhau, cảm ứng vừa mừng vừa sợ với những sáng kiến của họ, và vỗ tay với nhau.

Đến gần cuối tuần nhóm xem Burma VJ, một phim tài liệu bởi nhà làm phim Đan Mạch Anders Ostergaard về một nhóm nhà báo quay phim thân hữu Miến Điện, những đoạn phim được giấu chuyển ra nước ngoài, thương là cách để thế giới bên ngoài biết về những gì xảy ra trong nước Miến Điện. Phim được quay về cuộc Cách Mạng Nâu Sồng; một loại đồ lậu quí giá ở Miến Điện, và hầu hết những học viên đều đã xem. Đấy là một tài liệu của hy vọng và anh dũng, một biến cố chỉ vài tuần mà nhiều người Miến Điện nhận xét là điểm cao của cuộc đời họ. Nhưng sau khi một tuần huấn luyện với CANVAS, nhóm Miến Điện xem nó với những cặp mắt tươi tốt.
Khi bộ phim chấm dứt, Djinovic bước đến phía trước của phòng học. “Vậy thì các bạn nghĩ gì?” anh ta nói. Anh Mặt Thánh mở to mắt. “Đây chả có tổ chức gì cả!” anh ta nói. Thình thình cuộc Cách Mạng Nâu Sồng được nhìn một cách khác. Thật là can đảm, thật là sáng tạo – và tùy tiện, ngu xuẩn, và vô trách nhiệm. “Quần chúng tràn xuống đường một cách đông thời, đòi hỏi những thứ mà không đạt được,” Djinovic nói với họ, có lẽ không đủ êm ái khi anh ta đạp đổ những anh hùng của họ. “Lời khuyên của chúng tôi,” anh ta nói chậm rãi, “là những gì mà bạn suy nghĩ về đấu tranh bất bạo động hoàn toàn khác với những gì bạn thấy trong bộ phim này.”
Âm thanh im lặng trôi qua toàn nhóm.
“Rồi các bạn biết phải làm gì,” anh ta nói.

CANVAS đã làm việc với những nhà đấu tranh đến từ 50 quốc gia. Họ không thể chỉ ra 50 cuộc cách mạng.
Một lý do thực tiễn là những người họ huấn luyện không phải là những người nắm đàu phong trào. Một số nhóm, như là những nhà bất đồng chính kiến của Georgia và Ukraine, tự chọn mô hình như Otpor. Ở Iran, ngược lại, qua những nhóm nhỏ của học viên CANVAS tổ chức những hành động thành công, những lãnh đạo của cuộc Cách Mạng Xanh Lá Cây đã không theo những chiến thuật của Otpor.

Cái lý do ấn tượng hơn, tuy nhiên, là những vấn đề của bối cảnh. Một xã hội khép kín, cái loại xã hội mà cần một cách khủng khiếp một phong trào dân chủ mạnh, là một nơi mà ít có thể lớn mạnh được nhất. Đến lúc chấm dứt khóa học cho nhóm Miến Điện, Popovic và Djinovic thật hài lòng; những học viên đã hiểu thấu đáo những bài học. Nhưng họ làm gì đối với chúng thì không rõ ràng lắm. Vào ngày cuối của khóa học, tôi hỏi hội viên của nhóm Phong Trào Chân Đất là có muốn bắt đầu một phong trào tại Miến Điện không. Những chiến lược thật là tuyệt vời, giá trị, tươi tốt, họ nói – nhưng tốt hơn cho những người khác. “Tôi không chắc là nó thực tiễn cho tôi,” Áo Hồng nói.
Nhóm Serb lý luận rằng mức độ đàn áp của một quốc gia không phải là không dương tính. Popovic nói với nhóm Miến Điện rằng cái quan trọng hơn cả sự tàn ác của chính phủ là khả năng tay nghề và mức độ xã thân của chính họ; một phong trào dân chủ tổ chức giỏi và chấp nhận xã thân có thể dần dà thắng sự tự do đủ một chút để làm việc. “Khoàng trống chính trị không bao giờ được cho. Nó luôn luôn được chiếm cứ,” anh ta nói. Làm ở Serbia năm 2000 dễ hơn là làm ở năm 1991 bởi vì đối lập đã thắng những sự cho phép qua khoảng thời gian ấy. “Serbia đã xây dựng những ưu trương ấy,” anh ta nói. Chẳng hạn như, nó ép buộc Milosevic phải chấp nhận kết quả bầu cử tại địa phương năm 1996 và để những đài TV địa phương trong tay phe đối lập. Nhưng cái này có thể ứng dụng cho Miến Điện? Thắng khoảng trống chính trị có thể kéo dài cả chục năm và không bảo đảm rằng quốc gia sẽ đi đúng hướng.
Miến Điện, tuy nhiên, là một cái cực đoan. Hầu hết những quốc gia toàn trị gần hơn với Serbia của Milosevic, hoặc Mubarak của Ai Cập: chính phủ toàn trị có cho phép một số hoạt động báo chí và chính trị. Algeria, Angola, Cam Bốt, Ethiopia, Kazakhstan, Nicaragua, Nga, và Venezuela, nêu ra một vài tên, theo mô hình này. Và cho dù nhóm Serb không thể mang cách mạng trong cái túi xách của họ, những chiến lược của họ có thể làm tăng cơ hội rất lớn mà khi một thời điểm lung lay một nhà độc tài, đối lập sẽ có thể xử dụng cái ưu trương của nó.

Cái thí dụ của Ai Cập cho thấy như thế nào. Phong trào 6 tháng Tư biết về Otpor và dùng nắm đấm là biểu tượng ngay cả trước khi Mohamed Abel đến Belgrade. Cái cách anh ta chọn giống như là cách nhóm Miến Điện chọn. Tháng Tư vừa rồi, báo chí Serbia đăng trang nhất hình ảnh của cuộc biểu tình ở Ai Cập, với những người biểu tình quơ lá cờ 6 Tháng Tư, hoàn tất với cái biểu tượng nắm đấm quen thuột. “Quả đấm Otpor đe dọa Mubarak?” dòng chữ chạy trên trang nhất. Khi những hình ảnh của những người biểu tình tai Công Trường Tahrir bồng bế con cái họ lên trên các xe tăng quân đội Ai Cập tỏa ra cho toàn thế giới tuần rồi. Popovic nhớ lại họa đồ thế lực của Adel, quân đội ảnh hưởng rộng lớn; đấy là điểm sống chết, anh ta nhận ra, để kéo cái cột đó.

Nhóm Serb không bao giờ gặp lại Adel nữa, nhưng cái anh học sing Ai Cập trẻ vẫn email, thỉnh thoảng chỉ ra những lỗi lầm trong những bản dịch tiếng Ả Rập của CANVAS. Anh ta đã về nước với những bản thảo của Lật Đổ một Nhà Độc Tài phụ đề tiếng Ả Rập và tiếp tục chuyển xuống từ mạng những cuốn sách. Anh ta giảng dạy những khóa học nhỏ kiểu của CANVAS ở Ai Cập, nhấn mạnh đoàn kết, kỷ luật bất bạo động, sự quan trọng của mục đích rõ ràng, và giữ những thành viên trong tác động.

Chỉ sau ngày 25 tháng Giêng những cuộc biểu tình bắt đầu cuốn sách nhỏ 26 trang gọi là “Làm Thế Nào Biểu Tình Một Cách Thông Minh” – tác giả ẩn danh, nhưng đề cập rộng rãi nhóm 6 Tháng tư – bắt đầu phát tán ở Cairo. Nó dẫn ra mục đích của biểu tình: chiếm cứ tòa nhà chính phủ, cách đánh thắng qua cả cảnh sát quân đội, và bảo vệ những đồng đội biểu tình. Nó chỉ dẫn quần chúng mang hoa hồng, ca hát những bài vui, tập trung ở những khu phố của họ, và năn nỉ cảnh sát hãy theo phe họ bằng cách nhắc nhở họ những thân nhân của họ cũng có thể trong đám biểu tình. Nó cũng cho những lời cố vấn những loại quần áo nào nên mặc để bảo vệ họ từ hơi cay và gậy gộc. Nó đề nghị quần chúng mang những khẩu hiệu “Cảnh Sát Và Quần Chúng Cùng Nhau Chống Đối Chế Độ Độc Tài.”
Biểu tình là một mô hình của đoàn kết, chịu đựng, và kỷ luật bất bạo động. Những nhóm khác nhau dẹp những lá cờ riêng và biểu tượng để phô trương lá cờ của Ai Cập và cùng nói, càng có thể, với một loại tiếng nói. Người biểu tình quét dọn sạch sẽ quảng trường và bảo vệ các cửa hàng, bắt giữ những người ăn cắp và bắt buộc họ phải trả lại những thứ bị trộm. Những người Công giáo ở Quản Trường Tahrir lập những hàng lớp để bảo vệ những người Hồi Giáo trong khi họ cầu nguyện; khi người Công Giáo làm lễ, Người Hồi Giáo tạo lập một vòng chung quanh họ. Họ cùng nhau gần gũi ôm ấp những anh lính và đối diện cảnh sát với những cánh hoa hồng. Họ ca hát và đội những cái mũ ngu đần. Nó có một cái gốc gác nguyên thủy chỉ có kiểu Ai Cập, nhưng nó cũng là sách giảng CANVAS.

CANVAS đã làm việc với những nhà bất đồng chính kiến từ hầu hết những quốc gia ở Trung Đông, cái vùng mà có một trong những thành công lớn nhất của CANVAS, Lebanon, và một trong những thất bại ấm ức nhất, Iran.
Popovic không biết Iran có thể xảy ra khác lần tới hay không: Cái gì sẽ xảy ra nếu Phong Trào Xanh Lá Cây được tổ chức không phải chung quanh vấn đề bầu cử gian lận, nhưng thay vì lại dàn dựng một Diễn Hành Muối, tập trung vào sự thất nghiệp, lương thấp, và tham nhũng? Iran giống như Tunisia và Ai Cập đã có: một lượng dân trẻ khá giáo dục và một chính phủ toàn trị tham nhũng phụ thuộc vào sự sợ hãi của quần chúng để cai trị. “Chính phủ mà phụ thuộc cả mấy chục năm vào sự sợ hãi trở nên rất cứng rắn,” Popovic nói. “Những cột chống của sự ủng hộ chế độ tạo ra từ những sự sợ hãi. Một khi cái sự sợ hãi biến mất và quần chúng không còn sợ cảnh sát và ôm hôn quân đội, chúng mày đã đánh mất những cái trụ cột chính.” Hosni Mubarak không nghi ngờ gì sẽ quan sát một cách phập phồng cái giống như vậy.

Tại Miến Điện, thật là khó để tưởng tượng ra một cái gì đó để xóa cái sợ hãi ấy – cái gì mà có thể biến đổi con người từ những nạn nhân thụ động để trở thành những anh hùng can đảm – ngoại trừ những người như Áo Hồng chính họ tự làm. Ở Trung Đông, tuy nhiên, sự sợ hải đã rơi rụng, và anh hùng tính đang truyền nhiễm từ một quốc gia đến một quốc gia khác. Đây là một ưu trương. Nhưng để cho một nhà độc tài bị lật đổ xuyên qua vùng, những người chống đối phải học nhiều hơn từ Ai Cập hơn là chỉ sự bất sợ hãi.
.
.
.

No comments: