Bùi Tín viết riêng cho VOA
Thứ Tư, 19 tháng 1 2011
Tin liên hệ
Đại hội XI đã xong công việc. Các văn kiện chính được thông qua dễ dàng, trôi chảy, không có thảo luận, tranh luận, 24 bài tham luận được đọc lên xuôi chiều buồn chán. Các vấn đề sinh động, gai góc, thú vị của đời sống chính trị - xã hội cũng như kinh tế - văn hóa của đất nước đều được tránh né kỹ, coi như không có gì cần bàn cãi trong 3 ngày liền.
Đó là 3 ngày siêu thực, với những dự thảo văn kiện siêu thực, 24 bản tham luận siêu thực, xa rời cuộc sống thật hiện nay, gắn với chủ nghĩa Marx- Lenin mơ hồ trừu tượng, với chủ nghĩa xã hội ảo mộng, với vô vàn con số, thống kê đẹp đẽ, bị điều kiện hóa thành ra méo mó không có thật,
Do không khí siêu thực của đại hội mà 1.377 đại biểu không hề phải mệt óc để đấu trí cố tìm ra những đề án, kiến nghị, biện pháp nhẳm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của nền kinh tế - tài chính của đất nước, cũng như vô vàn vấn đề xã hội - văn hóa vô cùng gay gắt khác. Một Đại hội không có giải pháp! Do đó nghị quyết chỉ chứa đựng toàn những lời kêu gọi, cổ vũ suông: ra sức, cố gắng, nỗ lực, phấn đấu, thi đua, kiên định…cho năm năm tới.
Sau phần thảo luận văn kiện siêu thực, xa lạ với cuộc sống xã hội, không hề gây nên một cảm hứng gì dù nhỏ nhất, phần nhân sự 3 ngày tiếp theo lại càng tẻ nhạt.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới 200 người, 175 ủy viên chính thức (khóa cũ là 160) và 25 dự khuyết (khóa cũ là 21), trong đó có chừng 20 % là người mới. Sau đó Ban Chấp hành Trung ương mới bầu ra Bộ Chính trị với 14 ủy viên (dự định bầu 19 uỷ viên nhưng không đủ số quá bán), sau đó bầu ra Tổng bí thư theo danh sách đề cử 3 người: Ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng. Ông Nguyễn Phú Trọng trúng cử. Trước đó Đại hội có bỏ phiếu thăm dò, ông Trọng được 1.000 phiếu, ông Sang được 300 phiếu và ông Dũng được 200 phiếu.
Theo tiêu chuẩn đề ra, các ủy viên trung ương phải là những đảng viên thật sự ưu tú, tận tụy phục vụ nhân dân, trong sạch, có trí tuệ và tâm huyết, dấn thân cho đổi mới; không bầu những người giàu nhanh, có tài sản bất minh, những phần tử cơ hội, lý lịch có nghi vấn, không rõ ràng.
Những mảng đen trong các cuộc bầu nhân sự được dư luận sớm phát hiện là:
-Vì sao Nông Quốc Tuấn, con trai ông Nông Đức Mạnh, đã bị gạt ra khỏi danh sách đề cử tại Đại hội X năm 2006, nay lại chui được vào danh sách Đại hội XI mà không có một giải thích nào thỏa đáng về trình độ, khả năng, thành tích gì mới mẻ, đặc sắc…Cái thủ thuật đưa Tuấn về Bắc Giang rồi ép đảng bộ này bầu Tuấn làm Bí thư tỉnh ủy để “cơ cấu vào Trung ương” (theo thông lệ các bí thư tỉnh ủy phần lớn đều được “cơ cấu” vào trung ương), được coi là một cuộc nhảy dù phi pháp mang tính cưỡng bức từ trên cao nhất.
-Trường hợp ông Nguyễn Chí Vịnh vào Trung ương kỳ này cũng là một thách thức ngang ngược đối với cả một lớp đảng viên kỳ cựu, khá là đông đảo, từ nhiều ủy viên Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị cũ, nhiều phó thủ tướng cũ, cho đến hàng chục đại tướng, thượng tướng, trung tướng cũ, mặc dù bản kết luận của Ủy ban điều tra liên ngành về Vụ án Tổng cục II vẫn chưa được đưa ra trình Trung ương và Đại hội. Ai cũng biết chỉ riêng cái việc của Vịnh dựng lên “Vụ T4” vu cáo hàng loạt lãnh đạo đảng như Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Trần Văn Trà, Phạm Văn Đồng,Võ Thị Thắng…đều là cộng tác viên của CIA, cũng thừa đủ để khai trừ đảng và bị truy tố.
Bộ Chính trị mới có 9 người cũ, 5 người mới, lại không phải là những ngôi sao tài năng kinh tế - tài chính hay giáo dục - khoa học mà đất nước cần, lại thêm một trung tướng an ninh Trần Đại Quang, và thêm một tổng biên tập báo đảng đồng thời là chủ tịch Hội nhà báo, chuyên trách chăn dắt cai quản chặt chẽ báo chí là Đinh Thế Huynh, người vừa khẳng định “Việt Nam không chấp nhận đa đảng”.
Trong Trung ương mới có 1 Đại tướng bộ trưởng bộ Công an và 7 trung tướng thứ trưởng bộ công an, chưa kể 1 tướng công an lảm chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, và có đến 19 tướng lãnh của Quân đội Nhân dân.
Suốt 7 ngày nay, theo dõi đại hội, chỉ thấy đường lối chính sách siêu thực, như đi trên mây, cũng như vấn đề nhân sự cổ lỗ, lên gân, mang tinh thần gò ép, chuyên chính; không thấy đâu là quyết tâm đổi mới, con người đổi mới theo hướng dân chủ, cởi mở và hoà nhập, hướng theo nền kinh tế trí tuệ của thời đại mới.
Một thách thức nghiêm trọng mọi ngưởi Việt Nam yêu nước thật lòng, thương dân thật lòng, mọi trí thức dân tộc có tinh thần tự lực, tự cường, mọi đảng viên còn lương tâm trong sáng, chưa bị bả vật chất làm cho ủ tai mù mắt. Không một tấm lòng Việt Nam nào có thể làm ngơ trước những tai họa to lớn mả những văn kiện siêu thực quay lưng với cuộc sống, với nhân dân đang mang lại.
Đó là 3 ngày siêu thực, với những dự thảo văn kiện siêu thực, 24 bản tham luận siêu thực, xa rời cuộc sống thật hiện nay, gắn với chủ nghĩa Marx- Lenin mơ hồ trừu tượng, với chủ nghĩa xã hội ảo mộng, với vô vàn con số, thống kê đẹp đẽ, bị điều kiện hóa thành ra méo mó không có thật,
Do không khí siêu thực của đại hội mà 1.377 đại biểu không hề phải mệt óc để đấu trí cố tìm ra những đề án, kiến nghị, biện pháp nhẳm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của nền kinh tế - tài chính của đất nước, cũng như vô vàn vấn đề xã hội - văn hóa vô cùng gay gắt khác. Một Đại hội không có giải pháp! Do đó nghị quyết chỉ chứa đựng toàn những lời kêu gọi, cổ vũ suông: ra sức, cố gắng, nỗ lực, phấn đấu, thi đua, kiên định…cho năm năm tới.
Sau phần thảo luận văn kiện siêu thực, xa lạ với cuộc sống xã hội, không hề gây nên một cảm hứng gì dù nhỏ nhất, phần nhân sự 3 ngày tiếp theo lại càng tẻ nhạt.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới 200 người, 175 ủy viên chính thức (khóa cũ là 160) và 25 dự khuyết (khóa cũ là 21), trong đó có chừng 20 % là người mới. Sau đó Ban Chấp hành Trung ương mới bầu ra Bộ Chính trị với 14 ủy viên (dự định bầu 19 uỷ viên nhưng không đủ số quá bán), sau đó bầu ra Tổng bí thư theo danh sách đề cử 3 người: Ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng. Ông Nguyễn Phú Trọng trúng cử. Trước đó Đại hội có bỏ phiếu thăm dò, ông Trọng được 1.000 phiếu, ông Sang được 300 phiếu và ông Dũng được 200 phiếu.
Theo tiêu chuẩn đề ra, các ủy viên trung ương phải là những đảng viên thật sự ưu tú, tận tụy phục vụ nhân dân, trong sạch, có trí tuệ và tâm huyết, dấn thân cho đổi mới; không bầu những người giàu nhanh, có tài sản bất minh, những phần tử cơ hội, lý lịch có nghi vấn, không rõ ràng.
Những mảng đen trong các cuộc bầu nhân sự được dư luận sớm phát hiện là:
-Vì sao Nông Quốc Tuấn, con trai ông Nông Đức Mạnh, đã bị gạt ra khỏi danh sách đề cử tại Đại hội X năm 2006, nay lại chui được vào danh sách Đại hội XI mà không có một giải thích nào thỏa đáng về trình độ, khả năng, thành tích gì mới mẻ, đặc sắc…Cái thủ thuật đưa Tuấn về Bắc Giang rồi ép đảng bộ này bầu Tuấn làm Bí thư tỉnh ủy để “cơ cấu vào Trung ương” (theo thông lệ các bí thư tỉnh ủy phần lớn đều được “cơ cấu” vào trung ương), được coi là một cuộc nhảy dù phi pháp mang tính cưỡng bức từ trên cao nhất.
-Trường hợp ông Nguyễn Chí Vịnh vào Trung ương kỳ này cũng là một thách thức ngang ngược đối với cả một lớp đảng viên kỳ cựu, khá là đông đảo, từ nhiều ủy viên Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị cũ, nhiều phó thủ tướng cũ, cho đến hàng chục đại tướng, thượng tướng, trung tướng cũ, mặc dù bản kết luận của Ủy ban điều tra liên ngành về Vụ án Tổng cục II vẫn chưa được đưa ra trình Trung ương và Đại hội. Ai cũng biết chỉ riêng cái việc của Vịnh dựng lên “Vụ T4” vu cáo hàng loạt lãnh đạo đảng như Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Trần Văn Trà, Phạm Văn Đồng,Võ Thị Thắng…đều là cộng tác viên của CIA, cũng thừa đủ để khai trừ đảng và bị truy tố.
Bộ Chính trị mới có 9 người cũ, 5 người mới, lại không phải là những ngôi sao tài năng kinh tế - tài chính hay giáo dục - khoa học mà đất nước cần, lại thêm một trung tướng an ninh Trần Đại Quang, và thêm một tổng biên tập báo đảng đồng thời là chủ tịch Hội nhà báo, chuyên trách chăn dắt cai quản chặt chẽ báo chí là Đinh Thế Huynh, người vừa khẳng định “Việt Nam không chấp nhận đa đảng”.
Trong Trung ương mới có 1 Đại tướng bộ trưởng bộ Công an và 7 trung tướng thứ trưởng bộ công an, chưa kể 1 tướng công an lảm chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, và có đến 19 tướng lãnh của Quân đội Nhân dân.
Suốt 7 ngày nay, theo dõi đại hội, chỉ thấy đường lối chính sách siêu thực, như đi trên mây, cũng như vấn đề nhân sự cổ lỗ, lên gân, mang tinh thần gò ép, chuyên chính; không thấy đâu là quyết tâm đổi mới, con người đổi mới theo hướng dân chủ, cởi mở và hoà nhập, hướng theo nền kinh tế trí tuệ của thời đại mới.
Một thách thức nghiêm trọng mọi ngưởi Việt Nam yêu nước thật lòng, thương dân thật lòng, mọi trí thức dân tộc có tinh thần tự lực, tự cường, mọi đảng viên còn lương tâm trong sáng, chưa bị bả vật chất làm cho ủ tai mù mắt. Không một tấm lòng Việt Nam nào có thể làm ngơ trước những tai họa to lớn mả những văn kiện siêu thực quay lưng với cuộc sống, với nhân dân đang mang lại.
----------------------------
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
.
.
.
No comments:
Post a Comment