Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Paris
2011-01-31
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, vừa gửi bức Thông Điệp Xuân Tân Mão năm 2011, đến Tăng tín đồ Phật giáo trong và ngoài nước.
Phóng viên Ỷ Lan đã gọi về Thanh Minh Thiền Viện phỏng vấn Hòa thượng để xin ngài khai triển hai điểm trọng yếu trong bức Thông Điệp, đó là Pháp lý của GHPGVNTN và Tổng Giá trị Hạnh phúc Quốc dân. Mời quý thính giả theo dõi :
Tổng Giá trị Hạnh phúc Quốc dân
Ỷ Lan : Kính bạch Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Nhân danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa thượng vừa ban hành Thông điệp Xuân Tân Mão, 2011. Qua thông điệp này có một ý niệm rất mới là Tổng Giá trị Hạnh phúc Quốc dân (Gross National Happiness, GNH). Xưa nay thế giới chỉ căn cứ giàu nghèo tính theo chỉ tiêu GDP, tức Tổng sản phẩm xã hội (Gross Domestic Product) tính theo đầu người. Kính xin Hòa thượng có thể khai triển rõ hơn về ý niệm Tổng Giá trị Hạnh phúc Quốc dân. Đây là sáng kiến của Hỏa thượng hay đã hiện hữu trong thế giới ?
Hòa thượng Thích Quảng Độ : Đây là sáng kiến của một vị vua người Bhutan, ông tên là Wangchuck. Một quốc gia nhỏ ở vùng Hy Mã Lạp Sơn. Ông đã đưa ra ý kiến này năm 1972 trong kế hoạch phát triển 5 năm của nước ông. Ý niệm Tổng Giá Trị Hạnh Phúc Quốc Dân, tiếng Anh là Gross National Happiness, dựa trên quan điểm phát triển thực sự của xã hội phải bao gồm sự phát triển về vật chất đi đôi với sự phát triển tâm linh, chứ không phải chỉ chú trọng phát triển kinh tế không mà thôi. Vì ông là Phật tử nên ông phát triển Giáo lý đức Phật để truyền bá dạy cho nhân dân Bhutan.
Năm 1956 tôi có dịp đến nước này, một quốc gia nhỏ rất là an bình, dân chúng rất trật tự, rất ngoan ngoãn. Nhà vua không phải như các ông vua ngày xưa. Chế độ quân chủ lập hiến thành ra ông không có độc tài, mà quyền hành bây giờ nằm trong Quốc hội, mà Quốc hội là do toàn dân bầu. Cho nên ông nhằm phát triển cả hai mặt của con người có tâm và thân.
Tâm thì phải bồi bổ tâm mà chủ yếu bằng Phật pháp, những giáo lý phổ thông của Đức Phật dạy, dạy trong trường cho nhân dân Bhutan học song song với chương trình giáo dục của Nhà nước, và nền giáo dục nghệ thuật, thi ca, khoa học. Còn thân thì bằng bánh, bằng gạo nhưng mà rất no đủ, chứ không thiếu thốn như các nước khác. Thành ra một đất nước rất an bình.
Năm 1956 tôi có dịp đến nước này, một quốc gia nhỏ rất là an bình, dân chúng rất trật tự, rất ngoan ngoãn. Nhà vua không phải như các ông vua ngày xưa. Chế độ quân chủ lập hiến thành ra ông không có độc tài, mà quyền hành bây giờ nằm trong Quốc hội, mà Quốc hội là do toàn dân bầu. Cho nên ông nhằm phát triển cả hai mặt của con người có tâm và thân.
Tâm thì phải bồi bổ tâm mà chủ yếu bằng Phật pháp, những giáo lý phổ thông của Đức Phật dạy, dạy trong trường cho nhân dân Bhutan học song song với chương trình giáo dục của Nhà nước, và nền giáo dục nghệ thuật, thi ca, khoa học. Còn thân thì bằng bánh, bằng gạo nhưng mà rất no đủ, chứ không thiếu thốn như các nước khác. Thành ra một đất nước rất an bình.
Ông đưa ra bốn cái cột trụ cho ý niệm mới của ông, đó là Tổng Giá trị Hạnh phúc Quốc dân :
Thứ nhất là duy trì sự phát triển tức là phát triển được đến đâu thì phải giữ vững chứ không để cho nó trụt lùi nữa.
Thứ hai là thăng tiến các giá trị văn hóa, cái này là để bồi bổ tâm linh.
Thứ ba, là bảo vệ sinh thái và thiên nhiên.
Thứ tư, cái này là quan trọng, thiết lập những sự quản trị quốc gia gọi là thiện hảo, Good Governance, tức là chính phủ tôn trọng nhân quyền, tự do, dân chủ hoàn toàn.
Thứ nhất là duy trì sự phát triển tức là phát triển được đến đâu thì phải giữ vững chứ không để cho nó trụt lùi nữa.
Thứ hai là thăng tiến các giá trị văn hóa, cái này là để bồi bổ tâm linh.
Thứ ba, là bảo vệ sinh thái và thiên nhiên.
Thứ tư, cái này là quan trọng, thiết lập những sự quản trị quốc gia gọi là thiện hảo, Good Governance, tức là chính phủ tôn trọng nhân quyền, tự do, dân chủ hoàn toàn.
Dân chủ, Tự do là phương pháp tốt nhất để quản lý đất nước
Cho nên cái phương tiện gọi là phương tiện để quản lý đất nước này là dân chủ, tự do là phương tiện tốt nhất. Tất cả các nước trên thế giới, kể cả Việt Nam rồi cũng phải đi đến đó thôi.
Thời đại này không còn là thời đại độc tài, phát xít nữa. Trường hợp của Tunisie và Ai Cập, rồi lần lượt sẽ đi đến dân chủ, tự do hóa toàn cầu. Bây giờ cái gì cũng toàn cầu cả, kinh tế toàn cầu rồi chính trị cũng toàn cầu. Cho nên những người khôn, là mình biết cái thời thế như thế, mình tự giải quyết trước đi. Nó hay hơn. Cũng như Việt Nam chẳng hạn, ai cũng mong cái đại hội vừa rồi, Đại hội XI, là giải quyết được vấn đề tự do, dận chủ cho đất nước, đỡ phải mất thì giờ. Nhưng cuối cùng ai cũng thất vọng. Sáu mươi năm rồi, họ tưởng 60 năm tới đây vẫn như thế. Không bao giờ có chuyện đó đâu ! Có thể nay đi ngủ, sáng mai dậy cả thế giới khác rồi.
Thời đại này không còn là thời đại độc tài, phát xít nữa. Trường hợp của Tunisie và Ai Cập, rồi lần lượt sẽ đi đến dân chủ, tự do hóa toàn cầu. Bây giờ cái gì cũng toàn cầu cả, kinh tế toàn cầu rồi chính trị cũng toàn cầu. Cho nên những người khôn, là mình biết cái thời thế như thế, mình tự giải quyết trước đi. Nó hay hơn. Cũng như Việt Nam chẳng hạn, ai cũng mong cái đại hội vừa rồi, Đại hội XI, là giải quyết được vấn đề tự do, dận chủ cho đất nước, đỡ phải mất thì giờ. Nhưng cuối cùng ai cũng thất vọng. Sáu mươi năm rồi, họ tưởng 60 năm tới đây vẫn như thế. Không bao giờ có chuyện đó đâu ! Có thể nay đi ngủ, sáng mai dậy cả thế giới khác rồi.
Tóm lại cái phương pháp quản trị đất nước ngày nay chỉ còn có phương pháp dân chủ, tự do và nhân quyền tôn trọng. Đó là phương pháp tốt đẹp nhất.
Ỷ Lan : Trong Thông điệp Xuân, Hòa thượng cũng kêu gọi Phật giáo đồ trong và ngoài nước bảo vệ pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Pháp lý này đã có từ trước năm 1975, và theo luật bất hồi tố, thì chẳng có chi thay đổi. Vì sao lại phải bảo vệ chuyện đã có rồi, bạch Hòa thượng ?
Hòa thượng Thích Quảng Độ : Việt Nam sau 75 thì vấn đề luật tôi không dám tin chắc vào luật. Bởi vì người Cộng sản thường nói, cán bộ từng nói “Luật là mồm tao đây này !" thành ra ai mà tin luật của Cộng sản.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất suốt từ 75 cho tới bây giờ, chính thức là từ khi họ lập ra được cái Giáo hội Phật giáo Việt Nam người ta gọi là Quốc doanh, họ đã đặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra ngoài vòng pháp luật.
Hòa thượng Thích Quảng Độ : Việt Nam sau 75 thì vấn đề luật tôi không dám tin chắc vào luật. Bởi vì người Cộng sản thường nói, cán bộ từng nói “Luật là mồm tao đây này !" thành ra ai mà tin luật của Cộng sản.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất suốt từ 75 cho tới bây giờ, chính thức là từ khi họ lập ra được cái Giáo hội Phật giáo Việt Nam người ta gọi là Quốc doanh, họ đã đặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra ngoài vòng pháp luật.
Nhưng họ không có một văn kiện chính thức, tức họ không chấp nhận, không nhận mình nữa. Họ muốn giải tán nhưng không giải tán được. Là bởi vì pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất sau cuộc tranh đấu năm 63 thoát ra được cái quy chế gọi là quy chế Hiệp hội của Đạo Dụ số 10 của thời ông Bảo Đại, thì bây giờ Giáo hội không còn trong cái vòng các hiệp hội nữa mà thành Giáo hội.
Tư cách của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bây giờ cũng tương đương như Giáo hội Công giáo La Mã về mặt pháp lý và mặt quốc tế cũng thế. Thành ra nó có quy chế như vậy nên Cộng sản không thể nào giải tán được. Ba mươi mấy năm qua họ đã tìm đủ cách.
Cách thứ nhất là họ tìm cách thống nhất Phật giáo… đã thất bại rồi. Chủ tịch cái Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra lệnh hạ cái bảng Viện Hóa Đạo của Giáo hội ở chùa Ấn Quang xuống, rồi sau đó một tuần thì đốt hết tất cả tài liệu của Giáo hội, coi như là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không còn một cái gì. Cho nên họ tưởng rằng như vậy là Giáo hội mất, nhưng họ nghĩ là một chuyện, họ hy vọng chuyện thành hay không là một chuyện khác.
Tư cách của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bây giờ cũng tương đương như Giáo hội Công giáo La Mã về mặt pháp lý và mặt quốc tế cũng thế. Thành ra nó có quy chế như vậy nên Cộng sản không thể nào giải tán được. Ba mươi mấy năm qua họ đã tìm đủ cách.
Cách thứ nhất là họ tìm cách thống nhất Phật giáo… đã thất bại rồi. Chủ tịch cái Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra lệnh hạ cái bảng Viện Hóa Đạo của Giáo hội ở chùa Ấn Quang xuống, rồi sau đó một tuần thì đốt hết tất cả tài liệu của Giáo hội, coi như là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không còn một cái gì. Cho nên họ tưởng rằng như vậy là Giáo hội mất, nhưng họ nghĩ là một chuyện, họ hy vọng chuyện thành hay không là một chuyện khác.
Cái nền nhà mình đừng để cho ai đào đi
Ở đời đâu phải ai muốn gì cũng được. Nếu muốn gì cũng được thì có ai đi ăn mày đâu. Ai cũng là vua hết.
Cho nên phải sẵn sàng bảo vệ pháp lý của Giáo hội. Bởi vì pháp lý quan trọng như cái nền nhà. Bây giờ cái nhà không còn, họ giở hết rồi, còn mỗi cái nền không mà thôi, mà cái nền đó là pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Vậy mình cố giữ được cái nền thì sau này hoàn cảnh đưa lại, thì từ cái nền đó mình xây dựng lên.
Cho nên phải sẵn sàng bảo vệ pháp lý của Giáo hội. Bởi vì pháp lý quan trọng như cái nền nhà. Bây giờ cái nhà không còn, họ giở hết rồi, còn mỗi cái nền không mà thôi, mà cái nền đó là pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Vậy mình cố giữ được cái nền thì sau này hoàn cảnh đưa lại, thì từ cái nền đó mình xây dựng lên.
Nhưng nếu mất nền, để đào nền đi thì không còn chỗ nào xây dựng nữa. Bởi thế cho nên tôi phải luôn luôn nhắc nhở rằng phải quan tâm vấn đề bảo vệ pháp lý, tức nhân sự bây giờ rất quan trọng. Bây giờ có được một cái hy vọng như thế này : vừa rồi Giáo chỉ số 9 của Đức cố Đệ tứ Tăng thống, Hòa thượng Thích Huyền Quang, có điều khoản giả dụ trong nước mà Viện Hóa Đạo Văn phòng I mà vì hoàn cảnh nào đó không hoạt động được nữa, thì giao quyền tiếp nối, tiếp tục hoạt động cho Văn phòng II Viện Hóa Đạo ở nước ngoài. Thành ra bây giờ pháp lý của Giáo hội không những ở trong nước mà ở ngoài nước cũng có pháp lý. Cho nên vấn đề bảo vệ pháp lý đơn giản nhưng rất là quan trọng.
Cái nền nhà mình đừng để cho ai đào đi.
Cái nền nhà mình đừng để cho ai đào đi.
Ỷ Lan : Bạch Hòa thượng, trước thềm năm mới, kính xin Hòa thượng một lời chúc Xuân hay nhắn nhủ với đồng bào Phật tử và đồng bào các giới.
Hòa thượng Thích Quảng Độ : Xin nguyện cầu Năm Mới quốc thái dân an, chư tôn đức Tăng Ni, chư liệt vị Nam Nữ Cư sĩ trong và ngoài nước cùng với tất cả quý thính giả của quý Đài sang năm mới trước hết là mong toàn thể có sức khỏe đã. Sức khỏe là quan trọng nhất.
Hòa thượng Thích Quảng Độ : Xin nguyện cầu Năm Mới quốc thái dân an, chư tôn đức Tăng Ni, chư liệt vị Nam Nữ Cư sĩ trong và ngoài nước cùng với tất cả quý thính giả của quý Đài sang năm mới trước hết là mong toàn thể có sức khỏe đã. Sức khỏe là quan trọng nhất.
Chúng tôi rất thiết tha mong đợi, thì quan trọng nhất là tình hình đất nước cũng phải thay đổi. Bây giờ vận mệnh của Giáo hội là vận mệnh chung của đất nước. Không tách rời được nữa. Đất nước chìm thì Giáo hội cũng chìm. Đất nước nổi thì Giáo hội nổi. Có đất nước Giáo hội mới tồn tại được, mà đất nước muốn tồn tại phải có dân chủ, tự do, nhân quyền được tôn trọng, chứ không thể sống mãi dưới cái chế độ độc tài toàn trị này được.
Độc tài toàn trị đưa đến bao nhiêu đổ vỡ, tan thương, đau đớn từ 60 năm nay.
Tôi chỉ mong cho những nhà lãnh đạo Cộng sản phải ý thức điều đó.
Các ngài là thiểu số thôi, mà các ngài mong làm chủ mãi cái đất nước này chỉ vì quyền lợi của ba triệu mấy chục ngàn đảng viên, các ngài làm khổ mãi tám mươi mấy triệu dân.
Tình hình đất nước như thế này, với sự tiến bộ của thế giới ngày nay, khoa học, chính trị, tất cả các thứ người ta đều tiến, mình không thể giữ mãi như thế này.
Độc tài toàn trị đưa đến bao nhiêu đổ vỡ, tan thương, đau đớn từ 60 năm nay.
Tôi chỉ mong cho những nhà lãnh đạo Cộng sản phải ý thức điều đó.
Các ngài là thiểu số thôi, mà các ngài mong làm chủ mãi cái đất nước này chỉ vì quyền lợi của ba triệu mấy chục ngàn đảng viên, các ngài làm khổ mãi tám mươi mấy triệu dân.
Tình hình đất nước như thế này, với sự tiến bộ của thế giới ngày nay, khoa học, chính trị, tất cả các thứ người ta đều tiến, mình không thể giữ mãi như thế này.
Ỷ Lan : Xin cám ơn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
.
.
.
No comments:
Post a Comment