Friday, January 28, 2011

HÀ NỘI, GA LẺ HOA LỤC (Vi Anh/Việt Báo)

(01/28/2011)

Trung Cộng sẽ xây tuyến đường sắt cao tốc từ Quảng Tây (Nam TQ) tới Singapore, chạy ngang qua Hà nội (Việt Nam). Nghe tin này hồi Thứ năm 20 Tháng Giêng 2011 trên Đài RFI mà không dám tin vào lổ tai của mình nên phải mở Internet xem lại bản tin giấy trắng mực đen cho chắc. Rồi chắc hơn nữa, ngày Chủ nhật 23 Tháng Giêng 2011 trong Mục Điểm Báo, Đài RFI có đề cập một bài báo của tờ The Economist, tựa đề “Hội nhập Đông Nam Á, Trung Quốc đưa đường xe lửa xuống phía nam ». Tiểu tựa mục điểm báo này là  “Tham vọng của Trung Quốc qua đường tàu tốc hành xuyên Đông Nam Á”. Đến đây có thể yên trí là TC sẽ xây một đường cao tốc chạy qua Hà nội; thủ đô của nước Việt Nam thời CS trở thành là một ga lẻ của đường xe lửa của TC.

Một, qua con đường này thủ đô của nước VN thời CS là Hà nội thành một ga lẻ như ga quận huyện của TC.  Báo China Daily cho biết đường xe lửa này của TC nối liền khu tự trị của người thiểu số Choang ở Quảng Tây (Nam TQ) với Singapore, chạy ngang qua Hà nội (Việt Nam). Đường này là ưu tiên hàng đầu của  tỉnh  Quảng Tây nên  bắt đầu làm năm 2011 này. Đường này như đưởng liên tỉnh của TC, nối liền thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây với thành phố Bình Hương của tỉnh Giang Tây, ở gần biên giới TQ và VN.
Đối với các nước ở Đông Nam Á, đường này bắt đầu từ Nam Ninh của Quảng Tây, chạy qua thủ đô Hà Nội của Việt Nam, sang Vientiane (Lào), Phnom Penh (Cam Bốt), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia) trước khi đến Singapore. Quảng Tây sẽ là trung tâm buôn bán của toàn khu vực với ASEAN là khối đối tác thương mại lớn nhất.

Hai, qua con đường này, Trung Cộng thống lĩnh Đông Nam Á trên bộ như Đế quốc La Mã  xưa kia tạo thành một mạng lưới đường sá “đường nào cũng về La Mã”. Về kinh tế, con đường cao tốc này là con đường TC xuất cảng hàng hoá và chuyên chở nguyên liệu mà TC thèm muốn nhập cảng về  TC. Hàng hoá TC giá rẻ sẽ tràn ngập các nước ĐNA. ĐNA còn nhiều tài nguyên  thiên nhiên TC rất cần cho guồng máy kinh tế của TC. TC mua chở về nước dễ dàng.
Giả sử Mỹ có phong toả Eo Biển Mã Lai, Mỹ cũng không ngăn cản bước chân khổng lồ của TC trên bộ  được. TC cũng còn giao thương được với các nước ĐNA.
Dù TC chưa phải là thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gọi là ASEANm nhưng TQ đã ký được Hiệp định tự do mậu dịch giữa Trung Quốc và ASEAN có hiệu lực cách đây một năm, đã cắt giảm thuế quan cho rất nhiều hàng hóa.
Đó  là chưa nói TC dùng các nước Đông Nam Á như những thuộc địa di dân, Hán hóa một cách êm đềm trên con đường nam tiến như đã từng làm với Tân Cương, Tây Tạng. Vùng này TQ đã có sẵn đội quân thứ năm. Mã lai, Nam dương, Tân gia ba, Thái Lan, Lào, Miên số Hoa kiều đã có sẵn, nắm chặt nền kinh tế của các nước sở tại.

Ba, qua con đường này, Trung Cộng tạo thành một thế liên hoàn  TC đánh bạt Mỹ ra khỏi đất liền ĐNA. Trong thời buổi Mỹ dồn dập trở lại ĐNA qua con đường ASEAN, gây trở ngại  cho  thế thống lĩnh của TC trên biển Đông mà TC gọi là Nam Hải của TQ, nhiều nước ĐNA muốn Mỹ có mặt, nghiêng về phía Mỹ, TC muốn lôi kéo các ĐNA vào vòng ảnh hưởng kinh tế của mình.
TC đã đánh bạt ảnh hưởng của Mỹ và VN ra khỏi Miên Lào rồi bằng viện trợ hào phóng và bằng đầu tư xây đập thủy điện hàng chục cái ở Lào, Miên. VN rơi vào thế “Biển Đông dậy sóng, Cữu Long cạn nguồn”; TC giết hai cái vựa lúa và cá của Việt Nam.
TC cũng cấm chốt ngay trên vương quốc Thái Lan, thành lập một khu chế xuất hoàn toàn của TC trị giá một tỷ rưởi Đô la để từ đó có thế xuất cảng hàng hoá made in China mà không bị thuế suất cao của các nước ngoài WTO.

Bốn, qua con đường này TC biến giấc mộng lâu đời của người Trung hoa thành hiện thực. Đó là biến các phiên quốc thành  chư hầu hay quận huyện của TQ. Ngày xưa TQ dùng quân binh, gươm giáo.  Thơi Chiến tranh Lạnh  TC dùng chủ nghĩa CS biến mình thành Anh Cả Đỏ của Bắc Hàn, Việt Nam, Mông cổ, Tây Tạng. Thời kinh tế toàn cầu, TC dùng vũ khí kinh tế tài chánh đầu tư, viện trợ, cho vay. Mỹ còn phải làm con nợ của TC.

Con đường nam tiến trên bộ chỉ tốn có  45 tỷ đô la để thực hiện con đường trong vòng 5 năm để biến giấc mộng lớn  thành sự thật - thì quá rẻ. Giấc mộng biến các phiên quốc thành chư hầu hay quận huyện là giấc mộng ngàn đời của TQ. Danh xưng tên nước Trung Hoa đã nói lên tham vọng đó. Lúc nào Trung Hoa thống nhứt được trong nước, mạnh lên là làm bung ra để “khai hoá” các quốc gia dân tộc nhỏ ở xung quanh.

Về ĐNA, từ thập niên 90, TC đã dự trù mở đường xe lửa nối liền Côn Minh thủ phủ của tỉnh Vân Nam của TQ với  Singapore  của bán đảo Mã lai  rồi. TC đã ký thỏa thuận xây các tuyến đường sắt mới với Lào và Thái Lan, và đang chuẩn bị kéo dài mạng lưới hỏa xa nội địa từ Côn Minh sang đến biên giới Trung – Lào. Các tuyến đường  này TC  cố hoàn thành vào năm 2015, sẽ mang lại những lợi ích khổng lồ cho TC về kinh tế, chánh trị, văn hoá, xã hội, v.v.
TC đi từng giai đoạn, làm từng khúc đường để sau cùng ráp nối lại để như Đế Quốc La Mã ở Âu châu thời trước Công Nguyên  biến hệ thống đường sá này thành “đường nào cũng về La Mã” hầu đế quốc có thể chuyển quân lê dương, chuyển lịnh  hành chánh của hoàng đế đến các thuộc địa của La Mã. Phải nói hệ thống đường sá chiến lược  và hệ thống hành chánh cai trị này đóng góp rất nhiều cho Âu châu và cho giáo hội Công Giáo La mã phát triển sau khi Đế quốc La mã  suy tàn và sụp đổ.

Và nếu đi sâu xa vào lịch sử Trung Hoa cỗ đại một chút sẽ thấy. Khi các nước bây giờ mạnh như Đức còn là vùng chưa khai khẩn ở Âu châu, thì Trung Hoa đã có  triều cương, đường sá với  nhà hàng, khách sạn, thành phố bên đường từ thủ đô chạy toả khắp các đơn vị hành chánh – gọi là đường cái quan. Chữ ‘hoả tốc’ bắt nguồn từ việc người có nhiệm vụ chuyển lịnh của vua chúa, quan viên bằng ngựa, từ trạm này sang trạm kế tiếp, nếu chạy chậm lò lửa tắt khi đến, thì phải chịu trách nhiệm có thể bị tù đày. /. ( Vi Anh)
.
.
.

No comments: