Nguyễn Trung | Washington, DC
Thứ Tư, 19 tháng 1 2011
Thưa quý vị, đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI kết thúc hôm 19/1 sau hơn một tuần nhóm họp, với việc công bố kết quả bầu chọn ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư. Danh sách 14 ủy viên Bộ Chính trị ‘đầy quyền lực’ cũng đã được xác định.
Trả lời VOA Việt Ngữ, giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam từng làm việc tại Học viện Quốc phòng Australia, đánh giá rằng Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ‘không có nhiều lựa chọn để bầu vị trí Tổng bí thư’.
Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn trong chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này.
VOA: Ông đánh giá như thế nào về kết quả của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, khi ông Nguyễn Phú Trọng chính thức được bầu làm tân Tổng bí thư?
Giáo sư Carl Thayer: Việc lựa chọn này cho thấy Việt Nam luôn trong tình thế bị kẹt bởi chính những luật lệ mà mình đề ra, ví dụ như quy định là các giới chức cấp cao phải hoạt động trong Bộ chính trị 5 năm trước khi được bầu chọn. Vậy nên, khi phần lớn trong số 15 ủy viên Bộ chính trị nghỉ hưu (lần này là 6), thì họ không có nhiều lựa chọn.
Việc ông Trọng nắm giữ chức Tổng bí thư cũng là điều gây tranh cãi. Nếu chúng ta nhìn vào danh sách các ủy viên Bộ chính trị, vốn được sắp xếp theo số phiếu nhận được từ Ban chấp hành Trung ương, tôi nghĩ ông Trọng đứng ở vị trí thứ 6, chứ không phải đứng đầu. Dường như Ban chấp hành Trung ương có điều gì đó lưỡng lự về ông ấy, có thể là bởi lý do tuổi tác.
Kể từ năm 1986, khi ông Lê Duẩn qua đời sau 16 năm lãnh đạo Đảng, Việt Nam không muốn một người lãnh đạo Đảng mạnh mẽ và có quyền tối thượng. Ông Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng là ví dụ cho thấy các nhân vật được coi là có thể được chấp nhận, nhưng không được chờ đợi sẽ đóng vai trò tích cực và mang tính đột phá trong vài trò lãnh đạo Đảng.
VOA: Có ý kiến cho rằng Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang ngày càng trở nên độc lập trong quyết định của mình. Thưa giáo sư, suy nghĩ của ông như thế nào?
Giáo sư Carl Thayer: Tôi cũng nghĩ vậy. Trước khi quá trình bỏ phiếu diễn ra, có thông báo rằng Ban chấp hành Trung ương mãn nhiệm muốn gia tăng số ủy viên Bộ chính trị lên 17 vị trí. Thậm chí, còn có đồn đoán rằng một trong các ủy viên là ông Phạm Gia Khiêm, dù quá tuổi, vẫn sẽ được giữ lại đảm nhiệm chức vụ vì họ cần một chuyên gia am tường về đối ngoại. Ban chấp hành Trung ương mới bầu đã bác bỏ điều này.
Trên thực tế, con số ủy viên Bộ Chính trị đã bị giảm trở lại còn 14 người. Điều đáng chú ý là các đại biểu từ các tỉnh thành còn có thể đưa ra đề cử vào Ban chấp hành Trung ương ngay tại hội trường. Con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiện làm việc ở TP HCM, đã trúng cử vào Ban này, nhờ đề cử như vậy.
Vâng, đúng là Ban chấp hành Trung ương và các đại biểu tham dự Đại hội đã cho thấy họ độc lập hơn trước.
VOA: Một số nhà phân tích đánh giá rằng việc có thêm nhiều đại diện quân sự trong Ban chấp hành Trung ương cho thấy quân đội đang ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh. Ông có nghĩ như vậy không, thưa ông?
Giáo sư Carl Thayer: Trong Ban chấp hành Trung ương mới được bầu, có 19 ủy viên là từ quân đội, chiếm khoảng 10% tổng số thành viên trong Ban chấp hành và đây là điều bình thường.
Điều đáng chú ý là khi chúng ta nhìn vào danh sách các ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đứng ở vị trí thứ hai và tin cho hay, ông đã nhận được tới 95% phiếu bầu, trong bối cảnh Việt Nam mới thông báo gia tăng ngân quỹ dành cho quốc phòng, chiếm khoảng 1,8% GDP. Khi nền kinh tế phát triển, chi tiêu cho quốc phòng của Việt Nam sẽ tăng từ khoảng 2,6 tỷ đôla lên 3,6 tỷ đôla.
Cho dù quân đội được tôn trọng và Bộ trưởng Quốc phòng đứng thứ hai trong danh sách, nhưng tôi không nghĩ con số đại diện quân đội trong Ban chấp hành Trung ương gia tăng rõ rệt. Thêm nữa, chỉ có một đại diện từ Bộ Quốc phòng là ông Bộ trưởng trong Bộ chính trị, chứ không phải là hai như hai kỳ đại hội trước đây.
VOA: Ông nhận định ra sao về việc ông Phạm Gia Khiêm (Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao) không được bầu vào Ban chấp hành Trung ương – điều mà một số nhà quan sát cho rằng đáng ngạc nhiên?
Giáo sư Carl Thayer: Đúng là đáng ngạc nhiên bởi lẽ không có người thay thế rõ ràng. Không ai trong Bộ chính trị, thậm chí là các ủy viên mới được bầu, có kinh nghiệm đáng kể về lĩnh vực đối ngoại. Trong khi Việt Nam đẩy nhanh việc hòa nhập toàn cầu, tôi nghĩ cần phải có một Bộ trưởng Ngoại giao là ủy viên Bộ Chính trị. Ông Khiêm sinh năm 1944 nên quá tuổi và rõ ràng cũng sẽ phải về hưu. Nhưng điều chưa rõ ràng là ai sẽ lên thay ông Khiêm.
VOA: Cho dù chưa chính thức được Quốc hội xác nhận, nhưng tin tức cho hay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tại vị thêm một nhiệm kỳ nữa và ông Trương Tấn Sang sẽ là tân chủ tịch nước. Theo công điện của cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak được Wikileaks tiết lộ, ông Dũng và ông Sang được coi là ‘hai nhân vật quyền lực nhất tại Việt Nam hiện nay’. Ông có nghĩ vậy không, thưa giáo sư?
Giáo sư Carl Thayer: Vâng, tôi nghĩ họ quyền lực vì vai trò họ đại diện. Nếu chúng ta trở lại vài thập niên trước, Việt Nam là một quốc gia độc đảng độc đoán. Nhưng thời gian qua, vai trò của Thủ tướng, Văn phòng Thủ tướng và Nội các đã gia tăng nhanh chóng. Điều đó dẫn tới căng thẳng giữa vai trò làm luật và thực thi luật pháp giữa Đảng và nhà nước. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang leo lên vị trí Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng và đứng đầu trong danh sách được bầu. Dường như là các đảng viên tin cậy ông này.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Dũng đứng ở vị trí thứ ba, và điều đó cho thấy ông vẫn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ. Một nhân vật khác mà tôi muốn chỉ rõ là Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đứng ở vị trí thứ tư gần với ông Dũng và sẽ là chủ tịch Quốc hội. Như vậy, trong tương lai, các chính sách của ông Dũng sẽ phải được người từng làm phó của ông thông qua tại quốc hội. Điều đáng chú ý là ông Hùng từng chỉ trích các quyết sách kinh tế của ông Dũng.
Cám ơn ông Carl Thayer. Đến đây cũng đã kết thúc chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Nguyễn Trung phụ trách, phát sóng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần. Quý vị có thể bình luận về bài phỏng vấn này cũng như đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com cũng như trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 độ plus. Nguyễn Trung xin chân thành cám ơn và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
Giáo sư Carl Thayer: Việc lựa chọn này cho thấy Việt Nam luôn trong tình thế bị kẹt bởi chính những luật lệ mà mình đề ra, ví dụ như quy định là các giới chức cấp cao phải hoạt động trong Bộ chính trị 5 năm trước khi được bầu chọn. Vậy nên, khi phần lớn trong số 15 ủy viên Bộ chính trị nghỉ hưu (lần này là 6), thì họ không có nhiều lựa chọn.
Việc ông Trọng nắm giữ chức Tổng bí thư cũng là điều gây tranh cãi. Nếu chúng ta nhìn vào danh sách các ủy viên Bộ chính trị, vốn được sắp xếp theo số phiếu nhận được từ Ban chấp hành Trung ương, tôi nghĩ ông Trọng đứng ở vị trí thứ 6, chứ không phải đứng đầu. Dường như Ban chấp hành Trung ương có điều gì đó lưỡng lự về ông ấy, có thể là bởi lý do tuổi tác.
Kể từ năm 1986, khi ông Lê Duẩn qua đời sau 16 năm lãnh đạo Đảng, Việt Nam không muốn một người lãnh đạo Đảng mạnh mẽ và có quyền tối thượng. Ông Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng là ví dụ cho thấy các nhân vật được coi là có thể được chấp nhận, nhưng không được chờ đợi sẽ đóng vai trò tích cực và mang tính đột phá trong vài trò lãnh đạo Đảng.
VOA: Có ý kiến cho rằng Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang ngày càng trở nên độc lập trong quyết định của mình. Thưa giáo sư, suy nghĩ của ông như thế nào?
Giáo sư Carl Thayer: Tôi cũng nghĩ vậy. Trước khi quá trình bỏ phiếu diễn ra, có thông báo rằng Ban chấp hành Trung ương mãn nhiệm muốn gia tăng số ủy viên Bộ chính trị lên 17 vị trí. Thậm chí, còn có đồn đoán rằng một trong các ủy viên là ông Phạm Gia Khiêm, dù quá tuổi, vẫn sẽ được giữ lại đảm nhiệm chức vụ vì họ cần một chuyên gia am tường về đối ngoại. Ban chấp hành Trung ương mới bầu đã bác bỏ điều này.
Trên thực tế, con số ủy viên Bộ Chính trị đã bị giảm trở lại còn 14 người. Điều đáng chú ý là các đại biểu từ các tỉnh thành còn có thể đưa ra đề cử vào Ban chấp hành Trung ương ngay tại hội trường. Con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiện làm việc ở TP HCM, đã trúng cử vào Ban này, nhờ đề cử như vậy.
Vâng, đúng là Ban chấp hành Trung ương và các đại biểu tham dự Đại hội đã cho thấy họ độc lập hơn trước.
VOA: Một số nhà phân tích đánh giá rằng việc có thêm nhiều đại diện quân sự trong Ban chấp hành Trung ương cho thấy quân đội đang ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh. Ông có nghĩ như vậy không, thưa ông?
Giáo sư Carl Thayer: Trong Ban chấp hành Trung ương mới được bầu, có 19 ủy viên là từ quân đội, chiếm khoảng 10% tổng số thành viên trong Ban chấp hành và đây là điều bình thường.
Điều đáng chú ý là khi chúng ta nhìn vào danh sách các ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đứng ở vị trí thứ hai và tin cho hay, ông đã nhận được tới 95% phiếu bầu, trong bối cảnh Việt Nam mới thông báo gia tăng ngân quỹ dành cho quốc phòng, chiếm khoảng 1,8% GDP. Khi nền kinh tế phát triển, chi tiêu cho quốc phòng của Việt Nam sẽ tăng từ khoảng 2,6 tỷ đôla lên 3,6 tỷ đôla.
Cho dù quân đội được tôn trọng và Bộ trưởng Quốc phòng đứng thứ hai trong danh sách, nhưng tôi không nghĩ con số đại diện quân đội trong Ban chấp hành Trung ương gia tăng rõ rệt. Thêm nữa, chỉ có một đại diện từ Bộ Quốc phòng là ông Bộ trưởng trong Bộ chính trị, chứ không phải là hai như hai kỳ đại hội trước đây.
VOA: Ông nhận định ra sao về việc ông Phạm Gia Khiêm (Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao) không được bầu vào Ban chấp hành Trung ương – điều mà một số nhà quan sát cho rằng đáng ngạc nhiên?
Giáo sư Carl Thayer: Đúng là đáng ngạc nhiên bởi lẽ không có người thay thế rõ ràng. Không ai trong Bộ chính trị, thậm chí là các ủy viên mới được bầu, có kinh nghiệm đáng kể về lĩnh vực đối ngoại. Trong khi Việt Nam đẩy nhanh việc hòa nhập toàn cầu, tôi nghĩ cần phải có một Bộ trưởng Ngoại giao là ủy viên Bộ Chính trị. Ông Khiêm sinh năm 1944 nên quá tuổi và rõ ràng cũng sẽ phải về hưu. Nhưng điều chưa rõ ràng là ai sẽ lên thay ông Khiêm.
VOA: Cho dù chưa chính thức được Quốc hội xác nhận, nhưng tin tức cho hay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tại vị thêm một nhiệm kỳ nữa và ông Trương Tấn Sang sẽ là tân chủ tịch nước. Theo công điện của cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak được Wikileaks tiết lộ, ông Dũng và ông Sang được coi là ‘hai nhân vật quyền lực nhất tại Việt Nam hiện nay’. Ông có nghĩ vậy không, thưa giáo sư?
Giáo sư Carl Thayer: Vâng, tôi nghĩ họ quyền lực vì vai trò họ đại diện. Nếu chúng ta trở lại vài thập niên trước, Việt Nam là một quốc gia độc đảng độc đoán. Nhưng thời gian qua, vai trò của Thủ tướng, Văn phòng Thủ tướng và Nội các đã gia tăng nhanh chóng. Điều đó dẫn tới căng thẳng giữa vai trò làm luật và thực thi luật pháp giữa Đảng và nhà nước. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang leo lên vị trí Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng và đứng đầu trong danh sách được bầu. Dường như là các đảng viên tin cậy ông này.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Dũng đứng ở vị trí thứ ba, và điều đó cho thấy ông vẫn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ. Một nhân vật khác mà tôi muốn chỉ rõ là Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đứng ở vị trí thứ tư gần với ông Dũng và sẽ là chủ tịch Quốc hội. Như vậy, trong tương lai, các chính sách của ông Dũng sẽ phải được người từng làm phó của ông thông qua tại quốc hội. Điều đáng chú ý là ông Hùng từng chỉ trích các quyết sách kinh tế của ông Dũng.
Cám ơn ông Carl Thayer. Đến đây cũng đã kết thúc chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Nguyễn Trung phụ trách, phát sóng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần. Quý vị có thể bình luận về bài phỏng vấn này cũng như đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com cũng như trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 độ plus. Nguyễn Trung xin chân thành cám ơn và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
.
.
.
No comments:
Post a Comment