Saturday, January 15, 2011

TUNISIA, CUỘC CÁCH MẠNG HOA NHÀI (Bùi Quang Vơm)



Bùi Quang Vơm
Sun, 01/16/2011 - 06:44

Nước Pháp từ chối tiếp nhận Tổng thống chạy trốn của Tunisie.
Trái với mong muốn, tổng thống trốn chạy của Tunisie không được Pháp chấp nhận. Paris đã từ chối cho phép máy bay của ông hạ cánh xuống đất Pháp. Theo nguồn tin từ chính phủ, nước Pháp « không muốn tổng thống Tunisie Zine el Abidine Ben Ali đang chạy trốn, đến đất Pháp ». Chính quyền Pháp không muốn làm mất lòng cộng đồng người dân Tunisie đang sống tại đây.
Bộ trưởng bộ ngoại giao Pháp, tối hôm trước đã cho biết « không hề nhận được đề nghị nào » của vị tổng thống đã bị hất ra vỉa hè. Về mặt chính thức, cả tổng thống Nicolas Sarkozy, lẫn thủ tướng François Fillon đều không nhận được telephone của Ben Ali .

Ben Ali cùng với gia đình đã tị nạn tại Arabie Saoudite, thông báo của hoàng cung SPA cho biết như vậy. Một nguồn tin của AFP cho biết, máy bay của tổng thống Tunisie đã đến Jeddah vào đêm thứ sáu , rạng ngày thứ bảy.
Ông ta buộc phải rời Tunisie trong thời gian một tháng do áp lực cuộc biểu tình của dân chúng, mà chính người dân gọi là « Cuộc cách mạng hoa nhài » và bị đàn áp trong máu với giá của nhiều chục mạng sống.

Gần như cùng một lúc với việc ra đi của tổng thống, vị Thủ tướng đương quyền, Mohammed Ghannouchi, tuyên bố trên TiVi rằng ông ta được quyền thay chức tổng thống cho đến khi thiết lập trật tự mới, theo một đạo luật mà chính Ben Ali đã ký trước đó. Bằng một giọng quan trọng, ông ta kêu gọi đoàn kết : « Tôi kêu gọi toàn dân Tunisie tất cả dù có động chạm chính trị hay không , hãy biểu lộ tinh thần yêu nước và đoàn kết ». Ông cũng cam kết sẽ tôn trọng hiến pháp.

Hai lãnh đạo của đảng đối lập hợp pháp - Mustapha Ben Jaafar, Diễn đàn dân chủ vì lao động và tự doFDTL, và Néjib Chebbi, đảng Dân chủ tiến bộ PDP, hôm thứ sáu tuyên bố sẵn sàng cộng tác với Mohammed Ghannouchi.

Ngay ngày hôm sau của cuộc bỏ chạy sang Ả rập xê út của vị tổng thống đã cai trị Tunisie bằng bàn tay sắt suốt 23 năm, Hội đồng lập hiến đã nhận thấy ghế tổng thống bị bỏ trống và tính rằng theo các đạo luật cơ bản của Tunisie, chủ tịch Nghị viện là người thay thế tạm thời, chứ không phải là thủ tướng. Vì vậy, chủ tịch Quốc hội Tunisie Fouad Mebazaa đã làm lễ tuyên thệ nhân chưc tổng thống lâm thời đầu giờ chiều ngày thứ bảy.

Hội đồng lập hiến cũng chỉ định một cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ phải được tổ chức trong vòng 60 ngày.


Tuy nhiên, tình hình còn trong tình trạng rất mong manh. « Cần phải hết sức cảnh giác », Selim Ben Hassen, chuyên gia về Tunisie của Đại Euro 1 nhấn mạnh - « Nhân dân Tunisie đã viết những dòng lịch sử mới đầu tiên, họ cần phải viết viết những dòng cuối »., « những gì đang xảy ra là chính phủ đương quyền đang cố viết giành lấy quyền viết thay nhân dân những dòng cuối này », vị chuyên gia này cảnh giác.

Claude Bartolon nghị sĩ vùng Seine-Saint-Denis gốc Tunisie cũng chia sẻ nhận định này : « Mọi chuyện chưa ổn định, những người Pháp cần sát cánh cùng nhân dân Tunisie. Nhưng tôi hoàn toàn khâm phục nhân dân Tunisie ».

Như vậy, chỉ trong khoảng chưa đầy một tháng, một chế độ gần như độc đảng, cai trị suốt 23 năm, có cả một hệ thống chân rết và bè cánh ở khắp cả nước, từ trên tột đỉnh quyền lực xuống tận dưới cùng, đã sụp đổ. Một chế độ độc tài nhưng che đậy bằng bề ngoài giả dân chủ và chống Hồi giáo. Nhưng sụp đổ vì tham nhũng và bóp nghẹt dân chủ. Tổng thống của nó đã phải trốn chạy. Dân chúng không một tấc sắt trong tay.

Tất cả đã bắt đầu từ một thị trấn nhỏ cách thủ đô Tunis 265 km, do một vụ kiểm tra trật tự của cảnh sát đường phố. Mohamed Bouazizi một thanh niên bán rau quả trên vỉa hè bị cảnh sát tịch thu toàn bộ hàng hóa, với lý do « không có giấy phép ». Người nhà và những người chứng kiến tại chỗ kể lại rằng, Bouazizi đã van nài viên cảnh sát, nhưng vì không chịu « xì tiền ra » nên cuối cùng, hàng hóa của cậu ta đã bị viên cảnh sát này tịch thu, đưa về trụ sở thị trấn. Bouazizi là sinh viên đã tốt nghiệp đại học, nhưng bằng mọi cách, cậu ta vẫn không xin được việc làm, buộc phải bán vặt rau quả trên vỉa hè kiếm sống.

Bouazizi sau đó đã theo về trụ sở hành chính của Thị trấn, xin gặp Trưởng công an tỉnh và đệ đơn xin lại số hàng hóa ít ỏi. Nhưng không một ai chịu tiếp và đơn của cậu ta không có người nhận. Uất ức, Bouazizi đã tưới xăng lên người và tự thiêu ngay trước cửa dinh Tỉnh trưởng. Bị bỏng nặng, người ta đưa cậu ta vào bệnh viện Sfax, sau đó được chuyển lên cấp cứu tại thủ đô Tunis, nhưng đã chết sau đó vài ngày.

Người ta thấy, nguyên nhân của sự chạy trốn này, tất nhiên trước hết là sức ép của phong trào quần chúng, của quyết tâm thay đổi chế độ của mọi tầng lớp dân chúng, bắt đầu từ ngọn lửa tự thiêu của một sinh viên thất nghiệp, trước tệ tham nhũng và bất công của hệ thống cầm quyền, nhưng áp lực trực tiếp đe dọa tính mạng nhà độc tài Ben Ali chính là thái độ bất hợp tác của quân đội. Trong nhiều năm, nhiều lần trước đó, mọi cuộc bạo động của dân chúng đều nhanh chóng bị dập tắt bởi lực lượng quân đội. Lần này, mệnh lệnh từ Cung điện phủ tổng thống không được quân đội chấp hành, họ tuyên bố chỉ bảo vệ các khu vực liên quan tới an ninh quốc gia, tới tài sản và trật tự công cộng, không liên quan tới an toàn của cá nhân hay gia đình của riêng tổng thống. Vì sợ một cuộc đảo chính quân sự, đe dọa tính mạng, mà Ben Ali đã vội vã đưa cả gia đình trốn chạy. Mọi việc đã được thỏa thuận vội vã với thủ tướng vây cánh Mohammed Ghannouchi, và các đảng đối lập giả tạo. Nhưng đã không qua được mắt phong trào và Hội đồng lập hiến.

Kinh nghiệm của Tunisie chắc chắn sẽ có ích cho mỗi dân tộc đang bị tước đoạt quyền dân chủ trên cả địa cầu.

15/01/11
Bùi Quang Vơm
.
.
.

No comments: