Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
Tue, 01/04/2011 - 06:23
Tin từ MURGHAB, Tajikistan - Trên những vùng ngoại ô của thị trấn gió cuốn xoáy, được thành lập vào năm 1893 như là một căn cứ quân sự của Nga này, công cuộc xây dựng một khu hải quan mới đang báo hiệu sự trở lại của một quyền lực lớn.
Khi được mở ra trong năm nay, những khu vực sắc màu rực rỡ mới này sẽ chứa được nhiều đoàn xe tải lớn hơn của Trung Quốc so với sức chứa của các kho chứa hàng hiện có, làm tăng tốc dòng chảy của quần áo, điện tử và đồ gia dụng gần đây từng ngập lụt vùng Trung Á, từ những căn lều du mục (yurt) trên các thảo nguyên Kyrgyz đến các lối đi cổ xưa ở Samarkand và Bukhara.
"Thương mại đang gia tăng giữa Trung Quốc và tất cả các nước xung quanh họ", ông Tu'er Hong, người có chiếc xe tải là một trong số 50 chiếc đang vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến các tài xế ở Tajik một ngày gần đây trong khu vực hiện tại đã nói.
Trong khi Trung Quốc đang nắm bắt sự chú ý ở vùng Đông và Đông Nam Á với các ảnh hưởng kinh tế và ngoại giao cơ bắp mở rộng, họ cũng lặng lẽ hình thành sự hiện diện của mình ở vùng sườn phía tây, từng một thời chủ yếu do Nga thống trị.
Các quan chức Trung Quốc xem Trung Á là một tiền đồn quan trọng về an ninh năng lượng, mở rộng thương mại, ổn định sắc tộc và quân sự quốc phòng cho đất nước của mình. Các doanh nghiệp nhà nước đã thọc sâu vào bên trong khu vực với các đường ống dẫn năng lượng, đường sắt hỏa xa và đường cao tốc, trong khi gần đây chính phủ đã mở các Viện Khổng Tử để dạy tiếng Hoa ở khắp các thủ đô vùng Trung Á.
Vùng Trung Á, Tướng Liu Yazhou của Quân đội Giải phóng Nhân dân nói, là "miếng bánh to nhất được các tầng trời ban cho người Trung Quốc hiện đại".
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan - năm quốc gia chủ yếu là người Hồi giáo đã giành được độc lập sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991 - một lần nữa lại là đấu trường cho cuộc cạnh tranh của siêu cường, trong thế kỷ 19, phần lớn khu vực từng ở trong Cuộc Cờ Vĩ Đại (The Great Game) giữa Nga và Anh. Lần này, các cầu thủ là Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ, vốn đã sử dụng Trung Á như một đường dẫn quân tới Afghanistan.
Nhìn thấy quân đội Mỹ và liên minh quân sự tại Trung Á, Ấn Độ và Afghanistan như một vòng cung phía tây của một chiến lược ngăn chặn vốn cũng dựa vào sự hợp tác với các quốc gia ở Đông và Đông Nam Á, các quan chức Trung Quốc đang lo lắng với những gì họ xem như những nỗ lực bao vây Trung Quốc của Mỹ.
Trong tháng Chín, Trung Quốc thả lỏng cơ bắp quân sự của chính mình trong khu vực, tiến hành các trò chơi chiến tranh phức tạp ở Kazakhstan như một phần của các cuộc tập trận thường niên truyền thống bao gồm một số quốc gia ở vùng trung tâm châu Á. Theo tài liệu Bộ Ngoại giao do WikiLeaks tiết lộ, các quan chức Mỹ từng nghi ngờ Trung Quốc đã cho Kyrgyzstan 3 tỉ để đóng cửa căn cứ không quân Mỹ ở đó.
Tin điện báo này, ghi ngày 13 Tháng 2 năm 2009, mô tả một cuộc họp khó xử giữa Tatiana C. Gfoeller, đại sứ Mỹ Kyrgyzstan, và Dương Yannian, đại sứ Trung Quốc tại đó, theo nội dung điện báo này, bà Gfoeller đã đối chất với ông Dương về 3 tỷ đồng hối lộ. "Bị bối rối rõ ràng, Dương mất khả năng nói tiếng Nga, bắt đầu lắp bắp tiếng Trung Quốc để viên phụ tá ngay sau lưng ông lặng lẽ ghi chép cẩn thận" nội dung điện báo cho biết. Sau đó, ông Dương đã bác bỏ những lời buộc tội.
Nhưng, trong nhiều phương diện, sự hiện diện mới của Trung Quốc tại Trung Á là loại đường Tơ Lụa (Silk Road) cạnh tranh hơn là sự trở lại của Cuộc Cờ Vĩ Đại. Các nhà phân tích Trung Quốc nói rằng một trong những mục tiêu của Bắc Kinh là để hội nhập kinh tế khu vực Trung Á với các khu vực bất ổn phía Tây của Tân Cương, phá bỏ các rào cản thương mại, ngay cả khi chính phủ các nước Trung Á đang lo ngại.
"Sự gia tăng các dấu ấn kinh tế ở Trung Á là khá đáng kể", một quan chức Mỹ nói với điều kiện giấu tên vì ông không có thẩm quyền để nói chuyện công khai về chính sách của Trung Quốc trong khu vực. "Trong nhiều phương cách, các khoản đầu tư đều đáng được hoan nghênh, không chỉ từ các nước ấy mà còn từ Mỹ nữa. Nhưng có một sự thiếu minh bạch về các khoản đầu tư của Trung Quốc và mối quan hệ với các nước".
Người dân địa phương cũng thận trọng, đặc biệt là ở Kyrgyzstan và Kazakhstan, nơi mà từ lâu họ đã lo ngại rằng Trung Quốc có thể chuyển đổi cán cân quyền lực kinh tế trong quốc gia dân cư thưa thớt này. Một cuộc biểu tình phản đối nổ ra ở Almaty, Kazakhstan hồi tháng Giêng chống lại một thỏa thuận đề xuất về đất đai có liên quan đến Trung Quốc.
"Nhiều người Kazakh chúng tôi rất nghi ngờ về làn sóng Trung Quốc nói chung, nhưng chúng tôi có thể làm gì được ?", Ông Aidelhan Onbedbayev, 35 tuổi, một tái xế đưa rước các thương gia và khách du lịch giữa Almaty và Zharkent, một thị trấn biên giới nói. "Chính phủ quyết định những việc này và mời họ vào đầu tư bằng những khu thương mại tự do và cung cấp đất cho họ".
Một số quan chức Trung Quốc đã nói thẳng thừng về quyền lợi của họ.
"Hợp tác về năng lượng của Trung Quốc với các nước Trung Á bắt đầu vào những năm 1990, nhưng trong những năm gần đây, với sự tăng trưởng nhanh chóng về sức mạnh quốc gia của Trung Quốc, Trung Quốc đã lợi dụng sự thiếu chủ động trong khu vực của Hoa Kỳ và Nga" Tướng Liu đã viết như thế trong một bài tiểu luận công bố vào mùa hè vừa qua trên tạp chí tin tức hàng tuần Phoenix. "Trung Quốc đã bắt đầu kích thích nền tiêu dùng đang sốt bỏng trong khu vực".
Các quốc gia Trung Á giáp biên giới Trung Quốc, đặc biệt là Kyrgyzstan, đã trở thành một điểm trung chuyển quan trọng cho hàng hóa Trung Quốc mở đường cho chúng đến vùng biển Caspian, Nga và châu Âu. Thương mại giữa Trung Quốc và năm quốc gia Trung Á đạt 25.9 tỉ trong năm 2009, tăng từ $ 527 triệu của năm 1992, theo thống kê của Bộ Thương mại.
Trong khi đó, các đường ống dẫn dầu mới đang vận chuyển dầu và khí tự nhiên đến Tân Cương từ các mỏ dầu ở Trung Á, nơi các công ty Trung Quốc đã mua được quyền khai thác. Các quan chức Trung Quốc nhìn Trung Á và Biển Caspian như là một nguồn thay thế quan trọng cho năng lượng; vùng Trung Đông thì chính trị không được ổn định, và tàu chở dầu từ đó phải đi qua eo biển Malacca, mà Trung Quốc lo ngại có thể bị đóng lại bởi các lực lượng quân sự Hoa Kỳ và các nước khác.
Trung Quốc cũng xem vùng Trung Á là một vị trí vững chắc cho việc duy trì ổn định ở Tân Cương, nơi mà các căng thẳng lâu nay giữa người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và người Hán tộc đã từng nổ bùng thành các vụ bạo loạn chết người. Các nhà phân tích cho biết, sau các vụ bạo loạn sắc tộc vào năm 2009 ở Tân Cương, các quan chức Trung Quốc đã đặc biệt cảnh giác với thành phần Hồi giáo cực đoan xâm nhập vào từ các quốc gia Trung Á hoặc Pakistan và Afghanistan. Trong nửa triệu người Duy Ngô Nhĩ sinh sống trong khu vực, nhiều người là nhập cư từ Tân Cương đến Kazakhstan và Kyrgyzstan.
Các quan chức Mỹ cho biết, vào năm 1966, Trung Quốc đã giúp thành lập một tiền thân của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, một nhóm chiến lược khu vực chủ yếu nhắm vào việc đấu tranh chống lại tình trạng ly khai bất ổn. Các thành viên của nhóm, bao gồm cả Nga và hầu hết các nước Trung Á, đã chia sẻ thông tin tình báo và tiến hành tập trận chung, dù họ thường không phối hợp trong chính sách lớn hơn vì các quyền lợi có tính cạnh tranh.
Trung Quốc cũng hy vọng sử dụng nhóm này để mở rộng ảnh hưởng kinh tế của mình. Năm ngoái, Trung Quốc tài trợ 10 tỷ USD bằng các khoản vay nợ cho các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải "để chống đỡ các nền kinh tế gặp khó khăn".
Một số quan chức Trung Quốc và các nhà phân tích hy vọng rằng khoản viện trợ này, cùng với những mối quan hệ thương mại tăng cường, sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế ở Tân Cương và tình trạng ít bất ổn giữa những người Duy Ngô Nhĩ. Các quan chức chính phủ trung ương đã đệ trình một đề xuất năm ngoái cho Hội đồng Nhà nước, nội các Trung Quốc, để biến đổi Urumqi, thủ phủ của Tân Cương và các khu vực từng bạo loạn vào năm 2009, trở nên một trung tâm sản xuất năng lượng cho khu vực.
"Trung Quốc đã luôn chú trọng đến các nước lân cận, thúc đẩy việc phát triển hòa bình ở các nước để mang lại môi trường tốt cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc" ông Wu Hongwei, một học giả Trung Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết.
Nỗi thèm khát dâng cao về dầu và khí đốt của Trung Quốc đã khiến sự việc trở thành một vấn đề về an ninh năng lượng có tính chiến lược. Hai đường ống dẫn dầu mới, lần đầu tiên có được giữa Trung Quốc và các nước ngoài, mang lại cho đất nước này nguồn khí đốt từ Turkmenistan và dầu từ Kazakhstan.
Những đường ống dẫn dầu từng được xem như đủ hệ trọng để Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phải đi đến sa mạc Karakum của Turkmenistan trong năm 2009, xoay chuyển một bánh xe tượng trưng để khai mạc đường ống dẫn 1.100 dặm.
Đường ống dẫn dầu này dự kiến sẽ đạt công suất của 40 tỷ mét khối vào năm 2012 hoặc 2013 và Turkmenistan đã được hợp đồng để vận chuyển khí đốt cho Trung Quốc trong 30 năm. Trung Quốc đã cãi nhau cho tờ giấy phép duy nhất lớn hơn cả để phát triển các mỏ khí đốt ở South Yolotan .
.
.
.
No comments:
Post a Comment