Sunday, January 2, 2011

TRUNG QUỐC : CON ĐƯỜNG KHÁC BIỆT PHÍA TRƯỚC (Dư Vĩnh Định)

Tác giả: Dư Vĩnh Định
Bài đã được xuất bản.: 2-1-2011

Đau đớn điều chỉnh là điều cần thiết để duy trì ưu điểm trong một bộ mặt thiếu đổi mới, chậm nâng cấp công nghệ và bất ổn xã hội.
Thu nhập bình quân theo đầu người của Trung Quốc ở mức 3.800 USD, đã vượt qua ngưỡng của một quốc gia thu nhập trung bình.
Nhưng ngay cả khi các nhà kinh tế học và chiến lược bận rộn suy đoán, tính toán tốc độ tăng trưởng tương lai để dự đoán khi nào sẽ theo kịp Mỹ, thì tâm trạng ở Trung Quốc trở nên ảm đạm và thờ ơ trong năm 2010. Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhìn nhận sự tăng trưởng của Trung Quốc là “mất ổn định, không cân bằng, thiếu đồng bộ và cuối cùng là không bền vững”.
Tăng trưởng kinh tế, tất nhiên, chưa từng là đường thẳng ở bất kỳ nước nào.
Trong suốt sự phát triển của lịch sử, có không ít ví dụ về những quốc gia thu nhập trung bình bị mắc kẹt trong mô hình nhiều thập niên hoặc cuối cùng lùi lại trở thành nước thu nhập thấp. Nhà kinh tế học giành giả Nobel Michael Spence chỉ ra rằng, sau Thế chiến II, chỉ một số ít các nước có thể phát triển đến một mức độ công nghiệp hoá hoàn toàn của phát triển.
Sự tiến bộ của Trung Quốc trong ba thập niên qua là một biến thể thành công trên mô hình tăng trưởng Đông Á xuất phát từ những điều kiện ban đầu được tạo ra bởi một nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa. Mô hình tăng trưởng ấy giờ đây hầu như đã cạn kiệt tiềm năng. Vì vậy, Trung Quốc đã ở vào một thời điểm quyết định: không đau đớn điều chỉnh cơ cấu, động lực tăng trưởng kinh tế có thể biến mất đột ngột.
Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc đã phải trả giá rất cao. Chỉ có những thế hệ tương lai mới biết rõ cái giá đích thực của nó. Tỉ lệ đầu tư của nước này hiện giờ đứng ở mức hơn 50% - phản ánh rõ ràng tính hiệu quả thấp của nguồn vốn.
Có hai khía cạnh đáng lo lắng về tỉ lệ ở mức cao nói trên. Đầu tiên là ảnh hưởng của chính quyền địa phương chiếm tỉ lệ cao trong các quyết định đầu tư. Thứ hai, đầu tư vào phát triển bất động sản chiếm gần ¼ tổng số.
Thực tế là, một số chính quyền địa phương đã tự đào hố, sau đó lại lấp lại để “gá” vào GDP.
Do vậy, thật đơn giản để hiểu vì sao có quá nhiều toà nhà văn phòng chính quyền được xây dựng xa hoa, lộng lãi, cao chọc trời. Các khách sạn tại những tỉnh thành Trung Quốc thậm chí còn vượt xa chuẩn năm sao của phương Tây.
Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới. Khói và bụi bao trùm các thành phố. Toàn bộ những con sông chính của nước này bị nhiễm bẩn. Cho dù có những tiến bộ, nhưng nạn phá rừng và tốc độ sa mạc hoá vẫn không thể kiềm chế được.
Hạn hán, lũ lụt, lở đất trở nên thường xuyên hơn. Việc khai thác không ngừng đã nhanh chóng làm cạn kiệt các trầm tích tài nguyên của Trung Quốc. Với tỉ lệ thương mại/GDP và xuất khẩu/GDP của Trung Quốc vượt quá 60% và 30% tương ứng, nền kinh tế không thể tiếp tục trông chờ vào nhu cầu bên ngoài để tăng trưởng bền vững.
Không may là, với một lĩnh vực xuất khẩu lớn sử dụng nguồn nhân công hàng triệu người, sự phụ thuộc này đã trở thành cơ cấu. Điều đó có nghĩa rằng, giảm bớt phụ thuộc thương mại và thặng dư thương mại của Trung Quốc hơn hẳn vấn đề điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô.
Sau nhiều thập niên mở rộng nhanh chóng, Trung Quốc trở thành công xưởng của nền kinh tế toàn cầu. Vấn đề ở chỗ, không có gì hơn ngoài là một công xưởng. Thiếu đổi mới và sáng tạo chính là gót chân Achilles của nền kinh tế.
Ví dụ, về mặt số lượng, Trung Quốc trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, đạt 17 triệu chiếc trong năm nay. Nhưng tỉ lệ các mẫu hình do các nhà sản xuất ô tô nội địa phát triển là không đáng kể.
Trong một kỷ nguyên của đổi mới, sáng tạo và những tiến bộ công nghệ nhanh chóng, bối cảnh kinh tế toàn cầu có thể nhanh chóng thay đổi. Thiếu năng lực đổi mới và sáng tạo, thậm chí một người khổng lồ cũng có đôi chân bằng đất sét. Và khi người khổng lồ ấy gục ngã, rất nhiều người sẽ bị tổn thương.
Trong khi mức sống của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể suốt 30 năm qua, thì khoảng trống giàu nghèo lại không ngừng mở rộng. Phân phối thu nhập vẫn thiên về những người giàu. Sự tương phản giữa lối sống xa hoa của người giàu và việc chậm trễ trong cải thiện điều kiện sống cơ bản của người nghèo làm nảy sinh căng thẳng xã hội.
Nếu Trung Quốc thất bị trong việc xử lý vấn đề cơ cấu lúc này, tăng trưởng khó có thể bền vững. Bất kỳ sự điều chỉnh cơ cấu nào cũng sẽ là đau đớn. Nhưng trì hoãn thêm, đau đớn sẽ càng nhiều.
Vị thế tài chính mạnh của Trung Quốc hiện nay đem lại cho họ cánh cửa cơ hội. Nhưng cánh cửa ấy sẽ nhanh chóng khép rất nhanh, vì những người hưởng lợi từ các chính sách cải cách cụ thể sẽ trở thành những người có đặc quyền đặc lợi, sẽ đấu tranh cứng rắn để bảo vệ những gì họ có.
Những gì khiến người dân bất mãn là sự câu kết giữa quan chức chính phủ với doanh nhân, được nhà kinh tế học Ngô Thanh Liên mô tả là “chủ nghĩa tư bản của người giàu và quyền lực”.
Phá vỡ liên minh này sẽ là phép thử lớn với giới lãnh đạo Trung Quốc trong năm 2011 và xa hơn nữa. Theo sắp xếp của thể chế hiện tại Trung Quốc, chế độ nhân tài là điều kiện tiên quyết để quản trị tốt.
Nhưng chế độ nhân tài đã bị xói mòn bởi một thứ văn hoá chính trị xu nịnh và yếm thế. Nên một lần nữa, tính biện chứng của phát triển kinh tế đã đặt cải tổ chính trị lên phía trước.
Sự tăng trưởng của Trung Quốc đã sản sinh ra lòng khâm phục, ghen tị, nghi ngờ và thậm chí là thái độ thù địch ở một vài nơi của địa cầu.
Kể cả khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên phủ nhận tham vọng bá chủ thì sự đề phòng về những mục đích của Trung Quốc vẫn còn.
Điều này có thể hiểu được: sự gia tăng của những cường quốc mới luôn luôn đảo lộ trật tự quốc tế đã được thiết lập.
Khi cường quốc mới này là quốc gia của 1,3 tỉ dân sống trong một hệ thống chính trị và hệ tư tưởng khác, thì sự phát triển của nó thậm chí sẽ gây ra nhiều bất an hơn.
May mắn thay là bởi toàn cầu hoá, sự gia tăng của Trung Quốc là trong lợi ích của mọi người, như là sự phát triển của những nền kinh tế mới nổi khác. Trung Quốc nên và sẽ đóng một vai trò tích cực hơn như một người chơi chính toàn cầu trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, mất cân bằng toàn cầu và cải tổ hệ thống tiền tệ quốc tế. Không cần thiết phải nói rằng, có đi có lại mới là điều cần thiết.

Thuỵ Phương (Theo China Daily)

* Dư Vĩnh Định, Chủ tịch Hội Kinh tế Thế giới Trung Quốc, nguyên thành viên Uỷ ban Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế - Chính trị Thế giới (Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.)
.
.
.

No comments: