Sunday, January 2, 2011

BẮC TRIỀU TIÊN CÓ THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC KHÔNG ? (Foreign Policy)


Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Nhà cai trị đang-chờ mới của Bình Nhưỡng có quá nhiều hy vọng cho những cải cách kiểu Trung Quốc trong đất nước kiểu Stalin cuối cùng của thế giới. Nhưng gia đình Kim có bao giờ mở cửa ra không ? Chúng ta nên hy vọng như thế.
Tuần này, Hyun In Taek, Bộ trưởng Nam Hàn phụ trách kế hoạch thống nhất với miền Bắc, thúc giục những người hàng xóm phiền phức của mình để cùng có hành động về kinh tế với nhau. "Tôi không có ý rằng Bắc Triều Tiên nên mở cửa ra bằng mọi cách " ông nói với các phóng viên. "Tôi tin rằng sẽ là một điều đúng đắn nếu Bắc Triều Tiên có thể phát triển bằng cách mở ra, tối thiểu là qua một mô hình kiểu Trung Quốc".
Nhận xét này đã đến giữa các khiêu khích quân sự đang leo thang từ Bình Nhưỡng - ngoài việc theo đuổi một chương trình cải cách nghiêm chỉnh, mặc dù một vài dấu hiệu hiếm quý cho thấy các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên bị quá cô lập khiến sẽ có khả năng phải "mở cửa" - và có thể là một nhận xét kỳ khôi nhất. Từ lâu, hầu hết người Nam Triều Tiên đã từ bỏ hy vọng về "Chính sách Ánh Dương" của hứa hẹn và viện trợ kinh tế, để bây giờ ủng hộ một phản ứng cứng rắn với sự xúc phạm của Bình Nhưỡng. Tuần trước, Tổng thống bảo thủ Lee Myung-bak, tổng kết đã cảm tưởng của nhiều người ở Seoul: "Chúng tôi từng tưởng rằng sự kiên nhẫn sẽ đảm bảo được hòa bình trên đất này, nhưng điều đó không còn đúng nữa". Ông tuyên bố sẽ có một cuộc "phản công tàn nhẫn" nếu mảnh đất Nam Hàn bị tấn công một lần nữa.
Tuy nhiên, Hyun có thể đã vin vào một điều gì đó. Những thay đổi sâu sắc đang xảy ra khiến đe dọa làm suy yếu gọng kềm của chế độ Bắc Triều Tiên về quyền lực nhiều hơn là những sự lên án và đối đầu. Dù việc răn đe và kềm hãm Bình Nhưỡng là điều khôn ngoan, nó chỉ là một nửa của chính sách. Thế giới đang lỡ một cơ hội để mở rộng và khai thác những thay đổi kinh tế đang diễn ra tại Bắc Triều Tiên. Cải thiện tiếp cận thông tin và tạo điều kiện cho truyền thông ở Bắc Triều Tiên - không đơn thuần chỉ là sự ban hành lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn hoặc những lời thề nguyền cứng rắn hơn để đáp ứng giữa thép với thép - là những cách tốt nhất để thúc đẩy nhanh sự sụp đổ của một trong những chế độ ghê tởm nhất thế giới.
Những rạn nứt bắt đầu xuất hiện ra mặt ngoài của chế độ Bắc Triều Tiên khi nền kinh tế chỉ huy được dựng lên trong những năm 1950 đột nhiên bị sụp đổ vì sự kết thúc của Liên Xô vào đầu những năm 1990. Hệ thống phân phối thực phẩm công cộng chỉ còn hoạt động trên danh nghĩa; Về kinh tế, hàng trăm loại chợ buá đâm chồi, với phụ nữ bán rau quả trồng từ các lô vườn tược tư nhân, thực phẩm tự chế, hàng gia dụng và các sản phẩm từ Trung Quốc. Chế độ thừa nhận thị trường hóa tự phát này - dù không hoàn toàn tán thành - với "các biện pháp điều chỉnh kinh tế"trong tháng Bảy năm 2002 của họ, đưa nhiều nhà quan sát đến hy vọng những cải cách lớn sẽ tiếp nối theo. Kim Jong Il, lãnh đạo tối cao của Bắc Triều Tiên, đã nhiều lần ca ngợi chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc, kể cả trong chuyến thăm nhà máy sản xuất ô tô Thượng Hải-GM vĩ đại vào năm 2001 (được biết Kim đã nói với người chủ nhà rằng ông cũng muốn có một nhà máy như thế). Jang Sung-taek, người anh em rể của Kim và là nhân vật có thế lực đằng sau ngai vàng, đã đi cùng ông trên hầu hết các chuyến viếng thăm Trung Quốc.
Một số nhà quan sát về Bắc Hàn đã suy đoán rằng ông Kim Jong-Un, người trong tháng Chín vừa qua đã được giới thiệu với thế giới như là người thừa kế của Kim Jong Il, có thể là người thay thế để thực hiện các cải cách kinh tế. Nhưng khi nền cai trị tồi tệ của gia đình Kim ở Bắc Hàn chuyển đến thế hệ thứ ba, nhân vật Kim trẻ nhất phải đối diện với tình trạng khó xử của nền độc tài già cỗi như người cha mình: phải duy trì gọng kềm bằng thép và nhìn nền kinh tế vẫn ở trong vòng chuyển động xoáy chậm chạp đến diệt vong, hoặc ít nhất là phải cho phép các cá nhân chủ động và sáng tạo. Ngay cả những bộ não đồng cảm như các tướng lãnh ở Miến Điện và các anh em nhà Castro còn phải cải cách. Bắc Triều Tiên có thể cải cách không ?
Ngay cả ở các cấp chính thức, chế độ đã thừa nhận nhu cầu phải thay đổi. Kể từ sự xuất hiện của chàng Kim trẻ, một nửa số lần xuất hiện trước công chúng của ông ta (luôn luôn xuất hiện cùng cha mình) đều có liên quan đến kinh tế, từ việc xuất hiện tại các nhà máy tự động (Kim Jong-Un đã từ lâu được xem như một chuyên gia trong một công nghệ về một kỹ thuật của những năm 1970 được gọi là "công nghệ kiểm soát máy tính bằng số" ) đến các nhà máy điện đang được xây dựng. Cơ quan ngôn luận của chính phủ, tờ Worker's Newspaper, đề cập thường xuyên đến nhu cầu "cải cách", "công nghệ" và "mở rộng sản xuất hàng tiêu dùng". Một pano tuyên truyền thường xuyên được trưng ra cho thấy hình ảnh một bà mẹ và trẻ em đứng trước một cửa hàng và tuyên bố rằng "Chúng ta đã đến một bước ngoặt". Rõ ràng chế độ đã lựa chọn súng ống thay vì bơ sữa - ngân sách quân sự ước tính đã lên đến một phần tư GDP - nhưng tên lửa tầm xa và năng lực hạt nhân thì cần thiết nhưng chưa đủ để đạt được sự thịnh vượng mà chế độ đã hứa hẹn vào năm 2012, năm sẽ kỷ niệm sinh nhật 100 năm của người cha sáng lập Kim Il Sung.
Thật không may là chúng ta chưa nhận được một chỉ báo rõ rệt nhất nào về lòng ham muốn thị trường và cải cách của chế độ vào cuối năm 2009, khi một vụ tái định giá tiền tệ đột ngột buộc người dân phải đổi đồng tiền của mình lấy một loại tiền mới cùng mệnh giá và hình ảnh gần như giống hệt nhau. Nhưng vì người dân Bắc Triều Tiên chỉ có thể đổi được 60 đồng cho lượng tiền cũ nên bất cứ ai nắm giữ số lượng tiền mặt lớn đều bị xóa sổ. Có những bằng chứng kể lại cho thấy rằng nhiều loại chợ ngoài trời mới nổi lên đã bị tàn phá ngay tự khởi đầu. Tuy nhiên, vào cuối hè, các hình ảnh mới xuất hiện từ đất nước này cho thấy các khu chợ mua bán đã hồi phục.
Một điều tương tự như vậy không thể nói rộng hơn về kinh tế Bắc Hàn. Tuy có sự hướng dẫn tại chỗ của Lãnh tụ Kính yêu và vị Tướng Trẻ, như tên gọi mà hệ thống tuyên truyền Bắc Hàn thường dùng cho Kim Jong-Un, các trang trại tập thể vô cùng thiếu hiệu quả và các nhà máy đổ nát với truy cập từng cơn gián đoạn đến điện lực và các đầu vào vẫn là quy luật.
Tuy nhiên, đồng thời vẫn có những điểm tươi sáng đáng kể. Người Bắc Triều Tiên đã có được sự kết nối hơn bao giờ hết. Trong chuyến đi đầu tiên của tôi đến Bình Nhưõng vào năm 2005 để hướng dẫn một nhóm nhà báo Tây Phương, ngay trước khi rời đi, người chủ nhà của tôi đã nói rõ những món quà tặng nào ông muốn có: "Xin hãy mang theo một máy MP3". Khi trao, anh ta hỏi: "Ông muốn đổi lấy gì ?" (Trong thời gian này, ngay cả một người xử dụng máy móc man rợ ở Bắc Triều Tiên cũng muốn có đưọc các nền tảng công nghệ cao mới nhất hơn là rượu hoặc thuốc lá). Từ đó, sự thay đổi chỉ thêm phần tăng tốc. Nhờ công ty Orascom của Ai Cập, chế độ đã cho phép điện thoại di động được trải khắp quốc gia - hơn Một trong 50 người lớn, nghĩa là khoảng 300.000 người, hiện đang sở hữu một điện thoại di động. (Mạng điện thoại di động trước đây của Bắc Triều Tiên đã bị đóng cửa một cách bí ẩn trong năm 2004).
Phương tiện truyền thông mới và các cơ sở thông tin đã xuất hiện. Giới quyền quý ở Bình Nhưỡng khoe các máy nghe nhạc MP3 và một loại từ điển/thiết bị bản đồ bằng số vừa có vào mùa thu năm ngoái. Các đĩa phim DVD và CD ào ạt tuôn vào từ Trung Quốc, được bán tại các cửa hàng với những bộ phim truyền hình Hàn Quốc và phim Mỹ bị cấm kỵ được đổi chác buôn bán nhanh chóng dưới gầm bàn. Các thẻ nhớ USB đang được nhập lậu vào và tuồn ra với các cuộc phỏng vấn và hình ảnh của cuộc sống ở Bắc Triều Tiên, được xuất hiện trên các ấn phẩm như Rimjingang. Mặc dù công nghệ truyền thanh sóng ngắn vẫn là phương cách hiệu quả nhất để đến được người Bắc Hàn trung bình, cũng đã có được một sự gia tăng trong các phương thức trao đổi thông tin.
Rõ ràng công nghệ là chất xúc tác cho thay đổi ở Bắc Triều Tiên, nhưng công nghệ cũng là một con dao hai lưỡi có thể gây hại đến cả chế độ và thế giới. Không có dự án nào từng minh họa sự khó xử này tốt hơn là Đại học Bình Nhưỡng về Khoa học và Công nghệ, đã lặng lẽ khai giảng sau nhiều sự chậm trễ trong tháng Mười. Chỉ có 160 sinh viên hiện đang theo học, nhưng trong năm tới, một kế hoạch chính đã yêu cầu để 2000 sinh viên Bắc Triều Tiên phải được giảng dạy bởi 250 giảng viên nước ngoài. Một trong những trở ngại chính trong việc xây dựng ngôi trường, vốn phần lớn được tài trợ bởi những người Tin Lành Nam Hàn, là những hạn chế về xuất khẩu các mặt hàng công nghệ sử dụng đôi (dual-use technology) như các máy tính hiệu năng cao. Vì miền Bắc là nghi phạm chính trong các đợt tấn công mạng ảo vào miền Nam, mối quan tâm này là hợp pháp, nhưng các quan chức trường đại học phản đối rằng chính sự thất bại không thực thi được các hạn chế thương mại của Bắc Kinh đã khiến những ngăn cấm này đã trở nên vô nghĩa.
Một dự án ít gây tranh cãi và sâu rộng hơn để mở cửa Bắc Hàn là khu phức hợp công nghiệp Kaesong, được mở cửa vào tháng Mười Hai năm 2004. Hơn 100 công ty Hàn Quốc hiện đang vận hành các nhà máy ở đó có, chế tạo mọi thứ từ mỹ phẩm đến giày dép. Trong hai chuyến đi thăm của tôi ở đó, thật cảm động khi nhìn thấy trên 40.000 người Bắc Triều Tiên làm việc cho hàng trăm người Nam Hàn. Khu phức hợp phải rào kín như một khu vực cách ly kiểm dịch, với các chốt kiểm soát để chỉ cho phép công nhân và khách có thẩm quyền mới được vào bên trong. Nhưng tôi thấy được cái nhìn về một tương lai đầy hy vọng: Phải chăng sự hoàn toàn hội nhập đầy đủ được hai nền kinh tế, nếu không nói là chính bản thân sự thống nhất , đang ở xa phía đàng sau ? (Có lời đồn một phụ nữ đã đào thoát vì yêu người sếp nam giới của mình - cho đến nay ông ấy là người Nam Hàn duy nhất đã bị miền Bắc bắt giữ và thả ra).
Bất chấp mối đe dọa bằng binh đao của Bình Nhưỡng và sự suy giảm trong quan hệ Bắc-Nam, không bên nào đe dọa sẽ đóng cửa các công viên công nghiệp cùng điều hành. Nằm ngay phía bắc khu phi quân sự và gần trung tâm dân cư phía Bắc, khu phức hợp công nghiệp đã thực sự được mở rộng kể từ khi Lee nhậm chức năm 2008 (một viên chức trong Bộ Thống nhất Hàn Quốc mô tả Kaesong như là một loại "Ngựa thành Troie" được hình thành để truyền bá chủ nghĩa tư bản ra miền Bắc). Được biết cứ một trong 200 công nhân Bắc Triều Tiên là làm việc ở đó và hầu hết tiền lương của họ vào túi chính phủ, việc đóng cửa khu kinh doanh này sẽ đánh động mạnh đến nền kinh tế Bắc Triều Tiên và giết mất con bò sữa của 2 đến 3 triệu USD tiền mặt một tháng cho chính phủ. Cuối cùng, khu phức hợp công nghiệp vừa chống đỡ vừa quyện chặt nó với Hàn Quốc. Ngay cả sau hai vụ tấn công của phía Bắc, vấn đề liệu có nên đóng cửa khu phức hợp này hay không cũng không được tranh luận công khai tại Seoul - có vẻ như không một muốn giết bỏ dự án hợp tác duy nhất còn lại này.
Trong khi đó, Bắc Kinh đã tăng cường các nỗ lực để biến Bắc Triều Tiên - theo lời các phương tiện truyền thông Nam Triều Tiên - thành một "tỉnh thứ tư ở phía đông Bắc" để đáp ứng đòi hỏi vô độ của Trung Quốc về với tài nguyên thiên nhiên. Đầu tư và thương mại song phương chính thức ước tính đã vượt quá mục tiêu 3 tỉ năm ngoái - nhiều hơn gấp đôi số lượng giữa hai miền Triều Tiên (mặc dù vẫn còn xa so với 140 tỉ trong thương mại giữa Trung Quốc và Hàn Quốc). Trong thập kỷ qua, hàng chục công ty Trung Quốc đã đầu tư vào sắt thép, các mỏ than cũng như các nhà máy ở Bắc Triều Tiên trong đó có một "nhà máy thủy tinh hữu nghị" từng được phổ biến rộng rãi ở Nampo. Trong hai chuyến đi thăm không chính thức chưa từng thấy của ông tới Trung Quốc trong năm 2010, Kim Jong-Il được cho là đã phản ứng thuận lợi đến các nài nỉ của Bắc Kinh. Tuy nhiên, ngay cả khi Bình Nhưỡng đi theo các cam kết của mình, cải cách kinh tế và sự mở cửa sẽ là một công việc rất Trung Quốc. Đây là một nguồn cảm giác lo lắng đáng kể cho các nhà lãnh đạo ở Seoul, những người lo sợ họ đang bị "mất Bắc Triều Tiên".
Kết quả của hai dự án từng được đồn đại từ lâu sẽ nói lên rõ ràng những ý định của Bình Nhưỡng. Bắc Kinh được cho là đã ký kết một hợp đồng thuê 50 năm tại các cơ sở cảng biển khiến có thể cho phép các tỉnh cô lập trong đất liền của vùng Hắc Long Giang và Cát Lâm truy cập nhanh hơn vào biển Đông và xa hơn nữa. Tuy nhiên, trong một thập kỷ qua, hai bên đã không thể tiến đến một dự án để mở đường kết nối biên giới giữa Trung Quốc và vùng cảng biển (nguồn liên lạc của tôi tại biên giới cho tôi biết là vì Bắc Hàn đã lo sợ). Trong khi đó, trên biên giới phía tây của Bắc Triều Tiên, có những tin đồn tương tự về một chương trình khu công viên công nghiệp sát cạnh Đan Đông, Trung Quốc, nhưng Yang Bin, người Trung Quốc cầu đầu trước đây của dự án đã bị tống giam vào năm 2002 vì tội trốn thuế, và không hề có kế hoạch thay thế nào xuất hiện. Nếu như một trong hai dự án được tiến triển, chúng ta sẽ biết được rằng miền Bắc từng nghiêm chỉnh hơn về việc mở cửa kinh tế, ít nhất là với Trung Quốc.
Liệu bàn tay sắt của Bắc Triều Tiên có thể nắm được bàn tay vô hình không? Các cơ hội trải rộng cải cách cực kỳ mỏng manh, nhưng các sức mạnh thị trường và công nghệ đã được cởi trói khiến hầu như không thể dập tắt được nữa. Trừ khi chúng ta sẵn sàng để bắt đầu một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai, nuôi dưỡng các sức mạnh ấy vẫn là cách tốt nhất để tạo ra thay đổi từ bên trong Bắc Triều Tiên. Washington, Seoul, và các chính phủ khác có thể hành động nhiều hơn để làm thông tin và các nền tảng thông tin trở nên dễ tiếp cận hơn. Để bắt đầu, họ có thể tài trợ cho sinh viên Bắc Triều Tiên đi học ở nước ngoài, và thay vì phân phát các truyền đơn tuyên truyền, thả dù máy phát thanh, VCD, máy nghe nhạc MP3 cũ, và các ổ đĩa flash chứa đầy tin tức và phim bộ mùi mẫn của truyền hình Hàn Quốc. Miền Bắc cùng một lúc vừa phải đối đầu vừa phải tham dự. Mùa hè năm ngoái, Bình Nhưỡng đã mở một tài khoản Twitter. Một ngày nào đó, thời gian sẽ cho biết nếu như tài khoản đó đã được sử dụng để thông báo việc lật đổ chế độ.
.
.
.

No comments: