Sunday, January 9, 2011

THÁI LAN - TRUNG QUỐC : BƯỚC NHẢY VỌT

Tác giả: Olivier Languepin (Thailanderf, 06/01/2011)
Bùi Quang Vơm chuyển ngữ

Hoa Kỳ từ lâu đã là một đồng minh lâu năm của Thái Lan. Nhưng quyết định gần đây của Ủy ban Mỹ về An ninh và Hợp tại châu Âu mời ông Thaksin để thảo luận về tình hình nhân quyền ở Thái Lan đã một lần nữa làm nhà cầm quyền Bangkok tức giận.

Các cộng đồng lớn người Trung Hoa ở Thái Lan luôn luôn là một động lực vững chắc cho mối quan hệ làm ăn với Trung Quốc. Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan, nhưng vẫn là đối tác kinh tế thứ hai sau Trung Quốc.

Trung Quốc đã thành công trong những năm gần đây, một bước đột phá ngoại giao quan trọng với việc ký kết một loạt các thoả thuận mở rộng quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Thái Lan, bao gồm một thỏa thuận thương mại tự do song phương, có hiệu lực từ tháng 10 năm 2003 .Các xu hướng được tiếp tục với các FTA ASEAN-Trung Quốc, có hiệu lực từ 1 tháng 1, 2010.

Uy quyền của Hoa Kỳ bị thách thức bởi Trung Quốc
Hoa Kỳ và Thái Lan đã bắt đầu đàm phán về FTA vào tháng Sáu năm 2004, nhưng các cuộc đàm phán đang bị trì hoãn từ năm 2006.Ngoài các quan hệ thương mại đã có từ lâu, sự hỗ trợ vô tư của Trung Quốc cho chính quyền Thái đã giúp cả hai quốc gia gần gũi nhau chưa từng có trước đó, kể từ đầu cuộc Chiến tranh Lạnh.
Các dấu hiệu mới nhất của xu hướng này là quyết định tăng cường quan hệ nghị viện, thực hiện trong một cuộc họp trong năm 2010 giữa Ngô Bang Quốc, Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhân dân toàn quốc (NPC) và Chủ tịch Thượng viện Thái Lan Prasopsuk Boondej.
Nhưng dấu hiệu nổi bật nhất là quyết định chung của cả hai nước mở rộng quan hệ quân sự của họ. Trong thời Chiến tranh Lạnh, Bangkok luôn luôn gần gũi với Washington, và hướng ánh mắ nghi ngờ về phía Bắc Kinh. Nhưng đã có một sự thay đổi, cho dù còn khiêm tốn, từ năm 2006.
Quan hệ quốc phòng song phương giữa Hoa Kỳ và Thái Lan được chính thức hóa bằng Hiệp ước năm 1962 Thanat-Rusk, cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị tấn công của nước ngoài. Hiệp ước này đã cho phép Mỹ sử dụng căn cứ quân sự ở Thái Lan trong Chiến tranh Việt Nam và gần đây là cuộc chiến tranh ở IraqAfghanistan. Bangkok có tạo điều kiện rất nhiều cho việc đưa quân Mỹ trong hai cuộc xung đột mới nhất, khiến Tổng thống George Bush chỉ định Thái Lan là một đồng minh ngoài-NATO tốt nhất của Hoa Kỳ.
Như vậy, Thái Lan đủ điều kiện cho các chương trình hỗ trợ quân sự của Mỹ, cho phép chuyển giao cho đồng minh các tàu chiến và máy bay tụt bậc và tài trợ cho quân đội, thông qua đó Hoa Kỳ cung cấp kinh phí để mua vũ khí và trang thiết bị cho quân đội Thái Lan.

Trung Quốc – Thái Lan: Một quan hệ đối tác mở rộng đến các vấn đề quân sự
 Nhưng những bất ổn chính trị ở Thái Lan đã cho phép Trung Quốc trong việc lấn sân. Sau cuộc đảo chính năm 2006, trong khi Washington đã hủy $ 24.000.000  viện trợ quân sự, thì Trung Quốc đã cung cấp $ 49.000.000 trong khoản tín dụng quân sự ở Bangkok,  khi các nhà lãnh đạo chính quyền, Tướng Sonthi Boonyarataglin, viếng thăm Bắc Kinh trong tháng hai 2007 .
Hai nước từ đó tiếp tục xu hướng hợp tác với các cuộc diễn tập quân sự và sau đó với việc chuyển giao công nghệ quân sự Trung Quốc liên quan tới tên lửa.Thỏa thuận này, bắt đầu thử thách vị trí bá chủ của Washington như một nhà cung cấp vũ khí công nghệ cao choThái Lan và Trung Quốc dự định cung cấp cho Thái Lan mẫu thử đầu tiên của tên lửa đa đầu đạn, từ nay cho tới 2012.

Thái Lan đã đề nghị nhân dân tệ của Trung Quốc được sử dụng như tiền tệ ở châu Á
Ý tưởng sử dụng đồng nhân dân tệ là đồng tiền thay đồng đô la Mỹ không phải là mới và đã được thảo luận khi đồng đô la đang bước vào một giai đoạn bất ổn kinh niên. Ông Abhisit lặp lại một cuộc gọi của ADB, Ngân hàng Phát triển Châu Á, khuyến khích sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc như là tiền tệ ở châu Á Thái Bình Dương để giảm tác động của biến động tiền tệ, đặc biệt liên quan đến làm suy yếu đồng đô la Mỹ.
Trung Quốc hình như khởi động đúng lúc để  tranh thủ  sự suy yếu quân sự (cuộc chiến tranh không chắc chắn thậm chí thất bại tại Trung Đông) và kinh tế của Mỹ để đẩy những con tốt của mình trên bàn cờ châu Á. Ô cờ đầu tiên của cuộc đâu hữu nghị này rất có thể là Thái Lan.

© Bùi Quang Vơm (Bản tiếng Việt)
© Đàn Chim Việt

.
.
.

No comments: