01/23/2011
Hãy hình dung rằng khi Trung Quốc bắt đầu to tiếng gây sự. Và các tỉnh phía nam nước này, nơi giáp giới Việt Nam, đột nhiên thấy nhiều ngàn xe tăng và hàng trăm ngàn lính lặng lẽ đêm đi ngày nghỉ về hướng nam... Chiến tranh hẳn là sắp bùng nổ trở lại. Thế rồi một trận mưa bão khổng lồ vùi dập toàn vùng phía nam Trung Quốc... Cuộc chiến hẳn nhiên sẽ bị ngưng lại.
Nghĩa là một loại vũ khí kiểu hô phong hoán vũ y hệt như truyện Phong Trần Diễn Nghĩa thời xa xưa. Có thể tìm một vũ khí môi trường như thế để đánh chận trước mọi mưu đồ bành trướng của đàn anh phía bắc hay không?
Nếu chúng ta nhớ lại, trong khi sắp tổ chức Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long, có một dị nhân xuất hiện và tuyên bố rằng ông có thể làm trời không mưa trong vòng nhiều ngày... Nếu có thể làm trời không mưa, tại sao lại không làm cho trời mưa, khi hữu sự?
Và nếu biết cách làm mưa bão, chúng ta cũng có thể chọc quê đàn anh bằng cách hễ có diễn hành đạị lễ gì ở Bắc Kinh, thì cứ gọi mưa ào ạt đúng lúc ông Hồ Cẩm Đàò vừa bước xuống sân khấu ra duyệt hàng quân để “nước lớn” cũng phải biết thế naò là lễ độ.
Những cuộc nghiên cứu về tác hại môi trường do Bộ Quốc Phòng Mỹ và do CIA đã được thực hiện từ lâu. Phần nhiều là để tìm thông tin, đoán mô hình khu vực, và có những tiên đoán cần thiết về thời tiết dùng cho kế hoạch dụng binh. Thậm chí, nhìn thời tiết cũng có thể đoán chế độ Bắc Hàn năm nay, năm tới có sẽ mất mùa nặng thêm ra sao, và bao nhiêu thời gian nữa chế độ naỳ có thể tồn tại.
Thực ra, Trung Quốc đã liên tục dùng bom môi trường tấn công Việt Nam từ lâu rồi. Thí dụ, cho người gạ nông dân Việt tìm rắn để bán, và như thế chuột tha hồ phá hoại mùa màng VN. Hay là chiến dịch ốc bươu vàng đã phá sạch biết bao nhiêu vụ mùa tại VN. Đó là thời xa xưa, khi các mưu kế chưa tinh vi như bây giờ.
Và hiện nay thì phần nào, các quả bom môi trường đang bị Trung Quốc gài vào VN với sự tiếp tay từ các cấp lãnh đaọ cao cấp: hàng trăm ngàn hecta rừng đầu nguồn cho hãng TQ thuê nửa thế kỷ để sẽ phá sạch và trồng loại cây gì đó, mở cửa cho TQ khai thác mỏ bôxit để treo lơ lửng quả bom nguyên tử bùn đỏ...
Mỹ đã nghiên cứu về khí hậu từ lâu, nhưng, trên nguyên tắc, không xem như là vũ khí. Thực tế, chúng ta không rõ có dự án tối mật nào để dội mưa đá xuống vào Bắc Kinh vào một ngaỳ cần thiết nào không.
Báo Kansas City Star hôm 10-1-2011 đã đăng bài viết “Why the CIA is spying on a changing climate” (Tại sao CIA đang do thám về biến đổi khí hậu) của Charles Mead và Annie Snider, hai sinh viên bậc hậu cử nhân tại Đại học báo chí Medill School of Journalism thuộc viện đại học Northwestern University. Bài này chỉ là một phần trong dự án phúc trình về an ninh quốc gia của Medill, được quản trị bởi Josh Meyer, nguyên là nhà văn về vấn đề an ninh quốc gia cho tờ Los Angeles Times và bây giờ đang dạy ở Medill.
Hãy hình dung rằng, nếu trận lụt kinh hoàng mấy tuần qua tại Úc Châu là do một vũ khí môi trường do Trung Quốc gây ra. Hay là do Bắc Hàn thử vũ khí mới... Đó chỉ là giả thuyết thôi. Nhưng nếu là do môi trường, và nếu Úc có thể đoán trước các biến đổi khí hậu, tất đã có thể chuẩn bị trước để không phảỉ thiệt hại về người.
Bài báo Mỹ không bàn theo kiểu giả thuyết như chúng ta mới bàn, mà nhập đề rằng một phân tích gia CIA lâu năm từ bàn giấy ngồi ở tổng hành dinh CIA ở Pakistan, hồi mùa thu trước (năm 2010) đăm chiêu nhìn vào các trận mưa lụt ở Pakistan.
Viên chức CIA này là Giám Đốc Center on Climate Change and National Security (Trung Tâm về Biến Đổi Khí Hậu và An Ninh Quốc Gia, CCCNS) nhìn trận mưa lụt tệ hại nhất trong lịch sử Pakistan là lời cảnh cáo. CCCNS mới thành lập có 1 năm, thuộc CIA.
Viên chức CIA này là Giám Đốc Center on Climate Change and National Security (Trung Tâm về Biến Đổi Khí Hậu và An Ninh Quốc Gia, CCCNS) nhìn trận mưa lụt tệ hại nhất trong lịch sử Pakistan là lời cảnh cáo. CCCNS mới thành lập có 1 năm, thuộc CIA.
Thực ra, CIA và Bộ Quốc Phòng Mỹ đã nghiên cứu về môi trường qua các vệ tinh từ thời 1990s. Nhiều dự án cứ mở ra, rồi lại thay đổi. Lý do vì Bạch Ốc và Quốc Hội Mỹ cứ bị áp lực thay đổi hoài. Đa số chính khách Cộng Hòa không tin chuyện hâm nóng địa cầu, cho làm thế là tốn tiền, vô ích. Thêm nữa, Cộng Hòa hầu hết là tín đồ Thiên Chúa Giáo cực đoan, tin rằng chuyện mưa nắng có gì mà cần quan sát, vì tâm ý Thượng Đế lúc nào cũng nhân từ, bảo hộ cho con người từng sợi tóc trên đầu rơi xuống. Nhưng đa số chính khách Dân Chủ, cho dù có là giáó dân, vẫn nhạt lòng tin, thấy rằng địa cầu hâm nóng đã gây đủ thứ thiên tai, giết người hàng loạt không thương tiếc, có mà chờ Ông Trời nhân từ đó cứu là sẽ thê thảm. Thế nên, các chương trình gọi là tình báo khí hậu cứ bị Cộng Hòa xóa sổ, rồi được Dân Chủ mở ra dưới cái tên khác, rồi lại bị Cộng Hòa xóa sổ... Có vẻ như không chỉ vì Cộng Hòa muốn để cho Ý Chúa được hiển lộ trên từng trận mưa bão, mà còn vì ghét Dân Chủ cho nên cứ phải lo dẹp bỏ. Thêm nữa, Cộng Hòa mà thấy Bill Clinton, rồi Al Gore kêu gọi cứu điạ cầu đang hâm nóng là phải kiếm chuyện liền.
Thế cho nên, cái gọi là “tình báo về khí hậu” của Mỹ cứ bị các chuyên gia giễu là “nói miệng thôi, không làm thiệt đâu.”
Rolf Mowatt-Larssen, viên chức đã hoạt động cho CIA suốt 23 năm, từng chỉ huy văn phòng tình báo của Bộ Năng Lượng từ 2005 tới 2008, nói “chính phủ Mỹ không nghiêm túc về chuyện biến đổi khí hậu, mà chỉ nói miệng thôi.”
Từ sơ thời là các năm 1990s, CIA đã mở một trung tâm môi trường, trao đổi không ảnh vệ tinh với Nga, nhưng khi chính phủ Bush lên, trung tâm bị sáp nhập vào văn phòng khác, và các dữ kiện cho nằm luôn trong kho bụi.
Thông tin môi trường thời đó thườngd ẫn tới các tiên đoán về kinh tế và chính trị: thời 1990s, trong khi các gián điệp Mỹ nghiên cứu về tình hình vụ mùa Bắc Hàn để đoán xem thiếu gạo có thể dẫn tới bất ổn hay không, thì CIA cũng chia sẻ thông tin môi trường tối mật với các khoa học gia qua chương trình có tên gọi mã khóa là Medea.
Thông tin môi trường thời đó thườngd ẫn tới các tiên đoán về kinh tế và chính trị: thời 1990s, trong khi các gián điệp Mỹ nghiên cứu về tình hình vụ mùa Bắc Hàn để đoán xem thiếu gạo có thể dẫn tới bất ổn hay không, thì CIA cũng chia sẻ thông tin môi trường tối mật với các khoa học gia qua chương trình có tên gọi mã khóa là Medea.
Robert Bindschadler, nhà khoa học về băng sơn tại NASA, lúc đó được xét duyệt và thông qua về an ninh để tham dự khi Medea khởi sự vào năm 1992, nói, “Toàn nhóm khoa học gia lúc đó đều là người yêu nước và đây là cơ hội để giúp đất nước đối phó với cơ nguy lật chuyến xe lửa mà chúng tôi thấy sắp tới” vì ảnh hưởng biến đổi khí hậu.
Năm 2007, một bản phúc trình từ các sĩ quan cao cấp về hưu mới kêu gọi chú ý về biến đổi khí hậu đối với an ninh quốc gia, và Hội Đồng Tình Báo Quốc Gia NIC một năm sau mới lượng định về đề tài này. Nhưng một số chính khách Cộng Hòa lại tấn công là sẽ phí tiền.
Thậm chí khi Giám Đốc CIA Leon Panetta thành lập trung tâm tình báo về biến đổi khí hậu năm 2009, các dân cử Cộng Hòa tìm cách chận tiền ngân sách. Thượng Nghị Sĩ John Barrasso (Cộng Hòa, Wyo.) lúc đó nói, “Tài nguyên sức lực CIA nên tập trung theo dõi bọn khủng bố đang chuyển động trong các hang động, chứ đừng theo dõi các con gấu Bắc Cực trên các tảng băng sơn.”
Quốc Hội do Cộng Hòa kiểm soát dần dần cắt nhẹ các chương trình này, và sau khi Tổng Thống George W. Bush vào Bạch Ốc năm 2001, thì quan tâm cấp cao về các chương trình an ninh môi trường biến mất hẳn. Các viên chức tình báo trong các chương trình bị chuyển sang việc làm khác.
Quốc Hội do Cộng Hòa kiểm soát dần dần cắt nhẹ các chương trình này, và sau khi Tổng Thống George W. Bush vào Bạch Ốc năm 2001, thì quan tâm cấp cao về các chương trình an ninh môi trường biến mất hẳn. Các viên chức tình báo trong các chương trình bị chuyển sang việc làm khác.
Tướng hồi hưu Michael Hayden, người chỉ huy CIA từ năm 2006 tới 2009, nói các vấn đề như năng lượng và nước là các điểm quan tâm trong bản phúc trình hàng ngày của Bush, nhưng biến đổi khí hậu thì không nhắc tới nữa. Hayden kể lại, “Lúc đó nói toàn chuyện khủng bố, và khi bàn chuyện khác thì lại là về Iran.”
Quốc Hội Cộng Hòa cũng tương tự. Bản phúc trình của quốc hội năm 2007 chỉ trích rằng các dữ kiện nhằm phù phép chuyện khoa học biến đổi khí hậu để dẫn sai lạc những người soạn chính sách và công chúng về nguy hiểm của hâm nóng toàn cầu.”
Bây giờ thì các khoa học gian nói dưới thời Bush, họ thiếu tài trợ ngân sách nên có một khoảng dài thiếu dữ kiện. Dù vậy, các khoa học gia vẫn thúc đẩy công việc kiểu riêng của họ.
Năm 2007, Trưởng Phòng Tình Báo Bộ Năng Lượng Mowatt-Larssen lập 1 chương trình thử nghiệp gọi là Global EESE, và chọn Carol Dumaine, một chiến lược gia về tình báo của CIA, làm chỉ huy chương trình naỳ.
Chương trình tập hợp 200 các đầu thông minh nhất từ khắp thế giới để nghiên cứu về biến đổi khí hậu, về hạ tầng năng lượng và áp lực môi trường ở Afghanistan.
Nhưng chỉ sau 2 năm là chương trình bị dẹp. Các cựu thành viên nói chương trình bị dẹp vì thủ tục quan liêu, và vì bị sức ép chính trị từ Quốc Hội và từ chính phủ Bush. Còn thêm nỗi lo vì chương trình có mới người ngoại quốc dự.
Tới tháng 4-2007, một nhóm sĩ quan hồi hưu cao cấp mới in bản nghiên cứu nói rằng biến đổi khí hậu là “hiểm họa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia Mỹ.”
Thế rồi nhiều tháng sau, NIC bổ nhiệm Tướng hồi hưu Richard Engel làm giám đốc chương trình mới về biến đổi khí hậu và ổn định đất nước. Và vài tháng sau đó CIA cho khởi động lại chương trình Medea và đưa các nhóm nghiên cứu tới tận mức khu vực.
Không chỉ CIA, Bộ Quốc Phòng Mỹ đ0ã bảo trợ cuộc nghiên cứu về biến đổi khí hậu và an ninh, và năm ngoaí cam kết đưa 7.5 triệu đô để nghiên cứu ảnh hưởng ở Phi Châu, nơi khủng bố và biến đổi khí hậu có thể là thách thức cho các chính phủ yếu kém.
Tuy nhiên, Cộng Hòa đang nắm đa số ở Hạ Viện Mỹ, và họ tin là không có chuyện biến đổi khí hậu vì đó là ý trời. Tân Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner (Cộng Hòa, Ohio) dự định giải tán ủy ban hâm nóng địa cầu có từ 3 năm nay ở Hạ Viện, nơi đã nhấn mạnh tương quan giữa biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia, và là nơi đã tổ chức điều trần cho Fingar và Mowatt-Larssen.
Eric Rosenbach, người giữ chức cố vấn an ninh quốc gia cho Hagel, nói, “Không nghi ngờ gì nữa, sự ủng hộ về nghiên cứu biến đổi khí hậu trong cộng đồng tình báo, ngay cả đề tài an ninh năng lượng, đã hoàn toàn biến mất.”
Việt Nam đang đứng nơi đâu trong cuộc chiến môi trường tương lai? Trung Quốc tuy chưa làm nổi các trận bão lụt dữ dội, nhưng đã nghĩ ra các mưu như xây các đập thủy điện cạn dòng Cửu Long, cũng là một dấu chỉ để chúng ta lo ngại.
Hay có phải, Trung Quốc đang có chương trình bí mật để nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Và cả những kế hoạch như gài bom bùn đỏ bôxit trên nóc nhà Tây Nguyên của chúng ta?
Hay có phải, Trung Quốc đang có chương trình bí mật để nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Và cả những kế hoạch như gài bom bùn đỏ bôxit trên nóc nhà Tây Nguyên của chúng ta?
.
.
.
No comments:
Post a Comment