Sunday, January 9, 2011

NGHỊ ĐỊNH O2/2011/NĐ-CP: MỘT NGHỊ ĐỊNH HÀ KHẮC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ-XUẤT BẢN


Phạm Viết Đào-Nhà văn
Chủ nhật, ngày 09 tháng một năm 2011

Blog Phamvietdaonv: Ngày 6/1/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký và ban hành Nghị định 02/2011/ NĐ-CP ( NĐ-02 ) quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí-xuất bản ( 1 ); đây là văn bản Nghị định số 02 được ban hành khởi đầu năm 2011, và một điều đáng chú ý hơn được ban hành trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XI chính thức khai mạc vào ngày 11/1/2011.

Được biết Nghị định 02/2011/ NĐ-CP được Bộ Thông tin-Truyền thông đã chuẩn bị từ rất lâu, trước thời điểm công bố hàng năm trời nhưng lại chờ đến đầu năm 2011 và trước thềm Đại hội Đảng XI mới ban hành? Qua động thái này cho thấy: phải chăng Chính phủ, các cơ quan quản lý hoạt động thông tin báo chí-xuất bản hết sức quan tâm tới việc siết chặt tối đa các thao tác quản lý trong lĩnh vực báo chí- xuất bản…Nếu so sánh với Nghị định 56 đã ban hành trước đó, được thay thế bằng Nghị định này thì NĐ-02, có nhiều quy định cụ thể hơn, hà khắc hơn và mức xử phạt tăng lên rất nhiều; ( có thể do trượt giá, lạm phát nên báo chí cần phải chia sẻ với Chính phủ…)

Mức xử phạt hành chính theo Nghị định 56 cao nhất là 30 triệu, còn NĐ-02 lên tới 40 triệu nhưng số hành vi bị xếp vào mức xử phạt 40 triệu trong NĐ 02 nhiều hơn so với NĐ 56; Chúng tôi sẽ tiến hành so sánh, phân tích về những khác biệt giữa 2 nghị định này vào bài sau.

Chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu, trích dẫn ra đây để phân tích, lĩnh hội về các điều khoản có thể nói khá là hà khắc đối với hoạt động báo chí xuất bản được quy định tại NĐ-02… Chỉ xin đưa ra đây một ví dụ được quy định tại Điều 7, mục 3, khỏa e:" Khai thác các văn kiện, tài liệu của thư riêng của cá nhân có liên quan tới vụ án đang được điều tra hoặc chưa được xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật đang chờ kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không nêu rõ xuất xứ của các văn kiện, tài liệu, thư riêng "

Liệu quy định này của NĐ-02 có sái với Mục 2 Điều 4, chương II của Luật Báo chí quy định về Quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận của công dân: “Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin ;”

Và mục 3, Điều 6, chương III của Luật Báo chí quy định nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí:”Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân;”

Như vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 7, mục 3, khoản e của NĐ-02, nếu công dân, nhà báo, cơ quan báo chí làm theo các quy định của Luật Báo chí: tức là đưa thông tin lên báo chí, kể cả vụ án và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin mà mình đưa, vẫn sẽ bị xử phạt từ 10 tới 20 triệu đồng bất kể đúng sai vì không chịu chờ:“ kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không nêu rõ xuất xứ của các văn kiện, tài liệu, thư riêng? “

Với quy định này, Chính phủ đã gần như tước vũ khí hoàn toàn của giới báo chí xuất bản trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm. Báo chí chỉ còn là cái loa của cơ quan chức năng,điều tra? Vậy nếu các cơ quan này làm sai, vi phạm pháp luật thì ai giám sát, ai phát hiện, ai đấu tranh. Phải chăng khi phát hiện thấy một cơ quan điều tra nào đó làm sai, người dân, báo chí lại phải chờ cơ quan điều tra cấp trên, cấp trên nữa vào cuộc rồi mới được đưa tin. Nếu đưa tin ngay sẽ bị phạt ! 
Vậy cái cơ chế: dân biết, dân bàn, dân kiểm trả phải chăng chỉ được thực thi trong lĩnh vực hiếu hỷ ?!

Việc NĐ-02 dùng khái niệm thư riêng là một thuật ngữ tối nghĩa về mặt pháp lý ? Đã vi phạm pháp luật thì mọi hành vi thể hiện trong thư riêng, thư chung đều là bằng chứng phạm tội !

Phép duy vật biện chứng xác định: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; mọi cái đang diền ra trong đầu con người bao giờ cũng phản ánh cái đang diễn ra trong đời sống. Báo chí là lĩnh vực thuộc thượng tấng kiến trúc; theo nguyên lý của phép duy vật biện chứng: Các cơ quan công quyền nên tập trung điều chỉnh bằng pháp luật những cái đang tốn tại trong xã hội, các thiết chế xã hội, các quy phạm phát luật về quản lý kinh tế, quản lý tài sản, quan lý trật tự an ninh xã hội trước; nếu chặt chẽ, chỉnh chu, nề nếp, trật tư được cái khu vực “ tồn tại xã hội “ thì chắc chắn “thượng tầng kiến trúc” sẽ vận động theo. Trong khi trong lĩnh vực “tồn tại xã hội” các cơ quan công quyền còn bất cập, sơ hở, buông lỏng nhiều lĩnh vực… nhưng lại hà khắc, riết róng, ép buộc lĩnh vực “thượng tầng kiến trúc…” vận động theo ý chí chủ quan của cơ quan công quyền; thao tác quản lý này đối với giới báo chí-xuất bản liệu có là quy trình ngược ?!

Chưa đọc và nghiên cứu kỹ các NĐ02, qua một vài điều khoản người làm nghề báo chí-xuất bản đã nhận ra “chiếc vòng kim cô” mới này hình như chặt hơn, khắc nghiệt hơn đối với các giới báo chí-xuất bản.

Xin trích đưa Điều 7 của NĐ02, quy định các hình thức xử phạt các Vi phạm về nội dung thông tin của báo chí-xuất bản:



.
.
.

No comments: