Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
2011-01-10
Hội đồng giám sát Campuchia mới kết thúc chuyến đến xem xét cột mốc biên giới ở tỉnh Prey Veng và tỉnh Kampong Cham giáp biên giới tỉnh Đồng Tháp và Tây Ninh của Việt Nam hôm ngày 9 tháng 01 vừa qua
Cột mốc biên giới số 125 tại xã Kok, huyện Ponhea Krek, tỉnh Kampong Cham hôm 09 tháng 01 . Photo: Uon Chhin, RFA
Campuchia mất ba ấp vì cột mốc biên giới?
Tại cột mốc số 125, đại diện này khẳng định rằng mốc đó cắm vào lãnh thổ Campuchia 3 ấp, còn cột mốc biên giới số 131(1) thì cắm lên đất dân Campuchia từ 500-600 mét.
Hội đồng giám sát Campuchia cho biết vào ngày 10 tháng giêng rằng, cột mốc biên giới phần đất liền tỉnh Kampong Cham, và Prey Veng của Campuchia giáp các tỉnh Tây Ninh và Đồng Tháp của ViệtNam đã cắm lên đất dân Campuchia một cách trắng trợn.
Hội đồng giám sát Campuchia cho biết vào ngày 10 tháng giêng rằng, cột mốc biên giới phần đất liền tỉnh Kampong Cham, và Prey Veng của Campuchia giáp các tỉnh Tây Ninh và Đồng Tháp của Việt
Cho biết như vậy sau khi ông Rong Chhun cùng với 22 người khác thuộc đại diện Hội đồng giám sát Campuchia đến xem xét cột mốc biên giới số 125 ở xã Kok, huyện Ponhea Krek, tỉnh Kampong Cham giáp tỉnh Tây Ninh của Việt Nam vào hôm Chủ Nhật, ngày 9 tháng giêng năm 2011. Ông Rong Chhun khẳng định sau khi đến xem xét cột mốc biên giới số 125 rằng, đại diện Hội đồng giám sát Campuchia không cần sử dụng dụng cụ kỹ thuật, nhưng ông chỉ căn cứ vào việc nghiên cứu trên thực tế và nhân chứng tại địa bàn thì có thể khẳng định cột mốc biên giới 125 cắm vào lãnh thổ Campuchia.
Ông Rong Chhun còn cho biết, việc cắm cột mốc biên giới số 125 đã làm cho đất dân Campuchia bị mất 3 ấp, gồm ấp Onlung Chrey, ấp Thlok Trach và ấp Ta Âm thuộc xã Kok, huyện Ponhea Krek, tỉnh Kampong Cham.
Ngoài tỉnh Kampong Cham, phái đoàn của ông Rong Chhun còn đến xem xét cột mốc biên giới số 131(1) tại xã Kra Bao, huyện Kamchay Meas, tỉnh Prey Ven giáp tỉnh Đồng Tháp của Việt Nam. Ông cho biết thêm về cột mốc biên giới số 131(1):
Ông Rong Chhun còn cho biết, việc cắm cột mốc biên giới số 125 đã làm cho đất dân Campuchia bị mất 3 ấp, gồm ấp Onlung Chrey, ấp Thlok Trach và ấp Ta Âm thuộc xã Kok, huyện Ponhea Krek, tỉnh Kampong Cham.
Ngoài tỉnh Kampong Cham, phái đoàn của ông Rong Chhun còn đến xem xét cột mốc biên giới số 131(1) tại xã Kra Bao, huyện Kamchay Meas, tỉnh Prey Ven giáp tỉnh Đồng Tháp của Việt Nam. Ông cho biết thêm về cột mốc biên giới số 131(1):
“Căn cứ vào nhân chứng cho biết đất Campuchia khoảng 500-600 mét bị lấn. Người dân rất lo lắng và ngạc nhiên khi thấy Ủy ban biên giới cắm cột mốc lên đất dân phía Campuchia, tuy nhiên họ không dám nói vì sợ bị đàn áp từ phía chính quyền Việt Nam .”
Còn ông Pao Krem, 67 tuổi, người dân sống tại khu vực giáp biên giới Việt Nam nói rằng, Việt Nam đã lấn lướt trong hoạt động cắm cột mốc biên giới giữa Campuchia và Việt Nam đã làm cho đất Campuchia bị, kể cả đất ruộng và chùa chiền người Campuchia. Ông bày tỏ:
“Trong lúc họ qua đo đạt, họ khẳng định khu vực đất (Campuchia)này là của ViệtNam , thì người dân cũng không dám nói gì. Chính quyền đã bắt đầu đo đạt và họ khẳng định đất này là của Việt Nam .”
Còn ông Pao Krem, 67 tuổi, người dân sống tại khu vực giáp biên giới Việt Nam nói rằng, Việt Nam đã lấn lướt trong hoạt động cắm cột mốc biên giới giữa Campuchia và Việt Nam đã làm cho đất Campuchia bị, kể cả đất ruộng và chùa chiền người Campuchia. Ông bày tỏ:
“Trong lúc họ qua đo đạt, họ khẳng định khu vực đất (Campuchia)này là của Việt
Công an biên phòng Việt Nam ngăn chặn không cho DB Sam Rainsy đến xem xét cột mốc biên giới tạm số 103, ở xóm Rong, huyện Mê mót, tỉnh Kampong Cham.Photo by Quốc Việt, RFA
Chính phủ Campuchia không quan tâm
Đại diện Hội đồng giám sát Campuchia Rong Chhun còn cho biết, vừa qua Hội đồng giám sát của ông từng làm báo cáo gửi lên Chính phủ hoàng gia liên quan vấn đề Việt Nam cắm cột mốc biên giới lấn vào lãnh thổ Campuchia, và ông sẽ tiếp tục giám sát công việc cắm cột mốc của Ủy ban biên giới hai Quốc gia. Ông nói rằng, các hoạt động đến xem xét cột mốc biên giới Campuchia-Việt Nam không phải là hoạt động làm cản trợ hay ngăn chặn công việc của hai Chính phủ. Và cũng không phục vụ cho đảng phái chính trị nào, mà là đứng trên cương vị là một Hội đồng giám sát và vì dân Campuchia.
Chủ tịch Thượng nghị viên, kiêm lãnh tụ đảng Nhân dân Campuchia Chea Sim phát biểu trong buổi lễ thứ 32 kỷ niệm ngày chế độ Khmer đỏ bị lật đổ vào ngày 07 tháng Giêng rằng, đảng Nhân dân Campuchia tố cáo tổ chức phi chính phủ và các Dân biểu đảng phái chính trị vì đã ngăn chặn hay làm giảm tiến độ cắm cột mốc biên giới giữa Campuchia cùng với các nước láng giềng.
Ông ủng hộ và thúc giục cho tăng thêm tiến độ cắm cột mốc biên giới để hoàn thành vào năm 2012, “đảng Nhân dân Campuchia tố cáo mạnh mẽ bất kỳ cá nhân hay nhóm người nào tiếp tục có hoạt động nhằm làm giảm tiến độ các họat động cắm cột mốc biên giới.”
Biên giới đất liền giữa Campuchia và Việt Nam có tổng chiều dài 1.270 km. Tổng cột mốc phải cắm dọc theo biên giới giữa hai quốc gia này là 375 cột. Hai nước bắt đầu thực hiện công việc cắm cột mốc từ năm 2006 đến nay đạt hơn 200 cột. Để hoàn thành kế hoạch trong năm 2012, hai nước đang đẩy nhanh tiến độ, bất kể có nhiều mốc bị người dân cáo buộc cắm lên đất họ một cách bừa bãi và cáo buộc Chính phủ chỉ quan tâm đến khu vực biên giới phía Tây đang tranh chấp với Thái Lan.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia . All rights reserved.
.
.
No comments:
Post a Comment