Đặc biệt của 4EB-FM Brisbane
Kính thưa quý vị,
Chiều hôm qua, Chủ Nhựt 91/2011, chúng tôi đã được hân hạnh thực hiện một cuộc phỏng vấn với ông Luke Simpkins, dân biểu liên bang nước Úc, đơn vị Cowan, tiểu bang Tây Úc.
Trong một bản tin loan đi trước đây vào hôm thứ Bảy 8/1, chúng tôi đã có phổ biến một mẫu nhắn tin SMS của ông Simpkins gởi đến số điện thoại mobile của chúng tôi, thuật lại vắn tắt sự việc đã xảy đến với ông khi ông đến Huế vào ngày hôm trước 7/1.
Cuộc phỏng vấn ngày hôm qua nhằm mục đích tìm hiểu thêm chi tiết về sự kiện nêu trên, cũng như về mục đích và kết quả của chuyến thăm ViệtNam của ông Simpkins trong những ngày qua.
Chúng tôi xin gởi đến quý vị âm thanh toàn bộ cuộc phỏng vấn bằng Anh ngữ dài 17 phút (trong attachment). Phần Việt ngữ, chúng tôi xin được tóm tắt những điểm chính mà ông Simpkins trả lời.
Trần hưng Việt
(4EB-FM -Brisbane - Australia )
==================
(4EB) Xin chào ông Simpkins. Xin ông vui lòng cho biết ông đang ở đâu ? Và ông đang làm gì nơi đó ?
(LS) Tôi đang ở Sàigòn, chặng cuối của một chuyến viếng thăm ViệtNam ngắn ngủi. Tôi rất quan tâm đến vấn đề Tự Do Tôn Giáo ở VN và những gì xảy đến cho những người tranh đấu cho Tự Do Tôn Giáo tại VN.
(4EB) Và cách đây vài ngày, ông đã đến Hà Nội ?
(LS) Cho tôi đi ngưọc dòng thời gian chút xíu. Cuối tháng 11/2010, tôi muốn viếng thăm VN một lần nữa. Tôi đã nhờ Bộ Ngoại Giao Úc gíúp về vấn đề kỹ thuật và cho giới chức VN biết rằng tôi muốn thăm LM Lý ở Huế và Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ ở Sàigòn.
(4EB) Ông có nói rõ rằng ông muốn gặp những nhân vật này ?
(LS) Đúng, điều này đã được nói rõ trong buổi tiếp xúc với nhân vật cao cấp của Bộ Ngoại Giao.
(4EB) Khi ông đến Hà Nội, ông có viếng thăm ai không ?
(LS) Ngày 6/1, tôi gặp giới chức Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư Pháp, Trong buổi gặp gỡ với nhân viên Bộ Ngoại Giao, tôi đã một lần nữa cho biết tôi muốn gặp Cha Lý. Viên Phó Gám Đốc bộ Ngoại Giao nói rằng họ đã không được thông báo trước về ý định này và họ không thể bảo đảm cho sự an ninh của tôi nếu tôi đến thăm Cha Lý.
(4EB) Thành thử ngay từ đầu, họ đã rất ngần ngại, không muốn ông gặp Cha Lý ?
(LS) Rõ ràng là họ rất ngần ngại. Họ biết tôi đã phát biểu trong Quốc Hội Úc để chống đối chính phủ của họ. Họ cũng biết tôi là ủng hộ viên của Việt Tân. Họ còn nói tôi không nên mang phù hiệu của Việt Tân và quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa
(4EB) Thứ Sáu 7/1, ông bay từ Hà Nội vào Huế và ... rắc rối bắt đầu ?
(LS) Tôi được Tòa Đại sứ (Úc) khuyên không nên viếng thăm Cha Lý vì họ đã được Bộ Ngoại Giao VN cho biết sẽ không thể bảo đảm an ninh cho tôi.
(4EB) Xin lỗi, họ là ai ? Ai không thể bảo đảm an ninh cho ông ?
(LS) Chính phủ VN không thể bảo đảm an ninh cho tôi. Tôi nói với họ tôi vẫn đi Huế và tôi sẽ lượng định tình hình khi tôi đến đó.
Vừa đến nơi, tôi thu xếp để cho người lái xe đi ngang qua nhà Cha Lý và họ cho biết ở thời điểm đó, có khoảng 8 công an chìm. Đến lúc tôi về đến khách sạn, con số đã tăng lên đến 20 công an chìm và mặc sắc phục.
(4EB) Nhưng ông có thử vào nhà Cha Lý để gặp Ngài hay không ?
(LS) Khi bạn tôi cho biết ở khách sạn là an ninh đã được tăng cường, và chính anh ta cũng bị công an chặn lại để hỏi giấy khi lái xe qua đó lần thứ nhì, tôi tin vào lời khuyên của nhân viên Tòa Đại sứ Úc là tôi sẽ có thể bị bắt giữ và trục xuất nếu tôi đến thăm Cha Lý. Tôi hoàn toàn không có cơ hội nào hết. Lúc đó, tôi quyết định là tôi không nên để bị trục xuất vì tôi vẫn còn muốn viếng thăm những người khác ở Sàigòn như ĐLHT Thích Quảng Độ.
(4EB) Ông có nhận thấy là ông đã bị công an theo dõi trong thời gian ông ở Huế, hay Hà Nội hay Sàigòn không ?
(LS) Khi tôi đến Huế thì có công an đi kèm. Ngày hôm qua, khi tôi đến viêng ĐLHT Thích Quảng Độ, tôi cũng bị theo dõi.
(4EB) Ông có cảm nghĩ như thế nào khi ông không thể làm, không thể thăm viếng bất kỳ ai mà ông muốn gặp, không giống như ở Úc ?
(LS) Có một sự khác biệt lớn lao giữa VN và Úc. Tuy có sự tiến bộ trong 20 năm qua và sẽ có một cuộc đối thoại về nhân quyền vào ngày 10/2 tới, tuy nhiên như tôi vẫn còn gặp khó khăn ở Huế, hay những người đến viếng các nơi thờ phượng vẫn còn bị sách nhiễu. Ở VN, các nơi này phải đăng ký và phải khai báo những ai ra vào các nơi này. Tôi cho đó là một điều quá xúc phạm.
(4EB) Và ông rời Huế ngày hôm qua để vào Sàigòn. Ông đã gặp những ai ở đó ?
(LS) Khi đến Sàigòn, tôi đã cố hết sức để đánh lạc hướng người theo dõi tôi và tôi đã được 1 đệ tử của Thầy Quảng Độ rưóc lên 1 xe taxi đi đến ngôi chùa của Ngài. Vị sư đó đã lo ngại là chúng tôi sẽ gặp khó khăn khi đến Chùa nhưng đến nơi thì công an đã không ngăn cản tôi vào gặp Ngài.
Ngài và tôi đã nói chuyện khoảng 1 tiếng đồng hồ. Tôi cố gắng thu video một lời nhắn gởi của Ngài nhưng tôi không biết âm thanh có được rõ không.
Ngài cho tôi biết những gì mà chính phủ Úc cần phải làm và chia sẻ cảm nghĩ về tương lai của VN.
(4EB) Ông có thể cho biết thêm vài chi tiết của những lời mà Ngài chia sẻ hay không ?
(LS) Ngài rất quan tâm về việc mà theo lời Ngài "cứ 10 gia đình VN thì có 1 công an". Ngài tin tưởng rằng nếu có cơ hội thì dân chúng sẽ nổi dậy nhưng rất khó nói những chuyện này vì công an khắp nơi.
(4EB) Ông có viễn kiến là ông sẽ làm được những gi khi ông về đến Úc để giúp cho tình trạng được tốt dẹp hơn ?
(LS) Tôi sẽ viết một bản báo cáo đầy đủ chi tiết để nộp cho chính phủ và tôi hy vọng là có thể đưa lên đề nghị liên kêt vấn đề nhân quyền với chuyện viện trợ từ nước Úc.
Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh là mối liên hệ giữa Tòa Đại sứ Úc và chính phủ VN đang tốt đẹp
(4EB) Ông còn gặp ai nữa không ?
(LS) Hôm nay tôi đến vùng ngoại ô Gò Vấp để gặp một số tín hữu Tin Lành. Lần nữa, tôi lại bị theo dõi và các tin hữu Tin Lành này cho tôi biết sẽ bị điều tra một khi tôi đã rời khỏi nơi đó. Cho nên tôi nghĩ những ngưới này, ĐLHT Thích Quảng Độ, tín hữu Tin Lành và dỉ nhiên Cha Lý, là những người can đảm tuyệt vời. Khi tôi trở vế Úc, tôi sẽ OK, nhưng họ ở lại, sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Chiều hôm qua, Chủ Nhựt 91/2011, chúng tôi đã được hân hạnh thực hiện một cuộc phỏng vấn với ông Luke Simpkins, dân biểu liên bang nước Úc, đơn vị Cowan, tiểu bang Tây Úc.
Trong một bản tin loan đi trước đây vào hôm thứ Bảy 8/1, chúng tôi đã có phổ biến một mẫu nhắn tin SMS của ông Simpkins gởi đến số điện thoại mobile của chúng tôi, thuật lại vắn tắt sự việc đã xảy đến với ông khi ông đến Huế vào ngày hôm trước 7/1.
Cuộc phỏng vấn ngày hôm qua nhằm mục đích tìm hiểu thêm chi tiết về sự kiện nêu trên, cũng như về mục đích và kết quả của chuyến thăm Việt
Chúng tôi xin gởi đến quý vị âm thanh toàn bộ cuộc phỏng vấn bằng Anh ngữ dài 17 phút (trong attachment). Phần Việt ngữ, chúng tôi xin được tóm tắt những điểm chính mà ông Simpkins trả lời.
Trần hưng Việt
(4EB-FM -
==================
(4EB) Xin chào ông Simpkins. Xin ông vui lòng cho biết ông đang ở đâu ? Và ông đang làm gì nơi đó ?
(LS) Tôi đang ở Sàigòn, chặng cuối của một chuyến viếng thăm Việt
(4EB) Và cách đây vài ngày, ông đã đến Hà Nội ?
(LS) Cho tôi đi ngưọc dòng thời gian chút xíu. Cuối tháng 11/2010, tôi muốn viếng thăm VN một lần nữa. Tôi đã nhờ Bộ Ngoại Giao Úc gíúp về vấn đề kỹ thuật và cho giới chức VN biết rằng tôi muốn thăm LM Lý ở Huế và Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ ở Sàigòn.
(4EB) Ông có nói rõ rằng ông muốn gặp những nhân vật này ?
(LS) Đúng, điều này đã được nói rõ trong buổi tiếp xúc với nhân vật cao cấp của Bộ Ngoại Giao.
(4EB) Khi ông đến Hà Nội, ông có viếng thăm ai không ?
(LS) Ngày 6/1, tôi gặp giới chức Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư Pháp, Trong buổi gặp gỡ với nhân viên Bộ Ngoại Giao, tôi đã một lần nữa cho biết tôi muốn gặp Cha Lý. Viên Phó Gám Đốc bộ Ngoại Giao nói rằng họ đã không được thông báo trước về ý định này và họ không thể bảo đảm cho sự an ninh của tôi nếu tôi đến thăm Cha Lý.
(4EB) Thành thử ngay từ đầu, họ đã rất ngần ngại, không muốn ông gặp Cha Lý ?
(LS) Rõ ràng là họ rất ngần ngại. Họ biết tôi đã phát biểu trong Quốc Hội Úc để chống đối chính phủ của họ. Họ cũng biết tôi là ủng hộ viên của Việt Tân. Họ còn nói tôi không nên mang phù hiệu của Việt Tân và quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa
(4EB) Thứ Sáu 7/1, ông bay từ Hà Nội vào Huế và ... rắc rối bắt đầu ?
(LS) Tôi được Tòa Đại sứ (Úc) khuyên không nên viếng thăm Cha Lý vì họ đã được Bộ Ngoại Giao VN cho biết sẽ không thể bảo đảm an ninh cho tôi.
(4EB) Xin lỗi, họ là ai ? Ai không thể bảo đảm an ninh cho ông ?
(LS) Chính phủ VN không thể bảo đảm an ninh cho tôi. Tôi nói với họ tôi vẫn đi Huế và tôi sẽ lượng định tình hình khi tôi đến đó.
Vừa đến nơi, tôi thu xếp để cho người lái xe đi ngang qua nhà Cha Lý và họ cho biết ở thời điểm đó, có khoảng 8 công an chìm. Đến lúc tôi về đến khách sạn, con số đã tăng lên đến 20 công an chìm và mặc sắc phục.
(4EB) Nhưng ông có thử vào nhà Cha Lý để gặp Ngài hay không ?
(LS) Khi bạn tôi cho biết ở khách sạn là an ninh đã được tăng cường, và chính anh ta cũng bị công an chặn lại để hỏi giấy khi lái xe qua đó lần thứ nhì, tôi tin vào lời khuyên của nhân viên Tòa Đại sứ Úc là tôi sẽ có thể bị bắt giữ và trục xuất nếu tôi đến thăm Cha Lý. Tôi hoàn toàn không có cơ hội nào hết. Lúc đó, tôi quyết định là tôi không nên để bị trục xuất vì tôi vẫn còn muốn viếng thăm những người khác ở Sàigòn như ĐLHT Thích Quảng Độ.
(4EB) Ông có nhận thấy là ông đã bị công an theo dõi trong thời gian ông ở Huế, hay Hà Nội hay Sàigòn không ?
(LS) Khi tôi đến Huế thì có công an đi kèm. Ngày hôm qua, khi tôi đến viêng ĐLHT Thích Quảng Độ, tôi cũng bị theo dõi.
(4EB) Ông có cảm nghĩ như thế nào khi ông không thể làm, không thể thăm viếng bất kỳ ai mà ông muốn gặp, không giống như ở Úc ?
(LS) Có một sự khác biệt lớn lao giữa VN và Úc. Tuy có sự tiến bộ trong 20 năm qua và sẽ có một cuộc đối thoại về nhân quyền vào ngày 10/2 tới, tuy nhiên như tôi vẫn còn gặp khó khăn ở Huế, hay những người đến viếng các nơi thờ phượng vẫn còn bị sách nhiễu. Ở VN, các nơi này phải đăng ký và phải khai báo những ai ra vào các nơi này. Tôi cho đó là một điều quá xúc phạm.
(4EB) Và ông rời Huế ngày hôm qua để vào Sàigòn. Ông đã gặp những ai ở đó ?
(LS) Khi đến Sàigòn, tôi đã cố hết sức để đánh lạc hướng người theo dõi tôi và tôi đã được 1 đệ tử của Thầy Quảng Độ rưóc lên 1 xe taxi đi đến ngôi chùa của Ngài. Vị sư đó đã lo ngại là chúng tôi sẽ gặp khó khăn khi đến Chùa nhưng đến nơi thì công an đã không ngăn cản tôi vào gặp Ngài.
Ngài và tôi đã nói chuyện khoảng 1 tiếng đồng hồ. Tôi cố gắng thu video một lời nhắn gởi của Ngài nhưng tôi không biết âm thanh có được rõ không.
Ngài cho tôi biết những gì mà chính phủ Úc cần phải làm và chia sẻ cảm nghĩ về tương lai của VN.
(4EB) Ông có thể cho biết thêm vài chi tiết của những lời mà Ngài chia sẻ hay không ?
(LS) Ngài rất quan tâm về việc mà theo lời Ngài "cứ 10 gia đình VN thì có 1 công an". Ngài tin tưởng rằng nếu có cơ hội thì dân chúng sẽ nổi dậy nhưng rất khó nói những chuyện này vì công an khắp nơi.
(4EB) Ông có viễn kiến là ông sẽ làm được những gi khi ông về đến Úc để giúp cho tình trạng được tốt dẹp hơn ?
(LS) Tôi sẽ viết một bản báo cáo đầy đủ chi tiết để nộp cho chính phủ và tôi hy vọng là có thể đưa lên đề nghị liên kêt vấn đề nhân quyền với chuyện viện trợ từ nước Úc.
Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh là mối liên hệ giữa Tòa Đại sứ Úc và chính phủ VN đang tốt đẹp
(4EB) Ông còn gặp ai nữa không ?
(LS) Hôm nay tôi đến vùng ngoại ô Gò Vấp để gặp một số tín hữu Tin Lành. Lần nữa, tôi lại bị theo dõi và các tin hữu Tin Lành này cho tôi biết sẽ bị điều tra một khi tôi đã rời khỏi nơi đó. Cho nên tôi nghĩ những ngưới này, ĐLHT Thích Quảng Độ, tín hữu Tin Lành và dỉ nhiên Cha Lý, là những người can đảm tuyệt vời. Khi tôi trở vế Úc, tôi sẽ OK, nhưng họ ở lại, sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
------------------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment