Võ Đại tướng và Bác Hồ hiển linh
Lê Diễn Đức – Phiếm luận
Tháng Năm 19, 2010
Sức khoẻ có chiều hướng ngày một suy giảm, Võ Đại tướng không thể nào nhắm mắt nổi, thâu đêm trằn trọc… Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nhật Bác đã kề. Nhớ thương Bác quá!
Rồi một đêm, bỗng có làn gió nhẹ thoảng qua, Võ Đại tướng giật mình bừng tỉnh, thấy Bác Hồ đứng ngay bên cạnh. Võ Đại tướng cố nhổm dậy khỏi giường để chào Bác nhưng không thể được, bèn nói:
- Bác thứ lỗi, cháu lâm bệnh nặng bấy nay, cơ thể yếu lắm rồi…
- Chú cứ nằm yên, đừng phép tắc gì lúc này. Nghe chú bệnh, tuổi chú cũng đã ngoài 100, âu cũng là chuyện thường. Bác về thăm chú và muốn trao đổi với chú xem cần phải làm gì không, nhỡ không lâu nữa chú đi theo Bác, có muốn cũng không đặng nữa.
Nói xong Bác ngồi xuống mép giường, cầm tay Võ Đại tướng thăm hỏi ân cần.
Võ Đại tướng xúc động quá, nước mắt lưng tròng, nuốt từng lời tâm sự của Bác. Hai người trò chuyện rất lâu.
Võ Đại tướng từ nhiều năm nay rất cô đơn, không biết chia sẻ nỗi lòng cùng ai, gặp Bác, không nén được bức xúc, nên than thở không dứt về việc nước.
- Bác biết không, Bác đã theo Cụ Mác, Cụ Lê hơn bốn chục năm, đất nước thống nhất được 35 năm rồi, nhưng vẫn còn bao nhiêu nhiễu nhương. Tổ quốc đang mất dần chủ quyền vào tay láng giềng phương Bắc…
- Chú nói sao? Bác đọc báo Nhân Dân hàng ngày, thấy Đảng ta vẫn vững mạnh và đất nước phát triển lắm cơ mà. Chú Chủ tịch Triết còn nói bây giờ mình cũng ngang hàng với người ta, cũng ăn nói đàng hoàng lắm, sao chú lại nói là mình mất chủ quyền…
- Bác đọc báo của Đảng thì thời nào mà Đảng ta chẳng tiên phong, vững mạnh. Bác đi quá lâu rồi, chẳng còn ai trung thực để báo cáo cho Bác biết cả. Gay go lắm, tệ hại lắm, Bác ơi! Đảng ta bây giờ đâu còn như thời của Bác. Nó thoái hoá suy đồi cực độ, Bác không thể nào tin nổi đâu. Chúng nó bè phái, bắt tay nhau chỉ để chia chác quyền lợi, còn trong bụng thì lúc nào cũng hầm hè, thủ đòn ngầm. Mua quan bán chức trở thành hiện tượng phổ biến, trong nhà, ngoài ngõ, ai ai cũng tường cả. Sinh viên tốt nghiệp ra trường, chỉ mong có cái công việc quèn thôi nhưng nếu không có tiền bôi trơn thì chịu thất nghiệp, đừng nói tới các vị trí khác trong xã hội…
- Thôi chết, đến mức thế cơ à?… – Bác ngạc nhiên, tròn xoe đôi mắt.
- Chưa hết đâu Bác ơi! Cháu chỉ nói để Bác nắm được tình hình sơ bộ thôi. Bác biết đấy, khổ nhất là lũ khốn nạn bây giờ cứ lấy Bác ra làm bùa để dễ bề lừa đảo dân chúng, hết tư tưởng này, đến đạo đức kia của Bác chúng nó hô hào suốt mấy chục năm nay, nhưng trong thực tế toàn là một lũ mất dạy, ham quyền, cố vị và lợi dụng chức vụ để đục khoét tiền bạc, vắt cạn kiệt tài sản, tài nguyên của dân, của nước cho bản thân. Giàu nhất bây giờ toàn là đảng viên hoặc con cháu họ Bác ạ!
Bác Hồ nghe đến đây toát cả mồ hôi trán, mắt long lên, nói lớn:
- Lũ khốn, thế mà Bác cứ nghĩ chúng nó nghe và làm theo lời Bác!
Võ Đại tướng từ tốn:
- Bác cứ bình tĩnh đã! Bác mà nóng giận thì e rằng cháu không dám nói hết. Bác không biết sao, Bác đi rồi chúng nó có nghe Bác bao giờ đâu, đâu coi Bác ra gì! Ngày chết của Bác chúng nó cũng sửa, mãi bao nhiêu năm sau, bị dư luận phê phán mới thừa nhận là đúng ngày 2 tháng 9. Bác để lại di chúc, mong muốn hoả thiêu cho đỡ tốn kém, vệ sinh thì chúng nó chôn ruột gan bác một nơi, thây Bác nó tẩm thuốc, sấy khô, đưa lên giật xuống, xăm xỉa, khâu, trét liên tục… Đôi khi cháu thương hại Bác quá, lìa trần rồi mà không được mồ yên mả đẹp. Chúng nó lấy Bác ra làm phương tiện để tiêu xài. Có nước nào trên thế giới này lập ra cả một Bộ Tư lệnh để giữ một cái lăng không? Nghe đâu tốn cả trăm triệu đôla mỗi năm để nuôi báo hại một lũ con ông cháu cha làm lính kiểng, trói gà không chặt. Trong khi đó lại còn xây cả chùa thờ Bác trống không trên núi Ba Vì. Rồi từ huyện, tỉnh, Trung ương, nơi nào cũng xây bảo tàng, nhà lưu niệm Bác, mà bên trong chỉ bầy mấy quyển sách, mấy bức tranh, vài cái tượng… Chúng nó biết nêu dự án xây dựng mà có liên quan đế Bác thì bố ai dám cản. Thế là cứ ha hồ vung tiền nhà nước ra, rút ruột, chia chác nhau. Đến cả cái tượng đài mừng chiếng tnắng Điện Biên Phủ oanh liệt của Bác cháu mình ngày xưa, cả Bộ Chính trị giả nhân, giả nghĩa, cắt băng khánh thành ầm ĩ nhưng vài bữa sau thì tượng đài sụp vì bị ăn chặn đứt đi hơn 100 tấn đồng…
- Thế còn chuyện chủ quyền bị mất dân vào tay Trung Quốc, thực hư ra sao?
- Hồi xưa, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bác cháu ta ở tình huống khó xử vì không có Trung Quốc viện trợ làm sao “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”. Cho nên lúc ấy anh Tô đành nghe Bác bấm bụng ký gửi Chu Ân Lai xác nhận ranh giới hải lý mở rộng của Trung Quốc. Nhân cái này, Trung Quốc nó lợi dụng lùa quân xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974, lúc ấy đâu còn Bác, tụi cháu đành ngậm miệng chịu đòn, mặc cho thiên hạ chửi. Đau lắm! Nghĩ rằng sau khi thống nhất đất nước mình sẽ tìm cách lý giải, vận động quốc tế để tranh đấu với Trung Quốc. Thế nhưng, bây giờ Trung Quốc ngày một nghênh ngang, cao ngạo, coi dân Việt Nam không ra gì, lấn lướt hết việc này tới việc khác. Hàng trăm vụ ngư dân Việt
Cháu đã 3 lần viết thư cảnh cáo về việc cho người Trung Quốc vào khai thác tại vùng chiến lược Tây Nguyên mà chúng nó không thèm nghe. Trí thức, các tướng lĩnh, lão thành cách mạng khuyên răn chúng bỏ cũng bỏ ngoài tai. Các hợp đồng kinh tế tầm cỡ quốc gia khác tiếp tục lọt vào tay Trung Quốc. Bác biết Trung Quốc thâm hiểm thế nào rồi. Nhân dân nói rằng, đây là cuộc Bắc Thuộc mới của Đại Hán đối với nước Việt mà không cần tới lính và súng đạn, chỉ cần đô la…
Võ Đại tướng nói đến đây thì thấy Bác đứng phắt dậy và nói dõng dạc:
- Đủ rồi, chú nói thế là Bác đủ hình dung được rồi. Những anh em cùng chịu gian khổ, gần gũi Bác từ buổi đầu chống Pháp đến khi thắng lợi hoàn toàn đều đã từ giã cõi đời cả, chỉ còn mình chú. Chú hãy tận dụng những ngày còn lại, làm hết mình cho đất nước, nếu không công lao của Bác cháu mình đổ biển hết. Ngày mai, chú gọi tất cả những ai trong Trung ương còn có tấm lòng yêu nước, đạo đức, lo lắng cho tiền đồ của dân tộc, đến Lăng của Bác đúng vào lúc nửa đêm. Bác sẽ nói chuyện với họ xem có thể làm được gì.
Nói xong Bác cầm tay Võ Đại tướng và nói:
- Chú nhớ ngày mai, vào lúc nửa đêm nghe! Thôi, chú nghỉ, ta đi đây!
Một cơn gió lại thoảng qua, thoắt một cái, Võ Đại tướng không còn thấy Bác đâu.
Điểm trong số các tướng lĩnh quen biết, đám đàn em, con cháu nằm trong Trung ương, xem có ai tin cẩn để nhắn ngày mai vào Lăng gặp Bác, suy đi tính lại, Võ Đại tướng thấy không ổn.
Cả nước bây giờ nhất cử nhất động đều do 15 đồng chí trong Bộ Chính trị quyết định, làm khác đi thì bị ghép tội phản tặc như chơi. Hơn thế, các đồng chí này dẫu sao cũng là người của Đảng, hư đốn, suy đồi đến đâu cũng còn đáng tin hơn các thành phần khác. Đảng có thể thay đổi. Bao nhiêu năm chiến đấu, thành quả này chỉ Đảng mới xứng đáng được hưởng mà thôi. Các đồng chí ấy không nghe mình, có thể do mình bị tiếng là tướng hèn từ cái thời cúi đầu chịu nhục nhậm chức phụ trách sinh đẻ có kế hoạch, không có uy, nên tiếng nói không thuyết phục. Bác Hồ khác, làm sao các đồng chí ấy dám không nghe lời Bác!
Thế là Võ Đại tướng vùng dậy, lần lượt gọi điện thoại đến từng vị một trong Bộ Chính trị dặn phải đúng giờ, vào lúc nửa đêm, vào Lăng gặp Bác.
Xong việc, Võ Đại tướng thở phào nhẹ nhõm, như vừa thoát ra khỏi bế tắc, thấy mình đã làm được điều hay, lẽ phải trước ngày đi về với Bác không bao xa. Võ Đại tướng mãn nguyện, thiu thiu và ngủ lúc nào không biết.
Hôm sau, vào lúc hơn 1 giờ sáng ,Võ Đại tướng đang hồi hộp, thấp thỏm không biết 15 đồng chí của Bộ Chính trị có gặp Bác hay không và Bác đã nói gì với họ, thì thấy Nguyễn Tấn Dũng đứng sừng sững ngay cửa ra vào, mặt hầm hầm, nói to:
- Tại sao lúc này mà đồng chí còn chơi khăm chúng tôi. Cả Bộ Chính Trị không ngủ, quần áo chỉnh tề tới Lăng gặp Bác, chờ cả tiếng đồng hồ mà có thấy Bác đâu! Đồng chí tệ hết chỗ nói! Già rồi, đồng chí lẩm cẩm quá, mê tín dị đoan quá! Đồng chí sẽ phải chịu hậu quả trước Bộ Chính trị! – Không thèm chào hỏi gì thêm, Ba Dũng quay phắt đi ra.
Võ Đại tướng run lên bần bật, mặt mày sơ xẩm. Chết rồi, thế này thì coi chừng chúng nó dẹp không cho mình được hưởng quốc tang mất. Bác ơi, Bác có linh thiêng hãy hiện về cho cháu biết tại sao Bác lại không giữ lời. Giờ đây chúng nó hành hạ, làm nhục cháu tiếp như thời Lê Duẩn, Lê Đức Thọ thôi!
Không cần chờ lâu, Võ Đại tướng vừa dứt thì Bác hiện ra, chỉ thẳng vào mặt Võ Đại tướng giận giữ gằn giọng:
- Chú sắp lìa đời rồi mà vẫn dại dột cả tin! Bao nhiêu bài học cay đắng chưa đủ ngấm sao? Bác đã dặn chú rất kỹ rằng, chú gọi tất cả những ai trong Trung ương còn có tấm lòng yêu nước, lo lắng cho tiền đồ của dân tộc ra Lăng gặp Bác cơ mà! Sao chú lại bảo 15 con lợn tới làm gì!■
18/05/2010
.
.
.
1 Comment
1. nam Tháng Năm 19, 2010 at 4:35 sáng
Đoạn kết câu chuyện đúng ra phải như thế này:
“Không cần chờ lâu, Võ Đại tướng vừa dứt thì Bác hiện ra, chỉ thẳng vào mặt Võ Đại tướng mà cười khằng khặc:
-Chú sắp lìa đời rồi mà vẫn dại dột cả tin! Bao nhiêu năm sống với Bác mà vẫn không hiểu Bác. Có bao giờ lời nói và việc làm của Bác đi đôi với nhau đâu. Các chú trong bộ chính trị là học trò của Bác thì cũng như Bác là lẽ tự nhiên, chú còn thắc mắc nỗi gì. Thôi, chú lo dặn dò con cháu thu xếp cho mồ yên mả đẹp là tốt rồi. Bác thăng đây.”
.
.
.
No comments:
Post a Comment