Friday, May 21, 2010

SAO VẪN NGOAN CỐ DUY TRÌ ĐIỀU PHI LÝ

Sao vẫn ngoan cố duy trì điều phi lý

Posted on 05/21/2010 by tinletrai

http://1nguoiviet.wordpress.com/2010/05/21/sao-v%e1%ba%abn-ngoan-c%e1%bb%91-duy-tri-di%e1%bb%81u-phi-ly/


“ Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là cái đường lối mèo không ra mèo, chuột không ra chuột. Quả thực, đây là một cụm từ ngày càng lộ rõ sự vô nghĩa đến tréo ngoe mà sao đến giờ các báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng của Đảng vẫn cứ rêu rao hết năm này qua năm khác với hàng trăm thông tri, chỉ thị để buộc phải thực hiện nó.

Nó là cái gì vậy? Hình thù nó ra sao ? Một lần nữa, phải bóc tách nó ra từng phần để hiểu rõ bản chất của nghịch lý này.

Phải chăng đây là phát kiến kỳ diệu của ĐCSVN mà từ khi có loài người trên trái đất chưa ai biết, chưa đâu có ?

Từ trước đến nay sách báo, qua các kinh điển thì xã hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản và CNXH của Mác – Lê Nin.

Đến bây giờ lại có thêm Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN (một sáng tạo của ĐCSVN) sau nền kinh tế XHCN đã sụp đổ tan hoang trên phạm vi toàn cầu. Sụp đổ và tàn lụi không một phát súng.

Vậy ta nên hiểu ý đồ của cụm từ này như thế nào ? Nghe ra nó có vẻ lập lờ đánh lận con đen thế nào ấy !

.

Theo thiển nghĩ của tôi có thể hiểu theo ba cách:

.

Cách thứ nhất : Ta cứ hô hào kinh tế thị trường, hô hào các thành phần kinh tế tư nhân tha hồ phát triển, tha hồ cổ phần hoá các công ty, xí nghiệp của Nhà nước thì tư nhân hoá, tha hồ làm giàu. Còn chính quyền thì trong tay chúng tôi, đến một lúc nào đó cảm thấy chín muồi thì tất cả phải đi theo hướng chỉ đạo của chúng tôi và tuyên bố tất cả chuyển vào kinh tế XHCN, bỏ chung vào một rọ để Nhà nước dễ bề quản lý, dễ bề chỉ huy. Nếu ai không tuân thì lại quốc hữu hoá, bị cải tạo XHCN, lại công tư hợp doanh, trưng thu, trưng mua, có nghĩa là dùng quyền lực để tịch thu, tước đoạt.

Tuy nhiên bài học này đã cũ mèm, cú lừa này không bao giờ thực hiện được mặc dù chính quyền anh nắm trong tay.

.

Cách thứ hai : Kinh tế thị trường là kinh tế thuần túy, không dính líu gì đến XHCN. Nó hình thành một cách tự nhiên trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá, bị chi phối và điều tiết bởi luật cung cầu và thúc đẩy xã hội phát triển. Nếu gò nó vào ngồi một chiếu với kinh tế XHCN thì không được, vì đây là hai hình thái kinh tế đối kháng như nước với lửa. Còn định hướng để dẫn đến mục đích XHCN là một sự lập lờ. Không thể nói tôi làm việc A để đạt được mục đích B. Trên thế giới có ai làm như vậy đâu ! Mà kết quả ra sao ? Hay chỉ có nước ta bắt đầu thí nghiệm thôi ? Đây là kiểu đánh bài tây cần xoá bỏ.

.

Cách thứ ba : Đây là mô hình kinh tế mới được tạo ra bởi sự pha trộn giữa hai nền kinh tế. Tỷ lệ pha trộn thế nào thì không rõ ràng, cụ thể. Trước mắt chúng ta kinh tế thị trường hầu như chiếm lĩnh toàn bộ nền kinh tế, đè bẹp kinh tế quốc doanh, xoá bỏ kinh tế tập thể là hai yếu tố cơ bản của nền kinh tế XHCN. Nếu chuyển dần tất cả sang nền kinh tế XHCN là chuyện vác đá vá trời. Các nhà lý luận thường rêu rao, thời đại ngày nay là thời đại đang chuyển từ nền kinh tế tư bản sang nền kinh tế XHCN. Quốc doanh + tập thể phải nắm vai trò chủ đạo chiếm tỷ trọng ( 70% – 80%) trong nền kinh tế quốc dân, giữ vai trò điều tiết xã hội.

Nhưng đây là những luận thuyết lỗi thời, vô bổ của các nhà lý luận “lú lẫn”. Không nên mất thì giờ rao giảng mãi nhức.

Một vấn đề bức xúc mà thiên hạ mãi không thôi bàn tán, là một là một công dân còn lại ít ngày trên cõi đời này, tôi cũng mạn phép bàn vài ý kiến nhỏ với trách nhiệm công dân .

Trịnh Khả Phức

Địa chỉ : Số 5 P9 – Nguyễn An Ninh – Hoàng Mai – Hà Nội

ĐT : 6.620.561

.

.

.

No comments: