Ký sự Mã Lai: nỗi khổ công nhân Việt Nam
Tường An, phóng viên RFA
2010-05-10
Tình trạng công nhân lao động xuất khẩu bị bạc đãi hầu như liên tục xảy ra trong nhiều năm qua, thế nhưng chính phủ Việt Nam vẫn chưa thật sự quan tâm và bênh vực người lao động, đặc biệt là phụ nữ.
Theo chương trình “xóa đói giảm nghèo” của nhà nước, qua các trung tâm môi giới, hàng trăm ngàn người Việt đã phải phiêu bạc nhiều nơi trên thế giới để tìm miếng cơm manh áo. Nhiều phụ nữ đã phải bỏ lại sau lưng chồng và con thơ với hy vọng giúp cho gia đình có một đời sống khá giả hơn. Nhưng trên thực tế, họ đã phải làm việc từ 10-14 tiếng một ngày với đồng lương chết đói, điều kiện ăn ở mất vệ sinh bị đàn áp, lừa đảo. Nhiều phụ nữ đã phải chịu nhiều tủi nhục, đọa đầy.
.
Lao động như nô lệ
Theo báo cáo Cục quản lý Lao động nước ngoài của Việt Nam, năm 2008 có trên 500 ngàn người Việt đang lao động tại hơn 30 nước trên thế giới. Từ năm 2005, Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn và Mã Lai bắt đầu nhận người Việt “xuất cảng lao động”.
Một trong những nước chứa nhiều lao động Việt nhất là Mã Lai. Khoảng hơn 150.000 công nhân Việt
.
Số phận của những lao động xuất cảng này bây giờ ra sao? Chúng tôi có cơ hội tiếp xúc với 1 số chị em phụ nữ làm việc tại Melacca, trong đó có chị Nguyễn Thị Chanh, quê ở Bắc Giang, làm ruộng, có chồng và 2 con, chị đi lao động từ năm 2009. Nhưng khi sang đến Mã Lai chị đã bị biến thành 1 nô lệ qua tay của những kẻ buôn người.
Chúng ta hãy nghe câu chuyện thương tâm của chị Chanh: “Họ đưa em sang 1 công ty điện tử làm, 8 tháng thì công ty điện tử phá sản, em đi làm thì nó lại bảo về, em khóc mếu bảo “thế bây giờ bà không cho tôi đi làm thì tôi không có tiền thì bà cho tôi về Việt Nam.”
Thay vì trả chị về Việt Nam, chị bị đem đi bán cho 1 nơi khác, thế là từ 1 công nhân lao động chị Chanh trở thành 1 người ở trong gia đình. Chị ngậm ngùi kể lại: “Họ không cho làm ở đây, bắt đi dọn dẹp trong gia đình, bây giờ em đã sang đây thì em không ngại việc gì hết”.
Từ một công nhân xuất cảng, chị Chanh đã bị bán qua ít nhất là 5 tay buôn người như một nô lệ: “Con nhìn thấy rõ ràng nó đưa tiền cho nhau hẳn hoi. Nó trao tiền cho nhau, bắt đầu nó chuyển đồ của con lên xe. Con nhìn thấy hẳn hoi. Con bảo là nó bán con đi để làm nô lệ.”
Tại đây chị phải chăm sóc cho 1 người già nằm liệt giường, làm việc không ngưng nghỉ. Chị phải ăn thức ăn dư của bà ta. Không được than, không được cả khóc: “Nó đưa cho 1 cái đệm nằm dưới đất. Khi bả ỉa đái thì phải nâng bả. Bà ấy to béo quá không nâng được. Ở thế này thì còn chết trước bà này”.
Người phụ nữ Việt
Chị nói trong nghẹn ngào: “Con bảo là nó bán con đi để làm nô lệ… Nó quát nó chửi không ra gì. Trời ơi sao nó lại hành hạ mình như thế. Sao những năm ấy lại khổ như thế?”
Chúng tôi cũng nói chuyện với chị Tân. Chị Tân đã làm việc được 3 năm ở Mã Lai, chị phải làm việc từ 12-14 tiếng một ngày. Về đến nhà là mệt, có khi không kịp ăn uống mà phải đi ngủ ngay để sáng hôm sau đi làm tiếp với số lương là 2 RM/giờ (tức khoảng 60 xu Mỹ).
.
Đóng phạt hết lương
Ngoài ra họ còn phải đóng các khoảng tiền khác gọi là levi, tức là môt loại thuế cho chủ hãng. Có nơi, chủ hãng còn bắt công nhân phải đóng tiền điện, tiền nước, tiền bảo trì máy móc của hãng vì họ cho rằng do công nhân xử dụng nên máy móc mới bị hư hao. Khi bị một lỗi lầm thì chủ hãng phạt rất nặng.
Do không biết tiếng, công ty môi giới thì đã bỏ rơi họ ngay khi họ vừa đặt chân đến Mã Lai nên họ không biết kêu cứu với ai, những người phụ nữ này đều phải cam chịu nhiều bất công.
Chị Tân cũng đã từng là nạn nhân và cũng từng giúp đỡ cho các chị em khác đồng cảnh ngộ. Chị kể: “Từ ngày qua đến giờ là nó ép từ đâu tới cuối, nó mắng nó không cho làm đến 8giờ 30 mà phải làm đến 10 giờ 30. Mình không làm nổi mình về, tới đường cùng nó trừ lương của mình. Nó trừ tháng lương mà gần về mình làm đó. Mọi khi người hết hợp đồng nó phải mướn xe cho về chứ mà nó không cho người của công ty đưa về”.
Tại các nhà máy, điều kiện làm việc tồi tệ, nơi ăn chốn ở mất vệ sinh. Công nhân bị đối xử tàn tệ: một tấm giấy nhặt từ thùng rác để lót ngồi ăn, 1 tấm thẻ ra vào bị mất hay ngay cả những lỗi lầm nhỏ nhặt nhất, họ cũng bị chủ phạt rất nặng bằng cách trừ mất mấy ngày công, có khi trừ cả 1 tháng lương chỉ vì 1 điếu thuốc hút trong giờ giải lao.
Chị Tân: “…Ăn tại chỗ, không có bàn ghế ăn đâu, 5 người ăn chung với nhau Mọi khi nghững tấm bìa đó nó quăng đi, nó không sử dụng nữa đâu. Mình lấy trải ăn thì cô tổ trưởng hỏi: Tấm bìa này ai lấy trải ăn cơm. Nếu không ai nhận thì nó phạt hết nguyên nhóm đó luôn hay là xin lỗi nó. Tức là nguyên cả nhóm bị….. 5 người ! Mỗi người nó phạt 4 ngày công. 30 ngày nó trừ 4 ngày lương thì cô coi bao nhiêu tiền rồi? Phạt rất là nặng! Chỉ 1 tấm bìa rất là nhỏ nhoi thôi ! Không có cách !”.
Mặc dù bị đối xử tệ hại, họ bị buộc phải ký vào những tờ giấy khen ngợi nhà máy để gạt khác hàng. Chị Tân nhớ lại: “Người không biết tiếng Anh thì nó bảo ký thì phải ký. Người ở nước ngoài đến thăm thì họ nói rằng công ty này rất là tốt. Thật sự ra ở bên trong làm sao biết được. Nó đàn áp từ người Burma, người Bang La đến người Việt
Chị Tân cũng đã từng giúp đỡ cho những phụ nữ bị môi giới bán cho nhiều địa chỉ khác nhau, ngày thì làm việc nhà, đêm thì trở thành nô lệ tình dục cho cả gia đình: “Cô này bị bán rất nhiều chỗ. Kêu những người con trai Tàu thôi vợ, chết vợ hoặc không có tiền cưới vợ. Một ngày cô đó làm việc nhà, giặt giũ nấu nướng, lau nhà dọn dẹp. Tối về phục vụ mấy cha con đó cho nên cô này không chịu nổi, chống đối nó thì nó đánh cô này đến đứt cái lưỡi ra luôn!”
Những người phụ nữ đáng thương này phải chọn lựa: hoặc trở về Việt Nam, hoặc phải chấp nhận cuộc sống tủi nhục để có tiền trả nợ: “Cô này có hai mươi mấy tuổi, bị bán cho 1 người 60 tuổi, cho nên cô không chấp nhận, cô này chọn về Việt Nam. Còn những người kia, họ bị bán làm vợ bé cho những người Tàu. Cũng có người chấp nhận để lấy tiền trả nợ cho gia đình.”
Chị Chanh, chị Tân và hàng ngàn người phụ nữ Việt
.
Theo dòng thời sự:
AI cáo buộc Malaysia đã đối xử tàn tệ với di dân đến làm việc
Malaysia tham gia chương trình chống nạn buôn người
Copyright © 1998-2010 Radio Free
.
.
.
Ký sự Mã Lai: Đau xót những mảnh đời công nhân VN
Tường An, thông tín viên RFA
2010-05-10
Tình trạng công nhân xuất khẩu lao động bị bạc đãi liên tục xảy ra trong nhiều năm qua, nhưng các cơ quan hữu trách VN vẫn chưa làm hết chức năng của mình là theo dõi và bênh vực người lao động.
Chúng tôi có phóng sự trực tiếp từ
.
Tha phương cầu thực
Trên đường phố
Dì Tư cho biết đã theo xe hàng đến Mã Lai để ăn xin, nhưng sau một thời gian, dì bị cảnh sát Mã lai bắt giữ và phạt 1000 RM. Dì nói trong nước mắt: “Bây giờ Vú không dám ăn xin nữa mà Vú bán kẹo để trả nợ.”
Những người Việt
Phần lớn công nhân phải làm việc trong những điều kiện không an toàn, nơi ăn ở thiếu tiện nghi, mất vệ sinh. Có nơi, không có cả nhà cửa đàng hoàng cho công nhân, họ phải ở trong những thùng gỗ gọi là container vừa chật hẹp, vừa thiếu an toàn.
Trả lời chúng tôi, anh Kiên - một công nhân Việt Nam có thâm niên ở Mã Lai cho biết:“Cái nhà đó là cái container, tức là bằng ván cả, container người ta để 1 dãy như thế này, cứ tầm mười mấy cái gì đấy, chồng lên trên nữa, con cao như thế này là ngồi đụng đầu, cúi cúi ngồi như thế này thì được.”
Khi được hỏi, trước khi đi mỗi người phải đóng cho công ty môi giới bao nhiêu, rồi khi đến Mã Lai thì họ giúp gì cho các em? Kiên cho biết: “Trước khi đi thì cũng có truyền thanh loa đài là sang Mã Lai làm việc, chúng con cũng không biết lương bổng như thế nào. Cứ mỗi người đi là tầm 20 triệu. Từ ngày sang đây tới giờ cũng không biết môi giới là ai nữa cơ. Bước chân ra khỏi ngoài sân bay là chủ giữ hộ chiếu luôn.”
Hãng gỗ nơi 1 công nhân tên Trường - em trai Kiên - làm việc đã bị cháy nhiều lần, và lần cuối cùng vào đêm giao thừa năm Canh Dần vừa qua. Em Trường bị cháy hơn 80%, khi chúng tôi tiếp xúc thì Trường vẫn còn phỏng nặng, không nói chuyện được.
Kiên kể cho chúng tôi về câu chuyện của đưa em kém may mắn: “Hôm đấy đúng hôm mùng 1 tết. Giao thừa xong tầm 2-3 giờ sáng gì đó thì nó cháy. Container bằng ván cô ạ. Thường ván ép nó có dầu nên bốc rất nhanh, thế em con mới mở cửa ra, lửa ập vào mắt vào mặt, nó cũng mất bình tĩnh nên lại chạy vào trong, nó cũng không có lối ra nên lại chạy ra ngoài. Lúc đó là cháy tóc, cháy đằng sau lưng này, quần áo là cháy hết.
Ở một hãng khác, do điều kiện lao động không an toàn, cũng thường xảy ra tai nạn chết người, một công nhân khác tên Minh cho biết: “Hãng của công ty từ xưa đến giờ rất nhiều tai nạn, lúc thì cháy lò đốt, lúc thì cháy xưởng, đủ thứ… Tới đợt của con qua, thằng Lại bạn của con lái xe nâng gỗ, quá cũ kỹ rồi, lái xuống dốc bị dứt phanh, rẽ phải tránh. Kêu 3,4 anh em trong xe nhảy đi không thì chết đó. Vừa mới kêu xong 3 anh em nhảy xuống thì bộ khung của xe nó đập vào đầu, chết tại chỗ luôn.”
.
Kêu cứu nên có cải thiện
Tức nước vỡ bờ, một vài công nhân tổ chức đình công tự pháp, nhưng trước áp lực của các chủ nhân, cuộc đình công bị dập tắt nhanh chóng. Minh tâm sự: “Tụi con thấy làm 1 tháng mà lương nó không trả đủ, tụi con bắt đầu đình công, sau nó phạt, thằng nào nghỉ cứ 1 ngày là phạt 200, thì tụi con không biết phải làm như thế nào, không biết nói với ai, mà tiếng thì không biết.”
Được hỏi về sự giúp đỡ của lãnh sự quán CSVN tại Mã Lai, các công nhân cho biết:
Kiên: Những cái đấy thì… !!! Người VN mình thì chỉ có hội Thánh tới thăm thôi chứ cũng không có ai.
Minh: Đại sứ quán VN quan tâm gì tới, có khi biết được cũng bỏ lơ luôn. Có Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN và Hội Thánh Tin Lành VN ở Mã Lai giúp đỡ, giúp đỡ rất là nhiều.
Một tổ chức được thành lập cách đây hơn 6 năm là Ủy ban Bảo vệ Người lao động Việt Nam đã thực hiện nhiều công tác giúp đỡ cho công nhân VN tại Mã Lai, mục đích đòi hỏi quyền lợi cho công nhân, khuyến khích công nhân đoàn kết lại để tự đấu tranh cho quyền lợi của chính mình, nâng cao nhân phẩm của người lao động.
Một công tác gần đây nhất đạt được thành quả khả quan là Ủy ban đã thuyết phục được sự cộng tác của đài truyền hình số 7, một cơ quan truyền thông lớn ở Úc Châu đến quay phim 1 hãng sản xuất hàng cho Nike tại Kepong, ngoại ô Kuala Lumpur.
Họ đột nhập vào hãng này và dùng máy quay phim giấu trong túi xách để quay hình ảnh môi trường sống và làm việc tồi tệ của công nhân tại đây, phỏng vấn 1 số công nhân. Khi phim được phổ biến rộng rãi trên truyền hình và trên hệ thống you tube, rất nhiều phản ứng của cá nhân và có những công ty đã ngưng đặt hàng của Nike.
Cuối cùng, họ đã thoả thuận một số điều kiện do
Anh Nguyễn Đình Hùng, một thành viên ban chấp hành của Ủy ban Bảo vệ Người lao động Việt
Chúng tôi đã chứng kiến tận mắt và nghe kể lại hoàn cảnh của công nhân đã bị lừa gạt trên danh nghĩa là đi lao động nước ngoài theo chương trình xóa đói giảm nghèo, với hy vọng sau 3 năm lao động cực khổ sẽ được khá hơn để giúp gia đình. Nhưng thực tế hoàn toàn khác biệt.
Trước khi đi lao động phải vay nợ để trả 2000 đôla cho nhà nước qua hình thức môi giới. Sau 3 năm trở về, may mắn thì chỉ trả được nợ và còn được chút đỉnh để mua qùa cho gia đình mà thôi. Nhiều hoàn cảnh chịu không nổi sự lường gạt và áp bức của chủ nhân, môi giới, nhiều công nhân phải về nước với hai bàn tay trắng và tiếp tục trả nợ đã vay để đi lao động.
Chúng tôi đến một công ty sản xuất hàng cho Nike. Công nhân tại đây đa số là người VN, họ phải ăn ở trong những điều kiện thật tồi tệ. Hơn 400 công nhân ở trong một nhà kho chật hẹp, nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp, giường ngủ, đều chung một chỗ.
Chúng tôi đã báo động bằng cách viết thư đến công ty Nike bên Mỹ, nhưng không đuợc sự quan tâm của họ. Sau đó, chúng tôi đã thuyết phục đài truyền hình số 7 của Úc cùng đi với chúng qua Mã Lai để thực hiện đoạn phim về đời sống công nhân tại đây.
Sau khi đoạn phim được phổ biến trên đài truyền hình số 7, thì công ty Nike đã phản ứng ngay tức khắc. Kết quả là Nike đã đồng ý:
- Chuyển công nhân đến nơi ở khác, an toàn và vệ sinh hơn.
- Trả lại hộ chiếu cho công nhân .
- Trả lại cho 20.000 công nhân, mỗi công nhân 2000 đô la Mỹ tiền lệ phí mà họ đã đóng cho môi giới.
Sau khi đến tại chỗ để kiểm tra sự thực hiện lời hứa của Nike. Chúng tôi nhận thấy đa số công nhân đã có một cuộc sống khá tiện nghi hơn và có những nụ cười hơn là những giọt nước mắt trước kia.”
Chị Chanh, dì Tư ở Mã Lai hay chị Lang mà anh Nguyễn Khanh tình cờ gặp trong một chuyến đi Bắc Kinh chỉ là một trong những những “cành lan” mong manh trước những khắc nghiệt của đời sống. Còn nhiều những nàng Kiều và những mảnh đời bất hạnh khác đang lưu lạc ở Đài Loan, Nam Hàn, Nhật bản, Kam-pu-chia để hy vọng có một đời sống khá hơn hầu giúp đỡ cho gia đình. Tôi chia sẻ với anh Nguyễn Khanh cái tâm trạng « của một kẻ vừa đi xa về, vứt túi xách vào 1 góc phòng và ước gì đừng có chuyến đi »
.
Theo dòng thời sự:
Ký sự Mã Lai: nỗi khổ công nhân Việt Nam
AI cáo buộc Malaysia đã đối xử tàn tệ với di dân đến làm việc
Copyright © 1998-2010 Radio Free
.
.
.
No comments:
Post a Comment