Đẽo cái đỉ bo!
Nguyễn Bảo Tư
08-05-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7412
Một người nước Vệ (1) đi trên đường thấy một người nước Vệ khác đang ngồi đục đục đẽo đẽo một khúc gỗ to. Lấy làm thắc mắc, dừng chân hỏi: Bác làm gì thế.
Rỗng cái thuyền đèo, người đang đục gỗ trả lời.
Ra bác đang “đẽo cái thuyền rồng”, người nọ cười, oai thật. Nói xong bước đi.
Vài ngày sau, đi qua, thấy người đẽo cây vẫn ngồi đó, vẫn mải miết đẽo đục. Nhưng khúc gỗ to hơn ôm tay nay chỉ còn phân nửa, chung quanh gỗ vụn văng tung toé. Lại hỏi: Bây giờ bác đẽo cái gì.
Cẫy cái bắp đèo, người kia đáp cụt lủn.
À bây giờ thì “đẽo cái bắp cầy”, ừ được đấy, có ích đấy.
Bẵng đi một dạo. Ngang nơi cũ, vẫn người, vẫn cây. Nhưng cây nay chỉ còn to non cổ tay, còn gỗ nát vụn từng ụ đống to đống bé ngổn ngang. Không nhịn được, hỏi: Đẽo tới đâu rồi. Lập đi lập lại mấy lần, người kia mới dấm dẳng đáp.
Đỗi cái chìa veo.
Ra đang “đẽo cái chìa vôi” cho bà nhà ăn trầu đây.
Vài ngày sau, quay lại. Nhưng lạ, cây đâu chẳng thấy, chỉ thấy giữa đống vụn gỗ nát bét tầy huầy, người vẫn ngồi đó, đầu cúi thấp, tay vẫn không ngừng đục đẽo.
Bác ấy ơi, đẽo được cái gì rồi.
Gọi đi gọi lại mấy lần bác “thợ” mới chịu dừng tay. Nhưng không trả lời ngay mà lặng đi hồi lâu. Bỗng vụt đứng đậy, cầm cái gì đó cong queo nhỏ bằng ngón tay cái quăng vào người đang đứng ngơ ngác.
Bố khỉ, hỏi dek gì mà hỏi lắm thế, ông là ông “đẽo cái đỉ bo”!
Đẽo cái bỏ đi - Ôi vĩ đại thay!
Chuyện giải buồn nhưng càng nghĩ càng buồn. Vì đó chính là chuyện thật của nước Việt
Một bạn trẻ 8x chỉ nghe danh “Hòn Ngọc Viễn Đông” nhưng chưa bao giờ được biết Sài Gòn như nó đã từng là, thắc mắc (2):
Mình cứ nhìn về chiến tranh nhiều, không biết có phải là cái thói quen của người Việt
Nhưng chưa bao giờ em nghe nói rằng cái thế mạnh của Việt
Trong khi nếu chị ở bên Đức, chị biết rất rõ là nước Đức chỉ thống nhất từ năm 89 thôi, nếu mà họ than như mình thì họ phải than gấp mười lần như vậy. Em muốn nói về cái nhìn của mình về chiến tranh, như vậy liệu đó có là một cái nhìn lệch lạc hay không? Rõ ràng là mình không thấy cái tác dụng của 30 năm sau, mình đã làm cái giống gì?
Em nghĩ là nên phải nói như thế này, “Chúng tôi có một lợi thế cực lớn là chúng tôi đã có hơn 30 năm hòa bình. Chúng tôi có một lợi thế cực lớn là chúng tôi được thừa hưởng một Sài Gòn rất phồn thịnh, gần như bậc nhất Đông
Mà cái điều em vừa nói, cái thói quen đó em nhớ là em đã được học ngay trong trường học những bài lịch sử họ dạy cho học sinh mình như thế. Hồi trước lúc học thì em không nghĩ đến, nhưng nếu bây giờ mà được phép đặt câu hỏi thì em sẽ đặt câu hỏi với những giáo viên của em là, “Đến bao giờ - cô cần bao nhiêu năm nữa, hoặc thầy cần bao nhiêu năm nữa - để không còn nói là đất nước Việt Nam bị tàn phá vì chiến tranh nặng nề?”
Người bạn trẻ hỏi đúng lắm, gia tài của mẹ sau 75 đâu có tang hoang như bây giờ. Và rồi ai là kẻ đang mải miết đục đẽo nó với những tham vọng quái đản?
“Tiến lên Thế giới Đại đồng” ‒ Rỗng cái thuyền đèo!
“Phát triển kinh tế theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” ‒ Cẫy cái bắp đèo!
“Lập dân quân tự vệ biển để giữ chủ quyền biển đảo” ‒ Đỗi cái chìa veo!
“Khai thác Bauxit là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta” …
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã bị cho vào sọt rác với sự sụp đổ và tan rã của khối cộng sản Liên xô và Đông Âu. Thế nhưng nhà cầm quyền Hà Nội vẫn rầm rộ tổ chức kỷ niệm Cách mạng tháng 10 Nga.
Ôi, kệ các bác, các bác cứ ngồi đó mà hít hà “ông Lenin ở nước Nga” đi. Còn các em, các em nô nức rủ nhau đem những quyển triết học Mác xít, cũ có, mới có, đổi lấy những cái túi sinh thái xanh đỏ, tuy chẳng to tát gì nhưng còn có ích hơn là ba cái đồ “đỉ bo” kia. (3)
Thế còn bác Hồ thì sao, bác Hồ sống mãi trong sự nghiệp quần chúng ta các em có biết là ai không, có biết bác là người yêu thiếu niên nhi đồng, yêu thiên nhiên, hoa lá chim cò tới mức nào không. Một bài tập làm văn với đề tài, “Qua hai câu đầu bài “Tức cảnh Pác Bó” ‒ “Sáng ra bờ suối tối vào hang - Cháo hẹ rau măng đã sẵn sàn”, em hãy phân tích tình yêu thiên nhiên của bác Hồ”. Một em học sinh viết (4):
Bác yêu thiên nhiên đến nỗi kể cả chỗ ở của Bác cũng hết sức “thiên nhiên”: hang động. Sáng, Bác Hà ra bờ suối ngắm cảnh, làm việc (làm việc giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng thì còn j` tuyệt bằng). Tối đến, để tránh thú dữ làm thịt, Bác lại tẩu về hang ngủ... Cuộc sống bác gắn chặt với thiên nhiên không chỉ ở nơi ở, mà còn cả thức ăn, nước uống. “Nơi ăn uống ở” mà. Tối Bác về hang, bác lại chuẩn bị ăn tối. Bữa tối rất đơn giản, gồm toàn những thứ ra ngoài rừng nhặt đầy: cháo ngô với cả rau măng... Mặc dù có nhiều món ăn ngon như rượu, bia, sô cô la... nhưng do Bác chỉ tìm thấy niềm vui với thiên nhiên (trích nguyên đề bài) nên Bác chỉ lấy những món ăn đơn giản như con gián đấy thôi.
Qua 2 câu thơ trên, ta có thể thấy được một điều: Bác Hà rất là yêu thiên nhiên. Nơi ăn uống ở của Bác đều dính líu đến thiên nhiên... Đúng là một người yêu thiên nhiên! http://www.dcvonline.net/php/images/052010/vanhoa.jpg
Thưa bác, nếu bác đọc được những dòng văn trên, chắc bác thấy rõ rằng “con cháu” bác chẳng còn biết bác là ai. “Bác Hồ” nay thành “Bác Hà”, vị cha gìa kính yêu của dân tộc, như Đảng cộng sản vẫn đang rêu rao, trong mắt tuổi trẻ Việt Nam giờ đây chỉ còn là một thứ vớ vẩn, vô dụng, chẳng ai thèm biết tới, chẳng ai muốn nhớ tới.
Bác vẫn nằm đó trong căn nhà cao rộng, lộng kiếng. Nhưng trong lòng các em, bác chẳng là cái thứ gì hơn một đống to tướng…“đỉ bo”.
© DCVOnline
(1) Nước Vệ triều nhà Sản – “Đại Vệ Chí Dị” - Người buôn gió.
(2) Đâu rồi lợi thế 35 năm? , Khánh An, RFA, 04/19/2010
(3) Nô nức xếp hàng lấy túi sinh thái, Khôi Ngô, vnexpress.net, 04/03/2010
(4) Phấn đấu kí 1, hoabattublog, Tô Hải blog, 04/25/2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment