Wednesday, May 19, 2010

CHIẾN DỊCH LẤY LÒNG của TRUNG QUỐC MẤT ĐÀ Ở ĐÔNG NAM Á

Chiến dịch “lấy lòng” của Trung Quốc mất đà ở Đông Nam Á

http://viet-studies.info/kinhte/ChinaCharmOffensive_Translation.htm

.

China’s “Charm Offensive” Loses Momentum in Southeast Asia
Part I (29-4-2010) , Part II (13-5-2010)

Ian Storey

.
Phần I

Mặc dù những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ đối tác Trung Quốc – Đông Nam Á trong năm qua hoặc trước đây phần lớn vẫn không thay đổi, nhưng có sự thay đổi rõ rệt trên tinh thần chung khi cả hai đối đầu trong thời gian dài, cũng như các vấn đề mới trong mối quan hệ của họ. Khi các nước Đông Nam Á nhìn về người láng giềng khổng lồ phương Bắc, mức độ quan tâm về tác động sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực đã tăng lên rõ rệt. Kết quả là, các nước Đông Nam Á đã chứng tỏ một sự sẵn sàng hơn để nói lên mối quan ngại của họ trên mặt trận ngoại giao về một loạt các vấn đề chính trị, kinh tế và chiến lược, đưa Trung Quốc về thế phòng thủ và thúc đẩy Bộ Ngoại giao của họ hành động để đánh lạc hướng những lời chỉ trích.

Ngoài ra, một số nước Đông Nam Á đang bắt đầu tăng cường các lực lượng vũ trang của mình để ngăn sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngược lại, khi Bắc Kinh trông về phương Nam, họ phải đối mặt với một sự pha trộn các vấn đề ngày càng nghiêm trọng với ba nước lớn ở lục địa Đông Nam Á – Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam – những nước nằm trên vùng ngoại vi phía Nam Trung Quốc vô cùng quan trọng.

Quan hệ ASEAN – Trung Quốc thì đầy rẫy các vấn đề, gồm cả những tranh cãi đi cùng với hiệp ước tự do thương mại gần đây, vấn đề căng thẳng lâu năm ở Biển Đông, tác động tiêu cực đối với các hoạt động xây dựng đập nước của Trung Quốc dọc theo thượng nguồn sông Mekong, và xung đột chính trị ở Miến Điện và Thái Lan. Mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc cố gắng trấn an chính phủ ASEAN rằng các ý định của Bắc Kinh là nhân từ, ngày nay, Đông Nam Á dường như không sẵn sàng chấp nhận sự bảo đảm giá trị danh nghĩa.

.

Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc – Asean (CAFTA) khơi dậy mối quan ngại ở Indonesia

Các mối quan hệ giữa Trung Quốc – Đông Nam Á đã bắt đầu về một lưu ý tương đối lạc quan qua chuyến viếng thăm Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, ngày 22 tháng 1 của ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, nhân vật đứng đầu trong việc xây dựng các chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Trong bài phát biểu của mình, ông Đới phung phí lời khen ngợi về sự phát triển của tổ chức [ASEAN] trong 10 năm qua, ghi nhận rằng ASEAN đã trở nên "ảnh hưởng nhiều hơn về chính trị, cạnh tranh hơn về kinh tế" và đã đóng “vai trò quan trọng và duy nhất trong việc bảo vệ và thúc đẩy sự ổn định khu vực, phát triển và hợp tác”, phần sau là sự đồng ý về “vai trò lãnh đạo” của ASEAN trong việc phát triển kiến trúc an ninh khu vực [1].

Ông Đới cam kết, Trung Quốc "sẽ tăng thêm sự tin cậy lẫn nhau về chính trị" và “gia tăng mối liên lạc” với ASEAN bằng cách thiết lập một văn phòng đại diện thường trực tại Ban thư ký. Ông Đới khen ngợi ASEAN bên cạnh việc công nhận sự tiến triển kinh tế rất lớn của Trung Quốc trong thập kỷ qua, nhưng thừa nhận rằng sự tăng trưởng này có thể gây "một chút sợ hãi" cho các nước khác. Ủy viên Quốc vụ [Trung Quốc] trấn an các chủ nhà của mình rằng, Trung Quốc không đáng sợ; Đông Nam Á nên coi Trung Quốc như là một “người hàng xóm đáng tin cậy và bạn bè”, một nước không hề tìm kiếm quyền bá chủ và cũng không đẩy Hoa Kỳ ra khỏi châu Á.

Ông Đới chuyển sang chú ý tới điều có thể sẽ là sự kiện quan trọng nhất trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc trong năm nay: ra mắt Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA), ngày 1 tháng 1. Được Trung Quốc đề xuất lần đầu tiên trong năm 2001, CAFTA loại bỏ các rào cản đối với hàng ngàn loại hàng hóa và dịch vụ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines và Brunei vào năm 2010, kế đến là các nền kinh tế kém phát triển như Miến Điện, Campuchia, Lào và Việt Nam trong năm 2015, để tạo ra các khu vực phi mậu dịch lớn nhất về dân số và lớn thứ ba về khối lượng mậu dịch, sau khu vực Liên minh châu Âu và Thương mại Tự do Bắc Mỹ. Ông Đới mô tả việc tạo ra CAFTA là "một sự kiện hạnh phúc lớn cho gia đình Trung Quốc – ASEAN". Tuy nhiên, trớ trêu thay, ông Đới đã tán dương CAFTA ở Indonesia , một nước chống đống hiệp ước mạnh nhất Đông Nam Á.

Từ lâu, CAFTA đã là nguyên nhân làm cho các nhà sản xuất Indonesia lo lắng, những nhà sản xuất này đã nhìn thấy sự cạnh tranh từ Trung Quốc tàn phá các ngành công nghiệp dệt, may mặc và giày dép, và dự đoán hiệp ước sẽ đưa hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa, đẩy các doanh nghiệp địa phương tới phá sản, kết quả mất công việc làm từ một đến hai triệu, và làm cho thâm thủng mậu dịch trầm trọng thêm (trong năm 2009 Indonesia bị thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc là $4,6 tỷ đô la, theo báo Jakarta Post, ngày 19 tháng 4).

Khi CAFTA lờ mờ hiện ra, các thương gia Indonesia và các hiệp hội thương mại, nhiều người trong số này đã ủng hộ Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono thành công trong việc tái tranh cử năm 2009, vận động chính phủ để đàm phán lại CAFTA hoặc ít nhất trì hoãn việc xoá bỏ thuế quan cho hơn 200 mặt hàng. Mặc dù chính phủ vẫn giữ cam kết với CAFTA trên nguyên tắc, các Bộ trưởng cho thấy sự chia rẽ về tác động tiềm năng của nó; Bộ trưởng Thương mại Mari Pangetsu lập luận rằng hiệp ước thương mại tự do là tin tốt cho xuất khẩu Indonesia (đặc biệt về nguyên vật liệu) và sẽ thu hút rất nhiều sự đầu tư nước ngoài cần thiết từ Trung Quốc, tuy nhiên, Bộ trưởng Công nghiệp, ông M.S. Hidayat cảnh báo sẽ mất việc làm nghiêm trọng trong những tháng tới khi CAFTA có hiệu lực (theo báo Straits Times, ngày 20 tháng 1).

Mặc dù với đánh giá lạc quan của ông Pangetsu, chính phủ đã nhận thức sâu sắc về việc nhiều người không thích CAFTA và tìm cách xoa dịu những người hốt hoảng. Trong cuộc họp ngày 13 tháng 4 với ông Trần Đức Minh, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, Indonesia được bảo đảm các thỏa thuận từ Trung Quốc, thành lập nhóm làm việc chung để giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc thực hiện CAFTA cũng như cam kết từ phía Trung Quốc, theo đuổi cân bằng thương mại (Antara, ngày 5 tháng 4).

Một hành động nhằm bù đắp thâm thủng mậu dịch phần nào, ông Trần cũng đã cam kết cho vay tín dụng gần 2 tỷ đô la cho những người mua hàng xuất khẩu, để tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng (Straits Times, ngày 04 tháng 4). Một tháng trước đó, Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước bảo đảm có một hợp đồng $4,8 tỉ đô la xây dựng và vận hành một mạng lưới vận chuyển than ở Nam Sumatra – dấu hiệu khác cho thấy sự hiện diện kinh tế đang phát triển của Trung Quốc ở Indonesia (Financial Times, 25 tháng 3).

Tuy nhiên, vẫn còn chờ xem liệu những sáng kiến này có làm dịu bớt các mối quan ngại trong cộng đồng doanh nghiệp Indonesia . Nếu thâm hụt thương mại tiếp tục tăng, và đưa đến kết quả mất việc làm, triển vọng để chính phủ Indonesia dựng các hàng rào phi thuế quan và thực hiện thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc gia tăng, các biện pháp có thể châm ngòi cho cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo dự kiến đến thăm Indonesia vào ngày 22 và 23 tháng 4, với các vấn đề về đầu tư và thương mại đứng đầu trong chương trình nghị sự. Tuy nhiên, chuyến đi của ông Ôn [Gia Bảo] đã bị hoãn lại do trận động đất ngày 14 tháng 4 ở Thanh Hải. Cũng như Tổng thống Hoa Kỳ, ông Barack Obama đã phải hoãn chuyến đi tới Indonesia tháng 3, do việc thông qua dự luật cải cách y tế, với ông Ôn cũng vậy, các vấn đề cấp bách trong nước vượt trội hơn các quan hệ đối ngoại.

Trong khi những người Indonesia lên tiếng nhiều nhất về các khiếu nại liên quan đến CAFTA, mối quan tâm của họ về sự bất lực của các ngành công nghiệp địa phương để cạnh tranh với các đối tác Trung Quốc được chia sẻ trên toàn Đông Nam Á. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo ASEAN vẫn hy vọng rằng các lợi ích lâu dài về hiệp định sẽ vượt qua trở ngại trước mắt.

.

Căng thẳng thêm ở Biển Đông

Trong bài phát biểu của mình tại Ban Thư ký ASEAN, ông Đới Bỉnh Quốc đã đưa ra các tham chiếu không rõ ràng về vấn đề gai góc trong tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông. Ông đã khuyên các nước ASEAN và Trung Quốc nên "mở rộng lợi ích chung và giảm tối thiểu sự khác biệt" và rằng, "kết thúc/ chờ đợi một giải pháp, chúng ta không được làm phức tạp hoặc thậm chí làm cho các vấn đề trở nên trầm trọng hơn, do đó, sẽ ảnh hưởng đến sự hợp tác tổng thể của chúng ta". Như một số thành viên ASEAN quan tâm – đặc biệt là Việt Nam – qua các hành động của họ, Trung Quốc làm cho tranh chấp phức tạp, và điều này đã góp phần gia tăng các căng thẳng trong hai năm qua [2].

Sáu tháng qua, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục phản đối bằng lời lẽ đao búa qua việc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Cuối năm 2009 và đầu năm 2010, Hà Nội lên án quyết định của Trung Quốc thiết lập các cơ quan quản lý địa phương ở quần đảo Hoàng Sa, một nhóm đảo cách đảo Hải Nam 200 dặm về phía Đông Nam, Trung Quốc chiếm đóng năm 1974 nhưng Việt Nam vẫn còn tranh chấp) và phát triển công nghiệp du lịch trên quần đảo là vi phạm chủ quyền Việt Nam (TTX Việt Nam, ngày 16 tháng 11 2009; Straits Times, ngày 5 tháng 1).

Hà Nội cũng bối rối do các tàu đánh cá bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ ở Biển Đông với tần suất ngày càng tăng. Những người đánh cá Việt Nam đã bị bắt giữ ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa vào ngày 7 và 8, tháng 12, ngày 22 tháng 3 và 13 tháng 4. Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích các hoạt động đánh bắt cá “bất hợp pháp” của những người đánh cá nước ngoài và bắt giữ, và cáo buộc các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải của các nước khác ngược đãi ngư dân Trung Quốc [3].

Trong một cố gắng nhằm thực thi các yêu sách về quyền tài phán của mình ở Biển Đông, đầu tháng 4, Bắc Kinh tuyên bố gửi hai tàu tuần tra ngư nghiệp lớn đến quần đảo Trường Sa để bảo vệ các tàu đánh cá của Trung Quốc, lần đầu tiên họ đã làm như thế trước giai đoạn đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá trong vùng biển, lệnh này thường diễn ra giữa tháng 5 và tháng 8 (báo Straits Times, ngày 5 tháng 4).

Phản ứng lại các chuỗi sự kiện này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã viếng thăm một trong các đảo san hô vòng mà Việt Nam chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa (*) và đã tuyên bố một cách cứng rắn rằng nước ông sẽ "không để bất cứ ai xâm phạm lãnh thổ của chúng ta, biển của chúng ta, hải đảo của chúng ta. Chúng ta sẽ không nhượng bộ, cho dù một tất đất cho bất cứ ai" (báo Deutsche Presse-Agentur, ngày 02 tháng 4).

Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, trước đó đã kêu gọi các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin tốt hơn về tuyên bố chủ quyền đất nước và bác bỏ các "thông tin không chính xác" từ các nước khác (Deutsche Presse-Agentur, ngày 24 tháng 2 năm 2010). Các nỗ lực của Việt Nam để sửa những "thông tin không chính xác" gồm việc khiếu nại với Hội Địa lý Quốc gia để tên quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc trên các bản đồ của họ, và hợp pháp hơn là lỗi trên bản đồ Google cho thấy thị trấn Lào Cai, biên giới Việt Nam bên trong [lãnh thổ] Trung Quốc (VOV News, ngày 14 tháng 3 năm 2010; Deutsche Presse-Agentur, ngày 22 tháng 3). Như vậy, bắt đầu năm "Hữu nghị Việt – Trung", đánh dấu 60 năm quan hệ ngoại giao, hữu nghị đã bị ảnh hưởng.

Trong quý đầu năm 2010 đã có chút tin tức tốt về nỗ lực của Trung Quốc và ASEAN để giải quyết tranh chấp Biển Đông và cải thiện căng thẳng. Năm ngoái, các cuộc đàm phán giữa hai bên để đưa ra các hướng dẫn thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DoC), thỏa thuận năm 2002 nhằm giữ nguyên trạng và thúc đẩy các biện pháp xây dựng sự tin cậy và hợp tác (CBMs) – đã bị ngưng do sự bất đồng về việc nước nào nên tham gia. ASEAN muốn ngồi xuống với Trung Quốc như là một nhóm để thảo luận về DoC trong khi Trung Quốc muốn nói chuyện riêng với từng nước ASEAN tranh chấp (Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei) trên cơ sở song phương (The Nation, 19 tháng 10 năm 2009). Có vẻ như Trung Quốc lo lắng rằng Việt Nam sẽ cố gắng tập hợp các thành viên ASEAN để giúp đỡ và họp thành bọn (“gang up”) chống lại Trung Quốc trong các cuộc thảo luận song phương.

Tháng 1 năm 2010, Việt Nam tiếp nhận chức chủ tịch luân phiên ASEAN và được xác định phá vỡ bế tắc. Vài tuần sau khi trở thành Chủ tịch, Việt Nam đã tổ chức một cuộc họp của các Ngoại trưởng ASEAN tại Đà Nẵng để xây dựng sự đồng thuận trên con đường phía trước – một sự đồng thuận bị thiếu sót nghiêm trong khối ASEAN trong vài năm qua. Các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự một Hội nghị Thượng đỉnh tại Hà Nội vào tháng 4, và trong khi các thông cáo cuối cùng đã được lập mà không có tham chiếu việc tranh chấp, tại một cuộc họp báo sau Hội nghị Thượng đỉnh, Thủ tướng Nguyễn [Tấn Dũng] thông báo rằng các viên chức ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý tổ chức các cuộc họp để “thảo luận các giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện DoC”, cho thấy cuối cùng Trung Quốc cũng đã đồng ý gặp ASEAN như là một nhóm (DPA, ngày 9 tháng 4).

Trong buổi họp đầu tiên của các buổi họp này tại Hà Nội ngày 16 tháng 4 cho biết hai bên đã thảo luận các cách đưa việc xây dựng sự tin cậy và hợp tác (CBM) vào hoạt động như đã nêu trong Tuyên bố Ứng xử (DoC). Các đề xuất vững chắc có khả năng sẽ được xem xét ở hội nghị các viên chức cao cấp ASEAN – Trung Quốc vào cuối năm nay (TTXVN, ngày 17 tháng 4).

Khi ASEAN và Trung Quốc lung lay trong việc thực hiện DoC trong năm thứ 8, sự cân bằng quyền lực quân sự nhanh chóng chuyển dịch qua lợi thế của Trung Quốc, đưa những bên tranh chấp ở Đông Nam Á vào thế bất lợi và làm cho việc giữ nguyên hiện trạng không bền vững. Đặc biệt, việc hiện đại hóa nhanh chóng hải quân Trung Quốc đã trở thành nguyên nhân lo lắng ở các thủ đô Đông Nam Á.

Trong thập kỷ qua, Hải quân Trung Quốc đã đưa vào sử dụng số lượng lớn tàu ngầm hiện đại, tàu khu trục lớn, tàu khu trục nhỏ, tàu đổ bộ và tàu tuần tra, và điều này đã tăng cường đáng kể bàn tay của Bắc Kinh ở Biển Đông. Hải quân và các cơ quan thực thi luật hàng hải gia tăng tần số về “nhiệm vụ có mặt” của họ trong vùng biển đang tranh chấp, và với không lực của họ được cải thiện sớm cảnh báo kiểm soát và khả năng tiếp nhiên liệu trên không, hải quân Trung Quốc bây giờ có thể thực hiện các hoạt động mở rộng trên không ở vùng Biển Đông.

Theo báo South China Morning Post, tần suất, phạm vi và sự tinh vi của các cuộc diễn tập quân sự Trung Quốc ở Biển Đông tăng lên rõ rệt trong năm 2010 (SCMP, ngày 20 tháng 4). Nếu sự đánh giá hiện tại là chính xác, Trung Quốc sẽ đưa một tàu sân bay vào sử dụng trong năm 2012, đây là tàu sân bay Varyag của Liên Xô cũ, trọng tải 67.000 tấn hiện đang được sửa chữa ở Đại Liên – có khả năng sẽ được đậu tại Căn cứ Hải quân Tam Á ở đảo Hải Nam [4]. Tàu sân bay Varyag sẽ cung cấp cho Hải quân Trung Quốc máy bay không phận ở Biển Đông, tiềm năng sự thay đổi cuộc chơi trong tranh chấp lãnh thổ.

Ý nghĩa chiến lược trong việc gia tăng quân đội nhanh chóng của Trung Quốc đã được những người Đông Nam Á nhận ra, những người trở nên ít kín đáo về việc bộc lộ các mối quan tâm của họ. Ví dụ, trong tháng ba, tại một cuộc họp về Đối thoại An ninh và Quốc phòng ASEAN – Trung Quốc ở Bắc Kinh, các viên chức Hải quân Trung Quốc bị một đại biểu đến từ Philippines hỏi một cách châm chọc rằng, điều gì bảo đảm Trung Quốc không sử dụng các lực lượng vũ trang mà họ có, một cách hung hãn. Đáp lại, Chuẩn tướng Trần Chu thuộc Học viện Khoa học Quân sự Hải quân Trung Quốc đã nói ý chuẩn mực (như ý của chính phủ) về sự phát triển của Hải quân Trung Quốc là để bảo vệ lợi ích hàng hải của Trung Quốc và sẽ không sử dụng vào các mục đích phô trương sức mạnh trong việc theo đuổi quyền bá chủ (Tân Hoa xã, ngày 01 Tháng 4).

Người Đông Nam Á không chỉ bày tỏ sự quan ngại của họ, mà còn tham gia các hành động cụ thể hơn, bao gồm tăng cường khả năng hải quân. Trong năm 2009 Malaysia đã nhận hai tàu ngầm loại Scorpene, sẽ được đậu tại Sabah gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Trong khi tin tức cho biết trong tháng 12 Việt Nam đã đặt mua của Nga 6 tàu ngầm vô cùng yên tĩnh, loại Kilo để bảo vệ việc đòi chủ quyền lãnh thổ ở vùng Biển Đông. Bên lề hội nghị ở Đông Nam Á, các học giả và sĩ quan quân đội Trung Quốc đã mô tả việc mua này là "gây bất ổn", một sự quyết đoán không thể tin được, lưu ý rằng Hải quân Trung Quốc hiện đang có 60 tàu ngầm hoạt động.

Từ đầu thập niên 2000, Trung Quốc, qua các cuộc “tấn công mê hoặc” về ngoại giao, đã cố gắng thuyết phục lãnh đạo ASEAN rằng việc gia tăng sức mạnh của họ là một cơ hội kinh tế hơn là một mối đe dọa chiến lược. Tuy nhiên, khi việc thâm nhập kinh tế của Trung Quốc trong khu vực ngày càng tăng, mang lại nhiều vấn đề và khi Hải quân Trung Quốc gia tăng sức sức mạnh, thì những người Đông Nam Á trở nên có ý thức hơn về khoảng cách giữa lời nói và thực tế. Kết quả là, những lời nói vô vị của Trung Quốc đang làm mọi người nhàm chán.

.

Phần I, trong loạt bài có hai phần này ,xem xét những quan ngại ở Đông nam Á về vai trò kinh tế của Trung Quốc và những hành động gần đây ở Biển Đông; Phần II sẽ bàn về vấn đề khu vực trong quan hệ của Trung Quốc với các nước ở lục địa Đông Nam Á.

Ghi chú:

1. Address by H.E. Dai Bingguo, State Councilor, The People’s Republic of China, at the ASEAN Secretariat, Jakarta , January 22, 2010.

2. Clive Schofield and Ian Storey, The South China Sea Dispute: Increasing Stakes and Rising Tensions, James town Foundation, November 2009.

3. Robert Sutter, “China-Southeast Asia Relations: Myanmar , South China Sea Issues,” Comparative Connections: A Quarterly E-Journal on East Asian Bilateral Relations (October 2009).

4. Statement of Admiral Robert F. Willard, Commander U.S. Pacific Command before the House Armed Services Committee on Recent Security Developments Involving China , January 13, 2010.

(*) Ông Nguyễn Minh Triết đến đảo Bạch Long Vĩ ở Vịnh Bắc Bộ, không phải đảo san hô vòng ở Trường Sa.

.

.
Phần II

Sự thay đổi thái độ của [các nước] Đông Nam Á đối với tình trạng kinh tế phát triển của Trung Quốc trong khu vực và việc gia tăng quân sự của họ ở Biển Đông là đáng kể (Xem “Chiến dịch lấy lòng của Trung Quốc giảm hiệu lực ở Đông Nam Á [Phần I]”, China Brief, ngày 29 tháng 4). Ở lục địa Đông Nam Á, chính phủ [các nước] không những lo lắng về làn sóng gia tăng hàng nhập khẩu Trung Quốc, mà còn lo lắng về tác động môi trường của các đập nước của Trung Quốc ở tỉnh Vân Nam mà một số nhóm cho là đã làm giảm mực nước ở sông Mekong. Ngoài việc phải đối phó với những lời cáo buộc, Bắc Kinh còn đối mặt với sự bất ổn chính trị tiếp tục bùng nổ ở hai trong số các đối tác gần gũi nhất ở Đông Nam Á– Miến Điện và Thái Lan – và ảnh hưởng kinh tế tiêu cực tiềm tang đối với các tỉnh Tây Nam.

.

Quan hệ công chúng của Trung Quốc đổ vỡ trên sông Mekong

Trong bài phát biểu trước Ban Thư ký ASEAN có trụ sở tại Jakarta hồi tháng 1 năm 2010, ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ tuyên bố, Trung Quốc và Đông Nam Á không thể tách rời bởi "sông và núi" [1]. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của con sông này – sông Mekong dài 3.000 dặm, được gọi là Lan Thương ở Trung Quốc, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Miến Điện, Thailand, Lào, Campuchia và Việt Nam – đã trở thành khúc xương của sự tranh chấp trong các mối quan hệ ASEAN – Trung Quốc.

Cội nguồn của vấn đề là mực nước giảm xuống thấp nhất trong gần nửa thế kỷ, và điều này ảnh hưởng xấu đến đời sống của hơn 65 triệu người ở lưu vực sông Mekong, những người phụ thuộc vào con sông để có nước uống, tưới tiêu, đánh cá và vận chuyển. Các nhà môi trường học đã đổ lỗi cho mực nước thấp kỷ lục là do việc xây dựng các đập nước dọc trên thượng nguồn của con sông ở tỉnh Vân Nam, nơi các nhà chức trách Trung Quốc lên kế hoạch xây tám đập thủy điện; ba đập đã đi vào hoạt động, hai đập nữa sắp hoàn thành [2].

Đập nước gây tranh cãi nhiều nhất trong các dự án thủy điện là Đập Tiểu Loan, đập cao 958 feet (gần 300 m) là đập vòm lớn nhất thế giới và là đập nước lớn thứ hai ở Trung Quốc, sau đập Tam Hiệp. Đổ vào hồ chứa nước của Đập Tiểu Loan rộng 73 dặm vuông, bắt đầu từ năm 2009 và dự kiến sẽ sẽ hoàn thành vào năm 2012. Các nhà phê bình cho rằng đập nước này đang lấy hết nước của khu vực hạ lưu và gây ra sự tàn phá môi trường. Họ tố cáo Bắc Kinh không nhạy cảm với những vấn đề mà các nước ven sông bên dưới phải đối mặt.

Mặc dù vấn đề mực nước ở sông Mekong bị giảm đã được thấy rõ trong vài năm qua, nhưng chính phủ trong khu vực – vài nước trong số đó có quan hệ gần gũi với Bắc Kinh – đã không muốn đối đầu với Trung Quốc vì sợ bị mất viện trợ kinh tế. Tuy nhiên, khi tình hình trở nên tồi tệ, các viên chức Đông Nam Á đã trở nên ít dè dặt hơn trong việc nêu vấn đề với các đối tác Trung Quốc. Thể hiện mối quan tâm ở cấp cao nhất đã xảy ra hồi tháng 3, khi ông Abhisit Vejjajiva, Thủ tướng Thailand nói với ông Hồ Chính Dược, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc đang thăm Thailand rằng, Thailand muốn có sự hợp tác của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề (Straits Times, 08 tháng 3). Mặc dù ông Abhisit đã không chỉ trích Trung Quốc trực tiếp, thông điệp của ông đưa ra rõ ràng: Trung Quốc phải để ý tới các mối quan tâm trong khu vực và có hành động thích hợp.

Khi gặp nhiều lời chỉ trích, Trung Quốc đã biện hộ về các đập nước của họ theo ba hướng. Thứ nhất, Bắc Kinh lập luận rằng các dự án thủy điện ở Vân Nam không có tác động đáng kể đối với mực nước ở hạ lưu, mà ngược lại, các đập nước này cung cấp dòng chảy thường xuyên nhằm ngăn ngừa lũ lụt và cải thiện việc đi lại trên sông. Các viên chức Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng Lan Thương chỉ đóng góp 13,5% tổng lượng nước sông Mekong, mặc dù như sử gia Milton Osborne lập luận, điều này là không trung thực, trong đó suốt mùa khô Lan Thương duy trì dòng chảy lên đến 40% ở các khu vực nhất định [2 ].

Thứ hai, theo lời ông Hồ [Chính Dược], Trung Quốc sẽ "không bao giờ làm bất cứ điều gì để gây thiệt hại sự tin tưởng lẫn nhau với các nước láng giềng ở khu vực sông Mekong", và rằng các tỉnh Tây Nam Trung Quốc cũng chịu thiệt hại nặng do hạn hán kéo dài.

Thứ ba, tuyên bố của các nhà môi trường học là “không có căn cứ khoa học” và nguyên nhân thực sự làm mực nước giảm là do lượng mưa ít (The Nation, ngày 08 tháng ba). Cơ quan liên chính phủ đã tính tới việc đẩy mạnh sử dụng nguồn tài nguyên nước trên sông bền vững, Ủy ban Sông Mekong (MRC) phần nào ủng hộ quan điểm Trung Quốc bằng cách chỉ ra rằng, không chứng minh được mối quan hệ giữa các đập nước Trung Quốc và mực nước xuống thấp, và rằng lý do chính là sự hạn hán ở miền Tây Nam Trung Quốc, miền Bắc nước Lào và Thailand (báo Straits Times, ngày 08 tháng 3). Các thành viên Ủy ban Sông Mekong bao gồm Thailand, Việt Nam, Lào và Campuchia, trong khi Trung Quốc và Miến Điện là đối tác đối thoại. Trung Quốc đã kiên quyết từ chối gia nhập Ủy ban Sông Mekong bởi vì họ không muốn bị ràng buộc bởi các quyết định của tổ chức này.

Bị đau vì tin tức phê phán của báo chí trong khu vực, và phản ứng lại áp lực của các nhóm môi trường cũng như than phiền từ chính phủ Thailand, Trung Quốc đã đi đến chế độ kiểm soát thiệt hại. Từ trước đến giờ, đây là lần đầu tiên Trung Quốc mời các viên chức từ các nước hạ nguồn đến kiểm tra một số đập nước, giải thích rằng họ đã ngưng đưa nước vào Đập Tiểu Loan (mặc dù có lẽ điều này liên quan tới hạn hán hơn là liên quan tới những lý do khác), và hứa sẽ cải thiện chia sẻ thông tin với Ủy ban Sông Mekong.

Trong một hành động với mục đích thể hiện sự quan tâm của các nước láng giềng một cách nghiêm túc, Trung Quốc đã gửi một phái đoàn 27 thành viên do Phó Bộ trưởng Ngoại giao Song Tao dẫn đầu, đến Hội nghị Thượng đỉnh các lãnh đạo Ủy ban Sông Mekong tại Hua Hin, Thái Lan, ngày 4 và 5 tháng 4. Tuy nhiên, kết quả của hội nghị đã được đoán trước là thất vọng. Ông Song chỉ đơn giản lặp lại rằng Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác với các quốc gia ven sông ở bên dưới, bao gồm cả cứu trợ lũ lụt, hạn hán và tăng cường bảo vệ môi trường, và rằng Trung Quốc sẽ chia sẻ thông tin thủy văn với Ủy ban Sông Mekong – mặc dù bản chất của thông tin này vẫn còn chưa rõ (Tân Hoa xã, 04 tháng 4). Hội nghị thượng đỉnh kết thúc bằng một thỏa thuận giữa sáu nước để bàn bạc trước khi bắt đầu các nhà máy điện thủy điện mới; mặc dù điều quan trọng là không có cam kết nào được thực hiện để giảm bớt quy mô hoặc hủy bỏ các dự án hiện có (The Nation, ngày 5 tháng 4).

Mặc dù cho thấy họ chủ động và hợp tác, nhưng Trung Quốc đã làm rất ít để giảm thiểu những lo ngại về tác động sinh thái của các đập thủy điện tại Vân Nam, điều đó củng cố nhận thức rằng Bắc Kinh ít chú ý đến tác động môi trường của các dự án phát triển kinh tế đối với các nước láng giềng.

.

Các tin đồn về chiến tranh trong quan hệ đảo lộn Trung – Miến

Trong khi các viên chức Trung Quốc cố gắng giải quyết những lời chỉ trích ở Hua Hin, tình hình biên giới Trung – Miến nghiêm trọng hơn rất nhiều, nơi có sự đe dọa xung đột giữa chính quyền trung ương Miến Điện – được gọi là Hội đồng Hòa bình và Phát triển Quốc gia (SPDC) – và các nhóm ly khai ở phía Bắc và Đông Bắc đã làm cho quan hệ giữa Naypyidaw và Bắc Kinh căng thẳng.

Nguyên nhân của sự căng thẳng là yêu cầu của chế độ Miến Điện hồi tháng 4 năm 2009 rằng, theo quy định Hiến pháp mới của đất nước và khẩu hiệu “Một quốc gia, một quân đội”, các nhóm ly khai đó đã ký thỏa thuận ngưng bắn với chính phủ trong năm 1989-1991 nên giải giáp hoặc chuyển đổi sang các lực lượng dân quân nhỏ hơn, là Lực lượng Bảo vệ Biên phòng (BGF) vũ trang nhẹ dưới sự chỉ huy của các lực lượng vũ trang, được gọi là Tatmadaw (Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia). Các nhóm lớn nhất trong số nhóm ngừng bắn là Wa, Kachin và Shan đã bác bỏ yêu cầu của Hội đồng Hòa bình và Phát triển Quốc gia (SPDC), bởi vì [làm như vậy] có nghĩa là từ bỏ hai thập kỷ tự chủ và từ bỏ các quyền lợi kinh tế có lợi, bao gồm cả việc sản xuất chất ma tuý.

Một hành động được biết đến là một sự biểu hiện điều gì sẽ xảy ra nếu các nhóm này tiếp tục coi thường chính phủ, tháng 8 năm 2009 Tatmadaw đã đánh 700 dân quân Kokang, buộc 37.000 người tị nạn phải bỏ chạy qua biên giới Vân Nam (Xem "Sự cố Kokang: những rạn nứt phát sinh trong quan hệ Trung – Miến", mục China Brief, ngày 10 tháng 9 năm 2009). Bắc Kinh đã không được thông báo trước về hoạt động chống lại Kokang – những người đa số gốc Trung Quốc – đã phản ứng giận dữ bằng cách kêu gọi SPDC khôi phục lại hòa bình và ổn định dọc theo biên giới Trung – Miến.

Từ cuối tháng 8, các cuộc đàm phán giữa SPDC và các nhóm ngừng bắn khác nhau đã tiếp tục trong một nỗ lực ngăn chặn một cuộc xung đột vũ trang. Như một chiến thuật gây áp lực, chính phủ đã ban hành một loạt các "thời hạn cuối cùng" sau khi các nhóm dân quân sắc tộc được cho là bất hợp pháp – gần đây nhất là ngày 22 tháng 4 – tất cả các thời hạn trước đều được ban ra rồi hủy bỏ. Khi các cuộc đàm phán kéo dài, tất cả các bên đã bắt đầu lấy đà cho một cuộc đối đầu; được biết Tatmadaw đã gửi hàng chục ngàn quân và pháo binh hạng nặng tới gần hơn trong khu vực do các nhóm ngưng bắn kiểm soát, trong khi quân dân sắc tộc đã chủ động tuyển dụng lính mới (The Irrawaddy , 09 tháng 2). Trung Quốc cũng đã tăng cường hiện diện quân sự dọc biên giới Trung – Miến, khoảng 5.000 quân (The Irrawaddy, 30 tháng 4).

Tình hình căng thẳng giữa SPDC và các nhóm sắc tộc ngừng bắn đã đặt Bắc Kinh trong một vị trí đố kỵ. Từ đầu thập niên 90, Trung Quốc đã gia tăng lợi ích thương mại rộng rãi ở Miến Điện, kể cả trong lĩnh vực năng lượng của đất nước. Đổi lại, Bắc Kinh cung cấp cho chế độ các viện trợ kinh tế và quân sự và che chở ngoại giao cho SPDC tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc (Xem "Quan hệ Miến Điện với Trung Quốc: không phải là con rối hay con tốt", China Brief, ngày 9 tháng 5 năm 2007).

Tuy nhiên, cùng lúc chính phủ Trung Quốc cũng duy trì các mối quan hệ gần gũi với các nhóm ngừng bắn chính dọc biên giới, đặc biệt là Quân đội Bang Wa Thống nhất (UWSA). Bang Wa trước đây đã phục vụ như các quân lính cho Đảng Cộng sản Miến Điện, tiến hành chiến tranh chống lại chính phủ Miến Điện bằng vũ khí và tiền bạc do Bắc Kinh cung cấp từ những năm 1960 - 1989. Làm mới các cuộc giao tranh giữa UWSA và Tatmadaw sẽ gây thiệt hại nặng nề đến lợi ích Trung Quốc. Nó sẽ làm gián đoạn việc làm ăn có lợi ở biên giới và gây thiệt hại cho nền kinh tế Vân Nam; gây nguy hiểm cho cuộc sống của hàng chục ngàn công dân Trung Quốc đang sống ở các vùng do Wa kiểm soát; gây ra làn sóng người tị nạn tràn qua biên giới; và kết quả là gia tăng việc buôn lậu ma tuý vào Trung Quốc khi Wa gia tăng việc sản xuất chất methamphetamines để trả cho các hoạt động quân sự.

Viễn cảnh về sự hỗn loạn và chém giết dọc theo biên giới Trung – Miến đã khiến Trung Quốc thừa nhận vai trò tích cực trong việc tạo điều kiện cho cuộc đàm phán giữa SPDC và UWSA, cũng như các nhóm nhỏ liên minh với Wa. Ví dụ, các báo cáo cho biết trong tháng 2, các sĩ quan Hải quân Trung Quốc tham dự một cuộc họp không phân thắng bại giữa ông Bao Youxiong, Chủ tịch UWSA, và lãnh đạo của SPDC về đề nghị của BGF Trung tướng Ye Myint (The Irrawaddy, ngày 26 tháng 2). Các viên chức cao cấp Trung Quốc và Miến Điện cũng đã thảo luận về sự ổn định biên giới trong các cuộc họp ở Bắc Kinh và Naypyidaw (The Irrawaddy, ngày 5 tháng 4).

Những thao diễn ngoại giao đã bị che đậy, một trò chơi phức tạp đang diễn ra giữa chính phủ Trung Quốc và Miến Điện. Như đã lưu ý, Trung Quốc thật sự mong muốn một giải pháp hòa bình về vấn đề này, và muốn sử dụng ảnh hưởng của mình với SPDC và Wa, trong khi cùng lúc không muốn mọi người biết họ đang can thiệp công khai vào công việc nội bộ của Miến Điện vì sợ xâm phạm chế độ quân sự không ổn định và chủ nghĩa dân tộc tính một cách quyết liệt.

Về phần mình, khi hàng loạt các "thời hạn cuối cùng" đưa ra, SPDC cũng muốn tránh xung đột và nhìn sang Trung Quốc để phỉnh phờ UWSA chấp nhận đề nghị của BGF. Và Naypyidaw có thể sử dụng triển vọng về các mối quan hệ được cải thiện với Hoa Kỳ để áp lực Trung Quốc dựa vào Wa. Nếu SPDC hết kiên nhẫn và quyết định thực hiện hành động quân sự, rất khó dự đoán chính xác Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào, mặc dù có vẻ chắc chắc họ sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho tất cả các bên, trong khi phía sau hậu trường thì cố gắng kết thúc chiến sự. Khi các đám mây chiến tranh tích tụ, một lần nữa Bắc Kinh phải đối mặt với các vấn đề đối phó với các hành vi không thể đoán trước về đồng minh rắc rối của mình ở Naypyidaw.

.

Trung Quốc quan ngại khi nhìn các sự kiện ở Thái Lan

Chính phủ Trung Quốc lo ngại nhiều về tình hình chính trị xấu đi ở Thái Lan, đối tác kinh tế và chính trị quan trọng nhất của Trung Quốc tại lục địa Đông Nam Á. Chính trị Thái Lan đang trong tình trạng bất ổn liên tục kể từ khi Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ bằng quân sự hồi tháng 9 năm 2006. Từ đó, quan hệ Trung – Thái đã đi về hướng đóng mở khi chính sách đối ngoại của đất nước này cơ bản bị gián đoạn. Hơi lạ là theo sau sự trừng trị những người biểu tình chống chính phủ ở Bangkok ngày 10 tháng 4, làm 25 người chết và 800 người bị thương, Trung Quốc bày tỏ mối "quan ngại sâu sắc" về sự bùng nổ bạo lực chính trị tồi tệ nhất ở Thái Lan từ năm 1992 (Straits Times , ngày 12 tháng 4).

Cuộc khủng hoảng chính trị ở Anh đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển quan hệ quốc phòng Trung – Thái, một trong các mối quan hệ rộng nhất giữa Trung Quốc và một nước Đông Nam Á (Xem thêm: "Trung Quốc và Thái Lan: Tăng cường quan hệ an ninh – quân sự trong thế kỷ 21", China Brief, ngày 3 tháng 7 năm 2008). Trong khi tập trận quân sự hàng năm giữa Thailand – Hoa Kỳ có tên Rắn Hổ mang Vàng (Cobra Gold) đã xảy ra trước lịch trình vào tháng 2, thì cuộc tập trận dự trù trên bộ và trên biển giữa Trung – Thái đã bị hoãn lại.

Lần đầu tiên Trung Quốc đề nghị tập trận trong năm 2009, và thậm chí đề nghị tài trợ cho việc tham gia của Thái khi Bangkok do dự về chi phí (báo Bangkok Post, ngày 3 tháng 12 năm 2009). Cuối cùng, chính phủ Thailand đã đồng ý trên nguyên tắc về tập trận – mặc dù lịch sự từ chối đề nghị tài chính – nhưng chỉ hiểu là sẽ gồm không quá 50-100 lính thủy quân lục chiến từ mỗi bên.

Phản ánh chính sách lâu dài về các mối quan hệ cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, người đứng đầu Hải quân Hoàng gia Thái (RTN) cho biết, ông hy vọng Washington hiểu rằng Bangkok "cũng cần tập trận với các nước thân thiện khác " (Bangkok Post, ngày 9 tháng 1). Hoa Kỳ không chống đối sự hợp tác quân sự Trung – Thái về bản chất, nhưng có sự e dè về việc tập trận cụ thể này với hai lý do: thứ nhất, khi Thủy quân Lục chiến Thái nhận học thuyết từ đối tác Hoa Kỳ của mình, Trung Quốc sẽ được tiếp xúc với chiến thuật đổ bộ trên đất liền và trên biển của Hoa Kỳ; thứ hai, Hoa Kỳ yêu cầu quan sát buổi tập trận mà người Thái chưa chấp thuận, mặc dù không rõ Bangkok hay Bắc Kinh không muốn nhìn thấy các quan sát viên người Mỹ. Thật ra, vẫn còn nghi ngờ liệu cuộc tập trận sẽ diễn ra trong năm nay hay không, cân nhắc việc quân đội Thái bận rộn với cuộc khủng hoảng chính trị toàn quốc, các cuộc nổi dậy đang diễn ra ở quốc gia xa về phía Nam, và căng thẳng biên giới đối trọng với Campuchia.

Sự kiện trong năm qua chỉ ra rằng, khi nền kinh tế của Trung Quốc phát triển và sức mạnh quân sự của họ gia tăng, các viên chức Đông Nam Á trở nên sẵn sàng lên tiếng về nỗi lo âu của họ, cả trong các cuộc họp với các viên chức Trung Quốc lẫn công khai bên ngoài, buộc Trung Quốc phải đáp ứng. Ngoài ra, Bắc Kinh phải đối mặt với các vấn đề đau đầu dọc theo biên giới bên ngoài phía Nam khi chế độ Miến Điện khơi dậy cuộc đối đầu quân sự với quân đội sắc tộc, Thailand chao đảo trên bờ vực của cuộc nội chiến, và Việt Nam đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự của ASEAN. Cao điểm về việc “lấy lòng” của Trung Quốc trong khu vực cho thấy thật sự đã qua.

.

Ghi chú:

1. Address by H.E. Dai Bingguo, State Councilor, The People’s Republic of China, at the ASEAN Secretariat, Jakarta, January 22, 2010.

2. Milton Osborne, "Mekong: China damned if it doesn’t," www.lowyinterpreter.org/post/2010/03/23/Mekong-China-damned-if-it-doesnt.aspx.

.

Người dịch: Ngọc Thu - Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

.

.

.

No comments: