Campuchia thành lập công viên cho phép tự do biểu tình
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-05-07
Chánh phủ Campuchia mới cho thành lập một công viên “Tự Do” trong thủ đô Phnom Penh nhằm tạo điều kiện cho phe đối lập và bất cứ ai muốn đến biểu tình, lên tiếng, góp ý công khai với nhà cầm quyền.
.
Dân chúng nghi ngại
Tuy nhiên, dư luận Xứ Chùa Tháp tỏ ý nghi ngờ thiện chí này và cho đó là một cái bẫy để theo dõi, gài bắt những tiếng nói bất đồng chính kiến, dám mạnh dạn bày tỏ quan điểm, lập trường của mình.
Công viên “Tự do” nằm trên một khu đất rất xa với trụ sở đặt văn phòng chánh phủ, cơ quan quốc hội và là địa điểm duy nhất được nhà nước cho phép người dân Campuchia đến đó để tập họp biểu tình. Mọi cuộc tập trung đông người, bên ngoài công viên “Tự do” đều bị ngăn cấm triệt để và bị xử lý.
Theo ông Touch Naruth, cảnh sát trưởng Phnom Penh thì công viên này đủ chỗ chứa 5000 người, nhưng chánh quyền chỉ cho phép tụ tập tối đa một lần là 200 người, nếu vượt quá số lượng này, đoàn người biểu tình phải có đơn xin phép trước và phải được giới hữu trách chấp thuận.
Lên tiếng với RFA, ông Thuon Saren, Chủ tịch tổ chức nhân quyền Khmer Krom, văn phòng tại Phnom Penh, nhấn mạnh, so với thời kỳ chiến tranh chấm dứt giữa các phe phái hồi năm 1993, thì nền dân chủ tại Xứ Chùa Tháp bị dư luận xem là “đi thụt lùi”.
“Hiến pháp Campuchia, là một nước tự do dân chủ cho phép người dân có quyền biểu tình và phát biểu, nhưng mấy năm nay ở nước này, không có tự do dân chủ, mọi sinh hoạt đều bị hạn chế, không như hồi năm 1993, ngày nay quyền tự do phát biểu càng hẹp hòi. Nhà nước đàn áp không cho mình phát biểu đúng theo hiến pháp đâu.”
Về việc chánh phủ Phnom Penh cho thành lập công viên “Tự do” để dân chúng có thể tập trung biểu tình, ông Thuon Saren nói lên suy nghĩ của mình:
“Tôi chưa tin, chắc chánh phủ Campuchia không dũng cảm đi theo con đường cho đồng bào tập trung, nói thoả mãn, nói tự do. Mình nói là chưa tin tưởng, chứ không phải là không tin tưởng vào chuyện đó.”
.
Dân chủ ở Campuchia
Cũng qua câu chuyện với RFA, ông Chea Money, Chủ tịch tổng liên đoàn lao động tự do Campuchia xem việc thành lập công viên “Tự do” là một hình thức giới hạn quyền tự do căn bản của người dân, chèn ép đối lập, vi phạm nhân quyền:
“Trước đây, chánh phủ
Một tiếng nói dân chủ khác, ông Đỗ Hữu Nam, Chủ trương Nhóm Trà Đàm, hoạt động tại Bangkok, Thái Lan, nói lên sự tương đồng giữa hai chánh quyền của Xứ Chùa Tháp và Việt Nam, khi người dân muốn lên tiếng :
“Đó là một hình thức của chế độ cộng sản, do ông Hun sen bày ra. Tôi sống rất lâu ở Campuchia, nên biết người ta gọi chính quyền Hun Sen là chính quyền Hà Nội thứ 2, bất cứ hoạt động nào vận động dân chủ cho Việt Nam, tại Xứ Chùa Tháp đều bị lùng bắt, như phong trào Trà đàm Dân chủ chẳng hạn.
Nếu nói cho phép dân chủ như ông Hun Sen đã nói thì chúng tôi sẵn sàng đi biểu tình, đòi hỏi dân chủ cho Việt
Cô Hồng Hạnh, một phụ nữ Việt
“Mới chỉ nghe nói lần đầu thôi, chưa ai biết rõ nên không biết sự thật như thế nào, mình không biết nên không dám nói tầm bậy, tầm bạ, có nghĩa là được biểu tình đòi tự do, không gặp vấn đề gì, đúng không? Như vậy cũng là một điều hay, nhưng cũng không thấy tin tưởng chút xíu nào. Nói tóm lại là chuyện của nhà nước thì để nhà nước lo. Mình không biết như thế nào, nên cũng không dám suy nghĩ tới.”
Giới truyền thông quốc tế thì cho rằng, việc chánh phủ Phnom Penh cho thiết lập công viên “Tự do” là dựa theo kiểu cách bên Singapore, đã dựng lên vào năm 2008, một khu vực dành riêng cho người biểu tình, đồng thời công nhận quyền biểu tình là hợp pháp tại xứ này.
Sáng kiến cho phép dân chúng được tự do lên tiếng công khai, dù là để công kích chánh phủ, bắt nguồn từ Anh Quốc với công viên Hyde, trong trung tâm thủ đô London, nhưng tại vương quốc này, luật pháp không bắt buộc dân chúng, mỗi khi xuống đường biểu tình là phải tập trung đến một địa điểm được chánh quyền chỉ định. Còn Việt Nam, nước láng giềng của Xứ Chùa Tháp thì dư luận mong ước, rồi đây Hà Nội cũng cho xây dựng một công viên “Tự do” để dân chúng đến đó công khai bày tỏ nguyện vọng và quan điểm chính đáng của mình, mà không ngại bị tù tội.
Copyright © 1998-2010 Radio Free
.
.
.
No comments:
Post a Comment