Wednesday, May 12, 2010

CÁC VỤ XỬ PHÚC THẨM là DẤU CHẤM HẾT ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐẤU TRANH ÔN HÒA

Việt Nam : Các vụ xử phúc thẩm là dấu chấm hết đối với các nhà đấu tranh ôn hòa

(Lê Minh phỏng dịch)

Gửi vào ngày Thứ Tư, 12 Tháng 5, 2010.

http://tiengnoitudodanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=8971

Tiến trình xử phúc thẩm đối với các tù nhân chính trị tại VN thường chẳng đi đến đâu. Những bản án nặng nề là bằng chứng hiển nhiên cho thấy nhà nước chuyên chế này không khoan nhượng những ai bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa. Những nhà đấu tranh này và hàng loạt các tiếng nói đối lập khác hiện đang bị giam giữ phi lý cần phải được trả tự do ngay tức khắc.
Brad Adams, Giám đốc phân bộ Á Châu HRW


(New York - 10/05/2010) - Hôm nay Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) nói rằng phiên tòa xử phúc thẩm 3 nhà đấu tranh hàng đầu tại TP HCM hôm 11/05 phải đảo ngược bản án đã phán trước đó. Nếu điều này không xảy ra thì xem như nhà nước chuyên chế VN không khoan nhượng đối với vấn đề đa nguyên đa đảng.

Ba nhà tranh đấu: LS.Lê Công Định, ông Trần Huỳnh Duy Thức và ông Lê Thăng Long, bị kết án vào tháng Giêng năm nay với tội danh âm mưu “lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ Luật Hình Sự vì đã đứng ra thành lập đảng đối lập với ĐCSVN. Họ bị kết án từ 5 đến 16 năm tù. Ông Thức lập luận rằng mình vô tội và ông đã bị ép cung để rồi nhận lãnh bản án nặng nề. Người thứ tư là Nguyễn Tiến Trung không có làm đơn khiếu nại. Một người thứ năm khiếu nại là ông Trần Anh Kim, người đã bị kết án 5 năm rưỡi tù giam vào tháng 12 năm 2009 chiếu theo Điều 79, thì đã bị y án tại phiên xử phúc thẩm hôm 1/05.

Tiến trình xử phúc thẩm đối với các tù nhân chính trị tại VN thường chẳng đi đến đâu. Những bản án nặng nề là bằng chứng hiển nhiên cho thấy nhà nước chuyên chế này không khoan nhượng những ai bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa. Những nhà đấu tranh này và hàng loạt các tiếng nói đối lập khác hiện đang bị giam giữ phi lý cần phải được trả tự do ngay tức khắc”.

Định, Thức, Long và Trung bị kết tội cấu kết với các nhà hoạt động người Việt ở nước ngoài để thành lập Đảng Dân Chủ VN, là đảng bị nhà nước CSVN cấm như tất cả các đảng phái chính trị khác. Nhà cầm quyền VN chẳng màng đến chuyện họ chỉ là những người đấu tranh hoàn toàn ôn hòa. Bản kết tội Định, một vị luật sư nối tiếng và từng lãnh học bổng Fullbright, nói rằng ông Định đã dùng “diễn tiến hòa bình” và “dân chủ và vấn đề nhân quyền như là cái vỏ bọc để tiến hành các hoạt động lật đổ”.

Không khí chính trị ở VN càng trở nên căng thẳng hơn khi các phe phái trong đảng tranh giành địa vị trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 11, là đại hội bầu ra lãnh đạo đảng cho 5 năm tới. Với những nỗ lực ngăn chận thông tin về các vụ xử 17 tù nhân chính trị bị tuyên án vào tháng 10 năm ngoái, cho thấy Nhà nước CSVN rất nhạy cảm, luôn tìm cách dẹp tan các cuộc thảo luận trên internet về các tù nhân chính trị, vấn đề nhân quyền và các tiếng nói đối lập ôn hòa

Việc nhà nước quấy rối các website, ngăn chận blogger, các cây viết khiến cho ít người biết đến các vụ xử phúc thẩm ba nhà đấu tranh này, trong khi đây là những nguồn cung cấp thông tin ngoài luồng khả tín nhất.

Ông Adam còn nói: “Các đối tác quốc tế của Việt Nam cần phải lên tiếng khi những tiếng nói đối lập bị bắt bỏ tù trong một chiến dịch đàn áp. Việc ủng hộ sự can đảm của các nhà đấu tranh dân chủ, các cây viết trên internet và các nhà đấu tranh nhân quyền thật sự giúp được họ, không những vậy cũng khiến cho các quan chức ở Hà Nội phải lưu tâm hơn”.

Việt Nam hiện đang nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của khối ASEAN trong năm 2010. Điều lệ khối ASEAN do 10 quốc gia thành viên phê chuẩn vào Tháng 11 năm 2007 chỉ rõ rằng các qquốc gia thành viên “phải tuân thủ nguyên tắc dân chủ ... và tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản”.

Ông cho rằng “Bằng việc xét xử vừa qua và các bản án nặng nề đối với các nhà đối lập chính trị, đã cho thấy Việt Nam đang xem thường các nguyên tắc căn bản của Điều lệ khối ASEAN. Vậy thì làm sao họ có thể nói rằng họ quan tâm đến các tiêu chuẩn căn bản của người dân khi họ tống giam những con người can đảm nhất”.



Vietnam: Overturn Conviction of Peaceful Democracy Activists

Appeals Process a Dead End for Justice

May 10, 2010

http://www.hrw.org/en/news/2010/05/10/vietnam-overturn-conviction-peaceful-democracy-activists

(New York) - A Ho Chi Minh City appeals court should reverse the conviction of three high-profile democracy advocates at a hearing scheduled for May 11, 2010, Human Rights Watch said today. Anything less than a complete reversal would be a new landmark of Vietnam's intolerance for political pluralism, Human Rights Watch said.

The three activists - Le Cong Dinh, Tran Huynh Duy Thuc, and Le Thang Long - were convicted in January 2010, on charges of attempting to "overthrow the government" under article 79 of Vietnam's penal code for supporting the formation of an opposition party to the Vietnam Communist Party. They were sentenced to prison terms ranging from 5 to 16 years. Thuc, who maintained his innocence at the trial and claimed his confession was elicited under duress, received the harshest sentence. A fourth activist, Nguyen Tien Trung, did not file an appeal. The appeal of a fifth defendant, Tran Anh Kim, who was sentenced in December 2009 to five and a half years in prison under article 79, was rejected in a hearing on May 1.

"The judicial process for political prisoners in Vietnam is usually a road to nowhere," said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch. "The long sentences stand as a testament to the lack of tolerance in Vietnam for citizens peacefully expressing their views. These activists and scores of other peaceful government critics unjustly imprisoned in Vietnam should be freed immediately."

Dinh, Thuc, Long, and Trung were accused of colluding with Vietnamese activists abroad to organize the Democratic Party of Vietnam, which like all opposition political groups is banned in Vietnam. Vietnamese authorities deemed irrelevant the fact that the effort was completely nonviolent. The indictment of Dinh - a respected lawyer and US trained Fulbright scholar - stated he used "peaceful evolution" and "democracy and human rights as a cloak to carry out his subversive plots."

The political atmosphere in Vietnam is becoming increasingly tense as factions jockey for position in advance of next year's 11th Vietnamese Communist Party congress, which will determine the party's leadership for the next five years. An attempt to clamp down on information about the recent string of political trials of dissidents, in which at least 17 persons have been sentenced to prison since October, shows the Vietnamese government is deadly serious about suppressing open discussions about political prisoners, human rights, and peaceful opposition, especially via the internet.

Government harassment of dissident bloggers and cyber attacks on their websites have contributed to a dearth of news about this important appeals court hearing for the three activists on independent Vietnamese-language blogs and websites that provide alternatives to the censored news in the state-controlled Vietnamese media.

"Vietnam's international development partners need to speak out when prominent peaceful critics are jailed in a mounting political crackdown," Adams said. "Support for Vietnam's courageous democracy activists, internet writers, and human rights defenders not only makes a difference to the people being harassed and imprisoned, but it is carefully noted by government officials in Hanoi."

Vietnam is serving as the chair of the Association of Southeast Asia Nations (ASEAN) through 2010. The ASEAN Charter, adopted by all ten member nations in November 2007, states clearly a commitment to "adhering to the principles of democracy...and respect for and protection of human rights and fundamental freedoms."

"By holding these show trials and sentencing non-violent political opponents to long jail terms, Vietnam is demonstrating its contempt for core principles in the ASEAN Charter," Adams said. "How can Vietnam claim to care about the vision of a people's ASEAN when it throws some of its most courageous citizens in jail?"

.

.

.

No comments: