Wednesday, February 3, 2010

THẬT SỰ DÂN CHỦ ?

Thật Sự Dân Chủ?
Trần Khải
Việt Báo Thứ Tư, 2/3/2010, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=155152
Đảng CSVN đã học một điều rất nhanh chóng là các chữ như “dân chủ” và “nhân quyền” có sức thuyết phục rất mạnh đối với quần chúng. Thế cho nên, trong khi vây bắt, dùng bạo lực đàn áp và đẩy các nhà hoạt động dân chủ vào nhà tù, các quan chức Đảng CSVN bèn xài ngay các chữ này một cách ầm ĩ, và cho khuếch âm loa kèn vang dội.

Một bản tin trên báo VietnamNet hôm Thứ Ba 2-2-2010, nhan đề “Tổng Bí thư: Dân chủ để chọn nhân sự được dân tín nhiệm” đã tường thuật về bài diễn văn của ông Nông Đức Mạnh, nhân lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 2-2, cũng có nhiều lời tuyên xưng và tung hô dân chủ.

Một lý do nữa để tuyên xưng dân chủ, không chỉ đề “phất cao ngọn cờ dân chủ kiểu xã hội chủ nghĩa,” còn để xóa đi suy nghĩ của người dân về hiện tượng mua quan bán chức đang diễn ra trong năm nay, khi chuẩn bị bầu bán các cấp.

Bản tin cho biết, rằng “năm 2010 là năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Đại hội sẽ bổ sung, phát triển cương lĩnh năm 1991, quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 và nhiều vấn đề quan trọng khác.” Như thế, đaị hội đảng bộ là phảỉ tranh chức, và có nghĩa là phải phong bì, một hiện tượng xảy ra nổi cộm mà quan nào cũng từng than phiền về người khác và tự thanh minh về chính mình.

Trong tình hình đó, ông Mạnh phaỉ tung hô dân chủ, mặc dù mới vài ngày trước, ông nhận được một thư khiếu kiện của luật sư Cù Huy Hà Vũ về tình hình các quan phường đập bể tường rào ngay giữa thủ đô, mà không có văn bản tòa án chỉ đạo và cũng được nói riêng là do lệnh Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là để trả thù.

Ông Mạnh nói, rằng Đảng CSVN phải "đổi mới tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ. Đổi mới phong cách và lề lối làm việc thật sự dân chủ, thiết thực, nói đi đôi với làm... Chính sách, chủ trương, văn bản pháp luật, quy định nào mà nhân dân cho là không đúng hoặc không phù hợp thì dứt khoát phải bàn bạc với dân để tìm cách sửa chữa, điều chỉnh để đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân... cần nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, diễn biến hòa bình, đòi đa nguyên, đa đảng, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền hòng phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa.” (hết trích)

Nói đi đôi với làm? Nhà nước đã nói là không liên hệ gì tới vụ trấn áp Tu Viện Bát Nhã, nhưng còm làm thì công an và an ninh địa phương tới thị sát để kẻ lạ ra tay bạo lực.

Phải bàn với dân để sửa chữa? Ông Mạnh nói thế, nhưng khi kỹ sư Đỗ Nam Hải đòi trưng cầu dân ý về dân chủ thì lập tức bàn tay sắt đưa ra siết ngay.

Nói là chống diễn biến hòa bình? Nhưng làm thì để lặng lẽ cho nhiều chục ngàn công nhân Trung Quốc vào lãnh thổ VN để diễn biến hòa bình lấy đất, lấy biển.

Lợi dụng dân chủ, nhân quyền? Có một quan chức CSVN cũng từng nói rằng VN đang có nền dân chủ cả triệu lần nước Mỹ. Nói là thế, nhưng hễ ai mà nói hay viết về “dân chủ, nhân quyền” là lập tức trở thành kẻ thù của đảng ngay.

Cũng một bản tin khác trên báo VietnamNet, nhan đề “Về bốn nguy cơ và dân chủ trong Đảng” đăng hôm Thứ Hai, ghi lời ông Hữu Thọ, người được giới thiệu là “đảng viên có 60 năm tuổi đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa TƯ nói về dân chủ trong Đảng.”
Ông Hữu Thọ nói, “Thực hiện dân chủ liên quan tới việc được cung cấp thông tin đầy đủ, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết và phải có thái độ thẳng thắn phản biện... Không có thông tin, thiếu hiểu biết rồi cứ nói toáng lên, khăng khăng cho ý kiến của mình là đúng, thì đó là thiếu trách nhiệm.”(hết trích)

Tuyệt vời, câu nói này hiển nhiên là chôm từ một bản văn nào đó của các nhà dân chủ VN -- nếu không phảỉ là từ một bài viết của Nguyễn Tiến Trung, thì cũng là từ một câu tuyên bố của cô Phạm Thanh Nghiên. Cả anh Trung và cô Nghiên đều vừa bị kêu án tù mấy ngaỳ qua, và lập tức, các quan chức CSVN liền cầm nhầm các lời kêu gọi dân chủ của họ.

Thể theo lời yêu cầu phản biện của ông Hữu Thọ, chúng ta nơi đây có thể dẫn ra vài ý kiến thẳng thắn.
Đài VOA hôm 1-2-2010, trên bài nhan đề “Đảng CS đang tự xoá bỏ tính chính đáng trước nhân dân” ghi lại lời nhà baó Bùi Tín trả lời thông tấn AFP nhân dịp 80 năm Đảng CSVN 3-2-1930 /3-2-2010. Trích như sau:
“Vừa qua, từ Hà Nội, nhà báo Aude Genet giám đốc Thông tấn xã Pháp AFP ở Việt Nam đã phỏng vấn qua ghi âm nhà báo tự do Bùi Tín ở Paris. Dưới đây là tóm tắt nội dung cuộc phỏng vấn, được chuyển ngữ từ tiếng Pháp.
A.Genet: Nhân dịp này, xin ông nhận định Đảng CS hiện đang đứng trước thách thức gì?
Bùi Tín: Thách thức lớn nhất đối với Bộ Chính trị CS hiện nay là họ phải trả lời minh bạch với nhân dân là vì sao họ lại tỏ ra yếu đuối, ươn hèn, thỏa hiệp với bành trướng Bắc Kinh. Cái bóng Bắc Kinh cứ lù lù sau những sự kiện mất đất, mất biển,mất đảo, rước công ty và công nhân TQ vào Tây nguyên khai thác bôxít, tàn sát ngư dân Việt trên vùng biển VN, xử án tù rất nặng những trí thức, sinh viên, luật sư lên tiếng tố cáo sự ươn hèn của họ trước họa xâm lăng.
Thách thức lớn là đòi hỏi họ phải sớm từ bỏ độc quyền đảng trị rất tệ hại, trả lại cho xã hội quyền công dân đầy đủ, trước hết là quyền tự do bầu cử và ứng cử, từ bỏ kiểu "đảng chọn dân bầu" phi pháp trơ trẽn đã kéo dài quá lâu.
Họ chỉ có một lối ra danh dự là trả lại quyền công dân đầy đủ cho mọi công dân, tôn trọng thật sự nhân dân Việt Nam đã trưởng thành trong thời hội nhập, để cho công dân Việt Nam thực hiện quyền lập hội, quyền tự do báo chí, để Đảng CS không còn một mình một chiếu trong không khí chính trị cưỡng bức, ngạt thở...”
(hết trích)

Tuy nhiên, Đảng CSVN có thể khiếu kiện rằng ý kiến từ hải ngoại không cần lắng nghe, vì ông Bùi Tín rời VN đã hai thập niên nên mới nói theo kiểu Tây. Nếu thế, chúng ta lại phải trích dẫn phản biện từ quốc nội theo phong cách “thẳng thắn phản biện.”

Trên trang
http://boxitvn.blogspot.com, nơi tị nạn của nhiều trí thức quốc nội sau khi bị tin tặc đánh sập trang web của họ, bài viết “Tâm lý không bị trừng phạt” của giaó sư Phạm Toàn đăng ngày 30-1-2010, kể tình hình công an gây phiền nhiễu các nhà trí thức đã từng “thẳng thắn phản biện.” GS Phạm Toàn kể, trích:
“Ngày thứ sáu, 29 tháng 01 năm 2010, giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhận được một cú điện thoại của “người quen”, tức là những người “cùng làm việc” hơn chục ngày vừa rồi. Nội dung: hỏi xem ngày mai “Bác” có thể làm việc không? Cái “ngày mai” nói đến ở đây không phải cái hạng ngày mai thơ mộng kiểu “ngày mai tươi sáng”, “ngày mai thanh xuân của nhân loại”, mà là cái ngày mai cụ thể, Ngày Thứ Bẩy, cái ngày cùng với ngày Chủ Nhật được cả nước đang buộc phải sính tiếng Anh gọi là “Uých-Ken”.
Giáo sư Huệ Chi gọi ngay cho tôi, và nói thêm: “Thật vô cùng khó chịu, huyết áp lại lên đây này!” “Thế ông trả lời sao?” Tôi bảo họ: “Các cậu định khủng bố và bức cung mình đấy à?” “Thế họ trả lời ông ra sao?” “Họ cười: chúng cháu muốn làm với bác cho nhanh cho gọn thôi mà” (!?)... (,,,)
Một ông giáo về hưu, từng có chức vụ cao ở một địa phương danh tiếng kia, chuẩn bị đi Hoa Kỳ thăm bạn bè, họ hàng. Đến sân bay, ông bị giữ lại “vì lý do an ninh”. Tấm vé khứ hồi giá cả ngàn đô-la Mỹ thế là tiêu vong. Món tiền thiệt hại đó ai trả?
Một cô giáo sinh năm 1982 có luận án thạc sĩ về thơ Hoàng Cầm chuẩn bị đi du lịch Thái Lan, đồng thời nắm lấy một cơ hội được phỏng vấn để kiếm việc làm. Khi đến sân bay, cô cũng bị giữ lại “vì lý do an ninh”. Khác với ông giáo sư về hưu, cô giáo trẻ tiếc tiền đã hỏi thẳng “Các anh có trả lại tiền vé máy bay cho tôi không?” “Có trả nhưng trừ mười phần trăm”.
Lời đáp lại trâng tráo thế thôi, thực ra thì sau nhiều tháng nền an ninh của đất nước không có gì suy suyển, hai nhà giáo một già một trẻ kia bỗng thấy mình mất toi tiền mua hai tấm vé – có nên coi hai người đó đã hy sinh tiền riêng của mình cho nền an ninh chung?”
(hết trích)

Hay là ý kiến phản biện từ nhà văn Mai Thái Lĩnh, qua bài nhan đề “Hai chữ ‘dân quyền’” trên trang Talawas (
http://www.talawas.org), một trang bị tin tặc đánh sập từ cả tháng và mới hồi phục tuần này.
Tác giả Mai Thái Lĩnh viết:
“...Đã từng có một thời người ta còn tin tưởng một cách ngây thơ rằng người trong cùng một nước cai trị lẫn nhau sẽ nhân đạo hơn, dân chủ hơn so với sự cai trị của ngoại bang. Thực tế lịch sử đã làm cho người dân các nước thuộc thế giới thứ ba phải mở mắt để nhìn ra một sự thật: kẻ thống trị là “đồng chủng” – thậm chí là “đồng bào”, không hề kém phần độc ác, nguy hiểm so với kẻ thống trị là ngoại bang. Ngược lại, người dân đôi khi còn bị trói tay, không thể đấu tranh để tự bảo vệ mình, bởi vì các nhà thống trị đời mới hiểu rõ văn hóa, tâm lý dân tộc, học được nhiều hơn từ kinh nghiệm của chủ nghĩa chuyên chế cổ xưa. (...)
...Cuộc đấu tranh để gỡ bỏ ách thống trị mới do đó trở nên khó khăn hơn, gian khổ hơn so với trước đây, bởi lẽ đẳng cấp thống trị ngày nay dựa vào công lao giải phóng dân tộc như một lá bùa để bảo vệ đặc quyền đặc lợi. Người yêu nước thường xuyên bị chụp mũ là phản bội Tổ quốc, người đấu tranh cho dân quyền luôn luôn bị gán cho cái nhãn hiệu là “tay sai của phương Tây”, bị vu cáo là “những người câu kết với thực dân, đế quốc để phá hoại sự an bình của đất nước”. Trong khi đó kẻ phản bội nhân dân, chạy theo quyền lợi riêng tư lại nghiễm nhiên khoác lên mình cái áo của cách mạng, của dân tộc. Họ luôn mồm nói về nhân dân, miệng thơn thớt hai chữ “bà con”, nói leo lẻo hai tiếng “đồng bào”, nhưng lại lén lút kéo cả gia đình, dòng họ vào các vị trí quyền lực, chia chác nhau tiền ăn cắp từ ngân sách hay từ các nguồn vốn vay của nước ngoài, tự do ăn của đút, hăng hái bao che nhau để lọt qua lưới pháp luật. Ngược lại, họ sẵn sàng sử dụng những biện pháp hết sức khắc nghiệt để đàn áp, bịt miệng bất cứ ai – từ những trí thức ưu tú cho đến những thanh niên đầy nhiệt huyết của đất nước mỗi khi những người này mở miệng phê phán những khuyết điểm, đòi hỏi sửa chữa những
mặt tiêu cực của chế độ hay nêu lên những yêu sách, nguyện vọng chính đáng của nhân dân...”(hết trích)

Đó là những lời phản biện thẳng thắn từ người ngoàì và trong nước.

Dân chủ, nhân quyền, phản biện... thực sự đang ở đâu trên quê hương mình? Chắc chắn là không ở trên lời nói của các quan chức CSVN.


No comments: