Wednesday, February 10, 2010

TẢN MẠN MỘT NGÀY CUỐI NĂM (Lê Trần Luật)

Tản mạn một ngày cuối năm
Lê Trần Luật
Feb 9, '10 9:39 PM
http://letranluat.multiply.com/journal/item/9/9
Hôm qua tôi quyết định đi một vòng phố xá xem người ta chuẩn bị tết. Mọi ngày tôi vẫn thường mặt quần ngắn đi uống cà phê gần nhà. Hôm nào mặt quần dài là lập tức đám an ninh quanh tôi bu vào hỏi: “Hôm nay định đi đâu mà mặt đồ lịch sự vậy”. Lần này cũng vậy, vừa dắt xe ra khỏi nhà một anh an ninh trẻ đến sát tôi và hỏi: “ đi dâu vậy anh”. Tôi không trả lời câu đó mà nói đùa: “tết nhứt rồi, các bên ngừng chiến mấy ngày ăn tết cho yên ổn đi”.

Mặt dù chưa nhìn thấy con đường nào treo băng rôn “ Mừng Đảng, Mừng Xuân” nhưng tôi cũng cảm nhận được mùa xuân đang trở về hối hả. Những chậu hoa cúc vàng được bày bán hai bên đường làm tôi nhớ đến bố tôi. Hàng năm bố vẫn thường mua một cành mai vàng để chưng trong nhà cho có không khí tết. Đã hai mùa xuân rồi tôi không còn nhìn thấy bố. Hôm trước làm việc, bên an ninh yêu cầu muốn về quê ăn tết phải làm “ Đơn xin phép”, nghĩ tới điều vô lý này tôi thấy tức quá. Tôi tìm một quán cà phê sân vườn và ngồi yên lặng nhớ về bố.

Dòng suy nghĩ của tôi bị cắt nát bởi những đứa trẻ bán vé số. Tôi sựt nhớ: “ Phải rồi, còn mấy ngày nữa là đúng 21 năm ngày Việt Nam tự hào là nước đầu tiên của Châu Á phê chuẩn công ước quyền trẻ em”. Một số nước giàu có như Mỹ, Nhật Bản cũng rất đắn đo khi phê chuẩn công ước này. Họ ngại rằng mình sẻ không thực hiện được những cam kết đó. Cách đây 21 năm, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua công ước quyền trè em. Ngày 20 tháng 2 năm 1990, Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới và là nước đâu tiên của Châu Á đã phê chuẩn công ước này và lấy đó là niềm tự hào trong một bối cảnh nền kinh tế còn hết sức lạc hậu và khó khăn.

Hai mươi mốt năm nhìn lại, dù chưa có đánh giá nào chính thức nhưng có thể dễ dàng nhìn thấy rất nhiều cam kết mà Việt Nam chỉ có nói chứ không làm. Chỉ phê chuẩn để tự hào chứ không thực hiện, nếu không muốn nói là đi ngược lại với các cam kết.

Trẻ em được quyền bảo vệ để chống lại sự bóc lột kinh tế.
Cam kết này buộc các nước phê chuẩn không cho phép sử dụng lao động là trẻ em. Sao trẻ em Việt nam bán vé số nhiều thế. Ai sử dụng sức lao động này của trẻ em? Phải chăng là các Công ty sổ số kiến thiết của Nhà Nước và các Đại lý. Luật Lao Động Việt Nam có cấm sử dụng lao động trẻ em nhưng lại không đủ các thiết chế để thực hiện chế tài này. Phải có một lực lượng công chức hùng hậu mới có thể xử lý được các đối tượng vi phạm. Điều này là không thể thực hiện vì hiện tượng trẻ em phải bán vé số và lao động khác đã trở thành phổ biến ở Việt Nam. Có thể nói trong bối cảnh kinh tế và xã hội hiện tại, Việt Nam không thể thực hiện được cam kết này.

Quyền được bảo vệ chống lại sư bóc lột.
Cam kết này cấm sử dụng trẻ em đi ăn xin hoặc làm công việc khác vì lợi ích của người lớn. Có quá nhiều hiện tượng dùng trẻ em để đi ăn xin ở Việt nam. Báo chí chính thống có rất nhiều bài viết và phóng sự về đề tài này. Trà lời các phương tiện truyền thông, cơ quan Công an nói : “không thể điều tra được”. Ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em nói: “ Đã cố gắng vận động gia đình đưa các em về rồi nhưng không được”. Cách trả lời chính thức như thế cho thấy rằng : Nhà Nước hoàn toàn bất lực hoặc vô cảm trước thân phận của trẻ em. Giả thuyết nào cũng đi đến kết luận Việt nam không thực hiện được cam kết này.

Quyền được học hành.
Trẻ em được quyền đến trường. Luật giáo dục Việt nam quy định không thu phí trẻ em cấp tiểu học nhưng năm nào đến ngày khai trường cũng nghe các bật phụ huynh “rên rỉ” về các khoản chi phí. Tỷ lệ trẻ em bỏ học năm sau nhiều hơn năm trước. Không biết đánh giá như thế nào về việc thực hiện cam kết này của Việt Nam?

22 quyền trẻ em được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua. 22 cam kết của Việt nam với Thế giới. 21 năm thực hiện. Nhìn lại thấy: buồn!

Tôi rời quán cà phê lòng nặng trỉu. Bất chợt nghe giọng rất quen : “ Về, không đi đâu nữa hả anh”.



1 comment:

Unknown said...
This comment has been removed by the author.