Monday, February 22, 2010

PHÁ GIÁ ĐỒNG NỘI TỆ KHÔNG CẢI THIỆN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Phá giá đồng nội tệ không cải thiện nền kinh tế Việt Nam
John Ruwitch
Nhà Quê dịch
22-02-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7182
HÀ NỘI (Tin Reuters) – Việt Nam có nguy rơi vào vòng xoáy buộc phải phá giá đồng nội tệ liên tục ngoại trừ có các chính sách đi kèm với các biện pháp đối với thị trường ngoại hối nhằm kiểm soát lạm phát và giới hạn thâm thủng mậu dịch, ngày càng gia tăng, một cách có hiệu quả.
Lạm phát đang gia tăng trở lại và thâm thủng mậu dịch đang mở rộng làm trở ngại các cố gắng của các giới chức chính quyền nhằm thu hút đồng Mỹ kim dân chúng đang cất giữ trở lại dòng luân lưu tiền tệ và giảm thiểu sự thất thoát nguồn dự trữ ngoại tệ.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam vào ngày thứ Năm (February 11) phá giá đồng nội tệ 3,25% đồng thời áp mức tối đa đối với hối suất dành cho đồng Mỹ kim gởi tại ngân hàng. Đây là lần phá giá thứ 3 kể từ tháng 12 năm 2008, dẫn đến hối suất tham khảo hằng ngày của ngân hàng trung ương giảm hơn 11% trong hơn một năm.
Bui Kien Thanh, một cựu cố vấn cho chính phủ VN, nói rằng cả hai động thái đều không đáp ứng được nhu cầu bức thiết cho các thay đổi về chính sách mang tính rộng lớn.
“Dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục thu nhỏ và Ngân hàng nhà nước buộc phải có hành động nhằm bảo vệ giá trị hối đoái của đồng nội tệ,” ông Thanh nói.
“Sẽ không có sự chấm dứt đối với vòng xoáy tồi tệ này. Một phương cách mới và một chính sách tiền tệ mới là cần thiết nhằm thổi một luồng sinh khí mới vào nền kinh tế, thay cho các hành động mang tính đối phó và các luật lệ không phù hợp.”
Đồng nội tệ được kiểm soát trong một biên độ hối đoái, đã và đang chịu nhiều áp lực bị phá giá trong gần 2 năm qua khi nền kinh tế phát triển quá nóng và rồi sau đó giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các chính sách trong quá khứ nhằm chận đứng sự tuột dốc giá trị của đồng bạc VN gần như không có hiệu quả.
Người dân có thói quen cất giữ Mỹ kim, tuy nhiên các giới chức chính phủ đã gia tăng mức báo động về việc cất giấu ngoại tệ trong khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã giảm thiểu lượng cung ứng ngoại tệ cho nền kinh tế.
Lạm phát gia tăng khi nền kinh tế phục hồi và thâm thủng mậu dịch càng nới rộng sẽ có thể là lý do khiến người dân cất giữ Mỹ kim, giới phân tích nhận xét. Một khi các lo lắng về kinh tế vĩ mô vẫn tồn tại, đồng nội tệ sẽ tiếp tục bị áp lực mất giá, các kinh tế gia nhận định.
DBS có trụ sở tại Singapore nhận xét vào ngày thứ Năm (February 11) rằng việc phá giá đồng nội tệ được mong đợi sẽ xảy ra – và sau đó sẽ xảy ra liên tục.
“Về căn bản, việc phá giá đồng nội tệ không nên xem là một ngạc nhiên,nhiều cuộc phá giá có nhiều khả năng diễn ra trong năm nay.” DBS nhận xét
Lạm phát, nổi sợ còn nguyên sơ đối với người dân vốn đã trải qua lạm phá phi mã vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước, đang gia tăng trở lại.
Sau khi có khuynh hướng thuyên giảm trong năm 2009 với lúc thấp nhất chỉ 2% vào tháng 8, lạm phát tăng mạnh lên 7,6% vào tháng giêng để vượt qua chỉ tiêu của chính phủ đề ra là 7%.
Chiến lược gia tiền tệ của ngân hàng HSBC Daniel Hui nhận định rằng lạm phát sẽ lên đến hai chỉ số vào quí 2 của năm nay.
Thâm thủng mậu dịch đã bùng phát trong những năm gần đây từ 5 tỉ Mỹ kim vào năm 2006 lên đến 18 tỉ Mỹ kim vào năm 2008. Suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến thâm thủng mậu dịch giảm xuống 12 tỉ Mỹ kim vào năm 2009, tuy nhiên con số thâm thủng vào tháng Giêng năm nay đã vượt quá 1 tỉ Mỹ kim.
Ngân hàng trung ương bảo rằng hy vọng những biện pháp gần đây của ngân hàng trung ương sẽ cân bằng cán cân cung cầu tiền tệ và sẽ ổn định nền kinh tế.

Phản ứng của thị trường
Việc phá giá đẩy biên độ giao dịch lên đến 19.100 đồng đổi một Mỹ kim, một sự khác biệt không đáng kể so với hối suất trên thị trường tự do.
Hối suất trên thị trường tự do vẫn vượt khỏi biên độ giao dịch vào ngay thứ Năm (February 11), điều này phản ánh nhiều dự đoán là đồng bạc Việt Nam sẽ tiếp tục mất giá.
Trên thực tế, chỉ tiêu của DBS vào cuối năm 2010 là 19.640 đồng đổi một Mỹ kim, dự đoán đồng nội tệ mất giá thêm 2,8%. Một chuyên gia ngoại hối kỳ cựu tại một ngân hàng Việt Nam nói rằng ông ta dự đoán hối suất sẽ lên đến 20.000 đồng vào cuối năm 2010, giảm 4,5%.
Tại các thị trường giao dịch ngoài Việt Nam, đồng bạc Việt Nam được giao dịch 20.194/21.194 vào ngày 11 tháng 2, điều này nói rằng đồng bạc sẽ mất giá hơn 5%.
Việc áp mức tối đa đối với hối suất dành cho đồng Mỹ kim gởi tại ngân hàng là cố gắng sau cùng của ngân hàng trung ương nhằm kích thích đồng Mỹ kim chảy vào dòng luân lưu của hệ thống ngân hàng. Các viên chức chính phủ phàn nàn việc cất giữ ngoại tệ trong dân chúng trong năm vừa qua và ra lệnh các công ty nhà nước đồng loạt bán Mỹ kim (nhằm dẫn đến hối suất đồng bạc giảm xuống khiến dân chúng gởi tiền vào ngân hàng nhiều hơn – NQ).
Vào đầu tháng hai, ngân hàng trung ương cho biết rằng nhiều công ty quốc doanh lớn đã bán ra hơn 450 triệu Mỹ kim cho các ngân hàng kể từ tháng 12 nhằm giảm thiểu sự thiếu hụt đồng Mỹ kim.
Số ngoại tệ bán ra chiếm chưa đến một phần tư trong số 1,9 tỉ Mỹ kim mà 7 công ty quốc doanh, vốn có lệnh phải bán Mỹ kim, đang gởi tại các ngân hàng vào cuối tháng 11, theo báo VNExpress, trích dẫn dữ liệu của ngân hàng trung ương.
Người Việt Nam vốn có thói quen cất giữ đồng Mỹ kim và vàng những khi nền kinh tế bất ổn và lạm phát phi mã trong quá khứ vẫn còn hằn sâu trong ký ức của người dân.
Ông Hui thuộc ngân hàng HSBC và kinh tế gia Wellian Wiranto nhận định trong bản báo cáo gởi cho khách hàng rằng lãi suất cần gia tăng nhằm giảm thiểu sự chờ đợi lạm phát gia tăng và mong muốn cất giữ Mỹ kim, nếu không sự mong muốn sẽ không giảm đi.
“Trên thực tế, rủi ro của việc tăng lãi suất cuối cùng sẽ làm gia tăng sự mong đợi về việc mất giá của đồng nội tệ trong tương lai, và kích thích mạnh lượng cầu đối với đồng Mỹ kim,” hai vị nhận xét.
Ngân hàng trung ương tăng lãi suất cơ bản 100 điểm (1% - NQ) vào tháng 12 lên 8% và chính phủ khuyến cáo rằng chính sách tiền tệ sẽ dần được siết chặt trong năm nay (tăng lãi suất – NQ).
Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Giàu phát biểu với Reuters rằng lãi suất sẽ không gia tăng trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên các kinh tế gia và chuyên viên ngân hàng dự đoán rằng lãi suất sẽ gia tăng vào tháng 3 một khi cao điểm trong việc thanh khoản đồng nội tệ mang tính thời vụ gây ra bởi dịp Tết thuyên giảm.
Ngân hàng HSBC dự đoán rằng lãi suất căn bản sẽ gia tăng lên đến 4% trong năm nay đến 12%.
Việc phá giá của ngân hàng trung ương, được thông báo vào ngày thứ Tư (February 10), gây bất ngờ đối với thị trường.
Các nhà buôn bán ngoại tệ đã bán ra Mỹ kim vào những ngày gần Tết nhằm tận dụng việc lên giá mang tính ngắn hạn của tỉ lệ hối suất cho đồng nội tệ, được đẩy lên cao do nhu cầu sử dụng đồng nội tệ trong dịp Tết bắt đầu vào cuối tuần này.
Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam Cộng sản là bí mật quốc gia, tuy vậy dữ liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết rằng lượng dự trữ ngoại tệ giảm 21% xuống 18,8 tỉ Mỹ kim từ cuối năm 2008 đến cuối tháng 8 năm 2009.
Các quy định của Ngân hàng trung ương chỉ cho phép đồng nội tệ được giao dịch trong biên độ 3% đối với đồng Mỹ kim – tăng hoặc giảm.

© DCVOnline

Nguồn:
Dong devaluation barely cures Vietnam's woes



No comments: