Saturday, February 20, 2010

HỘI CHỨNG CHỐNG TRUNG QUỐC Ở MÔNG CỔ

Hội chứng chống Trung Quốc ở Mông Cổ
Đăng bởi anhbasam on 20/02/2010
http://anhbasam.com/2010/02/20/478-h%e1%bb%99i-ch%e1%bb%a9ng-ch%e1%bb%91ng-trung-qu%e1%bb%91c-%e1%bb%9f-mong-c%e1%bb%95/
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008


Far Eastern Economic Review
April 2008
Hội chứng Trung Quốc ở Mông Cổ

Mongolia’s China Syndrome
by
Ola Wong
Posted April 20, 2008

Trong lúc mối quan tâm của thế giới đang hướng về những cuộc phản kháng của các tín đồ Phật giáo chống lại quyền lực và sự thống trị văn hóa của Trung Quốc tại Tây Tạng, thì một quốc gia láng giềng của Trung Quốc đang phản đối bằng một thái độ ít hòa bình hơn. Tại Mông Cổ, tình cảm chống Trung Quốc đã đi theo một chiều hướng thù hận. Nhóm Phát xít mới có tên là Blue Mongolia là một ví dụ, họ đã cạo trọc đầu những người phụ nữ ngủ với đàn ông Trung Hoa. “Điều đó là có lợi cho bản thân họ,” theo lời Gansuren Damdinsuren, một thành viên của tổ chức Blue Mongolia. “Một quốc gia bé nhỏ chỉ có thể sống sót bằng cách giữ dòng máu thuần khiết của mình.”
Ông Gansuren quả quyết rằng tổ chức dân tộc cực đoan Blue Mongolia có hơn 2.000 thành viên, không phải là một con số nhỏ ở một nước chỉ có 2,8 triệu dân. Thậm chí đáng sợ hơn, ông Gansuren cho biết nhóm của mình không phản đối bạo lực. Trong một cuộc phỏng vấn vào mùa hè trước, ông cho tôi biết tổ chức của ông đang huấn luyện đánh giáp lá cà cho một đơn vị chiến đấu, và nhóm này có nguồn cung cấp vũ khí.
Quả thực, Blue Mongolia đã đưa ra lời yêu cầu trợ giúp của cộng đồng để huy động tiền bạc cho “các khoá huấn luyện” dân tộc chủ nghĩa.” Mục tiêu của họ là giác ngộ nhận thức về thực trạng di sản văn hóa Mông Cổ bị biến mất. “Một Dân tộc” là tiếng nói quần chúng qua những nhóm được tập hợp lại, và vẽ lên những dấu thập ngoặc ở những khu bãi rác của thủ đô. Khi tôi gặp ông Gansuren thì người lãnh đạo của Blue Mongolia, ông Khonkhereediin B. Enkhbat, đang phải hầu tòa vì bị buộc tội sát hại một thanh niên 17 tuổi, người yêu của con gái ông. Các nguồn tin cho hay động cơ của ông trong chuyện này là do chàng thanh niên đó đang học ở Trung Quốc.
Bạn chẳng phải vất vả để đi tìm những nạn nhân Trung Hoa của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong thành phố thủ đô Ulan Bator. Rendo, một tài xế taxi đã kể về việc hôm trước ông bị một đám đông chặn lại và đánh đập như thế nào. Lý do duy nhất chỉ là vì ông đã đưa đón hai thương gia Trung Hoa. Một chủ quán ăn Trung Hoa tại địa phương tên là Mã, đã xác nhận về cách mà đám đông đã cố ý phá những người làm công của ông và tước đoạt của cải của những khách hàng Trung Quốc. “Cảnh sát không quan tâm đến chuyện này,” ông kể. “Mọi thứ đều bị chính trị kiểm soát. Trên TV họ được phép chiêu tập hội viên và trao đổi về chuyện giết hại người Trung Quốc.”
Mông Cổ được giải phóng khỏi Trung Quốc năm 1931. Nhưng nước này tức khắc trở thành quốc gia vệ tinh của liên bang Sô Viết mới – những sư sãi Phật giáo bị bắn chết hoặc tống vào các trại giam ở Siberia; các tu viện bị phá sập và hệ thống thị tộc từng chế ngự quốc gia bị tiêu diệt căn bản. Mẫu tự Mông Cổ bị thay thế bằng chữ cái Cyrilli. Cùng với sự hiện diện của những người Sô Viết là đến rượu vodka và sự huỷ hoại văn hóa. “Trước chủ nghĩa cộng sản, ở đây đâu có nạn đĩ điếm, nhà tù hay tham nhũng; chúng tôi muốn hồi sinh nước Mông Cổ trước đây,” ông Gansuren nói.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mông Cổ và là động lực thúc đẩy một tỉ lệ tăng trưởng kinh tế ấn tượng 8%. Người Mông Cổ lo ngại rằng họ đang bị thuộc địa hóa về dân tộc và kinh tế bởi người hàng xóm khổng lồ. Cảm giác họ sẽ trở thành loại “Hán hóa nhục nhã” – số phận của những người anh em của họ ở vùng Nội Mông, nơi mà giờ đây là một tỉnh của Trung Quốc, người dân địa phương khó có thể nói được tiếng Mông Cổ.
Ngoài ra, còn có mối oán hận chống lại những gì được nhận thấy như là sự ức hiếp từ chính phủ Trung Quốc. Những người Mông Cổ theo đạo Phật cùng có một tâm trạng giống với người Tây Tạng khi chuyến thăm của Đức Dalai Lama tới nước này đã gây nên sự giận dữ từ Bắc Kinh. Mặc dù trên thực tế tình trạng thất nghiệp lan tràn, hiện vẫn có tới 15.000 người Trung Quốc đang làm việc hợp pháp tại nước này và vài ngàn người nữa đang làm việc bất hợp pháp. Nhiều người thuê mướn lao động có xu hướng thích thuê người Trung Quốc hơn, vì lương thấp và được cho là làm việc chăm chỉ hơn.
Chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra một lời phản đối chính thức nào chống lại tổ chức Blue Mongolia hay với các hoạt động của họ. Tổ chức này có thể bị giải tán như là một “lũ cực đoan vô tích sự sắm vai phát xít Nazi,” theo như những gì mà Boldkhuyag Luvsandan, một trong những nhà tư bản công nghiệp hàng đầu của Mông Cổ miêu tả. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của một nhóm dân tộc chủ nghĩa dựa trên tình cảm chống Trung Quốc không cảnh báo rõ ràng về sự lành mạnh của xã hội Mông Cổ.

Cô Wong là một thông tín viên người Thụy Điển tại Thượng Hải.

No comments: