Thursday, January 7, 2010

TRUNG QUỐC "TRẤN AN" DƯ LUẬN về KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HẢI NAM

Trung Quốc “trấn an” dư luận về kế hoạch phát triển Hải Nam
Thứ sáu, 08/01/2010, 05:24(GMT+7)
http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/vitinfo.com.vn/Trung-Quoc-tran-an-du-luan-ve-ke-hoach-phat-trien-Hai-Nam/3715806.epi
VIT - Ngày 06/5, Sau khi đã "luật hóa" sự chiếm đóng tại Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa, Trung Quốc đã công khai gạt bỏ những quan ngại xung quanh kế hoạch phát triển tỉnh đảo phía nam với lập luận "chúng tôi kế hoạch hóa sự phát triển trên lãnh thổ của mình" và việc này không thể gây căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ.
Bắc Kinh muốn xây dựng tỉnh Hải Nam thành một khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế vào năm 2020 và mở rộng khai thác dầu mỏ, khí gas thiên nhiên trong khu vực.

Khu vực mà Trung Quốc qui hoạch phát triển lần này chùm lên cả quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm và chiếm đóng của Việt Nam. Mặc dù vậy, theo như ông Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam, Vệ Lưu Thành, phát biểu với báo giới ngày 06/1, thì chủ quyền của tỉnh Hải Nam (đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) là không phải tranh cãi, và rằng Bắc Kinh đã nơi lỏng thực thi pháp quyền nên gây ra tranh chấp, điển hình là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Bí thư nói thêm “Chúng tôi chỉ phát triển du lịch, kinh tế và xã hội trong phạm vi lãnh thổ và vùng biển của chúng tôi. Tôi không nghĩ là sự phát triển của chúng tôi sẽ ảnh hưởng tới các nước khác”.

Trong khi Việt Nam và các nước "nhỏ" khác đang loay hoay hy vọng tìm kiếm một cơ sở pháp lý chung để giải quyết các vấn đề tranh chấp thì phía Trung Quốc đã thực thi cơ sở pháp lý "đánh xóa đàm" - lợi dụng sơ hở, Trung Quốc nhanh chóng đánh chiếm, sau đó xóa mọi dấu vết tội ác, cuối cùng là đàm phán xoa dịu và có thể nhượng bộ lại một chút theo kiểu "có nhận không thì bảo, cãi nữa mất nữa" để lấy lòng. Dựa trên lộ trình này Bí thư Vệ tuyên bố “Chúng tôi sẽ không xâm phạm quyền lợi của các nước khác thông qua kế hoạch phát triển Hải Nam”. Ý ông Vệ muốn thông báo là phần lãnh thổ mà Trung Quốc chiếm đã được Quốc Hội Trung Quốc công nhận là lãnh thổ của Trung Quốc.

Về vấn đề trên, ngày 04/1, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga lên tiếng, kế hoạch của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng lãnh thổ của Việt Nam… sẽ gây thêm căng thẳng và phức tạp trong khu vực”.

Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Quân đội Trung Quốc đã đánh chiếm và vẫn đang chiếm giữ phía Tây đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và đã đánh chìm 3 tàu hải quân Việt Nam vào năm 1988 trong cuộc chiến trên biển. Hai bên hiện vẫn chưa phân định ranh giới biển và nhiều người Việt Nam rất nghi ngờ Trung Quốc.

Hiện tại, cả Đài Loan, Malaysia, Brunei, và Philipine đều tuyên bố 1 phần hoặc toàn bộ chủ quyền trên đảo Trường Sa của Việt Nam.

Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam, Vệ Lưu Thành, cho biết kế hoạch phát triển du lịch ở Hải Nam hiện vẫn đang được thảo luận. Việc phát triển năng lượng sẽ tập trung vào xây dựng ngành “công nghiệp dịch vụ tái sinh” tại Biển Đông, Bí thư Vệ nói.

Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có ngư trường rất giàu có và được đánh giá là có nguồn dầu mỏ và khí gas thiên nhiên lớn.

Trong suốt bề dày lịch sử, người dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc luôn có sự giao thoa văn hóa tác động qua lại lẫn nhau. Xét về tổng thể mối quan hệ này được xác định dựa trên nguyên lý chữ "NHÂN" của Khổng Tử "cái gì ta không muốn thì đừng làm với người khác". Trong khi Việt Nam vẫn đang bám theo cái nguyên lý xác định văn hóa Phương Đông này, thì Trung Quốc đã kịp đổi sang nguyên lý "mèo trắng, mèo đen miễn bắt được chuột".

Nguyên lý "mèo trắng, mèo đen miễn bắt được chuột" là sự kết hợp giữa kiểu tư duy cực đoan Trung Hoa và lối tư duy Phương Tây dựa trên việc lấy mục tiêu cần phải đạt được làm trọng. Công bằng mà nói, chính cái nguyên lý "mèo" này kết hợp với nguyên lý "vật chất quyết định tinh thần", đã góp phần đưa Trung Quốc từ một nước nghèo nàn lạc lậu tới một Trung Quốc có sự sức mạnh kinh tế vượt trội nhất thế giới hiện nay, cho dù nó vô "NHÂN" tâm.

Sự xung đột nào cũng có nguồn gốc xâu xa là sự khác biệt về văn hóa, mà văn hóa được hình thành từ các nguyên lý định hướng tư duy cơ bản. Sự khác biệt về văn hóa khiến cho việc giải quyết mâu thuẫn giữa hai quốc gia, Việt Nam và Trung Quốc, xem ra không thể là vấn đề đơn giản.

An Phú (Theo Etaiwannews)
Tin dịch
Nguồn tin:
nguồn 1



No comments: