Monday, January 4, 2010

ĐỔI MỚI, ĐỐI THOẠI

Đổi mới, Đối thoại
Trần Khải
04-01-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7044
Đổi mới là nhu cầu của đất nước. Thực ra, tất cả những gì trên trần gian này đều cần phảỉ đổi mới. Hết Xuân, là tới Hạ, rồi tới Thu và Đông. Hết tuổi thơ là tới tuổi thành nên.

Quê nhà cũng vậy. Đất nước cần phải đổi mới. Tất nhiên là trong hòa bình, bởi vì hòa bình là phước lành của đất trời, là môi trường dễ dàng hàn gắn mọi tan vỡ. Một thời của chinh chiến, của tan vỡ đã qua rồi. Và do vậy, để có đổi mới trong hòa bình, cần phải có đối thoại. Nếu không chấp nhận đối thoại, sẽ không bao giờ có chuyển biến, huống gì là nói tới đổi mới.

Bắt đầu bước vào một năm mới, lời ước nguyện cho đồng bào mình là nhu cầu đối thoaị sẽ được thực hiện, nơi đó mọi tiếng nóí đều cần được lắng nghe, chứ không để truy diệt nhau.

Cũng hệt như thế, hết năm Sửu là tới năm Dần. Nghĩa là, con Trâu phải lui về bóng tối, để nhường sân khấu cho con Hổ. Nếu không thế, sẽ không còn thời tiết xoay vòng nữa. Hãy hình dung tới quê nhà: sau Đảng Cộng Sản, sẽ tới một vận hội mới của đất nước, nơi mọi người chấp nhận lắng nghe và chấp nhận đối thoại.

Ông Hà Sĩ Phu trong bài “Câu đối Tết con Hổ - 2010” đã viết về khả thể một vận hội mới, trích:
“Ba mươi Tết Canh Dần này, theo phong tục, Trâu phải bàn giao quyền cho Hổ, Hổ tiếp quản quyền bính chi phối thế gian. Lòng ta không khỏi bồi hồi. nghĩ về con Hổ, để vừa ca ngợi, vừa sợ, vừa ghét, vừa thương. Trời sinh cái kiếp Cọp sao đa đoan, lúc vinh là thế mà lúc nhục là thế!
Hổ lên ngôi thì Trâu phải tán loạn mà chạy mất dép (mất guốc chứ!) Hổ và Báo liệu có là cặp bài trùng? Hổ lên ngôi thì họ nhà Báo ra sao? Tôi cứ nghĩ lan man vậy mà nên mấy Câu đối Tết nôm na này, để cùng bạn bè dăm ba phút vui vui trong ngày Tết.

Câu đối 1: (Cuộc Đổi mới của Trâu và Hổ)
‒ TRÂU men Lề phải vô chuồng cũ!
‒ HỔ cứ Luật rừng giữ thói xưa!

Câu đối 2: (Quan hệ Trâu và Cọp)
‒ TRÂU theo lề phải...vô chuồng CỌP!
‒ CỌP cứ luật rừng...chén thịt TRÂU!

Câu đối 3: (Về 2 chữ Canh-Dần)
‒ CANH CÁNH những lo niềm nước mất!
‒ DẦN DẦN phải gỡ nỗi dân đau!”
(hết trích)

Thực tế của quê nhà là nhà nước không chịu đối thoạị, bất kể khẩu hiệu của nhà nước là đòi hỏi đổi mới.
Trong năm 2009, tình hình thấy rõ là kềm kẹp, chứ không phải đối thoại.

Bản tin Đàì RFI từ Paris hôm 28-12-2009 sau khi ghi nhận tình hình “cựu sĩ quan quân đội Trần Anh Kim vừa bị tuyên án 5 năm rưỡi tù cộng thăm 3 năm quản chế với tội danh ‘âm mưu lật đổ chính quyền'’. Ông Trần Anh Kim bị quy vào tội này vì ông bị coi là có vai trò quan trọng trong Đảng Dân chủ Việt Nam và khối 8406, hai tổ chức đấu tranh dân chủ, nhưng bị xem là những tổ chức ‘phản động’, kêu gọi đa đảng để tiêu diệt chế độ hiện hành,” đã nhận xét rằng vụ đánh phá các trang web như Bauxite Việt Nam diễn ra trong bối cảnh mà tại Việt Nam, không gian tự do ngôn luận đã không được mở rộng, mà lại còn bị thu hẹp hơn, khiến giới trí thức càng khó bày tỏ những ý kiến của họ, như nhận định của luật sư Lê Trần Luật trên đài RFI.

Nhu cầu đối thoại, còn được nhà giáo Nguyễn Huệ Chi, trang chủ trang bauxitevn.info trình bày với đài RFI, trích:
“...Lý giải về những hành động nhằm thu hẹp không gian tự do ngôn luận nói trên, giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhận định trong một bài viết gởi riêng cho RFI:
“Bây giờ trí thức ở Việt Nam, ít ra là một bộ phận nào đó, mà ngày càng trở thành số đông, không còn khép mình trong cái khuôn tư duy được định sẵn, mà đã thật sự có một bước chuyển rõ rệt ở sự độc lập suy nghĩ. Họ thấy rằng, có nói tiếng nói độc lập thì mình mới còn giữ được tư cách trí thức, "nói theo" thì lập tức đánh mất mình. Đấy chính là cái bi và hài của một giai đoạn lịch sử, và giai đoạn lịch sử này báo hiệu một hiện tượng không bình thường, có thể gọi là giai đoạn thức tỉnh của trí thức, trước mọi hiện thực ngang trái và đầy mâu thuẫn đang phơi bày ngày một thêm lộ liễu. Nhưng không chỉ có giới trí thức, những nhà cách mạng lão thành lên tiếng còn mạnh hơn nhiều. Họ nói thẳng là dân tộc và đất nước mới là trên hết, chứ chẳng còn cần những thứ như họ nghĩ trước đây...”
(hết trích)

Thức tỉnh của trí thức? Nhà giáo Nguyễn Huệ Chi nói nhu cầu rằng trí thức cần thức tỉnh, và cần lên tiếng “mạnh hơn nhiều.” Vấn đề chỉ là, lên tiếng, nhưng ai lắng nghe, và ai đối thoại?

Đại sư Thích Thanh Thắng hôm 31-12-2009, đã có bài viết trên trang web Phật Tử Việt Nam với nhan đề cụ thể “Đối thoại, một mẫu thức khoan dung tư tưởng,” trong đó, thầy kêu gọi phảỉ có nhu cầu đối thoại và phản biện, trích:
“Đối thoại là một trong những nguyên tắc khôn ngoan để duy trì hòa hợp và hòa bình. Trong đó, phản biện đóng vai trò quan trọng nhằm điều chỉnh và bổ túc nhận thức cho mỗi bên trong quá trình tham dự đối thoại.
Truyền thống “vấn đáp” trong đạo Phật là biểu hiện sinh động của phương thức đối thoại trực tiếp. Đối thoại như vậy nhằm nâng cao nhận thức trước các vấn đề mà cuộc sống con người đặt ra. Ở đó, sự phản biện nhằm công bố những nhận thức đa chiều, tác động vào nhận thức đối tượng, tìm tiếng nói chung trong hoàn cảnh những bất đồng đang được nuỗi dưỡng để trở thành sự phản đối, phê phán, bài xích, thậm chí là bạo động...
Cảnh báo xã hội chính là những nội dung mà Trương Hán Siêu đã đưa ra trong một phương tiện thông tin để đời là bia đá. Cảnh báo ấy không chỉ chuyển tải những nội hàm đối thoại mà cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị thời đại và thời sự, rằng thanh lọc định kiến và thanh trừng tư tưởng là hai vấn đề mà người trí thức phải vượt qua trước những động cơ được thôi thúc từ bên trong...
...Vậy mà nghìn năm sau, dù thời thế có thịnh suy đắp đổi thì cũng không một người Phật tử Việt Nam nào, để bênh vực, biện hộ cho tôn giáo mình mà phá bỏ những điều Trương Hán Siêu đã viết.
Họ cùng nhau nâng cấp cho trình độ đối thoại thời đại trong khát vọng hoàn thiện và đi tới. Những sai lầm của lịch sử có lẽ nào lại không xuất phát từ sự hà khắc, bất dung trong tư tưởng?”
(hết trích)

Như thế, tại sao nhà nước lại tránh né đối thoại, trong khi chính đối thoạị mới vun bồi cho gốc rễ hòa bình bền vững.

Trong dịp năm mới, cũng là lúc những người cầm quyền phải suy nghĩ lại, đặc biệt là hãy lắng nghe những “trí thức đã thức tỉnh,” theo cách gọi của nhà giáo Nguyễn Huệ Chi.

-------------------------------

Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập và minh hoạ.



No comments: