Sunday, January 24, 2010

HÃY CÙNG NHAU LÊN TIẾNG

Hãy cùng nhau lên tiếng!!!
Freelecongdinh
Tháng Một 25, 2010
http://freelecongdinh.wordpress.com/2010/01/25/hay-cung-nhau-len-ti%e1%ba%bfng/
Phiên tòa xử án các anh Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long đã kết thúc với bản án từ 5 năm cho đến 16 năm dành cho mỗi người. Nhận xét, cảm tưởng của bạn về tiến trình xét xử và kết quả của những bản án này ?
Dù đứng ở góc cạnh nào, nhưng với cùng chung một quan tâm và hoài bảo cho tương lai tươi sáng của đất nước và dân tộc, hãy bày tỏ quan điểm của bạn. Mời bạn nhấn vào ô comment ở phía dưới cùng của bài viết để góp tiếng nói của bạn.

Sau đây là những lên tiếng tản mạn khắp nơi trước khi có tiếng nói góp phần của bạn:


“Sài gòn hôm nay tự nhiên mưa tầm tã… có lẽ vì sự tàn mạt của công lý đang xảy ra bởi những đồ đệ của Staline còn sót lại… Những người bị thảm sát, khủng bố là những con người ưu tú nhất, có trí tuệ cao nhất và là những người can đảm nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó”. Blogger Anhbasg.

Nếu mình không hoa mắt mà đọc nhầm tin tức thì trong một phiên tòa “xét xử công khai” – thời gian nghị án là 10 phút và khi tuyên án thì mất những 45 phút để hai người thay nhau đọc.???? Suy luận logic ==> người ta typing bản tuyên án vào thời gian nào???. Blogger Mẹ Nấm.

“Tôi cho rằng bản án như thế này là quá nặng đối với con tôi vì Trung không bao giờ có ý tưởng lật đổ chính quyền mà bao giờ cũng muốn hợp tác làm sao cho đất nước phát triển nhanh hơn, tốt hơn, người dân được sung sướng hơn. Đó là tôi hiểu cái tấm lòng của con tôi như vậy”. Bà Lê Thị Minh Tâm, mẹ của Nguyễn Tiến Trung.

Gia đình tôi rất xót xa vì con của chúng tôi không có tội mà lại chịu một bản án nặng nề như vậy. Con tôi chỉ vì khao khát với sự phát triển của đất nước, thấy đất nước trì trệ, tham nhũng. Trung muốn đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước để phát triển đất nước chống tham nhũng, chống ngoại xâm, thực hiện dân chủ, công bằng, văn minh, tự do bầu cử, tự do ngôn luận, hội họp đúng như Hiến pháp quy định. Ông Nguyễn Tự Tu – bố của anh Nguyễn Tiến Trung.

Tôi rất sốc và buồn. Bản án với anh Trung là quá nặng, anh chỉ đòi hỏi những quyền tự do cơ bản của con người như quyền lập hội, lập đảng, tự do ngôn luận… đó là các quyền phổ quát mà Hiến pháp Việt Nam cũng như nhiều nước đã quy định. Tệ hại hơn nữa là bản án dành cho anh Trần Huỳnh Duy Thức, chỉ vì phản kháng lại hội đồng xét xử, công khai lên tiếng phản đối bản án mà anh đã xử phạt thêm 4 năm tù so với đề nghị của Viện Kiểm soát. Đó là hành vi rất hèn hạ. Nguyễn Hoài Nam – em trai Nguyễn Tiến Trung.

“Tôi nghĩ là bản án này quá nặng. Tôi cho là anh Thức là người vô tội. Gia đình chúng tôi cũng đang rất sốc. Cả vợ, cha mẹ, và các anh chị em của anh Thức vẫn còn đang rất sốc trước bản án này. 16 năm và 5 năm quản chế đối với vợ con của anh Thức, và cả mẹ của tôi nữa hiện đang rất yếu, không biết thời gian dai dẳng như vậy sẽ trải qua như thế nào. Rất là khó khăn”. Ông Trần Huỳnh Duy Tân, em ruột anh Trần
Huỳnh Duy Thức.

“Hai phiên tòa trên đây đã không mang tính chất công khai, qua các biện pháp mờ ám, bằng hăm doạ, cản trở các bạn bè người thân bị cáo, như nhà báo Dương Thị Xuân, bà Lê Thị Minh Tâm, mẹ của anh Nguyễn Tiến Trung và các chiến sỹ dân chủ khác đến tham dự phiên tòa; họ còn huy động nhân viên công an mặc thường phục và các đảng viên cộng sản (từng được họ huy động trong các cuộc đấu tố chính trị) ở cùng phường đến ngồi chật phòng xử, viện cớ không còn chỗ để không cho các nhà báo quốc tế và nhà ngoại giao nước ngoài vào phòng”. Nhà văn Bùi Tín

Tôi nhận định rằng những biện pháp của chính quyền dù là mạnh tay gấp 10 lần đi chăng nữa cũng không thể dập tắt phong trào đấu tranh cho dân chủ ở VN, vì đây là ý chí và nguyện vọng của dân tộc VN hôm nay. Chính quyền sẽ thất bại. Ðỗ Nam Hải

Trần Huỳnh Duy Thức,
Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long…
những cái tên khởi đầu của bài ca
chúng ta sẽ hát
tình yêu dân tộc đã điểm chuông thánh thót
bản án chỉ lối cho những người đi tới
và chế nhạo những ai cho rằng
không có ngày mai
Blogger Trần Tiến Dũng

Tôi rất thú vị về “cái gọi là lời nhận tội” của Luật Sư Lê Công Ðịnh. Ðúng là lập luận của một luật sư. “Lời nhận tội” của ông ấy cũng chính là lời buộc tội chính quyền. Luật Sư Ðịnh thừa nhận vi hiến của một Hiến Pháp dành quyền cai trị cho Ðảng CS. Và ông Ðịnh yêu cầu một chính quyền đa đảng. Anh Nguyễn Thành, Hà Nội.

Em rất tâm đắc với lời phát biểu của anh Lê Công Ðịnh trước tòa. Lời của anh khiến em suy nghĩ rất nhiều. Bài học cho những nhà đối kháng, là phải suy nghĩ đến sách lược làm sao để tránh tổn thương. Anh Ðịnh đã không nhận tội với dân tộc, với nhân dân, với đất nước, mà chỉ nhận tội với Ðiều 79 của luật Việt Nam. Theo tôi, tội này là tội mà “bất kỳ con người nào sinh ra trên đất nước này đều bị quăng vào cổ mình.” Blogger Trần Duy, Sài Gòn.

“Những kết án này đi ngược lại với Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Chúng cũng nêu lên những câu hỏi nghiêm trọng về những cam kết của chính phủ Việt Nam đối với sự điều hành đất nước theo tinh thần pháp trị cũng như những nỗ lực cải tổ…. Chúng tôi hối thúc chính phủ Việt Nam hãy phóng thích những cá nhân này và tất cả những tù nhân lương tâm ngay lập tức và vô điều kiện.” Đại sứ Hoa Kỳ tại VN – Michael Michalak

“Bản án hôm nay thể hiện một mầm sợ hãi sâu xa từ phía những người cầm quyền Việt Nam đối với sự việc các công dân của họ có thể hành xử những quyền dân chủ căn bản“, bà Jennifer Windsor, giám đốc điều hành của tổ chức Freedom House.

“Thái độ thù nghịch của nhà nước Việt Nam đối với những nhà hoạt động ôn hoà cho Tự do Ngôn luận đang gia tăng một cách hiển nhiên như là một chuẩn bị cho đại hội đảng vào năm tới”. Ông Brad Adams, Giám đốc điều hành Á châu của Human Rights Watch.

“Luận điệu về một âm mưu xúi dục bởi quốc tế là không có cơ sở. Những người hoạt động ôn hòa cho nhân quyền chỉ trả giá cho sự hoang tưởng và tranh giành quyền lực trong nội bộ của đảng CSVN trước khi đại hội của đảng này xảy ra vào năm tới“. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới.

“Khả năng nắm giữ và bày tỏ chính kiến khác biệt là trọng tâm của nền dân chủ. Sự lạm dụng đạo luật, quy chế hình sự để kết án những cá nhân đối lập với chính quyền đã đi ngược lại với những cam kết của chính phủ Việt Nam về Nhân quyền và Tự do Ngôn luận như đã định rõ trong Hiệp ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã thừa nhận vào tháng 9 năm 1982“. Dr Agnès Callamard, Giám đốc Điều hành của ARTICLE 19.

“Không ai phải bị cầm tù vì bày tỏ ý kiến một cách hòa bình… Quyền tự do ngôn luận và tự do lưu thông tư tưởng là tối quan trọng cho một nền kinh tế và xã hội phát triển… Những bản án này chỉ gây phương hại cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.” Ông Ivan Lewis, Thứ trưởng Ngoại giao Anh quốc.
“Các bị cáo đã bị xét là có tội trên những trang báo do chính phủ Việt Nam kiểm soát trước khi phiên xử bắt đầu.” Giáo sư Shawn McHale - Đại học George Washington.

Chúng tôi tin tưởng anh là làm điều đúng và chúng tôi ủng hộ bất kỳ nỗ lực nào khác để giúp anh hoặc giảm bớt hình phạt cho anh”. Giáo sư Stephen Griffin, Đại học Tulane.

“Chúng tôi muốn nhắc lại lo ngại sâu sắc về vụ chính phủ Việt Nam bắt giữ và kết án những người này vì sự biểu lộ trong hòa bình niềm tin của họ, dù là chính trị hay không.” Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Kenneth Fairfax.

“Tiến trình xử án gây mối quan ngại sâu xa, và Đan Mạch sẽ cùng giới ngoại giao phương Tây mạnh mẽ thúc đầy chính quyền Việt Nam lập tức ân xá ngay cho cả bốn người, là những nhà hoạt động ôn hoà vì nền dân chủ của Việt Nam”. Đại sứ Đan Mạch Peter Lysholt Hansen.

“Tổ chức Ân xá quốc tế kinh ngạc vì bản án quá nặng dành cho 4 người dân chủ sáng nay tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Tổ chức của chúng tôi cho rằng 4 nhân vật này phải được phóng thích ngay lập tức. Chúng tôi cho rằng 4 người này đáng lẽ không thể bị bắt giữ. Họ không phạm một tội nào đáng gọi là tội hình sự. Đó là lý do chúng tôi cho rằng họ không thể bị truy tố theo điều 79 bộ luật hình sự về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam”. Bà Janice Beanland, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế.

Phiên tòa này là một trò nhạo báng công lý! Những “bị cáo” bị buộc tội trong khi họ không có tội gì cả. Họ chỉ phát biểu quan điểm của mình, sử dụng quyền được bảo đảm bởi bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và chính Hiến Pháp Việt Nam. Tòa án cũng không chứng minh được là hành vi của họ có hại cho ai cả. Kể cả diễn tiến của phiên tòa cũng không hợp pháp! Không bị cáo nào được quyền bào chữa cho thích đáng, đầy đủ. Những bản án và kết tội đều đã được định trước, ai cũng thấy rõ điều đó. Bà Brittis Edman -Thụy Ðiển, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế.

Dĩ nhiên phiên tòa này là một trò đùa. Nhưng, ở Việt Nam thì không có gì đáng ngạc nhiên. Nhiều người nói rằng phiên tòa quan trọng thế mà tội trạng chỉ được bàn luận trong vòng 15 phút, tôi thì lại nghĩ khác. Thật ra cả hệ thống truyền thông của Việt Nam đã “xét xử” và “kết án” những người này cả mấy tháng nay bằng những bài báo của họ. Ðiều làm tôi ngạc nhiên là bản án của LS Lê Công Ðịnh nhẹ hơn mấy người kia. Tôi đang lo lắng là ông ấy sẽ bị tù từ 12 đến 15 năm. Nhưng rất may mắn, ông ta đã biết “play the game.” Dĩ nhiên áp lực của quốc tế cũng gây ảnh hưởng lên bản án của Lê Công Ðịnh. Mặt khác ông Trần Huỳnh Duy Thức, vì “bướng bỉnh,” và cũng vì ít người biết đến, nên đã bị “trừng phạt” nặng nề. Ðây là điều rất đáng xấu hổ cho nền pháp lý Việt Nam. GS Carl Thayer, Australia.


40 Comments
http://freelecongdinh.wordpress.com/2010/01/25/hay-cung-nhau-len-ti%e1%ba%bfng/



No comments: