Hà Nội áp dụng 'luật rừng' đối với Hội Luật sư Thế giới
DCVOnline – Tin AFP
24-01-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7106
Luật sư thế giới bị cấm tham dự phiên tòa
Hà Nội - Những quan sát viên của hội luật sư thế giới bị ngăn cản không cho tham dự phiên tòa gây nhiều tranh luận tuần rồi, qua đó bốn nhà bất đồng chính kiến đã bị án tù, hội luật sư thế giới cho hay hôm qua thứ Ba ngày 23 tháng Một.
Viện Nhân quyền của Hội Luật sư Quốc tế (the International Bar Association) nói rằng hai quan sát viên mà họ gởi đến để theo dõi phiên tòa hôm thứ Tư tuần này ở thành phố Hồ Chí Minh đã không được phép dự phiên tòa, mặc dù có sự can thiệp của giới ngoại giao.
“Những quan sát viên này bị sở di trú thẩm vấn sau đó,” IBA nói qua bản thông báo.
Hội Luật sư Quốc tế nói rằng quy ước quốc tế mà Việt Nam là một thành viên cho phép bị can được quyền có được một phiên tòa xử công khai và công bằng, và hội đã bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng về chuyện nhà nước cộng sản Việt Nam ngăn cấm hai thành viên của họ tham dự phiên tòa nói trên.
“Gởi quan sát viên đến tham dự phiên tòa là điều bình thường đã có lâu đời và được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Sự hiện diện của những quan sát viên độc lập và vô tư, không thiên vị giúp cho tiến trình xử án được xảy ra đúng chức năng và giúp bảo đảm quyền có được một phiên tòa công bằng,” ông Martin Solc nói, ông là đồng chủ tịch của viện nhân quyền, một phân ban của Hội Luật sư Quốc tế có trụ sở nằm ở Luân Đôn (London) và đại diện cho 30.000 luật sư trên toàn thế giới.
Một số nhà báo và ngoại giao ngoại quốc được phép theo dõi phiên tòa kéo dài một ngày từ một phòng bên cạnh qua hệ thống truyền hình trực tiếp mà âm thanh đôi lúc rất khó nghe.
Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, 43 tuổi, bị 16 năm tù ở trong lúc blogger Nguyễn Tiến Trung, 26 tuổi bị bản năm tù. Luật sư đấu tranh cho nhân quyền ông Lê Công Định, 41 tuổi, và ông Lê Thăng Long, 42 tuổi, mỗi người bị năm năm tù.
Kết án họ tội âm mưu lật đổ nhà nước cộng sản đã làm Liên hiệp châu Âu, đại sứ Hoa Kỳ và một bộ trưởng Anh quốc lên tiếng chỉ trích.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đáp ứng lại hôm thứ Sáu cho rằng phiên tòa diễn ra theo luật Việt Nam và quốc tế. Họ lên án người ngoại quốc đã can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam.
Một bài bình luận trên báo Quân đội Nhân dân hôm qua thứ Bảy nói rằng báo chí ngoại quốc đã cho đăng những bản tin cho thấy “thành kiến đối với nhà nước Việt Nam và cũng là một thái độ can thiệp qúa đáng vào chuyện nội bộ của một đất nước độc lập.”
© DCVOnline
Nguồn: (1) Global lawyers' group says barred from Vietnam trial. AFP, 23 January 2010
Cản Trở Sự Giám Sát của Quốc Tế tại phiên toà Xử Ls Lê Công Định ?
CLB Nhà Báo Tự Do
Tháng Một 20, 2010
http://clbnbtd.blogspot.com/2010/01/phai-chang-them-mot-ky-thuat-moi-cua.html
Thông tin mới nhất cho biết vào lúc 1 giờ trưa (giờ Việt Nam), ngày thứ tư, 19 tháng 1/2010, bà Erin Shaw đã phải dừng lại ở Bangkok, Thái Lan và không thể bay sang Việt Nam vì toà đại sứ VN tại Bangkok đã “cấp nhầm “tourist visa” cho bà Erin Shaw thay vì phải là “business visa” như bà yêu cầu.
Sau đây là phần tường thuật của bà Erin Shaw về sự kiện này và lý do bà không thể có mặt cùng hai luật sư George Hwang và Sinfah Tunsarawut tại phiên toà xét xử luật sư Lê Công Định sẽ diễn ra trong vài giờ nữa tại Toà Án Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh.
Bà Erin Shaw: “Tôi được Bộ Ngoại Giao Việt Nam thông báo cho biết đơn xin business visa của tôi đã được chấp thuận mang số 29 cấp ngày 11 tháng 1 năm 2010 nhưng khi tôi đến toà đại sứ Việt Nam tại Bangkok để nhận chiếu khán thì được thông báo là tôi đã được cấp “nhầm” tourist visa và vì thế tôi sẽ không thể nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện vai trò một giám sát viên toà án tại phiên toà xử Ls Lê Công Định”.
freelecongdinh: “Theo bà, lý do vì đâu lại có sự nhầm lẫn này ?”
Bà Erin Shaw: “Tôi không thể hiểu vì đâu lại có thể có sự nhầm lẫn như thế vì trong đơn xin chiếu khán, tôi đã ghi rõ là tôi xin “business visa” và trình bày toàn bộ lý do và mục đích của chuyến đi Việt Nam lần này là trong tư cách chính thức của thành viên Hội Đồng Thẩm Phán Quốc Tế đến Việt Nam nhằm quan sát phiên toà xét xử Ls Lê Công Định trong 2 ngày 20 và 21 tháng 1 năm 2010″.
freelecongdinh: “Ngoài mục đích giám sát phiên toà xử trong 2 ngày nói trên, bà có dự tính nào khác hơn không trong chuyến đi Việt Nam lần này ?”
Bà Erin Shaw: “Văn Phòng của Hội Luật Sư Quốc Tế và Hội Đồng Thẩm Phán Quốc Tế chúng tôi cũng đã gửi văn thư chính thức thông báo và yêu cầu với Bộ Tư Pháp Việt Nam là ngoài việc quan sát phiên toà, chúng tôi muốn có những buổi phỏng vấn chính thức với các cấp chính quyền liên hệ đến vụ án gồm Bộ Tư Pháp Việt Nam, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Chánh Toà Hình Sự Thẩm Phán, Công Tố Viên, Luật Sư Đoàn Thành Phố Hồ Chí Minh và các luật sư có quá trình biện hộ cho các vụ xử mang tính chính trị, nhân quyền cũng như thân nhân của các bị cáo v.v. hầu tìm hiểu về kinh nghiệm cũng như những gì họ đã trải qua khi liên hệ đến luật pháp tại VN”
freelecongdinh: “Bà nghĩ với những mục tiêu trên, nay không có sự hiện diện của bà trong phái đoàn, sẽ gây những trở ngại đáng kể nào cho 2 luật sư còn lại đang có mặt tại Việt Nam ?”
Bà Erin Shaw: “Tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng và sự ứng biến của 2 đồng nghiệp của tôi. Ông George Hwang là người đã từng có kinh nghiệm giám sát các phiên toà nổi tiếng tại các quốc gia Đông Nam Á trước đây và ông Sinfah Tusunrawut cũng là một luật sư nhân quyền lâu năm và dù không có mặt tôi, họ vẫn sẽ hoàn tất nhiệm vụ của chuyến công tác này. Tôi chỉ lấy làm tiếc là sẽ không được góp phần trong việc giám sát phiên toà và được gặp trực tiếp các đồng nghiệp khác tại VN”.
freelecongdinh: “Sự vắng mặt của bà trong phái đoàn giám sát phiên toà sẽ có ảnh hưởng gì không đến bản tường trình của phái đoàn sẽ đệ nạp lên Hội Luật Sư Quốc Tế ?”
Bà Erin Shaw: “Tuy tôi không thể tham dự phiên toà xử, nhưng Hội Đồng Thẩm Phán Quốc Tế và tôi sẵn sàng đóng góp những phân tích pháp luật dựa trên tiêu chuẩn quốc tế và sẽ cùng đứng tên trách nhiệm trong những bản tuyên bố chung”.
freelecongdinh: “Thành thật cảm ơn bà về những đóng góp của bà và các vị trong Hội Luật Sư Quốc Tế và Hội Đồng Thẩm Phán Quốc Tế cho công pháp nói chung và cho vụ án của Ls Lê Công Định nói riêng”.
Nguồn: http://freelecongdinh.wordpress.com
No comments:
Post a Comment