Tại Nước Tàu, Một Phong Trào Chống Đối Của Quần Chúng
In China, a Grass-Roots Rebellion
Ảnh hưởng của Bản Tuyên Cáo Đòi Nhân Quyền dần dần lan rộng mặc dù chính phủ cố gắng dẹp tan
Rights Manifesto Slowly Gains Ground Despite Government Efforts to Quash It
http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2009/01/28/AR2009012803886.html?hpid%3Dtopnews&sub=AR
Bài của Ariana Eunjung Cha trong phần Tin Quốc Ngoại của Báo Washingpon Post
Ngày thứ năm 29 tháng Giêng, 2009, trang 1 xấp A
TD chuyển ngữ
Tin Thượng Hải
Lần đầu tiên cô Tang XiaoZhao đọc thấy bản thỉnh nguyện kêu gọi dân chủ trong điện thư của cô, cô thấy cô đồng ý với tất cả các điểm nêu trong thư thỉnh nguyện đó, nhưng thực tình cô không muốn liên lụy vào chuyện này.
Cô XiaoZhao, một thiếu nữ xinh xắn trong lứa tuổi 30 trong ngành thẩm mỹ không bao giờ nghĩ mình lại có thể trở thành một người tranh đấu cho nhân quyền, mặc dù cũng như một số bạn, cô có một blog để viết về những chuyện xẩy ra xung quanh cô và những chuyện đời của cô, nhưng chính trị thì không hề có. Tuy nhiên vài ngày sau đó, cô làm một chuyện chính cô cũng không ngờ tới. Cô vào máy computer, và ghi tên cô vào văn kiện đó cùng với đầy đủ tên họ, địa chỉ, cũng như nơi làm việc rồi gửi đi tới một địa chỉ điện thư ghi trong văn kiện.
Trong buổi phỏng vấn, cô nói: “Tôi sợ chứ, nhưng tôi đã ký tên thầm trong bụng cả trăm lần trước khi gửi đi.” Chữ ký của cô là chữ ký thứ 3.943 trong danh sách đang thâu được trên 8.100 chữ ký trên toàn quốc. Mặc dù con số chữ ký này quá nhỏ bé, nhưng những người ký tên ủng hộ gồm đủ mọi thành phần đã giúp cho Bản Tuyên cáo Đòi Nhân quyền, còn gọi là Hiến Chương 08, trở nên một mốc quan trọng trong việc đòi dân chủ ở nước Tàu, một trong số rất ít cuộc tranh đấu chịu đựng được lâu dài, kể từ cuộc phản kháng ở Thiên An Môn năm 1989. Những người ký tên dĩ nhiên là có thể bị công an bắt giam hay bị trừng phạt.
Khi văn kiện được phổ biến trên mạng vào giũa tháng 12 thì số người biết đến rất ít. Phần lớn những người ký tên đầu tiên là những người thuộc thành phần trí thức, luật gia, học giả có tiếng tăm từ lâu, với lập trường rõ ràng đấu tranh đòi hỏi dân chủ. Chính phủ Trung quốc lập tức có biện pháp ngăn chặn việc phổ biến hiến chương, như là theo dõi chặt chẽ những người tình nghi là đã soạn thảo hiến chương, thẩm vấn, chất vấn những người ký tên, xóa bỏ tất cả những gì nói tới hiến chương này trên những mạng điện tử nằm sau tường lửa do họ đang kiểm soát.
Thế nhưng có chuyện khác thường xẩy ra. Những người dân thường như cô XiaoZhao từ trước tới nay không hề thắc mắc gì với chính quyền bây giờ bắt đầu gửi chuyền văn kiện tới mọi nơi và tự nhận mình là người ủng hộ cho cuộc tranh đấu đó. Những người ủng hộ bây giờ lan ra gồm cả các học giả, ký giả, phóng viên, chuyên viên điện toán, những người buôn bán, thương mãi, giáo sư sinh viên mà từ trước tới giờ không liên hệ đến một cuộc tranh đấu nào, và thêm cả những người thuộc các thành phần yếu kém hơn trong xã hội Tàu như những công nhân trong cơ xưỏng, các công nhân trong ngành xây dựng và kể cả các nông dân nữa.
“Đây là lần đầu tiên ở Trung Hoa có một văn kiện truyền bá ra công chúng với một hoạch định tương lai về chính trị cho Trung Quốc mà lại không do đảng Cộng Sản đề xướng,” Giáo Sư Xiao Quang, phụ giảng khoa báo chí tại Viện Đại học Berkely California, một người vận động cho nhân quyền và là giám đốc của China Internet Project. Chương trình này theo dõi các cuộc đối thoại trên mạng điện tử rộng lớn của Trung Hoa, những blogs và những trang điện tử. “Liên hệ với những người chống đối là một điều rất nguy hiểm, vì thế trong quá khứ, những người dân thường không ai ký tên vào những văn kiện như vậy. Nhưng lần này thì khác. Phong trào này đã trở thành phong trào của công dân.”
Đảng Cộng Sản Trung Hoa vẫn nắm giữ độc quyền cai trị, nhưng quyền lực của họ đang bị Hiến chương 08 chất vấn cũng như bị các hệ phái tư tưởng khác thử thách.
Vào ngày 13 tháng Giêng, 2009 một nhóm gồm hơn 20 nhà trí thức ký một lá thư ngỏ kêu gọi tẩy chay các chương trình về tin tức của đài truyền hình quốc doanh bởi vì các nhà trí thức này cho rằng chương trình đó là một hệ thống để tẩy não và loan truyền sai lạc một cách có hệ thống. Không liên quan gì tới nhóm này, cùng ngày, một nhật báo đã đăng một bài bình luận nêu rõ rằng quyền tự do ngôn luận đã được quy định trong hiến pháp, do vậy chính quyền không thể đơn phưong tự mình quyết định rằng một ý kiến nào đó là một ý kiến ‘vô lý hay không vô lý”, “cấp tiến hay phản động”.
Vào ngày mùng 7 tháng Giêng, 2009 một luật sư danh tiếng, ông Yan Yiming, đích thân tới Bộ Tài Chánh và nộp một đơn đòi hỏi phải công bố cho dân chúng biết toàn bộ ngân sách 2008 và 2009 kể cả các dữ kiện liên quan đến chương trình chấn hưng kinh tế 586 tỉ Mỹ Kim. “Chính quyền phải thực thi quyền hành một cách minh bạch giữa ánh sáng ban ngày, ” ông Yan YiMing khẳng định như vậy.
Và vào đầu tháng này, nhật báo Southern Weekend cũng nói lên nội dung tương tự như ý tưởng trong Hiến Chương 08, nhưng không nêu hẳn tên Hiến Chương 08. Báo Southern Weekend bày tỏ mối lo ngại cho tương lai của Trung Quốc và xác nhận việc ủng hộ các điểm “tiến bộ, dân chủ, tự do và nhân quyền.”
“Việc duy trì an ninh quốc gia và ổn định xã hội hiện nay đang lâm vào tình trạng trầm trọng,” ông Bộ Trưởng Công An Meng JianZhu cảnh giác các nhà lãnh đạo nước Tàu, theo như tường thuật của báo chí nhà nước.
Hiến Chương 08 đưa ra một kế hoạch thay đổi toàn diện hệ thống chính trị hiện hữu, chấm dứt chế độ chuyên quyền độc đảng, cho phép tự do ngôn luận, thiết lập một hệ thống tư pháp độc lập, thiết lập chế độ bầu cử trực tiếp. Hiến Chương 08 soạn thảo theo mẫu của Hiến Chương 77 ở Tiệp khắc năm 1977, 12 năm trước khi chế độ cộng sản bị sụp đổ ở Liên sô.
“Chính sách đổi mới của chính phủ Trung Quốc đã thất bại thảm hại,” Hiến Chương 08 nhận định như vậy. “Chính sách đổi mới đã tước đoạt quyền sống của người dân, tiêu diệt nhân phẩm và hủy hoại sự sinh sống bình thường của công dân. Do đó chúng tôi muốn biết Trung Hoa sẽ đi về đâu trong thế kỷ 21 này?”
Trọng tâm của văn kiện là kêu gọi viết lại hiến pháp đặt nặng việc tôn trọng quyền tự do.
“Tự do là nòng cốt trong tiêu chuẩn phổ quát của nhân loại. Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tụ họp, tự do liên lạc, tự do chọn chỗ sinh sống, và các tự do đình công, biểu tình và phản đối là một số trong các quyền tự do, là những hình thức thể hiện quyền tự do. Không có tự do, Trung quốc sẽ mãi mãi xa vời với thế giới văn minh, đã được khai hóa,” Hiến Chương 08 khẳng định như vậy.
Các cơ quan ngoài nước Trung Hoa theo dõi chặt chẽ sự biến chuyển của Hiến Chương 08 để coi xem chính phủ Trung Quốc làm sao để diệt được phong trào này.
Lãnh tụ số 4 của Trung Hoa, Jia QingLin, trong tờ báo Qiu Shi chuyên về lý thuyết Cộng Sản trong số phát hành giữa tháng Giêng đã cảnh cáo rằng quốc gia cần “phải thiết lập một bức tường phòng thủ chống lại sự quấy rối của những tư tưởng sai lầm của Tây phương .” Jia QingLin cho rằng hệ thống đa đảng và phân quyền là không đúng.
Tại trường Luật của Viện Đại Học Bắc kinh, các sinh viên thuộc đảng Cộng Sản được cảnh cáo không được liện hệ tới Hiến chương 08. Các nhà nghiên cứu tại các nhóm nghiên cứu do chính phủ tài trợ, Học Viện Khoa Học xã hội cũng đều được nhắc nhở như vậy.
Ít nhất đã có một người bị bắt giam vì tình nghi là người tổ chức của nhóm soạn thảo Hiến chương 08. Đó là ông Liu XiaoBo (Lưu Hiểu Ba) 53 tuổi, nhà phê bình văn học và là người chống đối chính quyền từng bị tù 20 tháng vì gia nhập đoàn sinh viên phản kháng biểu tình ở Thiên An Môn. Việc bắt giữ ông đã gây sôi nổi trên khăp thế giới. Các văn sĩ như Salman Rushdie và Margaret Atwood đã kêu gọi trả tự do cho ông.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Mỹ, ông Sean McCormack tuyên bố rằng Hoa Kỳ “cực kỳ lưu tâm đến các báo cáo rằng công dân Trung Hoa đã bị giam giữ, tra vấn, sách nhiễu” từ khi bản Hiến Chương được công bố. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Hoa Liu JanChao trả lời rằng Washington phải ngừng ngay việc xen vào nội bộ của nước khác.
Những vị nổi danh khác đã ký tên vào bản Hiến chương 08 kể cả Ai WeiWei, con của Ai Qing. một thi sĩ của chính quyền nổi tiếng về nghệ thuật và kiến trúc. He GuangHu, một giáo sư khoa tôn giáo của Trường Đại Học Nhân dân chuyên dạy về Cơ Đốc Học cũng đã ký tên, cũng như Bao Tong, một cựu lãnh tụ đảng Cộng Sản cũng đã ký tên ủng hộ Hiến Chương 08. Mao YuShi, 80 tuổi, một kinh tế gia là người đã góp phần vào việc duy trì chính sách đổi mới về kinh tế thị trường, đã công bố rằng mặc dù ông chưa ký tên vào Hiến Chương, nhưng ông đã giúp ý kiến cho những người soạn thảo Hiến Chương, cũng như ông đã ủng hộ bản Hiến Chương.
“Nước Tàu đang ở trong một giai đoạn chuyển tiếp rất khó khăn. Chúng ta phải nhận ra được tiêu chuẩn giá trị chung của thế giới mà đi theo chiều hướng dân chủ,’ ông Teng BiAo, một luật sư ở Bắc kinh nói. Ông được cảnh sát kêu lên sau khi ký tên. Cãnh sát cũng cảnh cáo ông từ đó về sau ông không được liên hệ gì với Hiến Chương 08 nữa.
Một khía cạnh nổi bật của Hiến Chương 08 lại chính là những người ký tên mà không có tiếng tăm gì, những người giống như cô Tang XiaoZhao.
Trên nhiều phương diện, cô XiaoZhao là một công dân kiểu mẫu. Một cô gái gan dạ cao chưa tới 150cm, quê ở Tứ Xuyên, sống ở Thượng Hải, là một người yêu nước, đóng thuế đầy đủ, thiện nguyện viên cho một trường coi sóc trẻ con của những người lao động du phương và khán giả mộ điệu của tuồng cổ. Cô là chị lớn của một gia đình có ba cô con gái của vùng nông nghiệp quê mùa, một nơi thiếu thốn việc học hành nhưng cô tự học bằng cách vớ được cái gì thì đọc hết cái ấy, kể cả chuyện tình Nhật bản cho đến các hòa ước chinh trị ở Trung Đông
Cô viết một blog vào tháng chạp, tựa đề là “Sau một trận khóc như mưa, tôi đã ký tên ủng hộ Hiến Chưong 08.” Chính quyền liên tục dập tắt blog của cô. Mặc dầu vậy bài viết được chuyển bằng imeo và các trang điện tử ra khắp thế giới. “Chúng tôi lớn lên, được nuôi sống băng những tin tức chính trị đầy những chất ngọt giả tạo như melanine trong sữa. Sự sợ hãi đã chất chứa đóng cứng như đá vào trong xương tủy chúng tôi,” cô viết, theo như bản dịch của báo China Digital Times, một trang tin điện tử do ông Xiao, giáo sư ngành báo chí của trường Berkley, một nhà tranh đấu cho nhân quyền.
Ở đây cô dùng chữ melanine để nói tới một chất hóa học cho thêm vào các công thức bào chế sữa cho trẻ em và một số thực phẩm của thú vật trong nhà. Hóa chất này làm cho số đo của lượng dinh dưỡng cao lên một cách giả tạo và gây bệnh hay có thể làm chết một số người tiêu thụ. Trong một cuộc phỏng vấn cô nói rằng nỗi lo sợ của cô nay đã biến thành sân hận sau khi cô nhận ra là blog của cô và các bài về Hiến Chương 08 bị kiểm duyệt xóa bỏ. Một buổi tối, cô chợt thấy thật buồn vì nhận ra rằng cô bị mất quyền tự do bày tỏ quan điểm mình. Do đó cô phải làm một cái gì.
“Như tôi, một người kém cỏi nhỏ bé với đầy lo âu sợ hãi, mà ký tên thì tôi nghĩ chắc có thể lôi cuốn người khác làm theo được,” cô nói. Trước khi blog của cô bị triệt hạ hoàn toàn vào ngày 13 tháng Giêng, cô đếm được 17 người góp ý cho biết đã ký tên vào Hiến Chương 08.
“Tôi mới ký tên,” một người viết. “Tôi khóc lúc tôi được biết là XiaoZhao khóc. Tôi không phải nổi cơn khóc vì những giọt nước mắt của XiaoZhao, nhưng tôi khóc vì phẫn uất và vì cảm thấy bất lực, bơ vơ.” Một người khác nhìn thấy môt tia hy vọng khi gặp phải sự kiểm duyệt gắt gao. “Bọn họ sẽ không cần phải kiểm duyệt xóa bỏ một cách điên cuồng như vậy, nếu như họ không sợ chúng tôi.” Một người khác viết ông “chuẩn bị quần áo ngay sau khi tôi ký tên. Tôi sẵn sàng. Tôi không muốn đi tù, nhưng tôi sẽ không sợ phải vào tù.”
XiaoZhao nói, cô cũng sẵn sàng nhận chịu hậu quả: “Tôi biết rõ những cái gì có thể xẩy ra cho tôi từ khi tôi ký tên tôi vào đó, nhưng tôi không còn sợ nữa. Tôi có quyền phát biểu ý kiến của tôi về một chuyện gì đó bằng chữ ký của tôi và tôi phải giữ cái quyền đó của tôi.
Liu Songjie và Zhang Jie ở Bắc Kinh đóng góp vào bản tin này
TD chuyển ngữ
http://www.doi-thoai.com/baimoi0109_389.html
Saturday, January 31, 2009
OBAMA SẼ ĐÓNG GÓP GÌ CHO TỰ DO Ở VIỆT NAM
THE WALL STREET JOURNAL
Ông Obama sẽ đóng góp gì cho tự do ở Việt Nam
Quyền lực mềm của Mỹ có thể khích lệ sự thay đổi dân chủ.
Duy Hoàng, từ số ra hôm nay của tờ Wall Street Journal Asia
Ngày 30-1-2009
http://online.wsj.com/article/SB123325940583929853.html
Đối với bất cứ ai từ một quốc gia không có tự do khi xem bài diễn văn nhậm chức của ông Barack Obama vào tuần trước, đều chắc chắn nhận thấy một trong những dòng sôi nổi nhất khi ông nói: “Và bởi vậy, xin gửi tới tất cả những người dân và chính quyền các nước khác đang chăm chú theo dõi chúng ta hôm nay … các bạn đều biết rằng Mỹ là một người bạn của mỗi quốc gia, và của mỗi người đàn ông, đàn bà, và trẻ nhỏ, những người đang tìm kiếm một tương lai hòa bình và phẩm giá. Và chúng tôi đang sẵn sàng lãnh đạo thế giới một lần nữa.”
Việt Nam là nơi hoàn hảo để mà bắt đầu.
Từ một vị trí mang tính chiến lược, Việt Nam nằm đúng ngay giữa Đông nam Á, cận kề bên Trung Quốc và Thái Lan và những tuyến đường biển chuyên chở hàng hóa quan trọng chạy dọc theo đó và xuyên qua Biển Đông. Nước Mỹ chỉ có thể có được quyền lợi từ việc có một chính thể dân chủ và hoà bình tại xứ sở đó. Từ một cái nhìn rộng lớn hơn, thì một trong những bước nhầm lẫn lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỷ 20 là bỏ rơi Việt Nam cho Đảng Cộng sản. Thời gian đã thay đổi, nhưng tiềm năng của Việt Nam như một vị trí then chốt trong tuyến phòng vệ cho một Đông nam Á tự do, đầy sức sống và nghị lực về kinh tế thì không đổi. Sử dụng quyền lực mềm, Hoa Kỳ đang sở hữu những ý nghĩa ngoại giao để giúp đỡ người Việt Nam, và những quyền lợi của người Mỹ.
Việt Nam đang ở thời điểm chín muồi cho sự thay đổi. Việt Nam không phải là Malaysia hay Indonesia, đang bị tắc nghẽn bởi xung đột giáo phái. VN cũng không giống với Trung Quốc, mặc dù có những nét tương tự trên bề mặt của các chính quyền cộng sản theo văn hóa Khổng giáo chính quyền nầy đã và đang cho phép dân chúng có sự tăng trưởng kinh tế để đổi lấy sự tuân phục chính trị.
Trong khi những nhà lãnh đạo Trung Quốc có những tham vọng cho vị thế cường quốc lớn, thì những người cộng sản Việt Nam duy trì một mối quan hệ chư hầu với Trung Quốc, dựa dẫm vào Bắc Kinh sự ủng hộ chính trị. Như một hệ quả, trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể điều khiển những tình cảm dân tộc chủ nghĩa để thúc đẩy hơn nữa sự kiểm soát của mình, thì Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải đè nén tư tưởng dân tộc xuống vì sợ rằng quyền kiểm soát (đất nước) của đảng sẽ bị đe doạ. Hà Nội cũng đã đối mặt với một cái giá cao hơn nhiều vì các chính sách sai lầm và những thất bại liên quan tới cải cách. Các công ty đa quốc gia không thể phớt lờ thị trường khổng lồ ở Trung Quốc, song họ có thể có đủ khả năng bỏ qua Việt Nam nếu như môi trường kinh doanh trở thành thử thách quá mức hay hệ thống chính trị quá hà khắc.
Một yếu tố mang tính quyết định khác là tính tương đối thuần nhất và các thái độ của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Với số lượng lên tới 1,5 triệu tại Hoa Kỳ và ba triệu trên khắp thế giới, người Việt hải ngoại hầu hết là thuyền nhân, họ đã trốn thoát khỏi VN như những người tị nạn chính trị khởi đầu từ năm 1975. Với một quá khứ chung, nhiều người đã chia sẻ niềm hy vọng cho một Việt Nam tự do và dân chủ trong tương lai. Trong khi đó, Việt Nam là một trong những nơi có số công chúng ủng hộ Hoa Kỳ mạnh mẽ nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, chính thể đương thời không ưa thích Hoa Kỳ, song “cư dân thành phố” lại yêu thích nước Mỹ. Chỉ cần chính sách của Hoa Kỳ chú trọng vào việc lôi cuốn dân chúng Việt Nam, thì nó có thể thu hút nguồn dự trữ khổng lồ về lòng thiện chí (của họ).
Không thể nói rằng Washington cần có hành động dứt khoát để thay đổi chế độ ở Hà Nội. Sự thay đổi về mặt chính trị, một khi việc ấy đến, sẽ phải là do chính tay của người dân Việt Nam làm ra. Thế nhưng nếu như ông Obama muốn khuyến khích sự tiến triển chính trị ở Việt Nam, ông có những công cụ sẵn sàng để có thể có một tác động lớn. Công cụ quan trọng nhất đơn giản là giọng điệu mà Washington sắp đặt cho mối quan hệ của mình với Hà Nội. Các giới chức người Mỹ cần phải rõ ràng rằng Hoa Kỳ sẽ hợp tác với chính thể đó chỉ tới mức độ coi như đó là chính quyền hiện thời, trừ phi nước Mỹ là một đối tác hàng đầu và trước hết với dân chúng Việt Nam.
Hoa Kỳ có thể bắt đầu nói thẳng ra thái độ phản đối những hành động bắt giữ không có lý do, những hành động đe doạ các nhà hoạt động dân chủ và những hạn chế đối với các tổ chức tôn giáo và chính trị độc lập. Đối với Hoa Kỳ, để có tiếng nói nhất quán, tất cả các cơ quan liên quan tới chính sách Việt Nam bao gồm Ngoại giao, Thương mại và Quốc phòng cần phải có những ưu tiên thích hợp. Một chính sách nhân quyền mạnh mẽ hơn cũng đòi hỏi rằng chính phủ phải bám chặt vào văn bản và tinh thần của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế. Chính quyền Bush đã mắc một sai lầm khi họ loại Việt Nam ra khỏi danh sách Các quốc gia cần Đặc biệt Quan tâm về những vi phạm quyền tự do tôn giáo nhằm thúc đẩy những mục tiêu ngoại giao khác.
Hoa Kỳ cần phải tham dự với mọi khía cạnh của đời sống xã hội Việt Nam. Giáo dục là một lĩnh vực then chốt. Các chương trình giành cho giới trẻ người Việt học tập nghiên cứu tại các trường đại học Hoa Kỳ phải nên nhận được ngân sách gia tăng. Cùng lúc, những cơ hội cần được tạo ra cho những giảng viên và chuyên gia trú đóng tại Hoa Kỳ để chia sẻ những ý tưởng với các cử toạ tại Việt Nam, ví như thông qua các diễn đàn được tổ chức bởi toà đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Các cuộc thảo luận chính trị-quân sự của Hoa Kỳ với chính phủ Việt Nam và chương trình Đào tạo và Huấn luyên Quân sự Quốc tế của Ngũ giác đài sẽ khuyến khích Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện đại hóa không phải chỉ khả năng hành quân, mà còn cho tư tưởng của họ liên quan tới sự cân bằng thích hợp giữa các mối quan hệ dân sự-quân sự và những nhiệm vụ chủ yếu của quân đội - là thứ để bảo vệ chống lại những mối đe doạ từ bên ngoài.
Hoa Kỳ cũng có thể giúp nhân dân Việt Nam có một tiếng nói trong tương lai của riêng họ bằng cách trợ giúp cho một xã hội dân sự. Trực tiếp hướng vào những lĩnh vực sức khỏe, giáo dục, tài trợ nhỏ và các chương trình khác thông qua các kênh chính thức của chính phủ Việt Nam không phải là một giải pháp có hiệu quả lâu dài. Hoa Kỳ có thể trợ giúp cho khả năng của các địa phương bằng việc thăm dò tất cả các cách thức hợp tác trực tiếp với các cá nhân và tổ chức trong cộng đồng Việt Nam. Hoa Kỳ nên thiết lập các cuộc đối thoại với các tổ chức ủng hộ dân chủ của Việt Nam và những người mang tư tưởng cải cách bên trong chế độ. Thông điệp của Hoa Kỳ nên là: “Chính nhân dân Việt Nam xác định chính quyền của riêng họ. Với tư cách là một người bạn của Việt Nam, chúng tôi mong muốn lắng nghe tất cả những ai có những quan điểm xây dựng.”
Quả thực, chính sách của Hoa Kỳ cần phải ăn khớp với lòng nhiệt tình dành cho sự thay đổi trên mặt cơ bản. Rút kinh nghiệm từ Đông Âu và những nơi khác, Hoa Kỳ cũng có thể giúp trấn an những ai đang nắm quyền lực rằng sự thay đổi không cần thiết là phá huỷ mà cũng không phải là mời đón những tình cảnh hỗn loạn.
Những quyết định về chính sách lớn của Hoa Kỳ đối với Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 – chẳng hạn như: thỏa thuận thương mại song phương và tình trạng bình thường hóa thương mại vĩnh viễn - thường được chứng minh là đúng bởi hiệu quả lâu dài của chúng dựa trên việc cổ vỏ sự cởi mở lớn rộng hơn nữa. Thế nhưng trong dài hạn có thể là một quãng thời gian rất dài. Sự chọn lựa chính sách cho chính quyền Obama không phải là liệu một Việt Nam tự do là một kết quả sau cùng được ưa chuộng trong dài hạn, mà là liệu chính sách ấy phải là một mục tiêu đang hoạt động trong ngắn hạn hơn hay không. Bằng việc đứng về phía người dân Việt Nam, Hoa Kỳ có cơ hội để biến đổi Việt Nam và cuối cùng là một vệt cắt lớn (theo mong muốn) của châu Á.
Ông Hoàng là một nhà lãnh đạo của Việt Tân, một đảng chính trị ủng hộ dân chủ trú tại Hoa Kỳ nhưng không được thừa nhận tại Việt Nam.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
31/01/2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/01/31/910/
---------------------------------------------------------------------
THE WALL STREET JOURNAL
Mr. Obama, Set Vietnam Free
American soft power can spur democratic change.
By DUY HOANG From today’s Wall Street Journal Asia
JANUARY 30, 2009
http://online.wsj.com/article/SB123325940583929853.html
Ông Obama sẽ đóng góp gì cho tự do ở Việt Nam
Quyền lực mềm của Mỹ có thể khích lệ sự thay đổi dân chủ.
Duy Hoàng, từ số ra hôm nay của tờ Wall Street Journal Asia
Ngày 30-1-2009
http://online.wsj.com/article/SB123325940583929853.html
Đối với bất cứ ai từ một quốc gia không có tự do khi xem bài diễn văn nhậm chức của ông Barack Obama vào tuần trước, đều chắc chắn nhận thấy một trong những dòng sôi nổi nhất khi ông nói: “Và bởi vậy, xin gửi tới tất cả những người dân và chính quyền các nước khác đang chăm chú theo dõi chúng ta hôm nay … các bạn đều biết rằng Mỹ là một người bạn của mỗi quốc gia, và của mỗi người đàn ông, đàn bà, và trẻ nhỏ, những người đang tìm kiếm một tương lai hòa bình và phẩm giá. Và chúng tôi đang sẵn sàng lãnh đạo thế giới một lần nữa.”
Việt Nam là nơi hoàn hảo để mà bắt đầu.
Từ một vị trí mang tính chiến lược, Việt Nam nằm đúng ngay giữa Đông nam Á, cận kề bên Trung Quốc và Thái Lan và những tuyến đường biển chuyên chở hàng hóa quan trọng chạy dọc theo đó và xuyên qua Biển Đông. Nước Mỹ chỉ có thể có được quyền lợi từ việc có một chính thể dân chủ và hoà bình tại xứ sở đó. Từ một cái nhìn rộng lớn hơn, thì một trong những bước nhầm lẫn lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỷ 20 là bỏ rơi Việt Nam cho Đảng Cộng sản. Thời gian đã thay đổi, nhưng tiềm năng của Việt Nam như một vị trí then chốt trong tuyến phòng vệ cho một Đông nam Á tự do, đầy sức sống và nghị lực về kinh tế thì không đổi. Sử dụng quyền lực mềm, Hoa Kỳ đang sở hữu những ý nghĩa ngoại giao để giúp đỡ người Việt Nam, và những quyền lợi của người Mỹ.
Việt Nam đang ở thời điểm chín muồi cho sự thay đổi. Việt Nam không phải là Malaysia hay Indonesia, đang bị tắc nghẽn bởi xung đột giáo phái. VN cũng không giống với Trung Quốc, mặc dù có những nét tương tự trên bề mặt của các chính quyền cộng sản theo văn hóa Khổng giáo chính quyền nầy đã và đang cho phép dân chúng có sự tăng trưởng kinh tế để đổi lấy sự tuân phục chính trị.
Trong khi những nhà lãnh đạo Trung Quốc có những tham vọng cho vị thế cường quốc lớn, thì những người cộng sản Việt Nam duy trì một mối quan hệ chư hầu với Trung Quốc, dựa dẫm vào Bắc Kinh sự ủng hộ chính trị. Như một hệ quả, trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể điều khiển những tình cảm dân tộc chủ nghĩa để thúc đẩy hơn nữa sự kiểm soát của mình, thì Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải đè nén tư tưởng dân tộc xuống vì sợ rằng quyền kiểm soát (đất nước) của đảng sẽ bị đe doạ. Hà Nội cũng đã đối mặt với một cái giá cao hơn nhiều vì các chính sách sai lầm và những thất bại liên quan tới cải cách. Các công ty đa quốc gia không thể phớt lờ thị trường khổng lồ ở Trung Quốc, song họ có thể có đủ khả năng bỏ qua Việt Nam nếu như môi trường kinh doanh trở thành thử thách quá mức hay hệ thống chính trị quá hà khắc.
Một yếu tố mang tính quyết định khác là tính tương đối thuần nhất và các thái độ của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Với số lượng lên tới 1,5 triệu tại Hoa Kỳ và ba triệu trên khắp thế giới, người Việt hải ngoại hầu hết là thuyền nhân, họ đã trốn thoát khỏi VN như những người tị nạn chính trị khởi đầu từ năm 1975. Với một quá khứ chung, nhiều người đã chia sẻ niềm hy vọng cho một Việt Nam tự do và dân chủ trong tương lai. Trong khi đó, Việt Nam là một trong những nơi có số công chúng ủng hộ Hoa Kỳ mạnh mẽ nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, chính thể đương thời không ưa thích Hoa Kỳ, song “cư dân thành phố” lại yêu thích nước Mỹ. Chỉ cần chính sách của Hoa Kỳ chú trọng vào việc lôi cuốn dân chúng Việt Nam, thì nó có thể thu hút nguồn dự trữ khổng lồ về lòng thiện chí (của họ).
Không thể nói rằng Washington cần có hành động dứt khoát để thay đổi chế độ ở Hà Nội. Sự thay đổi về mặt chính trị, một khi việc ấy đến, sẽ phải là do chính tay của người dân Việt Nam làm ra. Thế nhưng nếu như ông Obama muốn khuyến khích sự tiến triển chính trị ở Việt Nam, ông có những công cụ sẵn sàng để có thể có một tác động lớn. Công cụ quan trọng nhất đơn giản là giọng điệu mà Washington sắp đặt cho mối quan hệ của mình với Hà Nội. Các giới chức người Mỹ cần phải rõ ràng rằng Hoa Kỳ sẽ hợp tác với chính thể đó chỉ tới mức độ coi như đó là chính quyền hiện thời, trừ phi nước Mỹ là một đối tác hàng đầu và trước hết với dân chúng Việt Nam.
Hoa Kỳ có thể bắt đầu nói thẳng ra thái độ phản đối những hành động bắt giữ không có lý do, những hành động đe doạ các nhà hoạt động dân chủ và những hạn chế đối với các tổ chức tôn giáo và chính trị độc lập. Đối với Hoa Kỳ, để có tiếng nói nhất quán, tất cả các cơ quan liên quan tới chính sách Việt Nam bao gồm Ngoại giao, Thương mại và Quốc phòng cần phải có những ưu tiên thích hợp. Một chính sách nhân quyền mạnh mẽ hơn cũng đòi hỏi rằng chính phủ phải bám chặt vào văn bản và tinh thần của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế. Chính quyền Bush đã mắc một sai lầm khi họ loại Việt Nam ra khỏi danh sách Các quốc gia cần Đặc biệt Quan tâm về những vi phạm quyền tự do tôn giáo nhằm thúc đẩy những mục tiêu ngoại giao khác.
Hoa Kỳ cần phải tham dự với mọi khía cạnh của đời sống xã hội Việt Nam. Giáo dục là một lĩnh vực then chốt. Các chương trình giành cho giới trẻ người Việt học tập nghiên cứu tại các trường đại học Hoa Kỳ phải nên nhận được ngân sách gia tăng. Cùng lúc, những cơ hội cần được tạo ra cho những giảng viên và chuyên gia trú đóng tại Hoa Kỳ để chia sẻ những ý tưởng với các cử toạ tại Việt Nam, ví như thông qua các diễn đàn được tổ chức bởi toà đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Các cuộc thảo luận chính trị-quân sự của Hoa Kỳ với chính phủ Việt Nam và chương trình Đào tạo và Huấn luyên Quân sự Quốc tế của Ngũ giác đài sẽ khuyến khích Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện đại hóa không phải chỉ khả năng hành quân, mà còn cho tư tưởng của họ liên quan tới sự cân bằng thích hợp giữa các mối quan hệ dân sự-quân sự và những nhiệm vụ chủ yếu của quân đội - là thứ để bảo vệ chống lại những mối đe doạ từ bên ngoài.
Hoa Kỳ cũng có thể giúp nhân dân Việt Nam có một tiếng nói trong tương lai của riêng họ bằng cách trợ giúp cho một xã hội dân sự. Trực tiếp hướng vào những lĩnh vực sức khỏe, giáo dục, tài trợ nhỏ và các chương trình khác thông qua các kênh chính thức của chính phủ Việt Nam không phải là một giải pháp có hiệu quả lâu dài. Hoa Kỳ có thể trợ giúp cho khả năng của các địa phương bằng việc thăm dò tất cả các cách thức hợp tác trực tiếp với các cá nhân và tổ chức trong cộng đồng Việt Nam. Hoa Kỳ nên thiết lập các cuộc đối thoại với các tổ chức ủng hộ dân chủ của Việt Nam và những người mang tư tưởng cải cách bên trong chế độ. Thông điệp của Hoa Kỳ nên là: “Chính nhân dân Việt Nam xác định chính quyền của riêng họ. Với tư cách là một người bạn của Việt Nam, chúng tôi mong muốn lắng nghe tất cả những ai có những quan điểm xây dựng.”
Quả thực, chính sách của Hoa Kỳ cần phải ăn khớp với lòng nhiệt tình dành cho sự thay đổi trên mặt cơ bản. Rút kinh nghiệm từ Đông Âu và những nơi khác, Hoa Kỳ cũng có thể giúp trấn an những ai đang nắm quyền lực rằng sự thay đổi không cần thiết là phá huỷ mà cũng không phải là mời đón những tình cảnh hỗn loạn.
Những quyết định về chính sách lớn của Hoa Kỳ đối với Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 – chẳng hạn như: thỏa thuận thương mại song phương và tình trạng bình thường hóa thương mại vĩnh viễn - thường được chứng minh là đúng bởi hiệu quả lâu dài của chúng dựa trên việc cổ vỏ sự cởi mở lớn rộng hơn nữa. Thế nhưng trong dài hạn có thể là một quãng thời gian rất dài. Sự chọn lựa chính sách cho chính quyền Obama không phải là liệu một Việt Nam tự do là một kết quả sau cùng được ưa chuộng trong dài hạn, mà là liệu chính sách ấy phải là một mục tiêu đang hoạt động trong ngắn hạn hơn hay không. Bằng việc đứng về phía người dân Việt Nam, Hoa Kỳ có cơ hội để biến đổi Việt Nam và cuối cùng là một vệt cắt lớn (theo mong muốn) của châu Á.
Ông Hoàng là một nhà lãnh đạo của Việt Tân, một đảng chính trị ủng hộ dân chủ trú tại Hoa Kỳ nhưng không được thừa nhận tại Việt Nam.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
31/01/2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/01/31/910/
---------------------------------------------------------------------
THE WALL STREET JOURNAL
Mr. Obama, Set Vietnam Free
American soft power can spur democratic change.
By DUY HOANG From today’s Wall Street Journal Asia
JANUARY 30, 2009
http://online.wsj.com/article/SB123325940583929853.html
TIỀN TỆ VIỆT NAM
Tiền Tệ VN
http://e-cadao.com/tientevn/DanhSachTienVNAM.htm
Lịch Sử Tiền Tệ Việt Nam 1
Lịch Sử Tiền Tệ Việt Nam 2
Tiền Trước 1953
Tiền Các Thời Soán Nghịch
Tiền Nhà Ngô và Đinh
Tiền Nhà Lý
Tiền Nhà Trần
Tiền Nhà Lê
Tiền Giấy Nhà Hồ
Tiền Nhà Tây Sơn
Tiền Nhà Mạc và Chúa Nguyễn
Tiền Nhà Thanh Và Nhà Nguyễn
Tiền Thời Lê Văn Khôi
Tiền Kim Loại Thời Quân Chủ
Tiền Kim Loại Đông Dương
Tiền Kim Loại VNCH
Tiền Tệ Thời Pháp Thuộc
Việt Nam Cọng Hòa
Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa
Nguồn Gốc Tiền An Pháp Nguyên Bảo
Danh Sách Tiền Việt Nam Của Trang art-hanoi.com
http://e-cadao.com/tientevn/DanhSachTienVNAM.htm
Lịch Sử Tiền Tệ Việt Nam 1
Lịch Sử Tiền Tệ Việt Nam 2
Tiền Trước 1953
Tiền Các Thời Soán Nghịch
Tiền Nhà Ngô và Đinh
Tiền Nhà Lý
Tiền Nhà Trần
Tiền Nhà Lê
Tiền Giấy Nhà Hồ
Tiền Nhà Tây Sơn
Tiền Nhà Mạc và Chúa Nguyễn
Tiền Nhà Thanh Và Nhà Nguyễn
Tiền Thời Lê Văn Khôi
Tiền Kim Loại Thời Quân Chủ
Tiền Kim Loại Đông Dương
Tiền Kim Loại VNCH
Tiền Tệ Thời Pháp Thuộc
Việt Nam Cọng Hòa
Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa
Nguồn Gốc Tiền An Pháp Nguyên Bảo
Danh Sách Tiền Việt Nam Của Trang art-hanoi.com
HÃY SÁM HỐI ĐI, NGƯỜI CỘNG SẢN
HÃY SÁM HỐI ĐI, HỠI NGƯỜI CỘNG SẢN!
Chu Tất Tiến
http://anhduong.info/joomla/index.php?option=com_content&task=view&id=3102&Itemid=1
Trong không khí của ngày Xuân vừa chớm
Nhớ lại những kinh hoàng của Tết Mậu Thân
Nhớ những sợi kẽm gai ghì xiết tay chân
Những nhát cuốc đập vào đầu ghê rợn
Tiếng đạn réo bên tai nhờn nhợn
Máu đổ loang ngay trước hiên nhà
Tiếng khóc mẹ già oà vỡ, vang xa
Không bảo vệ được con trai khỏi đạn
Thiếu nữ gò má hồng tươi sáng
Mới vừa đây còn tươi nở như Xuân
Đã lặng im, phơi da bụng trắng ngần
Loang loáng máu, máu đỏ au trinh nữ
Những nhóm sinh viên từng say mê con chữ
Chợt biến thành “nợ máu với nhân dân”
Để xếp hàng trước dẫy hố trước sân
Nhận viên đạn của lũ người-hồn-thú
Từ vườn hoa đến đồng hoang, gió hú
Từ bờ sông, bãi sậy, đến thành đô
Thây người ngổn ngang, cây gẫy, cọc xô
Máu cha, máu mẹ, máu chị, em loang mãi
Tiếng rú, tiếng gào át tiếng AKa kinh hãi
Ôi! Mùa Xuân hay Mùa Gặt Thây Ma?
Mùa của Vũ Trụ hay Mùa của Quỷ Ma?
Lũ quỷ đỏ sao vàng kia như ác thú
Chúng nhân danh Chủ Nghĩa kia hung dữ
Giết người như bắn chó, giết heo
Những “nhà thơ” của chế độ cũng gào theo:
“Giết! Giết mãi, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng tươi tốt, lúa lên bông!” (1)
Giờ đây, chúng dùng bàn tay sắt bọc nhung
Để cai trị đám nhân dân cùng quẫn
Trong thinh lặng của nỗi đau uất hận
Chục triệu dân cùng muốn thét lên câu:
Hãy sám hối đi! Hãy quỳ gối, gục đầu!
-Xin lỗi Mẹ vì con vô lương, bất hiếu
Không cần biết đến sử xanh đàm tiếu
Chỉ mưu đồ cướp đất, giành dân
Giành đặc quyền cho chính bản thân
Rồi cai trị trên ngai vàng, hoang phí
-Xin lỗi non sông, những kỳ hoa, thảo dị
Đã tan hoang, cầy sới thảm thê
Gỗ quý, cây ngàn chặt vứt ủ ê
Rừng vàng, biển bạc đã bốc hơi, thành cát
Sông ngòi xanh tươi đã trở thành bãi rác
Chất độc thấm quanh, cả thế kỷ không rời
-Xin lỗi Tổ Tiên, ôi, nước mắt nghẹn lời
Từng tấc đất máu xương Tổ Tiên gìn giữ
Đã bị bán cho ngoại bang, kẻ thù hung dữ
Để con yên thân huởng gái đẹp, ruợu ngon
Nhà đất mênh mông, hồ tắm, sân gôn
Tiền viện trợ, con đốt hoài không hết
-Xin lỗi các Mẹ già, ngồi run run chờ Thần Chết
Đến rước đi một kiếp ngựa trâu
Ngồi bán củ khoai, nải chuối, buồng cau
Mong có đủ bữa cơm-khoai cho cháu
Người vợ trẻ, mắt mở to, đầy gân máu
Ngủ không yên bên lũ trẻ thiếu ăn
Bán sức người quần quật quanh năm
Thân cò lả, oặt ngang, như tấm giẻ
Vú sữa khô trên trái tim đầy lệ
Khắc khoải mong con một bữa no đầy
-Xin lỗi các em, tuổi thơ, gió lay
Sống èo oặt như cỏ cây, như rác
Vạn, triệu nhà mồ côi buồn, nghèo quay quắc
Chờ một nụ cười thiếu vắng trên môi
Tuổi thơ, ôi, tuổi thơ không có tình người
Không tiếng mẹ dỗ, cha đùa, chạy nhẩy
Chỉ có bô rác với que khều, chất thải
Sống vật vờ tôm tép quanh ao
Bụng phình giun, chân lá sậy, xanh xao
Mở to mắt nhìn những chiếc xe lộng lẫy
Những xa hoa của Thiên đường nào đấy
Những lầu cao hoa lệ, vũ trường
Nơi học sinh biến thành gái ăn sương
Bán trinh tiết để trải trang học phí..
-Ôi! Xin lỗi, xin lỗi những công nhân bình dị
Lấy sức người mong sỏi đá thành cơm
Không hề mơ được ngửi nhánh hoa thơm
Bởi tối tối làm “vợ thuê” thiên hạ.
-Xin lỗi những cô gái quê tàn tạ
Muốn xa quê, làm nô lệ ngoại nhân
Đứng trần truồng cho một lũ vô luân
So lưỡi, nắn tay, cậy răng, nắn ngực
Cố nghiến răng dù lửa xông hừng hực,
Miễn sao đi xa, tìm kiếm chút tương lai
Dù biết rằng thân gái dậm dài
Có thể sẽ sa vào động dữ
-Xin lỗi các thanh niên, sống đời vô lự
Tìm ruợu chè, bài bạc làm vui
Bởi tương lai, nếu không Đảng, không tươi
Sẽ chết rấp với cuộc đời khốn khổ
-Xin lỗi những vườn rau, núi cao, đất đỏ
Đã bị khai quang cho Tư Bản ăn chơi
Ruộng lúa, bờ ao thành biệt thự khơi khơi
Khách sạn, sân gôn, tầng tầng lớp lớp
Mặc cho Dân Oan đứng hàng hàng lớp lớp
Mỏi cổ kêu Trời, áo rách, mưa sa.
-Và, trên hết, xin lỗi Lịch Sử Bốn Ngàn năm đã qua
Chưa giai đoạn nào nhục nhằn như hiện tại
Tham nhũng tràn lan, dân ta thảm hại
Lãnh tụ cậy quyền, ỷ thế hiếp dân
Nhà Nước một ổ tham ô, giầu nghèo cách phân
Cả thế giới nhìn nước ta như ổ điếm
Cầm thẻ ngoại giao đi xa, nước ngoài cười mỉm
Vì sợ lũ trộm ngày, ăn cắp như ranh
Ôi, xin lỗi, xin lỗi làm sao đoạt lại thanh danh?
Làm sao sửa lại khúc quanh lịch sử?
Làm sao cho Dân ta lại ngời ngời, rạng rỡ?
“Viên ngọc Viễn Đông” oai vỹ biển Đông?
Làm sao trong Mùa Xuân, hoa nở đỏ hồng
Như nụ cười trẻ thơ, như hồn xuân trinh nữ?
Hãy sám hối đi! Hãy bỏ hình quỷ dữ
Trở về với Tổ Tiên, tạ tội với Vua Hùng
Tám mươi triệu người đang vò võ ngóng trông
Một đất nước Tự Do, tươi sáng.
Lịch sử đang chờ,
Hỡi các người Cộng Sản!
Chu Tất Tiến
Xuân Kỷ Sửu.
Chu Tất Tiến
http://anhduong.info/joomla/index.php?option=com_content&task=view&id=3102&Itemid=1
Trong không khí của ngày Xuân vừa chớm
Nhớ lại những kinh hoàng của Tết Mậu Thân
Nhớ những sợi kẽm gai ghì xiết tay chân
Những nhát cuốc đập vào đầu ghê rợn
Tiếng đạn réo bên tai nhờn nhợn
Máu đổ loang ngay trước hiên nhà
Tiếng khóc mẹ già oà vỡ, vang xa
Không bảo vệ được con trai khỏi đạn
Thiếu nữ gò má hồng tươi sáng
Mới vừa đây còn tươi nở như Xuân
Đã lặng im, phơi da bụng trắng ngần
Loang loáng máu, máu đỏ au trinh nữ
Những nhóm sinh viên từng say mê con chữ
Chợt biến thành “nợ máu với nhân dân”
Để xếp hàng trước dẫy hố trước sân
Nhận viên đạn của lũ người-hồn-thú
Từ vườn hoa đến đồng hoang, gió hú
Từ bờ sông, bãi sậy, đến thành đô
Thây người ngổn ngang, cây gẫy, cọc xô
Máu cha, máu mẹ, máu chị, em loang mãi
Tiếng rú, tiếng gào át tiếng AKa kinh hãi
Ôi! Mùa Xuân hay Mùa Gặt Thây Ma?
Mùa của Vũ Trụ hay Mùa của Quỷ Ma?
Lũ quỷ đỏ sao vàng kia như ác thú
Chúng nhân danh Chủ Nghĩa kia hung dữ
Giết người như bắn chó, giết heo
Những “nhà thơ” của chế độ cũng gào theo:
“Giết! Giết mãi, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng tươi tốt, lúa lên bông!” (1)
Giờ đây, chúng dùng bàn tay sắt bọc nhung
Để cai trị đám nhân dân cùng quẫn
Trong thinh lặng của nỗi đau uất hận
Chục triệu dân cùng muốn thét lên câu:
Hãy sám hối đi! Hãy quỳ gối, gục đầu!
-Xin lỗi Mẹ vì con vô lương, bất hiếu
Không cần biết đến sử xanh đàm tiếu
Chỉ mưu đồ cướp đất, giành dân
Giành đặc quyền cho chính bản thân
Rồi cai trị trên ngai vàng, hoang phí
-Xin lỗi non sông, những kỳ hoa, thảo dị
Đã tan hoang, cầy sới thảm thê
Gỗ quý, cây ngàn chặt vứt ủ ê
Rừng vàng, biển bạc đã bốc hơi, thành cát
Sông ngòi xanh tươi đã trở thành bãi rác
Chất độc thấm quanh, cả thế kỷ không rời
-Xin lỗi Tổ Tiên, ôi, nước mắt nghẹn lời
Từng tấc đất máu xương Tổ Tiên gìn giữ
Đã bị bán cho ngoại bang, kẻ thù hung dữ
Để con yên thân huởng gái đẹp, ruợu ngon
Nhà đất mênh mông, hồ tắm, sân gôn
Tiền viện trợ, con đốt hoài không hết
-Xin lỗi các Mẹ già, ngồi run run chờ Thần Chết
Đến rước đi một kiếp ngựa trâu
Ngồi bán củ khoai, nải chuối, buồng cau
Mong có đủ bữa cơm-khoai cho cháu
Người vợ trẻ, mắt mở to, đầy gân máu
Ngủ không yên bên lũ trẻ thiếu ăn
Bán sức người quần quật quanh năm
Thân cò lả, oặt ngang, như tấm giẻ
Vú sữa khô trên trái tim đầy lệ
Khắc khoải mong con một bữa no đầy
-Xin lỗi các em, tuổi thơ, gió lay
Sống èo oặt như cỏ cây, như rác
Vạn, triệu nhà mồ côi buồn, nghèo quay quắc
Chờ một nụ cười thiếu vắng trên môi
Tuổi thơ, ôi, tuổi thơ không có tình người
Không tiếng mẹ dỗ, cha đùa, chạy nhẩy
Chỉ có bô rác với que khều, chất thải
Sống vật vờ tôm tép quanh ao
Bụng phình giun, chân lá sậy, xanh xao
Mở to mắt nhìn những chiếc xe lộng lẫy
Những xa hoa của Thiên đường nào đấy
Những lầu cao hoa lệ, vũ trường
Nơi học sinh biến thành gái ăn sương
Bán trinh tiết để trải trang học phí..
-Ôi! Xin lỗi, xin lỗi những công nhân bình dị
Lấy sức người mong sỏi đá thành cơm
Không hề mơ được ngửi nhánh hoa thơm
Bởi tối tối làm “vợ thuê” thiên hạ.
-Xin lỗi những cô gái quê tàn tạ
Muốn xa quê, làm nô lệ ngoại nhân
Đứng trần truồng cho một lũ vô luân
So lưỡi, nắn tay, cậy răng, nắn ngực
Cố nghiến răng dù lửa xông hừng hực,
Miễn sao đi xa, tìm kiếm chút tương lai
Dù biết rằng thân gái dậm dài
Có thể sẽ sa vào động dữ
-Xin lỗi các thanh niên, sống đời vô lự
Tìm ruợu chè, bài bạc làm vui
Bởi tương lai, nếu không Đảng, không tươi
Sẽ chết rấp với cuộc đời khốn khổ
-Xin lỗi những vườn rau, núi cao, đất đỏ
Đã bị khai quang cho Tư Bản ăn chơi
Ruộng lúa, bờ ao thành biệt thự khơi khơi
Khách sạn, sân gôn, tầng tầng lớp lớp
Mặc cho Dân Oan đứng hàng hàng lớp lớp
Mỏi cổ kêu Trời, áo rách, mưa sa.
-Và, trên hết, xin lỗi Lịch Sử Bốn Ngàn năm đã qua
Chưa giai đoạn nào nhục nhằn như hiện tại
Tham nhũng tràn lan, dân ta thảm hại
Lãnh tụ cậy quyền, ỷ thế hiếp dân
Nhà Nước một ổ tham ô, giầu nghèo cách phân
Cả thế giới nhìn nước ta như ổ điếm
Cầm thẻ ngoại giao đi xa, nước ngoài cười mỉm
Vì sợ lũ trộm ngày, ăn cắp như ranh
Ôi, xin lỗi, xin lỗi làm sao đoạt lại thanh danh?
Làm sao sửa lại khúc quanh lịch sử?
Làm sao cho Dân ta lại ngời ngời, rạng rỡ?
“Viên ngọc Viễn Đông” oai vỹ biển Đông?
Làm sao trong Mùa Xuân, hoa nở đỏ hồng
Như nụ cười trẻ thơ, như hồn xuân trinh nữ?
Hãy sám hối đi! Hãy bỏ hình quỷ dữ
Trở về với Tổ Tiên, tạ tội với Vua Hùng
Tám mươi triệu người đang vò võ ngóng trông
Một đất nước Tự Do, tươi sáng.
Lịch sử đang chờ,
Hỡi các người Cộng Sản!
Chu Tất Tiến
Xuân Kỷ Sửu.
HÙ DOẠ NGƯỜI THĂM NUÔI TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ
CSVN Hù Dọa Người Thăm Nuôi Tù Nhân Chính Trị Dịp Tết
Việt Báo
Thứ Năm, 1/29/2009, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=140193
SAIGON (Tổng hợp) -- Thượng tọa Thích Thiện Minh - người tu sĩ Phật Giáo từng bị tù Cộng Sản hơn hai chục năm, người thành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo tại Việt Nam vừa cho biết là công an hù dọa những người đi thăm nuôi các tù nhân chính trị đang bị giam giữ.
Ông Lê Đông Phương, nhà ở ấp Phú Trường, thị trấn Chợ Giàm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, là một đảng viên Đảng Nhân Dân Hành Động bị kết án tù và được thả ra sau hơn mười năm. Nhân dịp Tết Kỷ Sửu, ông Lê Đông Phương đến trại Z30A để thăm nuôi một số anh em đảng viên ĐNDHĐ ngày 25-1-2009, nhưng không có kết quả. Khi trở về thì công an huyện Phú Tân và công an tỉnh An Giang đã mời ông làm việc và họ bảo là ông ta không nên họat động chính trị nữa. Công an nói là họ biết ở hải ngọai đã gởi tiền cho Lê Đông Phương để đi thăm nuôi những anh em còn ở trong tù và nêu đích danh là tiền từ bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi nhờ người gởi về.
Ông Lê Đông Phương trả lời rằng “vì tổ chức của tôi đấu tranh ôn hòa bất bạo động, đối thọai thay đối đầu nên tôi vẫn tiếp tục”.
Đảng Nhân Dân Hành Động do kỹ sư Nguyễn Sĩ Bình là chủ tịch và bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi làm phó chủ tịch ngọai vụ. Tháng 8 năm 1996, hai ông đã mở cuộc họp báo tại phòng hội khách sạn Ramada, Quận Cam, Nam Cali để thông báo chuyện 22 đảng viên Đảng Nhân Dân Hành Động bị bắt và kết án tù nhiều năm tại nhà tù tỉnh An Giang.
Cho đến nay chỉ có 4 người được thả, còn lại 18 đảng viên vẫn còn trong tù.
Hiện nay Đảng Nhân Dân Hành Động đã sáp nhập vào Đảng Dân Chủ Việt Nam để phối hợp cùng các nhà đấu tranh dân chủ trong nước đòi hỏi quyền sinh họat chính trị đa nguyên đa đảng cho đất nước Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, hiện là phó chủ tịch đặc trách hải ngọai cho biết là ông có gởi tiền nhờ trao cho mỗi tù nhân đảng viên NDHĐ mỗi người một trăm đô nhân mùa Tết đến gọi là tình của người hải ngọai vẫn nhớ đến người đấu tranh bị tù đày.
Cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền và đa nguyên đa đảng cho đất nước Việt Nam vẫn còn khó khăn vì bị nhà cầm quyền bắt bớ, đàn áp. Người trong nước trực diện với hòan cảnh là chính và người hải ngọai với sự hỗ trợ tinh thần lẫn tài chánh cũng là sự cần thiết cho cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ cho một Việt Nam dân chủ tự do phát triển.
Việt Báo
Thứ Năm, 1/29/2009, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=140193
SAIGON (Tổng hợp) -- Thượng tọa Thích Thiện Minh - người tu sĩ Phật Giáo từng bị tù Cộng Sản hơn hai chục năm, người thành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo tại Việt Nam vừa cho biết là công an hù dọa những người đi thăm nuôi các tù nhân chính trị đang bị giam giữ.
Ông Lê Đông Phương, nhà ở ấp Phú Trường, thị trấn Chợ Giàm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, là một đảng viên Đảng Nhân Dân Hành Động bị kết án tù và được thả ra sau hơn mười năm. Nhân dịp Tết Kỷ Sửu, ông Lê Đông Phương đến trại Z30A để thăm nuôi một số anh em đảng viên ĐNDHĐ ngày 25-1-2009, nhưng không có kết quả. Khi trở về thì công an huyện Phú Tân và công an tỉnh An Giang đã mời ông làm việc và họ bảo là ông ta không nên họat động chính trị nữa. Công an nói là họ biết ở hải ngọai đã gởi tiền cho Lê Đông Phương để đi thăm nuôi những anh em còn ở trong tù và nêu đích danh là tiền từ bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi nhờ người gởi về.
Ông Lê Đông Phương trả lời rằng “vì tổ chức của tôi đấu tranh ôn hòa bất bạo động, đối thọai thay đối đầu nên tôi vẫn tiếp tục”.
Đảng Nhân Dân Hành Động do kỹ sư Nguyễn Sĩ Bình là chủ tịch và bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi làm phó chủ tịch ngọai vụ. Tháng 8 năm 1996, hai ông đã mở cuộc họp báo tại phòng hội khách sạn Ramada, Quận Cam, Nam Cali để thông báo chuyện 22 đảng viên Đảng Nhân Dân Hành Động bị bắt và kết án tù nhiều năm tại nhà tù tỉnh An Giang.
Cho đến nay chỉ có 4 người được thả, còn lại 18 đảng viên vẫn còn trong tù.
Hiện nay Đảng Nhân Dân Hành Động đã sáp nhập vào Đảng Dân Chủ Việt Nam để phối hợp cùng các nhà đấu tranh dân chủ trong nước đòi hỏi quyền sinh họat chính trị đa nguyên đa đảng cho đất nước Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, hiện là phó chủ tịch đặc trách hải ngọai cho biết là ông có gởi tiền nhờ trao cho mỗi tù nhân đảng viên NDHĐ mỗi người một trăm đô nhân mùa Tết đến gọi là tình của người hải ngọai vẫn nhớ đến người đấu tranh bị tù đày.
Cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền và đa nguyên đa đảng cho đất nước Việt Nam vẫn còn khó khăn vì bị nhà cầm quyền bắt bớ, đàn áp. Người trong nước trực diện với hòan cảnh là chính và người hải ngọai với sự hỗ trợ tinh thần lẫn tài chánh cũng là sự cần thiết cho cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ cho một Việt Nam dân chủ tự do phát triển.
KHU LITTLE SAIGON Ở SAN FRANCISCO
San Francisco qua mặt San Jose với khu Little Saigon
Nguyễn Minh Tâm tóm lược theo San Jose Mercury News 26/1/09
Thứ Sáu, ngày 30 tháng 1 năm 2009
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20090130_03.htm
Ký giả Ken McLaughlin của nhật báo San Jose Mercury News đi thăm khu Little Saigon của thành phố San Francisco nhân dịp Hội Chợ Tết ngày 18 tháng 1 vừa qua. Ông viết một bài khen ngợi nồng nhiệt sự thành công của khu Little Saigon tại thành phố San Francisco, cùng cách đối xử đầy thiện chí của cấp lãnh đạo thành phố với các sắc dân trong cộng đồng.
Thị Trưởng Gavin Newsom khánh thành cổng chào Little Saigon
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/Pic/khanh-thanh-cong-chao-LSG-SF.jpg
Sau đây là phần tóm lược bài viết đó.
Hai bức tượng sư tử bằng đá cẩm thạch đặt trên hai bệ cao 8 feet bằng đá hoa cương được dựng lên trong khu thương mại. Nơi đây có khoảng hơn một chục nhà hàng ăn. Thực khách ngồi ăn món những món ăn Việt Nam tuyệt vời, có người đang xì xụp húp tô Phở, và nói chuyện líu lo bằng ngôn ngữ của riêng họ, nghe như tiếng chim hót . Ở đây còn có hai hàng trụ đèn cao treo những tấm phướn nhiều mầu đẹp mắt, ghi hàng chữ: “Welcome to Little Saigon”, “Hân Hoan Chào Đón Quí Khách Đến Khu Little Saigon”.
Vâng, đó chính là khu Little Saigon của thành phố San Francisco.
Thành phố này có một khối dân số người Việt chỉ bằng một phần tám số dân Việt ở San Jose, và San Francisco còn có một khu Little Saigon vừa mới được thành lập để cùng gia nhập với các khu phố của các sắc dân khác như khu Phố Nhật, Japantown, khu Phố Tầu, Chinatown, và khu Phố Ý ở vùng North Beach.
20,000 người tham dự Hội Tết Kỷ Sửu Little Saigon SF
Nằm ẩn mình trong khu Tenderloin nghèo nàn dơ dáy, Little Saigon của San Francisco đã âm thầm được thành hình từ năm 2003, do một quyết định của Hội Đồng Thành Phố, với tỉ lệ ủng hộ tuyệt đối. Rồi đến mùa Hè năm ngoái, Thị Trưởng Gavin Newsom làm lễ cắt băng khánh thành cổng chào cho khu phố Little Saigon- trên cổng vào khu Little Saigon có tượng hai con bạch lân biểu tượng cho Hạnh Phúc và Bình An.
Cổng chào nằm ở ngã tư đường Larkin và Eddy. Và hôm nay (18.1.08), có khoảng 20,000 người từ khắp các nẻo đường của vùng Vịnh San Francisco rủ nhau về Khu Little Saigon này để cử hành
Hội Tết Mừng Xuân, ngày Tết Nguyên Đán của người Việt bắt đầu từ đây.
Cặp bạch lân dẫn vào khu phố Little Saigon San Francisco
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/Pic/cong-chao-LSG-SF.jpg
San Francisco đã cưu mang cộng đồng các sắc dân như thế nào?
Trong lúc chỉ vì hai chữ Little Saigon cư dân ở San Jose đã trải qua một cuộc tranh chấp gay gắt, công khai về việc đặt tên cho một khu vực thương mại.Trong khi đó vài năm qua, San Francisco đã tích cực xây dựng những khu phố của các sắc dân bằng cách cung cấp gần $100,000 đô la bằng tiền của thành phố để làm đẹp khu vực, và xây dựng trụ cổng chào vào khu Little Saigon.
Cô Tô Lệ Hằng, một thành viên trong Ủy Ban Gây Quỹ Xây Dựng Cổng Chào Little Saigon ở San Francisco cho biết: “San Francisco là một thành phố cấp tiến, chính quyền thành phố lúc nào cũng lắng nghe tiếng nói của người dân, và sẵn sàng đáp ứng nguyện vọng của dân chúng. Chính quyền thành phố luôn luôn làm rất nhiều điều tốt để phát huy những nền văn hoá đa dạng, và ngành du lịch.”.
Một số người lãnh đạo cuộc tranh đấu đòi hỏi danh xưng Little Saigon ở San Jose nói rằng họ cảm thấy hơi ganh tị, và đau nhói trước sự thành công của Khu Little Saigon ở San Francisco. Ông Steven Đỗ Văn Quang Minh, một Luật sư ở San Jose nói: “Cộng đồng người Việt ở trên đó nhỏ hơn cộng đồng ở dưới này rất nhiều, nhưng việc định danh Little Saigon của họ diễn ra một cách suông sẻ, không một chút trở ngại nào cả. Ngược lại, ở dưới này chúng tôi phải tranh đấu từng li từng tí một, để rồi kết quả là chúng tôi chỉ được tờ giấy phép treo các lá phướn lên, và phải móc tiền túi ra để trả cho các chi phí đó.”
Lá phướn Little Saigon và nhà hàng Việt Nam II tại góc đường Larkin & Ellis
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/Pic/la-phuon-LSG-SF.jpg
Chính thức mà nói, Khu Little Saigon của San Francisco chỉ chiếm có hai dẫy phố - trên đường Larkin khoảng giữa hai đường O'Farrell và Eddy- nhưng trong thực tế nó kéo dài ra khỏi phạm vi hai khu phố này, trên đó có khoảng 250 cơ sở doanh nghiệp của người Việt và nhiều cơ sở xã hội tiếp đón người Việt cũng như nhóm người di dân từ vùng Đông Nam Á.
Ông Đinh Mai, 54 tuổi, một cư dân sống lâu đời ở San Francisco, ông thoát khỏi Saigon vài ngày trước khi cộng sản chiếm được miền Nam hồi năm 1975. Ông tâm sự với chúng tôi: “Chúng tôi muốn sống ở đây, và coi nơi này như quê hương mới. Mình vẫn thường nghe câu hát bạn để lại con tim ở San Francisco là như thế. Riêng chúng tôi, chúng tôi đã để lại nỗi nhớ quê hương ở Saigon. Dù có sống giống như người Mỹ đến mấy đi chăng nữa, chúng ta cũng không tránh khỏi cái cảm giác bâng khuâng nhớ nhà, nhớ về Saigòn.”
Cách đây vài hôm, bác Đinh dùng cơm trưa với cô con gái 34 tuổi, tên là Liz Cong tại nhà hàng Bodega Bistro. Lúc trốn thoát khỏi Việt Nam, cô Liz Cong vẫn còn là một cô bé nhỏ xíu. Hiện nay cô là Y tá Giám Đốc trông nom bệnh nhân tại bệnh viện California Pacific Medical Center. Cô nóí cô thích đến khu Little Saigon, vì đến đây làm cho cô nhớ đến mẹ của cô. Vừa nói cô vừa gật đầu chỉ về phiá bà mẹ.
Ông Jimmy Hùynh, 48 tuổi và vợ ông, bà Diệp, đã dành dụm tiền bạc trong nhiều năm trơì để thực hiện cho kỳ được giấc mơ của mình là mở một tiệm phở. Và hai ông bà nghĩ rằng họ đã tìm một điạ điểm hoàn hảo đúng như ước muốn. Họ biến cải một nhà hàng ăn Mễ bị sập tiệm thành một tiệm Phở Việt Nam chỉ cách nhà hàng Bistro trong khu phố này vài căn.
Bà Diệp Huỳnh, 45 tuổi, đầu bếp chánh của tiệm Phở 2000 tiết lộ: “Chúng tôi cũng lo sợ cho tình hình kinh tế đang đi xuống, và hối hả chuẩn bị cho tiệm phở, nhưng thấy hàng xóm ai cũng rất tử tế,nên cảm thấy an ủi phần nào, và chúng tôi sẽ làm việc cật lực để lấy công làm lời.”.
Giống như vợ chồng ông bà Huỳnh, một nửa tổng số 13,000 người Việt Nam ở San Francisco là người Việt gốc Hoa, so với tỉ lệ 20% người Việt ở San Jose là gốc Hoa.
Khoảng 80% của hàng buôn bán trong khu Little Saigon là của người Việt. Nhưng vẫn còn chừa chỗ cho tiệm bán pizza, tên là New York Pizza. Anh Fahd Al-Karshi, người Yemen, làm Pizza trong tiệm này cho biết hầu như mọi người trong khu Little Saigon đều đồng ý rằng vài năm trở lại đây, khu vực này trở nên an ninh và sạch sẽ hơn trước rất nhiều.
Bác thợ sửa chữa nhà cửa Fredrick McCallister, 44 tuổi, từng sống cả đời mình trong khu Tenderloin kể lại rằng: “Hồi đầu thập niên 80's, khu vực này bê bối và loạn lắm. Gái điếm đi lên đi xuống,diễu phố đầy đường, cộng thêm mấy khứa say sưa đi tìm gái. Thôi thì lu bù phát khiếp. Bây giờ khá hơn trước nhiều lắm.”.
Đôi lúc chúng ta vẫn còn trông thấy vài bảng hiệu xốn con mắt. Bác McCallister chỉ cho chúng tôi thấy rạp chiếu phim sex ngay trước ngõ nhà bác, tên là New Century Theater, treo bảng quảng cáo “75 naughty hotties” (75 em bé nóng hổi, hư hết chỗ nói). Sau đó, bác McCallister nói tiếp: “Đến khi người Việt ào ạt đến đây định cư cách đây chừng hai thập niên, bạn bắt đầu trông thấy trẻ em chạy chơi quanh đây, làm cho khu phố trở nên dễ thương hơn.”.
Bản thân bác McCallister cũng cảm thấy ấm lòng với hai bức tượng sư tử ở cổng chào Little Sài Gòn góc đường Larkin và Eddy.
Bác nói nho nhỏ: “Hai ông lân ấy đang giữ an ninh cho chúng mình đấy. Tôi thực tình tin là như vậy.”.
Nguyễn Minh Tâm
tóm lược theo San Jose Mercury News 26/1/09
"How San Francisco fostered community"
đăng trên báo San Jose Mercury News ngày 26/1/09
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/Pic/SanJOse-Mercury-New-26-1.jpg
Nguyễn Minh Tâm tóm lược theo San Jose Mercury News 26/1/09
Thứ Sáu, ngày 30 tháng 1 năm 2009
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20090130_03.htm
Ký giả Ken McLaughlin của nhật báo San Jose Mercury News đi thăm khu Little Saigon của thành phố San Francisco nhân dịp Hội Chợ Tết ngày 18 tháng 1 vừa qua. Ông viết một bài khen ngợi nồng nhiệt sự thành công của khu Little Saigon tại thành phố San Francisco, cùng cách đối xử đầy thiện chí của cấp lãnh đạo thành phố với các sắc dân trong cộng đồng.
Thị Trưởng Gavin Newsom khánh thành cổng chào Little Saigon
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/Pic/khanh-thanh-cong-chao-LSG-SF.jpg
Sau đây là phần tóm lược bài viết đó.
Hai bức tượng sư tử bằng đá cẩm thạch đặt trên hai bệ cao 8 feet bằng đá hoa cương được dựng lên trong khu thương mại. Nơi đây có khoảng hơn một chục nhà hàng ăn. Thực khách ngồi ăn món những món ăn Việt Nam tuyệt vời, có người đang xì xụp húp tô Phở, và nói chuyện líu lo bằng ngôn ngữ của riêng họ, nghe như tiếng chim hót . Ở đây còn có hai hàng trụ đèn cao treo những tấm phướn nhiều mầu đẹp mắt, ghi hàng chữ: “Welcome to Little Saigon”, “Hân Hoan Chào Đón Quí Khách Đến Khu Little Saigon”.
Vâng, đó chính là khu Little Saigon của thành phố San Francisco.
Thành phố này có một khối dân số người Việt chỉ bằng một phần tám số dân Việt ở San Jose, và San Francisco còn có một khu Little Saigon vừa mới được thành lập để cùng gia nhập với các khu phố của các sắc dân khác như khu Phố Nhật, Japantown, khu Phố Tầu, Chinatown, và khu Phố Ý ở vùng North Beach.
20,000 người tham dự Hội Tết Kỷ Sửu Little Saigon SF
Nằm ẩn mình trong khu Tenderloin nghèo nàn dơ dáy, Little Saigon của San Francisco đã âm thầm được thành hình từ năm 2003, do một quyết định của Hội Đồng Thành Phố, với tỉ lệ ủng hộ tuyệt đối. Rồi đến mùa Hè năm ngoái, Thị Trưởng Gavin Newsom làm lễ cắt băng khánh thành cổng chào cho khu phố Little Saigon- trên cổng vào khu Little Saigon có tượng hai con bạch lân biểu tượng cho Hạnh Phúc và Bình An.
Cổng chào nằm ở ngã tư đường Larkin và Eddy. Và hôm nay (18.1.08), có khoảng 20,000 người từ khắp các nẻo đường của vùng Vịnh San Francisco rủ nhau về Khu Little Saigon này để cử hành
Hội Tết Mừng Xuân, ngày Tết Nguyên Đán của người Việt bắt đầu từ đây.
Cặp bạch lân dẫn vào khu phố Little Saigon San Francisco
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/Pic/cong-chao-LSG-SF.jpg
San Francisco đã cưu mang cộng đồng các sắc dân như thế nào?
Trong lúc chỉ vì hai chữ Little Saigon cư dân ở San Jose đã trải qua một cuộc tranh chấp gay gắt, công khai về việc đặt tên cho một khu vực thương mại.Trong khi đó vài năm qua, San Francisco đã tích cực xây dựng những khu phố của các sắc dân bằng cách cung cấp gần $100,000 đô la bằng tiền của thành phố để làm đẹp khu vực, và xây dựng trụ cổng chào vào khu Little Saigon.
Cô Tô Lệ Hằng, một thành viên trong Ủy Ban Gây Quỹ Xây Dựng Cổng Chào Little Saigon ở San Francisco cho biết: “San Francisco là một thành phố cấp tiến, chính quyền thành phố lúc nào cũng lắng nghe tiếng nói của người dân, và sẵn sàng đáp ứng nguyện vọng của dân chúng. Chính quyền thành phố luôn luôn làm rất nhiều điều tốt để phát huy những nền văn hoá đa dạng, và ngành du lịch.”.
Một số người lãnh đạo cuộc tranh đấu đòi hỏi danh xưng Little Saigon ở San Jose nói rằng họ cảm thấy hơi ganh tị, và đau nhói trước sự thành công của Khu Little Saigon ở San Francisco. Ông Steven Đỗ Văn Quang Minh, một Luật sư ở San Jose nói: “Cộng đồng người Việt ở trên đó nhỏ hơn cộng đồng ở dưới này rất nhiều, nhưng việc định danh Little Saigon của họ diễn ra một cách suông sẻ, không một chút trở ngại nào cả. Ngược lại, ở dưới này chúng tôi phải tranh đấu từng li từng tí một, để rồi kết quả là chúng tôi chỉ được tờ giấy phép treo các lá phướn lên, và phải móc tiền túi ra để trả cho các chi phí đó.”
Lá phướn Little Saigon và nhà hàng Việt Nam II tại góc đường Larkin & Ellis
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/Pic/la-phuon-LSG-SF.jpg
Chính thức mà nói, Khu Little Saigon của San Francisco chỉ chiếm có hai dẫy phố - trên đường Larkin khoảng giữa hai đường O'Farrell và Eddy- nhưng trong thực tế nó kéo dài ra khỏi phạm vi hai khu phố này, trên đó có khoảng 250 cơ sở doanh nghiệp của người Việt và nhiều cơ sở xã hội tiếp đón người Việt cũng như nhóm người di dân từ vùng Đông Nam Á.
Ông Đinh Mai, 54 tuổi, một cư dân sống lâu đời ở San Francisco, ông thoát khỏi Saigon vài ngày trước khi cộng sản chiếm được miền Nam hồi năm 1975. Ông tâm sự với chúng tôi: “Chúng tôi muốn sống ở đây, và coi nơi này như quê hương mới. Mình vẫn thường nghe câu hát bạn để lại con tim ở San Francisco là như thế. Riêng chúng tôi, chúng tôi đã để lại nỗi nhớ quê hương ở Saigon. Dù có sống giống như người Mỹ đến mấy đi chăng nữa, chúng ta cũng không tránh khỏi cái cảm giác bâng khuâng nhớ nhà, nhớ về Saigòn.”
Cách đây vài hôm, bác Đinh dùng cơm trưa với cô con gái 34 tuổi, tên là Liz Cong tại nhà hàng Bodega Bistro. Lúc trốn thoát khỏi Việt Nam, cô Liz Cong vẫn còn là một cô bé nhỏ xíu. Hiện nay cô là Y tá Giám Đốc trông nom bệnh nhân tại bệnh viện California Pacific Medical Center. Cô nóí cô thích đến khu Little Saigon, vì đến đây làm cho cô nhớ đến mẹ của cô. Vừa nói cô vừa gật đầu chỉ về phiá bà mẹ.
Ông Jimmy Hùynh, 48 tuổi và vợ ông, bà Diệp, đã dành dụm tiền bạc trong nhiều năm trơì để thực hiện cho kỳ được giấc mơ của mình là mở một tiệm phở. Và hai ông bà nghĩ rằng họ đã tìm một điạ điểm hoàn hảo đúng như ước muốn. Họ biến cải một nhà hàng ăn Mễ bị sập tiệm thành một tiệm Phở Việt Nam chỉ cách nhà hàng Bistro trong khu phố này vài căn.
Bà Diệp Huỳnh, 45 tuổi, đầu bếp chánh của tiệm Phở 2000 tiết lộ: “Chúng tôi cũng lo sợ cho tình hình kinh tế đang đi xuống, và hối hả chuẩn bị cho tiệm phở, nhưng thấy hàng xóm ai cũng rất tử tế,nên cảm thấy an ủi phần nào, và chúng tôi sẽ làm việc cật lực để lấy công làm lời.”.
Giống như vợ chồng ông bà Huỳnh, một nửa tổng số 13,000 người Việt Nam ở San Francisco là người Việt gốc Hoa, so với tỉ lệ 20% người Việt ở San Jose là gốc Hoa.
Khoảng 80% của hàng buôn bán trong khu Little Saigon là của người Việt. Nhưng vẫn còn chừa chỗ cho tiệm bán pizza, tên là New York Pizza. Anh Fahd Al-Karshi, người Yemen, làm Pizza trong tiệm này cho biết hầu như mọi người trong khu Little Saigon đều đồng ý rằng vài năm trở lại đây, khu vực này trở nên an ninh và sạch sẽ hơn trước rất nhiều.
Bác thợ sửa chữa nhà cửa Fredrick McCallister, 44 tuổi, từng sống cả đời mình trong khu Tenderloin kể lại rằng: “Hồi đầu thập niên 80's, khu vực này bê bối và loạn lắm. Gái điếm đi lên đi xuống,diễu phố đầy đường, cộng thêm mấy khứa say sưa đi tìm gái. Thôi thì lu bù phát khiếp. Bây giờ khá hơn trước nhiều lắm.”.
Đôi lúc chúng ta vẫn còn trông thấy vài bảng hiệu xốn con mắt. Bác McCallister chỉ cho chúng tôi thấy rạp chiếu phim sex ngay trước ngõ nhà bác, tên là New Century Theater, treo bảng quảng cáo “75 naughty hotties” (75 em bé nóng hổi, hư hết chỗ nói). Sau đó, bác McCallister nói tiếp: “Đến khi người Việt ào ạt đến đây định cư cách đây chừng hai thập niên, bạn bắt đầu trông thấy trẻ em chạy chơi quanh đây, làm cho khu phố trở nên dễ thương hơn.”.
Bản thân bác McCallister cũng cảm thấy ấm lòng với hai bức tượng sư tử ở cổng chào Little Sài Gòn góc đường Larkin và Eddy.
Bác nói nho nhỏ: “Hai ông lân ấy đang giữ an ninh cho chúng mình đấy. Tôi thực tình tin là như vậy.”.
Nguyễn Minh Tâm
tóm lược theo San Jose Mercury News 26/1/09
"How San Francisco fostered community"
đăng trên báo San Jose Mercury News ngày 26/1/09
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/Pic/SanJOse-Mercury-New-26-1.jpg
AI SỢ DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH ?
Ai sợ diễn biến hòa bình?
Thư tòa soạn
Báo Tổ Quốc số 57 ngày 1 tháng 2 năm 2009
Xin mời bấm vào đây để xem báo Tổ Quốc
Tháng 1 -2009 vừa qua Đảng CSVN đã không họp đại hội giữa nhiệm kỳ như dự định. Thay vào đó chỉ có hội nghị trung ương 9. Sự kiện này chứng tỏ có một cố gắng che đậy và trì hoãn.
Tuy vậy sự bối rối và phân hóa trong thượng tầng của đảng đã thể hiện rõ ràng, qua chênh lệch giữa thông báo của hội nghị và diễn văn bế mạc của tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Hai tài liệu này đã chỉ đồng nhất trên một nhận định là tình hình kinh tế sẽ rất nguy ngập, vì phải đương đầu cùng một lúc với hai nguy cơ đòi hỏi những biện pháp đối ngược: suy thoái và lạm phát.
Sự khác biệt lớn nhất giữa ông Mạnh, thay mặt cho bộ chính trị và ban bí thư, và tập thể ban chấp hành trung ương đảng chính là về điều quan trọng nhất: tương lai của đảng và chế độ cộng sản. Ông Mạnh nhắc đi nhắc lại âm mưu "diễn biến hòa bình" của "các thế lực thù địch" trong khi thông báo của hội nghị không hề đả động đến. Hai bên không cùng một lo âu.
Nổi bật hơn nữa, ông Mạnh còn lớn tiếng tố giác khuynh hướng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", xác nhận sự hiện diện của những người chủ trương dân chủ hóa đất nước ngay trong đảng. Những người này chắc chắn đã có một trọng lượng đáng kể ngay trong BCH trung ương khiến cho những lời báo động của ông Mạnh không được ghi vào thông báo của hội nghị, dù chỉ một cách qua loa.
Sự trẻ hóa nhân sự lãnh đạo của đảng bắt đầu từ đại hội VIII đã dần dần làm công việc của nó; nó đã đưa vào các vai trò lãnh đạo, kể cả vào trung ương đảng, những người thuộc lứa tuổi 50 và trẻ hơn, hiểu biết hơn và có cái nhìn thoáng hơn. Cuộc chuyển giao thế hệ không thể trì hoãn được nữa. Ông Mạnh đã tiết lộ một tin mừng: những đảng viên cao cấp trẻ của ĐCSVN không phải đều tham nhũng và thoái hóa; cũng có những người sáng suốt và có thiện chí.
Nhưng ai sợ diễn biến hòa bình? Quốc gia nào có thể tồn tại được mà không thay đổi để thích nghi với thực tại mới? Và có người bình thường nào không muốn những thay đổi đó diễn ra trong hòa bình?
Thái độ hung hăng chống "diễn biến hòa bình" thực ra chỉ là một tàn dư tâm lý của một giai đoạn đen tối trong đó người ta đã dại dột du nhập một chủ thuyết cho rằng người trong một nước phải đấu tranh giai cấp để tiêu diệt nhau thay vì giải quyết những bất đồng ý kiến và mâu thuẫn quyền lợi một cách văn minh, dân chủ, trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc.
Ban biên tập
Thư tòa soạn
Báo Tổ Quốc số 57 ngày 1 tháng 2 năm 2009
Xin mời bấm vào đây để xem báo Tổ Quốc
Tháng 1 -2009 vừa qua Đảng CSVN đã không họp đại hội giữa nhiệm kỳ như dự định. Thay vào đó chỉ có hội nghị trung ương 9. Sự kiện này chứng tỏ có một cố gắng che đậy và trì hoãn.
Tuy vậy sự bối rối và phân hóa trong thượng tầng của đảng đã thể hiện rõ ràng, qua chênh lệch giữa thông báo của hội nghị và diễn văn bế mạc của tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Hai tài liệu này đã chỉ đồng nhất trên một nhận định là tình hình kinh tế sẽ rất nguy ngập, vì phải đương đầu cùng một lúc với hai nguy cơ đòi hỏi những biện pháp đối ngược: suy thoái và lạm phát.
Sự khác biệt lớn nhất giữa ông Mạnh, thay mặt cho bộ chính trị và ban bí thư, và tập thể ban chấp hành trung ương đảng chính là về điều quan trọng nhất: tương lai của đảng và chế độ cộng sản. Ông Mạnh nhắc đi nhắc lại âm mưu "diễn biến hòa bình" của "các thế lực thù địch" trong khi thông báo của hội nghị không hề đả động đến. Hai bên không cùng một lo âu.
Nổi bật hơn nữa, ông Mạnh còn lớn tiếng tố giác khuynh hướng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", xác nhận sự hiện diện của những người chủ trương dân chủ hóa đất nước ngay trong đảng. Những người này chắc chắn đã có một trọng lượng đáng kể ngay trong BCH trung ương khiến cho những lời báo động của ông Mạnh không được ghi vào thông báo của hội nghị, dù chỉ một cách qua loa.
Sự trẻ hóa nhân sự lãnh đạo của đảng bắt đầu từ đại hội VIII đã dần dần làm công việc của nó; nó đã đưa vào các vai trò lãnh đạo, kể cả vào trung ương đảng, những người thuộc lứa tuổi 50 và trẻ hơn, hiểu biết hơn và có cái nhìn thoáng hơn. Cuộc chuyển giao thế hệ không thể trì hoãn được nữa. Ông Mạnh đã tiết lộ một tin mừng: những đảng viên cao cấp trẻ của ĐCSVN không phải đều tham nhũng và thoái hóa; cũng có những người sáng suốt và có thiện chí.
Nhưng ai sợ diễn biến hòa bình? Quốc gia nào có thể tồn tại được mà không thay đổi để thích nghi với thực tại mới? Và có người bình thường nào không muốn những thay đổi đó diễn ra trong hòa bình?
Thái độ hung hăng chống "diễn biến hòa bình" thực ra chỉ là một tàn dư tâm lý của một giai đoạn đen tối trong đó người ta đã dại dột du nhập một chủ thuyết cho rằng người trong một nước phải đấu tranh giai cấp để tiêu diệt nhau thay vì giải quyết những bất đồng ý kiến và mâu thuẫn quyền lợi một cách văn minh, dân chủ, trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc.
Ban biên tập
CÁI CHẾT CỦA MỘT DÒNG SÔNG
Cái chết của một dòng sông
Đỗ Thái Nhiên
Đăng ngày 31/01/2009 lúc 04:11:26 EST
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3496
Từ hơn một thập niên qua, tại Việt Nam, dư luận quần chúng cũng như báo chí đã có những tranh cãi ồn ào về sự việc Công ti Vedan ra đời năm 1991, vốn 100% của Đài Loan, chuyên sản xuất bột ngọt, tinh bột và các hoá chất khác… đã gây ô nhiễm môi trường, làm cho tôm cá chết hàng loạt trên sông Thị Vải. Năm 1995, một cách gián tiếp nhận lỗi về phần mình, công ti Vedan chấp nhận tự nguyện đóng góp 15 tỉ đồng Việt Nam để trợ giúp những nơi xảy ra tai nạn cá tôm chết hàng loạt.
Ngày 12 tháng 09 năm 2008, công ti Vedan bị bắt quả tang là đã xả nước hoá chất phế thải chảy trực tiếp xuống sông Thị Vải. Bề ngoài công ti Vedan cho xây dựng một hệ thống giả xử lý nước thải. Dung tích của hồ chứa nước dành cho sản xuất là 60.000 thước khối. Tuy nhiên, đằng sau hệ thống giải quyết nước thải giả kia, Vedan lại bí mật thiết kế một hệ thống ngầm rất tinh vi để xả thẳng nước thải độc hại xuống đáy sông Thị Vải. Trong trường hợp bị thanh tra, nhân viên Vedan chỉ cần một động tác gọn nhẹ là có thể làm cho hệ thống xử lý nước thải giả vận hành rầm rộ để dễ dàng qua mặt đoàn thanh tra. Công việc giải quyết chất thải theo đúng luật bảo vệ môi sinh rất tốn kém. Đó là lý do giải thích tại sao Vedan đã gian dối buộc sông Thị Vải mỗi ngày phải nhận khoảng 50 ngàn thước khối nước thải độc hại. Mười bốn năm qua sông Thị Vải hứng chịu hàng chục triệu thước khối chất độc.
Ngày nay, hai bên bờ sông Thị Vải bốc mùi hôi thối, nước sông đen ngòm, tôm cá hoàn toàn vắng bóng. Sông Thị Vải đã chết. Tiến sĩ môi trường Nguyễn Hữu Ninh từ Hà Nội cho rằng khi xây dựng nhà máy, công ti Vedan đã khai gian ở phần đánh giá tác động của nhà máy đối với môi trường chung quanh. Đó là cốt lõi của câu chuyện Vedan giết chết Thị Vải.
Ngày 08/10/2008 Bộ Tài Nguyên Môi Trường ra quyết định xử phạt công ti Vedan 267 triệu đồng Việt Nam tương đương với 17 ngàn mỹ kim. Tiến sĩ Lâm Minh Triết, phó chủ tịch hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi Trường bảo rằng tiền phạt vừa nói đã được tính toán tới mức cao nhất. Mặt khác, bộ Tài Nguyên Môi Trường còn cho rằng vụ Vedan không có đủ bằng chứng cấu thành để khởi tố hình sự. Như vậy sinh mệnh của một dòng sông đi kèm với sức khoẻ và quyền lợi kinh tế của nhiều triệu dân nghèo sinh sống ở ven sông Thị Vải chỉ đáng giá 17 ngàn mỹ kim.
Ngày 02/11/2008, phóng viên Đỗ Hiếu của đài Á Châu Tự Do cho biết: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động sản xuất của Vedan cho đến khi hoàn thành biện pháp xử lý nước thải theo đúng tiêu chuẩn bảo đảm an toàn về môi sinh. Thế nhưng mãi cho đến ngày 30/10/2008 Vedan vẫn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu cấp thiết của Bộ Tài Nguyên Môi Trường.
Ngày 07/11/2008, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN, nhấn mạnh cần phải duy trì việc sản xuất kinh doanh của Vedan để giải quyết việc làm, bảo đảm quyền lợi cho công nhân.
Ngày 19/12/2008, báo Người Lao Động của chế độ Hà Nôi loan báo: Người dân phải tự đi kiện để đòi công ti Vedan bồi thường thiệt hại chứ nhà nước không thể đứng ra kiện giùm. Người Lao Động còn nhấn mạnh: ai có quyền lợi bị xâm hại, chính người đó mới có quyền khởi kiện. Cơ quan nhà nước, tức tỉnh Đồng Nai, kiện giùm là sự việc bất bình thường.
Sự thiệt hại do Vedan gây ra cho sông Thị Vải và cho cư dân tỉnh Đồng Nai là hiển nhiên và vô cùng trầm trọng. Thế nhưng phản ứng cùa nhà câm quyền CSVN chỉ có tính chiếu lệ. Ngay cả số tiền phạt chỉ là 17.000 mỹ kim, Vedan cũng lờ đi không nộp phạt. Những hành động bao che của CSVN dành cho Vedan được dựa vào hai lý lẽ căn bản: Một là Hà Nội cho rằng “Vụ việc Vedan không có bằng chứng cấu thành để khởi tố hình sự”. Hai là Hà Nội yêu cầu người dân phải tự mình đi kiện Vedan, nhà nước CSVN không thể kiện giùm.
Mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp riêng. Tuy nhiên thế giới có những nguyên tắc chung về luật pháp, gọi tắt là nguyên tắc pháp căn quốc tế. Đến chừng mực nào thì hành động của một người bị xem là có tính hình sự? Nguyên tắc pháp căn trả lời rằng tính hình sự được xác định bởi hai thành tố.
Thứ nhất: hành động của bị can có tính gian trá. Vedan thiết lập hai hệ thống thoát nước. Hệ thống giả chỉ dùng để dối gạt giới chức kiểm tra môi sinh. Hệ thống bí mật dùng để thường xuyên thải hoá chất độc hai vào lòng sông Thị Vải. Như vậy hành động của Vedan là một gian dối lớn. Một mưu tính rất hiểm ác.
Thứ hai: hành động của bị can gây thiệt hai cho cá nhân hay cho xã hội. Nếu tuân thủ nguyên tắc bảo vệ môi sinh khi đào thải hoá chất, Vedan sẽ phải hao tốn tài chánh. Vì vậy Vedan quyết định bí mật giết chết sông Thị Vải, đồng thời tàn phá sức khỏe và đời sống kinh tế của hàng triệu lương dân. Đó là tất cả những thiệt hại Vedan đã gây ra cho con người và cho xã hội.
Có thể nói được rằng trên thế giới này, ngoại trừ CSVN, không ai không nhận ra tính hình sự trong vụ Vedan. Đối với những vụ án hình sự, cơ quan công tố (Viện Kiểm Sát) phải đứng khởi tố. Người bị thiệt hại chỉ đứng dân sự nguyên cáo để đòi bồi thường thiệt hại. Do đó lý luận cho rằng nhà nước CSVN không thể đi kiện Vedan giùm cho người dân hẳn nhiên là lý luận của nhà cầm quyền thiếu hẳn những hiểu biết sơ đẳng về luật pháp.
Vedan vi phạm luật hình sự, CSVN không dám truy tố. Ngược lại CSVN nhanh chóng giam tù tất cả những người đòi hỏi tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí… Mặc dầu những người này hành động ôn hòa, không hề gian dối, không hề gây thiệt hại cho xã hội.
Tại sao CSVN có thái độ bên bảo vệ, bên đàn áp như vừa kể? Câu trả lời như sau:
Đài Loan là quốc gia gốc của công ti Vedan. Vedan chuyên sản xuất: bột ngọt, tinh bột nước đường, acid glutamic, hoá chất lysine và các loại hoá chất khác. Sản phẩm do Vedan sản xuất được thị trường thế giới tiêu thụ rất mạnh. Tuy nhiên luật lệ bảo vệ môi sinh đòi hỏi công ti biến chế ra những sản phẩm kia phải trả một phí tổn rất cao. Nhằm giảm thiểu tối da phí tổn bảo vệ môi sinh trên lãnh thổ Đài Loan năm 1991 Vedan khởi công xây dựng nhà máy trên khu đất diện tích 120 hecta, tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Đông Nam Saigon. Website của Vedan Đài Loan xác nhận: “Hiện nay qui mô sản xuất bột ngọt và acid glutamic của công ti Vedan Việt Nam đã có thể thay thế cho Vedan Đài Loan, trở thành nhà máy sản xuất lớn nhất thế giới”. Nói rõ hơn, thế giới có hai Vedan: Vedan chủ đóng ở Đài Loan và Vedan tớ đóng tại Việt Nam. Vedan chủ chỉ biết thu lợi nhuận. Vedan Việt Nam cung ứng cho Vedan chủ hai dịch vụ trọng yếu. Một là công nhân với tiền lương rẻ mạt đi kèm với luật cấm đình công. Hai là bãi rác chứa hoá chất độc hại. Chính vì các lợi ích to lớn vừa kể, ông chủ Đài Loan đã lên kế hoạch thiết lập thêm hai nhà máy tinh bột với qui mô lớn: một ở VeThái tỉnh Gia Lai và một ở Phước Long tỉnh Bình Phước.
Nhìn vào diễn trình bành trướng Vedan tại Việt Nam: Từ Đồng Nai qua Gia Lai đến Bình Phước, giới quan sát hiểu ngay rằng: CSVN và Vedan đang gắn bó với nhau thông qua trao đổi quyền lợi. Một đàng là tư bản Đài Loan. Vedan có tiền vốn, có máy móc, có chuyên viên chế tạo ra sản phẩm. Vedan cần tiêu hủy rác hòa chất, nhưng không muốn trả chi phí bảo vệ môi sinh. Đàng kia là tư bản đỏ Việt Nam.
Nhờ vào bản chất của chế độ độc tài khắc nghiệt, tư bản đỏ Việt Nam có khả năng cung cấp cho Đài Loan giá lao động rẻ mạt và nhất là cung cấp cho Đài Loan quyền được tuỳ nghi sử dụng lãnh thổ Việt Nam làm bãi rác chứa hoá chất độc hại của Vedan. Dĩ nhiên bãi rác kiểu CSVN chỉ biết chứa rác, mọi kỹ thuật bảo vệ môi sinh đều bị CSVN dẹp bỏ. CSVN chỉ cần tiền cho thuê bãi rác.
So chiếu những cái có và những cái cần của hai đàng, mọi người hiểu ngay là tại sao Đài Loan Vedan và CSVN gắn bó với nhau, tai sao CSVN chỉ phat 17.000 Mỹ Kim nhưng Đài Loan lại lờ đi, không nộp phạt, tại sao CSVN khúm núm trước Vedan, và sau cùng, tại sao dòng sông Thị Vải bị cưởng bách đi vào cõi chết.
Viết về cái chết của sông Thị Vải, bài viết này muốn nêu bật thực tế rằng tại Việt Nam ngày nay có rất nhiều dòng sông, rất nhiều miền đất đã chết hay sẽ chết như Thị Vải đã chết. Trên quê hương Việt Nam mỗi lần một phần lãnh thổ, một vùng biển bị mang đi triều cống Bắc Phương, hoăc một dòng sông, một vùng đất gục chết trong môi sinh khắc nghiệt là mỗi lần CSVN có cơ hội chiếm giữ thêm lợi lộc tài chính và quyền hành. Đó là nội dung tội ác phản quốc của CSVN.
Đỗ Thái Nhiên
© Thông Luận 2009
Đỗ Thái Nhiên
Đăng ngày 31/01/2009 lúc 04:11:26 EST
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3496
Từ hơn một thập niên qua, tại Việt Nam, dư luận quần chúng cũng như báo chí đã có những tranh cãi ồn ào về sự việc Công ti Vedan ra đời năm 1991, vốn 100% của Đài Loan, chuyên sản xuất bột ngọt, tinh bột và các hoá chất khác… đã gây ô nhiễm môi trường, làm cho tôm cá chết hàng loạt trên sông Thị Vải. Năm 1995, một cách gián tiếp nhận lỗi về phần mình, công ti Vedan chấp nhận tự nguyện đóng góp 15 tỉ đồng Việt Nam để trợ giúp những nơi xảy ra tai nạn cá tôm chết hàng loạt.
Ngày 12 tháng 09 năm 2008, công ti Vedan bị bắt quả tang là đã xả nước hoá chất phế thải chảy trực tiếp xuống sông Thị Vải. Bề ngoài công ti Vedan cho xây dựng một hệ thống giả xử lý nước thải. Dung tích của hồ chứa nước dành cho sản xuất là 60.000 thước khối. Tuy nhiên, đằng sau hệ thống giải quyết nước thải giả kia, Vedan lại bí mật thiết kế một hệ thống ngầm rất tinh vi để xả thẳng nước thải độc hại xuống đáy sông Thị Vải. Trong trường hợp bị thanh tra, nhân viên Vedan chỉ cần một động tác gọn nhẹ là có thể làm cho hệ thống xử lý nước thải giả vận hành rầm rộ để dễ dàng qua mặt đoàn thanh tra. Công việc giải quyết chất thải theo đúng luật bảo vệ môi sinh rất tốn kém. Đó là lý do giải thích tại sao Vedan đã gian dối buộc sông Thị Vải mỗi ngày phải nhận khoảng 50 ngàn thước khối nước thải độc hại. Mười bốn năm qua sông Thị Vải hứng chịu hàng chục triệu thước khối chất độc.
Ngày nay, hai bên bờ sông Thị Vải bốc mùi hôi thối, nước sông đen ngòm, tôm cá hoàn toàn vắng bóng. Sông Thị Vải đã chết. Tiến sĩ môi trường Nguyễn Hữu Ninh từ Hà Nội cho rằng khi xây dựng nhà máy, công ti Vedan đã khai gian ở phần đánh giá tác động của nhà máy đối với môi trường chung quanh. Đó là cốt lõi của câu chuyện Vedan giết chết Thị Vải.
Ngày 08/10/2008 Bộ Tài Nguyên Môi Trường ra quyết định xử phạt công ti Vedan 267 triệu đồng Việt Nam tương đương với 17 ngàn mỹ kim. Tiến sĩ Lâm Minh Triết, phó chủ tịch hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi Trường bảo rằng tiền phạt vừa nói đã được tính toán tới mức cao nhất. Mặt khác, bộ Tài Nguyên Môi Trường còn cho rằng vụ Vedan không có đủ bằng chứng cấu thành để khởi tố hình sự. Như vậy sinh mệnh của một dòng sông đi kèm với sức khoẻ và quyền lợi kinh tế của nhiều triệu dân nghèo sinh sống ở ven sông Thị Vải chỉ đáng giá 17 ngàn mỹ kim.
Ngày 02/11/2008, phóng viên Đỗ Hiếu của đài Á Châu Tự Do cho biết: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động sản xuất của Vedan cho đến khi hoàn thành biện pháp xử lý nước thải theo đúng tiêu chuẩn bảo đảm an toàn về môi sinh. Thế nhưng mãi cho đến ngày 30/10/2008 Vedan vẫn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu cấp thiết của Bộ Tài Nguyên Môi Trường.
Ngày 07/11/2008, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN, nhấn mạnh cần phải duy trì việc sản xuất kinh doanh của Vedan để giải quyết việc làm, bảo đảm quyền lợi cho công nhân.
Ngày 19/12/2008, báo Người Lao Động của chế độ Hà Nôi loan báo: Người dân phải tự đi kiện để đòi công ti Vedan bồi thường thiệt hại chứ nhà nước không thể đứng ra kiện giùm. Người Lao Động còn nhấn mạnh: ai có quyền lợi bị xâm hại, chính người đó mới có quyền khởi kiện. Cơ quan nhà nước, tức tỉnh Đồng Nai, kiện giùm là sự việc bất bình thường.
Sự thiệt hại do Vedan gây ra cho sông Thị Vải và cho cư dân tỉnh Đồng Nai là hiển nhiên và vô cùng trầm trọng. Thế nhưng phản ứng cùa nhà câm quyền CSVN chỉ có tính chiếu lệ. Ngay cả số tiền phạt chỉ là 17.000 mỹ kim, Vedan cũng lờ đi không nộp phạt. Những hành động bao che của CSVN dành cho Vedan được dựa vào hai lý lẽ căn bản: Một là Hà Nội cho rằng “Vụ việc Vedan không có bằng chứng cấu thành để khởi tố hình sự”. Hai là Hà Nội yêu cầu người dân phải tự mình đi kiện Vedan, nhà nước CSVN không thể kiện giùm.
Mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp riêng. Tuy nhiên thế giới có những nguyên tắc chung về luật pháp, gọi tắt là nguyên tắc pháp căn quốc tế. Đến chừng mực nào thì hành động của một người bị xem là có tính hình sự? Nguyên tắc pháp căn trả lời rằng tính hình sự được xác định bởi hai thành tố.
Thứ nhất: hành động của bị can có tính gian trá. Vedan thiết lập hai hệ thống thoát nước. Hệ thống giả chỉ dùng để dối gạt giới chức kiểm tra môi sinh. Hệ thống bí mật dùng để thường xuyên thải hoá chất độc hai vào lòng sông Thị Vải. Như vậy hành động của Vedan là một gian dối lớn. Một mưu tính rất hiểm ác.
Thứ hai: hành động của bị can gây thiệt hai cho cá nhân hay cho xã hội. Nếu tuân thủ nguyên tắc bảo vệ môi sinh khi đào thải hoá chất, Vedan sẽ phải hao tốn tài chánh. Vì vậy Vedan quyết định bí mật giết chết sông Thị Vải, đồng thời tàn phá sức khỏe và đời sống kinh tế của hàng triệu lương dân. Đó là tất cả những thiệt hại Vedan đã gây ra cho con người và cho xã hội.
Có thể nói được rằng trên thế giới này, ngoại trừ CSVN, không ai không nhận ra tính hình sự trong vụ Vedan. Đối với những vụ án hình sự, cơ quan công tố (Viện Kiểm Sát) phải đứng khởi tố. Người bị thiệt hại chỉ đứng dân sự nguyên cáo để đòi bồi thường thiệt hại. Do đó lý luận cho rằng nhà nước CSVN không thể đi kiện Vedan giùm cho người dân hẳn nhiên là lý luận của nhà cầm quyền thiếu hẳn những hiểu biết sơ đẳng về luật pháp.
Vedan vi phạm luật hình sự, CSVN không dám truy tố. Ngược lại CSVN nhanh chóng giam tù tất cả những người đòi hỏi tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí… Mặc dầu những người này hành động ôn hòa, không hề gian dối, không hề gây thiệt hại cho xã hội.
Tại sao CSVN có thái độ bên bảo vệ, bên đàn áp như vừa kể? Câu trả lời như sau:
Đài Loan là quốc gia gốc của công ti Vedan. Vedan chuyên sản xuất: bột ngọt, tinh bột nước đường, acid glutamic, hoá chất lysine và các loại hoá chất khác. Sản phẩm do Vedan sản xuất được thị trường thế giới tiêu thụ rất mạnh. Tuy nhiên luật lệ bảo vệ môi sinh đòi hỏi công ti biến chế ra những sản phẩm kia phải trả một phí tổn rất cao. Nhằm giảm thiểu tối da phí tổn bảo vệ môi sinh trên lãnh thổ Đài Loan năm 1991 Vedan khởi công xây dựng nhà máy trên khu đất diện tích 120 hecta, tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Đông Nam Saigon. Website của Vedan Đài Loan xác nhận: “Hiện nay qui mô sản xuất bột ngọt và acid glutamic của công ti Vedan Việt Nam đã có thể thay thế cho Vedan Đài Loan, trở thành nhà máy sản xuất lớn nhất thế giới”. Nói rõ hơn, thế giới có hai Vedan: Vedan chủ đóng ở Đài Loan và Vedan tớ đóng tại Việt Nam. Vedan chủ chỉ biết thu lợi nhuận. Vedan Việt Nam cung ứng cho Vedan chủ hai dịch vụ trọng yếu. Một là công nhân với tiền lương rẻ mạt đi kèm với luật cấm đình công. Hai là bãi rác chứa hoá chất độc hại. Chính vì các lợi ích to lớn vừa kể, ông chủ Đài Loan đã lên kế hoạch thiết lập thêm hai nhà máy tinh bột với qui mô lớn: một ở VeThái tỉnh Gia Lai và một ở Phước Long tỉnh Bình Phước.
Nhìn vào diễn trình bành trướng Vedan tại Việt Nam: Từ Đồng Nai qua Gia Lai đến Bình Phước, giới quan sát hiểu ngay rằng: CSVN và Vedan đang gắn bó với nhau thông qua trao đổi quyền lợi. Một đàng là tư bản Đài Loan. Vedan có tiền vốn, có máy móc, có chuyên viên chế tạo ra sản phẩm. Vedan cần tiêu hủy rác hòa chất, nhưng không muốn trả chi phí bảo vệ môi sinh. Đàng kia là tư bản đỏ Việt Nam.
Nhờ vào bản chất của chế độ độc tài khắc nghiệt, tư bản đỏ Việt Nam có khả năng cung cấp cho Đài Loan giá lao động rẻ mạt và nhất là cung cấp cho Đài Loan quyền được tuỳ nghi sử dụng lãnh thổ Việt Nam làm bãi rác chứa hoá chất độc hại của Vedan. Dĩ nhiên bãi rác kiểu CSVN chỉ biết chứa rác, mọi kỹ thuật bảo vệ môi sinh đều bị CSVN dẹp bỏ. CSVN chỉ cần tiền cho thuê bãi rác.
So chiếu những cái có và những cái cần của hai đàng, mọi người hiểu ngay là tại sao Đài Loan Vedan và CSVN gắn bó với nhau, tai sao CSVN chỉ phat 17.000 Mỹ Kim nhưng Đài Loan lại lờ đi, không nộp phạt, tại sao CSVN khúm núm trước Vedan, và sau cùng, tại sao dòng sông Thị Vải bị cưởng bách đi vào cõi chết.
Viết về cái chết của sông Thị Vải, bài viết này muốn nêu bật thực tế rằng tại Việt Nam ngày nay có rất nhiều dòng sông, rất nhiều miền đất đã chết hay sẽ chết như Thị Vải đã chết. Trên quê hương Việt Nam mỗi lần một phần lãnh thổ, một vùng biển bị mang đi triều cống Bắc Phương, hoăc một dòng sông, một vùng đất gục chết trong môi sinh khắc nghiệt là mỗi lần CSVN có cơ hội chiếm giữ thêm lợi lộc tài chính và quyền hành. Đó là nội dung tội ác phản quốc của CSVN.
Đỗ Thái Nhiên
© Thông Luận 2009
VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ 4 ĐIỀU TIẾT LỘ
Võ Nguyên Giáp và 4 Điều Tiết Lộ
Trần Khải Thanh Thủy
TANGO'S BLOG - 1/30/2009 12:47:05 PM
http://www.take2tango.com/?display=5920
Ngay thời kỳ còn là giáo viên trường làng, với tư cách là con của cựu chiến binh, một người nổi tiếng với thành tích ... hiếu thắng, thích tranh luận, từng làm cho các thầy dạy mình (trường Lục quân khoá 4) nhiều phen... đớ lưỡi, cứng họng, đờ hàm, vì không trả lời nổi câu hỏi hóc búa của bố tôi, vốn xuất thân là
con quan - học rộng, tài cao con nhà nòi (ông tôi thường được gọi là thầy phán, tức thông dịch viên cho nhà nước đại Pháp, lương mỗi tháng 5 cây vàng, con cái học hành đỗ đạt, có cả tá con sen thằng ở trong nhà), ông đã thực sự gây được ấn tượng trong tầng lớp bạn bè cùng học cũng như các thầy cô, trong đó có tướng Giáp. Vì thế, ngay cả khi ông đã mất, bạn bè vẫn tiếp tục qua lại hỏi thăm, giúp đỡ gia đình tôi. Cũng vì thế, hai mẹ con tôi nhiều lần được theo những người bạn của bố vào thăm tướng Giáp tại nhà (số 25 Hoàng Diệu) cũng như trong các cuộc họp truyền thống của trường Lục Quân vào ngày 15-4 hàng năm. Khi đó, ông thường xuất hiện trước đám đông trong bộ đồ sĩ quan quân đội, nổi tiếng với câu nói hóm hỉnh: "Năm nay mình đã hơn 70 tuổi rồi, nhưng vẫn là một thanh niên già, vẫn có thể cưỡi ngựa, trèo đèo lội suối như thời kỳ còn ở Sông Công, Núi Guộc (Thái Nguyên), nơi trường Lục quân Trần Quốc Tuấn đóng quân.
Sau đó, tôi chuyển sang làm phóng viên báo đảng, cũng là phóng viên nữ duy nhất của toà soạn báo Cựu Chiến Binh, nên càng có điều kiện tiếp xúc với tướng Giáp nhiều hơn (vào các dịp lễ thượng thọ, sinh nhật, lễ, tết v.v) ..một trong những lần đó là ngày sinh lần thứ 84 của ông. Giữa các đoàn khách nườm nượp ra vào, đa phần là bộ đội lính tráng, ông vui vẻ hồ hởi bắt tay từng người, nhận của học trò Nguyễn Thuỵ Ứng (dịch giả Sông Đông êm đềm 4 tập), một bức tranh khổ rộng chỉ duy nhất một chữ thọ với 1.000 kiểu viết khác nhau. Cuối cùng, dường như không nén nổi xúc động trước sự quan tâm đặc biệt của mọi người, ông cất giọng trầm, đục kể lại:
- Tôi đã tưởng sẽ đem những điều bí mật của mình xuống mồ, nhưng tôi không ngờ trời cho tôi thọ đến vậy. Vì thế, trong lần sinh nhật lần thứ 84 này, tôi xin tiết lộ 4 điều bí mật trong cuộc đời tôi để anh em biết. Lập tức cả căn phòng lặng phắc, nghe rõ cả tiếng gió lao xao trên các tàu lá dừa ngoài vườn.
Điều thứ nhất - ông kể: Năm 1971, còn gọi là chiến dịch đỏ lửa tại thành cổ Quảng Trị. Khi đó, tôi vẫn lấy phương châm tiến công như mọi khi: "Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy yếu tố bất ngờ để tạo thế chủ động, giúp địch trở tay không kịp". Cứ dùng chiến tranh du kích tiêu diệt hàng ngày, hàng giờ, hết đêm này sang đêm khác để địch suy tổn lực lượng rồi đánh cấp tập một trận giải phóng dứt điểm thành cổ như mọi trận khác vẫn diễn ra từ trước đến nay. Không ngờ quan điểm của tôi bị Ba Duẩn (tức Lê Duẩn) bác bỏ không thương tiếc. Giữa hội nghị, anh Ba đập tay xuống bàn, quát: - "Thế là giảm sút ý chí chiến đấu. Phải cho địch biết thế nào là quả đấm chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Vì vậy tôi yêu cầu: Cứ đánh vỗ mặt thành cổ Quảng Trị cho tôi. Sống chết, đúng sai tôi chịu trách nhiệm".
Kết quả trong suốt 60 ngày đêm của chiến dịch thành cổ, cứ 5 giờ 30 phút chiều, khi trời bắt đầu nhập nhoạng tối, một đại đội ta có mặt ở bên này bờ sông Thạch Hãn, lặng lẽ bơi sang để đánh vỗ mặt thành, 8 giờ 30 phút bơi trở về chỉ còn được mươi, mười lăm người. Lần nhiều nhất là 35 đồng chí (cả lành lặn, cả bị thương). Lần ít chỉ còn 5, 7 đồng chí thương tích đầy người, thậm chí có lần cả một khúc sông, không một bóng người, chỉ có tiếng gió hú ghê rợn như những âm hồn vọng vang khắp đáy sông. Như vậy, trung bình mỗi ngày ta tiêu hao một đại đội chủ lực (khoảng 135 đồng chí), và 60 ngày đêm tấn công thành cổ cũng là 60 ngày đêm ta mất gần một vạn người, biến thành cổ Quảng Trị thành nấm mồ chôn thanh niên, sinh viên trí thức Việt Nam.
Thứ hai, vươn cao cái cổ gầy, phát ra giọng nói nửa như kiêu hãnh, nửa như nuối tiếc, khuôn mặt đẫm vẻ u hoài, bí ẩn, ông tiếp: - Lẽ ra ta không có được chiến thắng lẫy lừng là giải phóng Miền Nam, chỉ vì sau hội nghị Paris 1973, anh Ba Duẩn ra chỉ thị ngừng tất cả các cuộc tấn công lại, chỉ tập trung vào củng cố
lực lượng, tăng gia sản xuất, nuôi quân cho tốt rồi sau vài năm phát triển vượt bậc sẽ đánh một trận tơi bời, dứt điểm, không để địch có cơ ngóc đầu phản công như hồi tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968 nữa.
Khi kế hoạch đưa ra, rất nhiều anh em, tướng tá cũng như lãnh đạo đơn vị không hài lòng, nhưng là lệnh của cấp trên nên buộc phải chấp hành, không ngờ, phía dưới, cũng như vùng sâu vùng xa, lực lượng dân quân, du kích, bộ đội địa phương, phần đang phát triển mạnh nên không chịu ngừng kế hoạch luyện tập, tấn công lại, phần vì không nhận được lệnh trên nên cứ âm thầm chuẩn bị. Thế là như đứa bé đang tuổi ăn tuổi lớn, không có cách gì ngừng sự phát triển lại được nên đành để vậy. Nhờ đó ta có được chiến thắng vĩ đại vào 4-1975.
Ngừng lời, đưa mắt nhìn khắp hàng quân, chiến sĩ, học trò một thời đầy tin cẩn, ông lên tiếng bằng chất giọng khàn, đục, nghiêm trang:
Thứ 3, khi biết sớm muộn gì ta cũng tấn công vào dinh độc lập, chiến thắng dứt điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ dằng dặc 21 năm, tôi có đưa ra đề nghị:
Ta đánh giặc để thống nhất hai miền, để làm theo lời dạy của Hồ Chủ tịch: "Hễ còn một tên xâm lược trên bờ cõi Việt Nam, phải quét sạch nó đi". Riêng các phái đoàn ngoại giao của Mỹ cũng như đại sứ quán Mỹ đóng tại Việt Nam, ta nên tôn trọng vì họ là những người chứng kiến cuộc chiến tranh này và họ sẽ ghi nhận thành tích của chúng ta, không nên đối xử thô bạo với họ như kẻ thù, không ngờ anh Ba Duẩn trợn mắt quát:
Không được, phải đánh chết những con chó, kể cả khi nó đã rơi xuống nước. Tất cả bọn Mỹ, dù là cán bộ ngoại giao hay Lầu Năm Góc đều là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Vì thế, phải chiến đấu quét sạch chúng đi, không để một tên xâm lược nào trên mảnh đất chúng ta.
Quá khứ đè nặng trên đôi chân của tuổi 84, đang nói, ông ngồi phịch xuống ghế, cạnh bà Hà (vợ ông) gương mặt đẫm vẻ hoang mang ngơ ngác, cũng như thoáng chút bần thần;
- Cũng vì quen với tiền lệ ở các quốc gia khác, quân đội cứ đánh, còn cán bộ ngoại giao đóng vai trò quan sát, không hề bị chi phối bởi cục diện giữa hai trận tuyến, kẻ thắng, người thua, nên đại sứ quán Mỹ, các phóng viên mặt trận, vẫn ung dung tự tại trước cuộc tấn công ngày một ồ ạt và thế thắng như chẻ tre
của ta... Không ngờ, khi lệnh anh Ba Duẩn ban ra, tất cả đang từ thế chủ động thành bị động, phải lập tức thu xếp đồ đoàn ra về trước khi Sài Gòn giải phóng. Chính vì thế cảnh vô cùng hỗn loạn trong các ngày 28, 29, 30/4/75 xảy ra. Hàng chục máy bay lên thẳng bị hàng trăm người đeo bám, để lại một dấu ấn nhục nhã trong lịch sử nước Mỹ. Ngay sau đó ta phải trả một giá qúa đắt cho chính sách cực đoan của mình. Hiếu thắng một giây, kiêu ngạo một giờ mà đổi bằng cái giá của 20 năm cấm vận. Cả nước vật lộn trong mưu sinh, khốn khó của thời hậu chiến.
Giọng ông cất cao lên một nấc, trở lại tư thế nhìn thẳng, ông đưa bàn tay khô héo, chi chít các vết đồi mồi, lên cổ, lên ngực, cố giữ một cơn ho:
Thứ 4, ngay từ cuối năm 1979, khi biết Pol-Pot gây ra hoạ diệt chủng ở Căm pu Chia, tôi đã phát biểu trong cuộc họp: "Trong hai thằng Lào và Căm pu Chia , chỉ có thằng Lào là anh em với mình thôi, còn thằng Căm pu Chia sẽ phản lại Việt Nam mình đó, không nên đưa quân sang giúp nó, khi chưa có sự lên tiếng của quốc tế". Nhưng anh Ba Duẩn nhận định: Việt, Lào, Căm pu Chia là 3 nước láng giềng, như 3
thế chân kiềng kê trên mảnh đất Đông Dương nên phải giúp nó, sau đó sẽ có kế hoạch thôn tính nó sau... Kết quả, sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, dân tộc ta đã mất cả triệu người con ưu tú, nay thanh niên trai tráng, rường cột quốc gia lại bị điều động bắt lính vô tội vạ để sang chiến đấu tại chiến trường K. Bởi cùng học thầy Trung Quốc nên lối đánh của chúng rất khó chơi, cũng thiên về quấy rối du kích, đánh không theo bài bản nào, chỉ nghi binh, đánh cấp tập rồi rút lui, đồng thời rải mìn vô tội vạ, khiến cho lực lượng ta thương vong nhiều không kể xiết. Tôi nhớ lần tới một trạm phẫu trung đoàn. Trung bình một ngày anh em bác sĩ ta phải cưa 40 chân chiến sĩ do bị mìn cài, mìn đặt...Trong điều kiện thuốc men thiếu thốn, thuốc giảm đau cũng như gây mê đều hạn chế, anh em kêu khóc như ri. Chỉ sau một tuần là số chân bị cưa xếp cao như núi, hơn hẳn đầu người một tầm tay với. Mùi thịt cháy, mùi máu tanh, mùi thối rữa toả ra khắp vùng, đi cách xa trạm cả 7,8 km rồi mà mùi hôi thối vẫn xông lên nồng nặc..."
Ngay sau đó, bà Đặng thị Hà - con gái ông Đặng Thai Mai (nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi của Việt Nam) đứng dậy, kéo ông ra khỏi khu vực đặt bàn ghế tiếp khách, và yêu cầu chúng tôi về để ông nghỉ vì chỉ tính tiếp mỗi đoàn 15 phút hay nửa tiếng, thì cả ngày ông đã phải tiếp mấy chục đoàn rồi. Và bà với tư cách là người vợ chăm sóc sức khoẻ của chồng, phải kéo ông ra kịp thời trước cả rừng câu hỏi của khách, vì thế giọng bà, một chất giọng đẹp, nhưng đầy quyền uy, không phải của một vị chủ nhà mà là "tư lệnh trưởng" đuổi khéo tất cả những ai còn muốn ở lại làm phiền ông.
Cuối năm 1995, tôi chuyển sang báo khác, để làm một "cựu chén binh" thay vì "cựu chán binh" với mấy ông già lẩm cẩm, công thần, độc đoán, nên không còn được gặp tướng Giáp thường xuyên như cũ nữa. Sống đến tuổi 84, ông đã không ngờ trời cho ông tuổi thọ cao như thế, và quyết định thốt ra 4 điều bí mật của đời mình, thì đến nay - khi trở thành một "hóa thạch sống", vắt ngang từ đầu thế kỷ 20 (ông sinh ngày 25-8 năm 1911) đến đầu thế kỷ 21(2009) ở độ tuổi 98, ông còn tiết lộ thêm những điều bí mật gì khác nữa? Tôi không được biết. Chỉ có điều, mỗi lần nghĩ về tướng Giáp, tôi lại thấy lòng mình xao động lạ lùng. Một chút thương (hại), một chút cảm phục, một chút trách móc, một chút trào lộng*.
Ở Việt Nam ai cũng biết ông là một vị đại tướng trong thời chiến và một bại tướng trong thời bình, bị Ba Duẩn, Lê Đức Thọ tam tứ phen làm cho thất sủng. Ngay cả cụ Hồ cũng không chịu nổi uy tín và sự nổi tiếng của ông sau chiến dịch Điện Biên Phủ (dưới ngọn cờ cách mạng bay lồng lộng là hình ảnh tướng Giáp khi đó) nên thay vì đề cử người kế cận mình là tướng Giáp, cụ đã đã đề cử Lê Duẩn, hy vọng con ngựa Lê Duẩn sẽ chịu để cụ cầm cương, thuần dưỡng... Không ngờ, năm 1963, chính cụ lại là người bị hai học trò xuất sắc là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ vô hiệu hóa. Còn tướng Giáp, trước sự lấn lướt của Duẩn, Thọ thì tự cài số lùi. Mỗi ngày một lùi dần, lùi dần, và lùi đến tận cửa nhà hộ sinh của chị em mới thôi. Cho nên khẩu ngữ quen thuộc của mỗi người dân, người lính Hà Nội mỗi khi nhắc đến tướng Giáp là: "Từ cây đa Tân Trào (căn cứ địa cách mạng, nơi 34 cán bộ vũ trang tuyên truyền giải phóng quân đầu tiên của Việt Nam) tới cây đa Nhà Bò (Nơi hàng chục chị em ngất nghểu vác bụng đến trạm hộ sinh sinh nở mỗi ngày -phường Hàng Bông- quận Hoàn kiếm Hà Nội).
Kể từ ngày tướng Giáp vinh dự trở thành trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch. khắp Hà Nội đồn thổi câu ca nghịch ngợm của nhà thơ Nguyễn Duy:
Bác Hồ nằm ở trong lăng ,
Nhiều hôm bác bỗng nghiến răng , giật mình
Rằng giờ chúng nó linh tinh
Tuổi tên của mình** chúng ném xuống ao
Ao nào thì có ra ao
Cái tròn cái méo, cái nào cũng sâu
Hỏi rằng tướng Giáp đi đâu
Dạ thưa tướng Giáp... lo khâu: đặt vòng
Và những câu truyền khẩu của Bút tre thời đại:
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em
Ngày xưa đại tướng công đồn
Ngày nay đại tướng công... l chị em
Ảnh chụp ngày 25-8-2008, khi ông tròn 97 tuổi, cũng rất nhiều phái đoàn đến thăm ông, song lúc này ông đã bị ốm rất nặng, vừa bị ho, sốt, vừa đau phổi, khó thở. Ông không ở nhà trên đường Hoàng Diệu mà nằm dưỡng bệnh ở nhà nghỉ bên Hồ Tây. Sau đó được đưa vào Quân Y Viện 108, Khoa A1, dành riêng cho Bộ Chính Trị và các nhân vật lãnh đạo đặc biệt. Hiện ông vẫn phải thở bình oxy. Với độ tuổi 98, ngược hẳn với tuổi cha già Hồ Chí Minh khi về với các bậc tiền bối Mác Lê (79) Người ta đã cho rằng ông sẽ khó lòng vượt qua được... song một lần nữa trước cái ác, cái xấu ông vẫn tiếp tục "cài số lùi", và vẫn cách xa tử thần cả một tầm tay với. http://www.take2tango.com/MyFiles/image/News/01-2009/Tuan%209/TuongGiap-02.jpg
Hiện tại Hà Nội đang trong đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ ngoài trời thường xuyên là 8 độC, nhiều nơi dưới 3 độ. Không biết "hóa thạch sống" như ông còn tồn tại được bao lâu trong điều kiện giá rét, khắc nghiệt này? Và khi hóa thạch mất đi, đồng nghĩa với việc Việt Nam mất theo cả một kho tàng bí mật về tầng lớp
lãnh đạo cũ mà ông không kịp tiết lộ hoặc vì bạc nhược ông không muốn, hay không dám tiết lộ. Đầu xuân năm mới hy vọng những ai từng được tướng Giáp tiết lộ những điều bí mật của đời mình, xin kể ra cho mọi người cùng biết...
Hà Nội 1 tết Kỷ Sửu - Khai bút đầu xuân
Trần Khải Thanh Thủy
* Đáng trách vì trong thời chiến ông thí quân quá nhiều và vô trách nhiệm đối với vấn đề tù nhân bị bắt và liệt sĩ mất tích; Trong thời bình ông không dám can thiệp, bảo vệ những sỹ quan thuộc quyền bị đàn áp, bắt bớ hay bỏ tù( từ Thượng Tướng Chu Văn Tấn, Trung Tướng Đặng Kim Giang, Tướng Lê Liêm v.v hay những thuộc cấp bị vu cáo trong vụ án Xét Lại Chống Đảng. Đặc biệt là những vụ bắt bớ đầy đọa những viên chức và quân nhân miền Nam trong ''các trại cải tạo,'' hay thảm cảnh thuyền nhân của Việt Nam mà thế giới phải lên tiếng cấp báo
** Kể từ 1969 , tại Việt Nam có phong trào làm Ao cá bác Hồ, tất cả các thôn xã đều phải đào ao thả cá và cắm một tấm biển đề rõ 4 chữ "Ao cá bác Hồ " ở giữa lòng ao để báo công, lấy thành tích
*** Tác giả ghi lại trung thành lời của tướng giáp nên giữ nguyên những từ " nhạy cảm' như "giải phóng miền Nam", "quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng". "Tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968". Mong bạn đọc thông cảm.
Nguồn: Dân Lên Tiếng
http://www.danlentieng.net/spip.php?article3988
Trần Khải Thanh Thủy
TANGO'S BLOG - 1/30/2009 12:47:05 PM
http://www.take2tango.com/?display=5920
Ngay thời kỳ còn là giáo viên trường làng, với tư cách là con của cựu chiến binh, một người nổi tiếng với thành tích ... hiếu thắng, thích tranh luận, từng làm cho các thầy dạy mình (trường Lục quân khoá 4) nhiều phen... đớ lưỡi, cứng họng, đờ hàm, vì không trả lời nổi câu hỏi hóc búa của bố tôi, vốn xuất thân là
con quan - học rộng, tài cao con nhà nòi (ông tôi thường được gọi là thầy phán, tức thông dịch viên cho nhà nước đại Pháp, lương mỗi tháng 5 cây vàng, con cái học hành đỗ đạt, có cả tá con sen thằng ở trong nhà), ông đã thực sự gây được ấn tượng trong tầng lớp bạn bè cùng học cũng như các thầy cô, trong đó có tướng Giáp. Vì thế, ngay cả khi ông đã mất, bạn bè vẫn tiếp tục qua lại hỏi thăm, giúp đỡ gia đình tôi. Cũng vì thế, hai mẹ con tôi nhiều lần được theo những người bạn của bố vào thăm tướng Giáp tại nhà (số 25 Hoàng Diệu) cũng như trong các cuộc họp truyền thống của trường Lục Quân vào ngày 15-4 hàng năm. Khi đó, ông thường xuất hiện trước đám đông trong bộ đồ sĩ quan quân đội, nổi tiếng với câu nói hóm hỉnh: "Năm nay mình đã hơn 70 tuổi rồi, nhưng vẫn là một thanh niên già, vẫn có thể cưỡi ngựa, trèo đèo lội suối như thời kỳ còn ở Sông Công, Núi Guộc (Thái Nguyên), nơi trường Lục quân Trần Quốc Tuấn đóng quân.
Sau đó, tôi chuyển sang làm phóng viên báo đảng, cũng là phóng viên nữ duy nhất của toà soạn báo Cựu Chiến Binh, nên càng có điều kiện tiếp xúc với tướng Giáp nhiều hơn (vào các dịp lễ thượng thọ, sinh nhật, lễ, tết v.v) ..một trong những lần đó là ngày sinh lần thứ 84 của ông. Giữa các đoàn khách nườm nượp ra vào, đa phần là bộ đội lính tráng, ông vui vẻ hồ hởi bắt tay từng người, nhận của học trò Nguyễn Thuỵ Ứng (dịch giả Sông Đông êm đềm 4 tập), một bức tranh khổ rộng chỉ duy nhất một chữ thọ với 1.000 kiểu viết khác nhau. Cuối cùng, dường như không nén nổi xúc động trước sự quan tâm đặc biệt của mọi người, ông cất giọng trầm, đục kể lại:
- Tôi đã tưởng sẽ đem những điều bí mật của mình xuống mồ, nhưng tôi không ngờ trời cho tôi thọ đến vậy. Vì thế, trong lần sinh nhật lần thứ 84 này, tôi xin tiết lộ 4 điều bí mật trong cuộc đời tôi để anh em biết. Lập tức cả căn phòng lặng phắc, nghe rõ cả tiếng gió lao xao trên các tàu lá dừa ngoài vườn.
Điều thứ nhất - ông kể: Năm 1971, còn gọi là chiến dịch đỏ lửa tại thành cổ Quảng Trị. Khi đó, tôi vẫn lấy phương châm tiến công như mọi khi: "Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy yếu tố bất ngờ để tạo thế chủ động, giúp địch trở tay không kịp". Cứ dùng chiến tranh du kích tiêu diệt hàng ngày, hàng giờ, hết đêm này sang đêm khác để địch suy tổn lực lượng rồi đánh cấp tập một trận giải phóng dứt điểm thành cổ như mọi trận khác vẫn diễn ra từ trước đến nay. Không ngờ quan điểm của tôi bị Ba Duẩn (tức Lê Duẩn) bác bỏ không thương tiếc. Giữa hội nghị, anh Ba đập tay xuống bàn, quát: - "Thế là giảm sút ý chí chiến đấu. Phải cho địch biết thế nào là quả đấm chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Vì vậy tôi yêu cầu: Cứ đánh vỗ mặt thành cổ Quảng Trị cho tôi. Sống chết, đúng sai tôi chịu trách nhiệm".
Kết quả trong suốt 60 ngày đêm của chiến dịch thành cổ, cứ 5 giờ 30 phút chiều, khi trời bắt đầu nhập nhoạng tối, một đại đội ta có mặt ở bên này bờ sông Thạch Hãn, lặng lẽ bơi sang để đánh vỗ mặt thành, 8 giờ 30 phút bơi trở về chỉ còn được mươi, mười lăm người. Lần nhiều nhất là 35 đồng chí (cả lành lặn, cả bị thương). Lần ít chỉ còn 5, 7 đồng chí thương tích đầy người, thậm chí có lần cả một khúc sông, không một bóng người, chỉ có tiếng gió hú ghê rợn như những âm hồn vọng vang khắp đáy sông. Như vậy, trung bình mỗi ngày ta tiêu hao một đại đội chủ lực (khoảng 135 đồng chí), và 60 ngày đêm tấn công thành cổ cũng là 60 ngày đêm ta mất gần một vạn người, biến thành cổ Quảng Trị thành nấm mồ chôn thanh niên, sinh viên trí thức Việt Nam.
Thứ hai, vươn cao cái cổ gầy, phát ra giọng nói nửa như kiêu hãnh, nửa như nuối tiếc, khuôn mặt đẫm vẻ u hoài, bí ẩn, ông tiếp: - Lẽ ra ta không có được chiến thắng lẫy lừng là giải phóng Miền Nam, chỉ vì sau hội nghị Paris 1973, anh Ba Duẩn ra chỉ thị ngừng tất cả các cuộc tấn công lại, chỉ tập trung vào củng cố
lực lượng, tăng gia sản xuất, nuôi quân cho tốt rồi sau vài năm phát triển vượt bậc sẽ đánh một trận tơi bời, dứt điểm, không để địch có cơ ngóc đầu phản công như hồi tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968 nữa.
Khi kế hoạch đưa ra, rất nhiều anh em, tướng tá cũng như lãnh đạo đơn vị không hài lòng, nhưng là lệnh của cấp trên nên buộc phải chấp hành, không ngờ, phía dưới, cũng như vùng sâu vùng xa, lực lượng dân quân, du kích, bộ đội địa phương, phần đang phát triển mạnh nên không chịu ngừng kế hoạch luyện tập, tấn công lại, phần vì không nhận được lệnh trên nên cứ âm thầm chuẩn bị. Thế là như đứa bé đang tuổi ăn tuổi lớn, không có cách gì ngừng sự phát triển lại được nên đành để vậy. Nhờ đó ta có được chiến thắng vĩ đại vào 4-1975.
Ngừng lời, đưa mắt nhìn khắp hàng quân, chiến sĩ, học trò một thời đầy tin cẩn, ông lên tiếng bằng chất giọng khàn, đục, nghiêm trang:
Thứ 3, khi biết sớm muộn gì ta cũng tấn công vào dinh độc lập, chiến thắng dứt điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ dằng dặc 21 năm, tôi có đưa ra đề nghị:
Ta đánh giặc để thống nhất hai miền, để làm theo lời dạy của Hồ Chủ tịch: "Hễ còn một tên xâm lược trên bờ cõi Việt Nam, phải quét sạch nó đi". Riêng các phái đoàn ngoại giao của Mỹ cũng như đại sứ quán Mỹ đóng tại Việt Nam, ta nên tôn trọng vì họ là những người chứng kiến cuộc chiến tranh này và họ sẽ ghi nhận thành tích của chúng ta, không nên đối xử thô bạo với họ như kẻ thù, không ngờ anh Ba Duẩn trợn mắt quát:
Không được, phải đánh chết những con chó, kể cả khi nó đã rơi xuống nước. Tất cả bọn Mỹ, dù là cán bộ ngoại giao hay Lầu Năm Góc đều là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Vì thế, phải chiến đấu quét sạch chúng đi, không để một tên xâm lược nào trên mảnh đất chúng ta.
Quá khứ đè nặng trên đôi chân của tuổi 84, đang nói, ông ngồi phịch xuống ghế, cạnh bà Hà (vợ ông) gương mặt đẫm vẻ hoang mang ngơ ngác, cũng như thoáng chút bần thần;
- Cũng vì quen với tiền lệ ở các quốc gia khác, quân đội cứ đánh, còn cán bộ ngoại giao đóng vai trò quan sát, không hề bị chi phối bởi cục diện giữa hai trận tuyến, kẻ thắng, người thua, nên đại sứ quán Mỹ, các phóng viên mặt trận, vẫn ung dung tự tại trước cuộc tấn công ngày một ồ ạt và thế thắng như chẻ tre
của ta... Không ngờ, khi lệnh anh Ba Duẩn ban ra, tất cả đang từ thế chủ động thành bị động, phải lập tức thu xếp đồ đoàn ra về trước khi Sài Gòn giải phóng. Chính vì thế cảnh vô cùng hỗn loạn trong các ngày 28, 29, 30/4/75 xảy ra. Hàng chục máy bay lên thẳng bị hàng trăm người đeo bám, để lại một dấu ấn nhục nhã trong lịch sử nước Mỹ. Ngay sau đó ta phải trả một giá qúa đắt cho chính sách cực đoan của mình. Hiếu thắng một giây, kiêu ngạo một giờ mà đổi bằng cái giá của 20 năm cấm vận. Cả nước vật lộn trong mưu sinh, khốn khó của thời hậu chiến.
Giọng ông cất cao lên một nấc, trở lại tư thế nhìn thẳng, ông đưa bàn tay khô héo, chi chít các vết đồi mồi, lên cổ, lên ngực, cố giữ một cơn ho:
Thứ 4, ngay từ cuối năm 1979, khi biết Pol-Pot gây ra hoạ diệt chủng ở Căm pu Chia, tôi đã phát biểu trong cuộc họp: "Trong hai thằng Lào và Căm pu Chia , chỉ có thằng Lào là anh em với mình thôi, còn thằng Căm pu Chia sẽ phản lại Việt Nam mình đó, không nên đưa quân sang giúp nó, khi chưa có sự lên tiếng của quốc tế". Nhưng anh Ba Duẩn nhận định: Việt, Lào, Căm pu Chia là 3 nước láng giềng, như 3
thế chân kiềng kê trên mảnh đất Đông Dương nên phải giúp nó, sau đó sẽ có kế hoạch thôn tính nó sau... Kết quả, sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, dân tộc ta đã mất cả triệu người con ưu tú, nay thanh niên trai tráng, rường cột quốc gia lại bị điều động bắt lính vô tội vạ để sang chiến đấu tại chiến trường K. Bởi cùng học thầy Trung Quốc nên lối đánh của chúng rất khó chơi, cũng thiên về quấy rối du kích, đánh không theo bài bản nào, chỉ nghi binh, đánh cấp tập rồi rút lui, đồng thời rải mìn vô tội vạ, khiến cho lực lượng ta thương vong nhiều không kể xiết. Tôi nhớ lần tới một trạm phẫu trung đoàn. Trung bình một ngày anh em bác sĩ ta phải cưa 40 chân chiến sĩ do bị mìn cài, mìn đặt...Trong điều kiện thuốc men thiếu thốn, thuốc giảm đau cũng như gây mê đều hạn chế, anh em kêu khóc như ri. Chỉ sau một tuần là số chân bị cưa xếp cao như núi, hơn hẳn đầu người một tầm tay với. Mùi thịt cháy, mùi máu tanh, mùi thối rữa toả ra khắp vùng, đi cách xa trạm cả 7,8 km rồi mà mùi hôi thối vẫn xông lên nồng nặc..."
Ngay sau đó, bà Đặng thị Hà - con gái ông Đặng Thai Mai (nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi của Việt Nam) đứng dậy, kéo ông ra khỏi khu vực đặt bàn ghế tiếp khách, và yêu cầu chúng tôi về để ông nghỉ vì chỉ tính tiếp mỗi đoàn 15 phút hay nửa tiếng, thì cả ngày ông đã phải tiếp mấy chục đoàn rồi. Và bà với tư cách là người vợ chăm sóc sức khoẻ của chồng, phải kéo ông ra kịp thời trước cả rừng câu hỏi của khách, vì thế giọng bà, một chất giọng đẹp, nhưng đầy quyền uy, không phải của một vị chủ nhà mà là "tư lệnh trưởng" đuổi khéo tất cả những ai còn muốn ở lại làm phiền ông.
Cuối năm 1995, tôi chuyển sang báo khác, để làm một "cựu chén binh" thay vì "cựu chán binh" với mấy ông già lẩm cẩm, công thần, độc đoán, nên không còn được gặp tướng Giáp thường xuyên như cũ nữa. Sống đến tuổi 84, ông đã không ngờ trời cho ông tuổi thọ cao như thế, và quyết định thốt ra 4 điều bí mật của đời mình, thì đến nay - khi trở thành một "hóa thạch sống", vắt ngang từ đầu thế kỷ 20 (ông sinh ngày 25-8 năm 1911) đến đầu thế kỷ 21(2009) ở độ tuổi 98, ông còn tiết lộ thêm những điều bí mật gì khác nữa? Tôi không được biết. Chỉ có điều, mỗi lần nghĩ về tướng Giáp, tôi lại thấy lòng mình xao động lạ lùng. Một chút thương (hại), một chút cảm phục, một chút trách móc, một chút trào lộng*.
Ở Việt Nam ai cũng biết ông là một vị đại tướng trong thời chiến và một bại tướng trong thời bình, bị Ba Duẩn, Lê Đức Thọ tam tứ phen làm cho thất sủng. Ngay cả cụ Hồ cũng không chịu nổi uy tín và sự nổi tiếng của ông sau chiến dịch Điện Biên Phủ (dưới ngọn cờ cách mạng bay lồng lộng là hình ảnh tướng Giáp khi đó) nên thay vì đề cử người kế cận mình là tướng Giáp, cụ đã đã đề cử Lê Duẩn, hy vọng con ngựa Lê Duẩn sẽ chịu để cụ cầm cương, thuần dưỡng... Không ngờ, năm 1963, chính cụ lại là người bị hai học trò xuất sắc là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ vô hiệu hóa. Còn tướng Giáp, trước sự lấn lướt của Duẩn, Thọ thì tự cài số lùi. Mỗi ngày một lùi dần, lùi dần, và lùi đến tận cửa nhà hộ sinh của chị em mới thôi. Cho nên khẩu ngữ quen thuộc của mỗi người dân, người lính Hà Nội mỗi khi nhắc đến tướng Giáp là: "Từ cây đa Tân Trào (căn cứ địa cách mạng, nơi 34 cán bộ vũ trang tuyên truyền giải phóng quân đầu tiên của Việt Nam) tới cây đa Nhà Bò (Nơi hàng chục chị em ngất nghểu vác bụng đến trạm hộ sinh sinh nở mỗi ngày -phường Hàng Bông- quận Hoàn kiếm Hà Nội).
Kể từ ngày tướng Giáp vinh dự trở thành trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch. khắp Hà Nội đồn thổi câu ca nghịch ngợm của nhà thơ Nguyễn Duy:
Bác Hồ nằm ở trong lăng ,
Nhiều hôm bác bỗng nghiến răng , giật mình
Rằng giờ chúng nó linh tinh
Tuổi tên của mình** chúng ném xuống ao
Ao nào thì có ra ao
Cái tròn cái méo, cái nào cũng sâu
Hỏi rằng tướng Giáp đi đâu
Dạ thưa tướng Giáp... lo khâu: đặt vòng
Và những câu truyền khẩu của Bút tre thời đại:
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em
Ngày xưa đại tướng công đồn
Ngày nay đại tướng công... l chị em
Ảnh chụp ngày 25-8-2008, khi ông tròn 97 tuổi, cũng rất nhiều phái đoàn đến thăm ông, song lúc này ông đã bị ốm rất nặng, vừa bị ho, sốt, vừa đau phổi, khó thở. Ông không ở nhà trên đường Hoàng Diệu mà nằm dưỡng bệnh ở nhà nghỉ bên Hồ Tây. Sau đó được đưa vào Quân Y Viện 108, Khoa A1, dành riêng cho Bộ Chính Trị và các nhân vật lãnh đạo đặc biệt. Hiện ông vẫn phải thở bình oxy. Với độ tuổi 98, ngược hẳn với tuổi cha già Hồ Chí Minh khi về với các bậc tiền bối Mác Lê (79) Người ta đã cho rằng ông sẽ khó lòng vượt qua được... song một lần nữa trước cái ác, cái xấu ông vẫn tiếp tục "cài số lùi", và vẫn cách xa tử thần cả một tầm tay với. http://www.take2tango.com/MyFiles/image/News/01-2009/Tuan%209/TuongGiap-02.jpg
Hiện tại Hà Nội đang trong đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ ngoài trời thường xuyên là 8 độC, nhiều nơi dưới 3 độ. Không biết "hóa thạch sống" như ông còn tồn tại được bao lâu trong điều kiện giá rét, khắc nghiệt này? Và khi hóa thạch mất đi, đồng nghĩa với việc Việt Nam mất theo cả một kho tàng bí mật về tầng lớp
lãnh đạo cũ mà ông không kịp tiết lộ hoặc vì bạc nhược ông không muốn, hay không dám tiết lộ. Đầu xuân năm mới hy vọng những ai từng được tướng Giáp tiết lộ những điều bí mật của đời mình, xin kể ra cho mọi người cùng biết...
Hà Nội 1 tết Kỷ Sửu - Khai bút đầu xuân
Trần Khải Thanh Thủy
* Đáng trách vì trong thời chiến ông thí quân quá nhiều và vô trách nhiệm đối với vấn đề tù nhân bị bắt và liệt sĩ mất tích; Trong thời bình ông không dám can thiệp, bảo vệ những sỹ quan thuộc quyền bị đàn áp, bắt bớ hay bỏ tù( từ Thượng Tướng Chu Văn Tấn, Trung Tướng Đặng Kim Giang, Tướng Lê Liêm v.v hay những thuộc cấp bị vu cáo trong vụ án Xét Lại Chống Đảng. Đặc biệt là những vụ bắt bớ đầy đọa những viên chức và quân nhân miền Nam trong ''các trại cải tạo,'' hay thảm cảnh thuyền nhân của Việt Nam mà thế giới phải lên tiếng cấp báo
** Kể từ 1969 , tại Việt Nam có phong trào làm Ao cá bác Hồ, tất cả các thôn xã đều phải đào ao thả cá và cắm một tấm biển đề rõ 4 chữ "Ao cá bác Hồ " ở giữa lòng ao để báo công, lấy thành tích
*** Tác giả ghi lại trung thành lời của tướng giáp nên giữ nguyên những từ " nhạy cảm' như "giải phóng miền Nam", "quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng". "Tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968". Mong bạn đọc thông cảm.
Nguồn: Dân Lên Tiếng
http://www.danlentieng.net/spip.php?article3988
KẾ HOẠCH 900 TỶ ĐÔLA
Một kế hoạch 900 tỷ đô la
Ngô Nhân Dụng
Friday, January 30, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=90224&z=7
Tổng Thống Barack Obama và các đại biểu quốc hội Mỹ đang đi dần dần tới một kế hoạch kích thích kinh tế. Ði từ từ, vì khi phải bàn việc chi tiêu 900 tỷ mỹ kim, chắc chắn người ta khó đồng ý với nhau ngay. Ví thử quý vị là một đại biểu quốc hội Mỹ mà sắp bàn vấn đề này, với 900 tỷ Mỹ kim mình phải quyết định đem chi vào việc nào, quý vị có nghĩ tới việc dành một số tiền trong đó để chi vào việc gì ích lợi nhất cho các cử tri đã bầu mình hay không? Với hơn 500 đại biểu quốc hội, bên kia là ông tổng thống và chính phủ của ông với những lời hứa hẹn họ đã nói khi tranh cử, chúng ta có thể tưởng tượng biết bao nhiêu là ý kiến muốn đem dùng 900 tỷ Mỹ kim vào những việc hữu ích!
Tình hình kinh tế xuống trước hết vì cả hệ thống ngân hàng bị kẹt với những món nợ xấu. Các công ty tài chánh, tạm gọi chung là các ngân hàng, đã cho vay bừa bãi suốt mấy năm trời. Lỗi ở ngân hàng trung ương giữ lãi suất ở mức thấp lâu quá. Lỗi ở các chính phủ Trung Quốc, Á Rập dư tiền đem sang cho Mỹ vay dù lãi suất thấp. Tiền nhiều quá, rẻ quá, các ngân hàng không đi vay rồi đem về cho vay lại cũng uổng.
Nhưng trong hệ thống tài chánh người ta lại có nhiều sáng kiến, đem “đóng gói” lại các món nợ mua nhà, dùng làm bảo đảm mà đi vay nợ thêm, phát hành các trái phiếu. Nhiều “sáng chế” đưa ra những loại chứng khoán mới trong hệ thống tài chánh. Các chứng khoán mới này, gọi là đê ri va ti, giúp cho các ngân hàng càng dễ vay nợ hơn, mối rủi ro của các món nợ được đem chia ra cho nhiều người cùng chịu, thì nghĩ rằng rủi no cũng nhẹ hơn.
Ðùng một cái, nhiều người vay nợ xấu không trả được nợ. Ðến lúc đó những trái khoán bảo đảm bằng những món nợ khó đòi đó không ai muốn mua nữa. Các công ty tài chánh và ngân hàng lớn bị kẹt vì trong nhà chứa bao nhiêu thứ trái khoán nhiễm độc đó. Ðiều độc hại là người ta không biết chắc những chứng khoán nào bị nhiễm độc nhiều hay ít. Ai dám mua những trái khoán đó nếu không biết đến lúc nào các món nợ trong đó sẽ ngưng không trả được nữa? Tháng Mười, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đoán là có khoảng 1,400 tỷ đô la trái khoán bị nhiễm độc sẽ không còn giá trị nào nữa. Ðến Tháng Giêng, họ nâng con số ước đoán lên 2,200 tỷ đô la. Tại sao con số lại tăng lên? Vì người ta không thể biết món nợ nào là món nợ xấu trước khi chính con nợ báo tin không có tiền trả nợ! Và số con nợ xấu đó ngày càng xuất đầu lộ diện nhiều hơn.
Hậu quả là các ngân hàng bị ứ đọng với hàng ngàn chứng khoán không ai muốn mua. Chính các ngân hàng biết sẽ lỗ vốn, phải để dành tiền đề phòng, họ có tiền cũng không còn đem cho ai vay nữa. Các xí nghiệp không vay được tiền chạy công việc, người tiêu thụ không vay được tiền sắm xe, mua nhà, tất cả kéo nhau cùng đi xuống! Nước Mỹ mỗi tháng mất nửa triệu công việc làm. Trong một ngày Thứ Hai vừa qua, các công ty lớn loan báo sẽ sa thải 76,000 công nhân. Con số mới ra cho thấy trong quý sau cùng của năm 2008 Tổng Sản Lượng Nội Ðịa Mỹ đã giảm gần 4% một năm, một tỷ lệ giảm sụt nặng nề nhất từ 26 năm nay.
Trong tình trạng kinh tế suy thoái bình thường thì muốn thúc cho các hoạt động đi lên ngân hàng trung ương có thể bơm thêm tiền vào trong xã hội. Giảm lãi suất là một cách thúc cho người ta vay nợ và chi tiêu hoặc đầu tư. Nhưng khi ngân hàng trung ương đã giảm lãi suất xuống đến số không rồi thì không giảm thêm được nữa. Ngân Hàng Trung Ương cũng có thể bơm tiền vào nền kinh tế theo những cách khác. Nhưng ngay việc bơm tiền vào cho các ngân hàng cũng không thúc được cho các ngân hàng nhúc nhích thêm trong việc cho vay. Vì họ vẫn còn kẹt với những trái khoán không ai muốn mua. Nói chung, là những “biện pháp tiền tệ” mà ngân hàng trung ương vẫn dùng bây giờ trở thành vô dụng. Người ta vẫn ví như đi đẩy một sợi dây, thay vì kéo dây, ngân hàng trung ương trở nên bất lực.
Chính vì vậy mà tất cả mọi người đồng ý: Chính phủ phải đứng ra làm công việc đẩy tiền trực tiếp vào trong nền kinh tế. Trong tình trạng người tiêu thụ và các xí nghiệp, các ngân hàng không chịu đẩy cho đồng tiền luân chuyển, chính phủ phải đứng ra làm công việc đẩy tiền đó. Thiếu tiền thì đi vay nợ, khi nào kinh tế lên sẽ thu thuế trả nợ. Ðấy là lý do chính phủ Bush trước đây và chính phủ Obama bây giờ, thuộc hai đảng khác nhau, triết lý kinh tế cũng khác nhau, mà đều đồng ý phải đi vay nợ lấy tiền kích thích kinh tế. Số khiếm hụt ngân sách đã lên đến ngàn tỷ đô la, và sẽ khiếm hụt thêm hàng ngàn tỷ nữa trong năm tới. Nhưng không có đường nào khác.
Hạ Viện Mỹ đã chuẩn y một ngân sách 819 tỷ kích thích kinh tế với tỷ số 244 - 188 phiếu. Tất cả các dân biểu Cộng Hòa bỏ phiếu chống. Nhiều đại biểu Dân Chủ chống (11 vị) vì kế hoạch kích thích chưa vừa ý họ. Ở cả hai viện quốc hội ai cũng có ý kiến. Có người muốn phải ghi vào trong luật là các xí nghiệp nhận được công việc do chính phủ trao cho thì chỉ được mướn các công nhân quốc tịch Mỹ mà thôi! Có người đòi khi kích thích kinh tế thì chỉ được phép mua những hàng hóa sản xuất ở Mỹ thôi. Người muốn phải dành nhiều tiền trợ giúp các gia chủ sắp bị xiết nhà; người muốn tăng trợ cấp cho những người thất nghiệp; mỗi người một ý. Khi không được vừa ý, dù là một ý rất nhỏ, họ có thể bỏ phiếu chống! Các đại biểu Cộng Hòa nêu một ý kiến lớn; họ đòi chương trình kích thích này phải bớt phần chính phủ chi tiêu và tăng thêm phần cắt giảm thuế. Triết lý “giảm thuế” này đã được thi hành mạnh mẽ dưới thời Tổng Thống George W. Bush, và đến nay vẫn còn được đảng Cộng Hòa tin tưởng.
Câu hỏi là: Có hai con đường để chính phủ đẩy tiền vào trong nền kinh tế: chi tiêu trực tiếp hoặc giảm thuế để dân có tiền đem tiêu. Ðường nào có hiệu quả kích thích hơn? Người thích giảm thuế thì cho là người dân đem tiền tiêu bao giờ cũng có hiệu quả hơn để đồng tiền cho các công chức nhà nước tiêu! Người nghĩ ngược lại thì cho rằng khi trả lại thuế hay cắt thuế, người dân nhận được tiền chưa chắc đã đem tiêu, nhất là trong lúc này ai cũng lo sắp mất việc. Như vậy thì không có hiệu quả kích thích bằng chính phủ đưa tiền trả lương cho những người làm việc! Việc gì, các đại biểu quốc hội sẽ bầy ra.
Nhưng việc thông qua hơn 800 tỷ ở Hạ Viện tương đối dễ dàng. Cái cửa sắp tới phải đi qua là Thượng Viện. Ở đây đảng Dân Chủ có đa số 59-41, chưa đủ 60 phiếu để buộc các nghị sĩ Cộng Hòa phải ngưng thảo luận, nếu họ muốn dùng thủ tục filibuster không cho Thượng Viện biểu quyết. Liệu Tòa Bạch Ốc và các nghị sĩ Dân Chủ có thể thuyết phục được một số nghị sĩ Cộng Hòa ủng hộ mình hay không?
Có thể, nếu có sự trao đổi. Một số nghị sĩ, Dân Chủ hoặc Cộng Hòa, có những ý kiến họ rất thiết tha. Nếu chiều theo ý thì họ có thể bỏ phiếu thuận. Có người muốn tăng số tiền miễn thuế cho những người vay nợ khi mua nhà. Có người muốn buộc các ngân hàng phải ngưng ngay việc xiết nhà dù chủ nhà không trả được nợ. Trong dự luật chi tiêu kích thích trị giá gần 900 tỷ ở Thượng Viện có những khoản chi bị nhiều nghị sĩ chống đối; thí dụ chi cho cơ quan y tế quốc gia để nghiên cứu thuốc ngừa cảm cúm. Nhiều người không hiểu tại sao chương trình ngừa cúm đó lại đem cho vào kế hoạch kích thích kinh tế? Nghị Sĩ Olympia Snowe, tiểu bang Maine, là một người đặt câu hỏi đó. Bà thuộc đảng Cộng Hòa, và là một trong những tác giả viết về thuế trong dự luật kích thích kinh tế ở Thượng Viện. Nếu Tổng Thống Obama chinh phục được bà Snowe ủng hộ thì sẽ có nhiều nghị sĩ Cộng Hòa khác cũng sẽ ủng hộ kế hoạch kích thích kinh tế của ông. Ông Obama có thể sẽ nhượng bộ Nghị Sĩ Cộng Hòa Charles Grassley, tiểu bang Iowa, nếu ông đồng ý thêm vào trong dự luật một khoản giảm thuế cho những người lợi tức khá giả nhưng tìm được nhiều lý do hợp pháp để không phải đóng thuế, gọi là Thuế Tối Thiểu (alternative minimum tax).
Tuần lễ tới sẽ là thời gian các nghị sĩ ở Thượng Viện và Tòa Bạch Ốc gặp gỡ để mặc cả, trao đổi với nhau, với hy vọng cuối cùng các nghị sĩ Cộng Hòa sẽ không dùng tới thủ tục filibuster nói dai, nói hoài không cho biểu quyết. Thượng Viện được tiếng là nơi các đại biểu thảo luận với nhau như người lớn, chứ không gay go om sòm như ở Hạ Viện. Cho nên hiện nay ông trưởng khối đa số (Dân Chủ) ở Thượng Viện đang hy vọng sẽ có 80 nghị sĩ bỏ phiếu thuận. Ít nhất, ông hy vọng sẽ có 5, 6 nghị sĩ Cộng Hòa sẽ ủng hộ dự luật.
Vì trong tình trạng kinh tế đang báo động như bây giờ, không mấy ai muốn đóng vai kỳ đà cản mũi trước một kế hoạch cứu nguy kinh tế. Ðảng Dân Chủ cũng không muốn một mình đứng ra nhận trách nhiệm về kế hoạch này. Vì không ai biết với 900 tỷ sắp chi ra đó bao giờ kinh tế Mỹ sẽ hồi phục! Nếu may mắn đến cuối năm nay mà kinh tế bắt đầu lên trở lại thì ai cũng muốn đứng ra nhận công của mình; còn nếu đến sang năm kinh tế vẫn chưa lên thì sẽ nhiều người khoe với cử tri là chính mình đã biết trước nên bỏ phiếu chống!
Ngô Nhân Dụng
Friday, January 30, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=90224&z=7
Tổng Thống Barack Obama và các đại biểu quốc hội Mỹ đang đi dần dần tới một kế hoạch kích thích kinh tế. Ði từ từ, vì khi phải bàn việc chi tiêu 900 tỷ mỹ kim, chắc chắn người ta khó đồng ý với nhau ngay. Ví thử quý vị là một đại biểu quốc hội Mỹ mà sắp bàn vấn đề này, với 900 tỷ Mỹ kim mình phải quyết định đem chi vào việc nào, quý vị có nghĩ tới việc dành một số tiền trong đó để chi vào việc gì ích lợi nhất cho các cử tri đã bầu mình hay không? Với hơn 500 đại biểu quốc hội, bên kia là ông tổng thống và chính phủ của ông với những lời hứa hẹn họ đã nói khi tranh cử, chúng ta có thể tưởng tượng biết bao nhiêu là ý kiến muốn đem dùng 900 tỷ Mỹ kim vào những việc hữu ích!
Tình hình kinh tế xuống trước hết vì cả hệ thống ngân hàng bị kẹt với những món nợ xấu. Các công ty tài chánh, tạm gọi chung là các ngân hàng, đã cho vay bừa bãi suốt mấy năm trời. Lỗi ở ngân hàng trung ương giữ lãi suất ở mức thấp lâu quá. Lỗi ở các chính phủ Trung Quốc, Á Rập dư tiền đem sang cho Mỹ vay dù lãi suất thấp. Tiền nhiều quá, rẻ quá, các ngân hàng không đi vay rồi đem về cho vay lại cũng uổng.
Nhưng trong hệ thống tài chánh người ta lại có nhiều sáng kiến, đem “đóng gói” lại các món nợ mua nhà, dùng làm bảo đảm mà đi vay nợ thêm, phát hành các trái phiếu. Nhiều “sáng chế” đưa ra những loại chứng khoán mới trong hệ thống tài chánh. Các chứng khoán mới này, gọi là đê ri va ti, giúp cho các ngân hàng càng dễ vay nợ hơn, mối rủi ro của các món nợ được đem chia ra cho nhiều người cùng chịu, thì nghĩ rằng rủi no cũng nhẹ hơn.
Ðùng một cái, nhiều người vay nợ xấu không trả được nợ. Ðến lúc đó những trái khoán bảo đảm bằng những món nợ khó đòi đó không ai muốn mua nữa. Các công ty tài chánh và ngân hàng lớn bị kẹt vì trong nhà chứa bao nhiêu thứ trái khoán nhiễm độc đó. Ðiều độc hại là người ta không biết chắc những chứng khoán nào bị nhiễm độc nhiều hay ít. Ai dám mua những trái khoán đó nếu không biết đến lúc nào các món nợ trong đó sẽ ngưng không trả được nữa? Tháng Mười, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đoán là có khoảng 1,400 tỷ đô la trái khoán bị nhiễm độc sẽ không còn giá trị nào nữa. Ðến Tháng Giêng, họ nâng con số ước đoán lên 2,200 tỷ đô la. Tại sao con số lại tăng lên? Vì người ta không thể biết món nợ nào là món nợ xấu trước khi chính con nợ báo tin không có tiền trả nợ! Và số con nợ xấu đó ngày càng xuất đầu lộ diện nhiều hơn.
Hậu quả là các ngân hàng bị ứ đọng với hàng ngàn chứng khoán không ai muốn mua. Chính các ngân hàng biết sẽ lỗ vốn, phải để dành tiền đề phòng, họ có tiền cũng không còn đem cho ai vay nữa. Các xí nghiệp không vay được tiền chạy công việc, người tiêu thụ không vay được tiền sắm xe, mua nhà, tất cả kéo nhau cùng đi xuống! Nước Mỹ mỗi tháng mất nửa triệu công việc làm. Trong một ngày Thứ Hai vừa qua, các công ty lớn loan báo sẽ sa thải 76,000 công nhân. Con số mới ra cho thấy trong quý sau cùng của năm 2008 Tổng Sản Lượng Nội Ðịa Mỹ đã giảm gần 4% một năm, một tỷ lệ giảm sụt nặng nề nhất từ 26 năm nay.
Trong tình trạng kinh tế suy thoái bình thường thì muốn thúc cho các hoạt động đi lên ngân hàng trung ương có thể bơm thêm tiền vào trong xã hội. Giảm lãi suất là một cách thúc cho người ta vay nợ và chi tiêu hoặc đầu tư. Nhưng khi ngân hàng trung ương đã giảm lãi suất xuống đến số không rồi thì không giảm thêm được nữa. Ngân Hàng Trung Ương cũng có thể bơm tiền vào nền kinh tế theo những cách khác. Nhưng ngay việc bơm tiền vào cho các ngân hàng cũng không thúc được cho các ngân hàng nhúc nhích thêm trong việc cho vay. Vì họ vẫn còn kẹt với những trái khoán không ai muốn mua. Nói chung, là những “biện pháp tiền tệ” mà ngân hàng trung ương vẫn dùng bây giờ trở thành vô dụng. Người ta vẫn ví như đi đẩy một sợi dây, thay vì kéo dây, ngân hàng trung ương trở nên bất lực.
Chính vì vậy mà tất cả mọi người đồng ý: Chính phủ phải đứng ra làm công việc đẩy tiền trực tiếp vào trong nền kinh tế. Trong tình trạng người tiêu thụ và các xí nghiệp, các ngân hàng không chịu đẩy cho đồng tiền luân chuyển, chính phủ phải đứng ra làm công việc đẩy tiền đó. Thiếu tiền thì đi vay nợ, khi nào kinh tế lên sẽ thu thuế trả nợ. Ðấy là lý do chính phủ Bush trước đây và chính phủ Obama bây giờ, thuộc hai đảng khác nhau, triết lý kinh tế cũng khác nhau, mà đều đồng ý phải đi vay nợ lấy tiền kích thích kinh tế. Số khiếm hụt ngân sách đã lên đến ngàn tỷ đô la, và sẽ khiếm hụt thêm hàng ngàn tỷ nữa trong năm tới. Nhưng không có đường nào khác.
Hạ Viện Mỹ đã chuẩn y một ngân sách 819 tỷ kích thích kinh tế với tỷ số 244 - 188 phiếu. Tất cả các dân biểu Cộng Hòa bỏ phiếu chống. Nhiều đại biểu Dân Chủ chống (11 vị) vì kế hoạch kích thích chưa vừa ý họ. Ở cả hai viện quốc hội ai cũng có ý kiến. Có người muốn phải ghi vào trong luật là các xí nghiệp nhận được công việc do chính phủ trao cho thì chỉ được mướn các công nhân quốc tịch Mỹ mà thôi! Có người đòi khi kích thích kinh tế thì chỉ được phép mua những hàng hóa sản xuất ở Mỹ thôi. Người muốn phải dành nhiều tiền trợ giúp các gia chủ sắp bị xiết nhà; người muốn tăng trợ cấp cho những người thất nghiệp; mỗi người một ý. Khi không được vừa ý, dù là một ý rất nhỏ, họ có thể bỏ phiếu chống! Các đại biểu Cộng Hòa nêu một ý kiến lớn; họ đòi chương trình kích thích này phải bớt phần chính phủ chi tiêu và tăng thêm phần cắt giảm thuế. Triết lý “giảm thuế” này đã được thi hành mạnh mẽ dưới thời Tổng Thống George W. Bush, và đến nay vẫn còn được đảng Cộng Hòa tin tưởng.
Câu hỏi là: Có hai con đường để chính phủ đẩy tiền vào trong nền kinh tế: chi tiêu trực tiếp hoặc giảm thuế để dân có tiền đem tiêu. Ðường nào có hiệu quả kích thích hơn? Người thích giảm thuế thì cho là người dân đem tiền tiêu bao giờ cũng có hiệu quả hơn để đồng tiền cho các công chức nhà nước tiêu! Người nghĩ ngược lại thì cho rằng khi trả lại thuế hay cắt thuế, người dân nhận được tiền chưa chắc đã đem tiêu, nhất là trong lúc này ai cũng lo sắp mất việc. Như vậy thì không có hiệu quả kích thích bằng chính phủ đưa tiền trả lương cho những người làm việc! Việc gì, các đại biểu quốc hội sẽ bầy ra.
Nhưng việc thông qua hơn 800 tỷ ở Hạ Viện tương đối dễ dàng. Cái cửa sắp tới phải đi qua là Thượng Viện. Ở đây đảng Dân Chủ có đa số 59-41, chưa đủ 60 phiếu để buộc các nghị sĩ Cộng Hòa phải ngưng thảo luận, nếu họ muốn dùng thủ tục filibuster không cho Thượng Viện biểu quyết. Liệu Tòa Bạch Ốc và các nghị sĩ Dân Chủ có thể thuyết phục được một số nghị sĩ Cộng Hòa ủng hộ mình hay không?
Có thể, nếu có sự trao đổi. Một số nghị sĩ, Dân Chủ hoặc Cộng Hòa, có những ý kiến họ rất thiết tha. Nếu chiều theo ý thì họ có thể bỏ phiếu thuận. Có người muốn tăng số tiền miễn thuế cho những người vay nợ khi mua nhà. Có người muốn buộc các ngân hàng phải ngưng ngay việc xiết nhà dù chủ nhà không trả được nợ. Trong dự luật chi tiêu kích thích trị giá gần 900 tỷ ở Thượng Viện có những khoản chi bị nhiều nghị sĩ chống đối; thí dụ chi cho cơ quan y tế quốc gia để nghiên cứu thuốc ngừa cảm cúm. Nhiều người không hiểu tại sao chương trình ngừa cúm đó lại đem cho vào kế hoạch kích thích kinh tế? Nghị Sĩ Olympia Snowe, tiểu bang Maine, là một người đặt câu hỏi đó. Bà thuộc đảng Cộng Hòa, và là một trong những tác giả viết về thuế trong dự luật kích thích kinh tế ở Thượng Viện. Nếu Tổng Thống Obama chinh phục được bà Snowe ủng hộ thì sẽ có nhiều nghị sĩ Cộng Hòa khác cũng sẽ ủng hộ kế hoạch kích thích kinh tế của ông. Ông Obama có thể sẽ nhượng bộ Nghị Sĩ Cộng Hòa Charles Grassley, tiểu bang Iowa, nếu ông đồng ý thêm vào trong dự luật một khoản giảm thuế cho những người lợi tức khá giả nhưng tìm được nhiều lý do hợp pháp để không phải đóng thuế, gọi là Thuế Tối Thiểu (alternative minimum tax).
Tuần lễ tới sẽ là thời gian các nghị sĩ ở Thượng Viện và Tòa Bạch Ốc gặp gỡ để mặc cả, trao đổi với nhau, với hy vọng cuối cùng các nghị sĩ Cộng Hòa sẽ không dùng tới thủ tục filibuster nói dai, nói hoài không cho biểu quyết. Thượng Viện được tiếng là nơi các đại biểu thảo luận với nhau như người lớn, chứ không gay go om sòm như ở Hạ Viện. Cho nên hiện nay ông trưởng khối đa số (Dân Chủ) ở Thượng Viện đang hy vọng sẽ có 80 nghị sĩ bỏ phiếu thuận. Ít nhất, ông hy vọng sẽ có 5, 6 nghị sĩ Cộng Hòa sẽ ủng hộ dự luật.
Vì trong tình trạng kinh tế đang báo động như bây giờ, không mấy ai muốn đóng vai kỳ đà cản mũi trước một kế hoạch cứu nguy kinh tế. Ðảng Dân Chủ cũng không muốn một mình đứng ra nhận trách nhiệm về kế hoạch này. Vì không ai biết với 900 tỷ sắp chi ra đó bao giờ kinh tế Mỹ sẽ hồi phục! Nếu may mắn đến cuối năm nay mà kinh tế bắt đầu lên trở lại thì ai cũng muốn đứng ra nhận công của mình; còn nếu đến sang năm kinh tế vẫn chưa lên thì sẽ nhiều người khoe với cử tri là chính mình đã biết trước nên bỏ phiếu chống!
BỘ CHÍNH TRỊ ĐẢNG CSVN TỨC GIẬN
Bộ Chính trị CSVN "phát sốt" vì loạt ảnh chụp tư gia Lê Khả Phiêu bị tung lên Internet
Tin: Phan Việt Ðăng
Hình: Blogger Blacky
Friday, January 30, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=90213&z=157
Bộ Công An coi đây là “trọng án”
Hà Nội (NV) - Theo các nguồn thông thạo tin, Bộ Chính Trị CSVN đã tỏ ra hết sức giận dữ khi loạt ảnh chụp trong tư gia của ông Lê Khả Phiêu - cựu tổng bí thư đảng CSVN -vừa được đưa lên Internet vài ngày qua, gây phản cảm trong dư luận.
Hồi giữa tuần, các thành viên trong Bộ Chính Trị CSVN đã có một cuộc họp bất thường về vấn đề này. Ông Trương Tấn Sang, ủy viên Bộ Chính Trị, thường trực ban bí thư trung ương đảng , đòi phải: “Làm rõ và vạch mặt những kẻ phá hoại giấu mặt trong nội bộ đảng”.
Ngày 28 Tháng Chạp Âm lịch (24 Tháng Giêng Dương lịch), Ban Liên Lạc Ðồng Hương Thanh Hóa ở Hà Nội đã đến tư gia ông Lê Khả Phiêu để chúc Tết, tặng quà cho cựu tổng bí thư đảng, với đại diện là các ông: Lê Thế Chữ - trưởng Ban Liên Lạc Ðồng Hương Thanh Hóa, Lê Xuân Thảo - trưởng ban doanh nghiệp đồng hương Thanh Hóa, Hoàng Văn Ðoàn - phó ban doanh nghiệp đồng hương Thanh Hóa, Lữ Thành Long - tổng giám đốc công ty Misa, Nguyễn Hồng Chung - chủ tịch công ty Luật Ðại Việt, Bùi Việt Hà - giám đốc công ty HINCO, Nguyễn Hữu Hùng - công ty Truyền Thông Dầu Khí Việt Nam, Lê Xuân Tiến Trung - công ty Việt FT và một số người khác, cùng là dân Thanh Hóa.
Các thành viên trong đoàn đã được ông Lê Khả Phiêu đưa đi thăm tư gia và không rõ ai đó đã đưa hàng loạt ảnh lên Internet để tất cả mọi người có thể tận mắt mục kích, một cựu tổng bí thư của đảng CSVN đang sống xa hoa như thế nào (?),sùng bái cá nhân mình ra sao (khắp nhà Lê Khả Phiêu, chỗ nào cũng có tượng đồng, tranh, ảnh của ông Lê Khả Phiêu, nhân vật này còn tặng cho các thành viên đến thăm, mỗi người một cuốn sách do Lê Khả Phiêu tự viết về mình với tên sách là... “Mênh mông tình dân”)?
Ðáng lưu ý là Lê Khả Phiêu từng được tôn vinh như một lãnh đạo liêm khiết, đi đầu trong việc chống tham nhũng nhưng trong tư gia của Lê Khả Phiêu lại có những báu vật quốc gia, cấm cá nhân sở hữu như trống đồng Ðông Sơn, hoặc những bộ ngà voi mà người ta lượng giá không dưới 50,000 USD, hoặc vườn rau sạch được trồng, tưới tự động, phục vụ nhu cầu của gia đình Lê Khả Phiêu, mà vốn đầu tư không dưới 20,000 USD. Với vườn “rau sạch” này, gia đình Lê Khả Phiêu không phải mua các loại rau được bán ngoài chợ, vốn nhiễm đủ loại hóa chất độc hại.
Chễm chệ giữa phòng khách của cựu tổng bí thư là một trống đồng, vốn được xem là báu vật quốc gia và luật pháp hiện hành cấm cá nhân sở hữu.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/90213-medium_vn_300109_lekhaphieu_2.jpg
Khắp nhà Lê Khả Phiêu, chỗ nào cũng có hoặc tượng, hoặc tranh, hoặc ảnh của chính ông ta.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/90213-medium_vn_300109_lekhaphieu_3.jpg
Lê Khả Phiêu (trái) đang ngắm tranh vẽ mình khi dẫn khách đi thăm nhà. Trước ảnh của Lê Khả Phiêu là một cặp ngà voi. Lối trưng bày cho thấy Lê Khả Phiêu tự xem mình như một hoàng đế.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/90213-medium_vn_300109_lekhaphieu_4.jpg
Vườn rau trên sân thượng được thiết kế hệ thống chăm sóc tự động. Ðây là lối “tự cung, tự cấp” rau sạch nhằm tránh bị ngộ độc thực phẩm như dân chúng.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/90213-medium_vn_300109_lekhaphieu_6.jpg
Lê Khả Phiêu cũng từng là nhân vật được xem như “tuyệt đối trung thành với lý tưởng Cộng Sản”, từng lớn tiếng dạy dỗ ông Bill Clinton khi ông đến thăm Việt Nam về sự ưu việt của Chủ Nghĩa Cộng Sản, song trong tư gia của nhân vật này, có riêng một gian thờ Phật mà tượng bán thân của Hồ Chí Minh “một tấm gương tôi nguyện suốt đời noi theo” chỉ có kích thước rất nhỏ và nằm rất khiêm tốn dưới chân tượng Phật.
Loạt ảnh chụp tư gia kèm theo lời bình về sự giả dối, xa hoa của Lê Khả Phiêu cũng như các viên chức cao cấp khác của đảng và chính quyền CSVN đã khiến dư luận trong nước rúng động. Những hình ảnh và lời bình này đã được phát tán rộng rãi trên Internet.
Các nguồn thạo tin kể rằng, đích thân ông Lê Hồng Anh, ủy viên Bộ Chính Trị, bộ trưởng công an CSVN đang trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ này. Ðến nay, công an CSVN xác định, trong nhóm đến thăm tư gia Lê Khả Phiêu, có ít nhất ba người mang máy ảnh và cả ba đều đã bị triệu tập để lấy lời khai song chưa xác định được người đưa tin vô danh là ai...
Theo một số nguồn tin, sự kiện phơi bày “hình ảnh tư gia của Lê Khả Phiêu” đã khiến các viên chức lãnh đạo đảng và chính quyền CSVN trở nên hết sức dè dặt khi tiếp khách tại nhà riêng. Tất cả các cuộc viếng thăm đều bị giám sát chặt chẽ. Ðồng thời sự nghi ngại nhau trong nội bộ đảng và chính quyền CSVN tăng vọt. Trong các câu chuyện xoay quanh sự kiện này, cán bộ, đảng viên, kể cả sĩ quan an ninh CSVN đã thôi không nói đến “thế lực thù địch, phản động bên ngoài” để bàn về “nội thù”.
Tết thăm nhà bác Lê Khả Phiêu
Blacky Blog
http://blog.360.yahoo.com/blog-KMd8BGwhaa8mtAF4pgc8Gaj7LfT3vm0Y?p=4988
ĐỐI THOẠI
http://www.doi-thoai.com/baimoi0109_366.html
Tin: Phan Việt Ðăng
Hình: Blogger Blacky
Friday, January 30, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=90213&z=157
Bộ Công An coi đây là “trọng án”
Hà Nội (NV) - Theo các nguồn thông thạo tin, Bộ Chính Trị CSVN đã tỏ ra hết sức giận dữ khi loạt ảnh chụp trong tư gia của ông Lê Khả Phiêu - cựu tổng bí thư đảng CSVN -vừa được đưa lên Internet vài ngày qua, gây phản cảm trong dư luận.
Hồi giữa tuần, các thành viên trong Bộ Chính Trị CSVN đã có một cuộc họp bất thường về vấn đề này. Ông Trương Tấn Sang, ủy viên Bộ Chính Trị, thường trực ban bí thư trung ương đảng , đòi phải: “Làm rõ và vạch mặt những kẻ phá hoại giấu mặt trong nội bộ đảng”.
Ngày 28 Tháng Chạp Âm lịch (24 Tháng Giêng Dương lịch), Ban Liên Lạc Ðồng Hương Thanh Hóa ở Hà Nội đã đến tư gia ông Lê Khả Phiêu để chúc Tết, tặng quà cho cựu tổng bí thư đảng, với đại diện là các ông: Lê Thế Chữ - trưởng Ban Liên Lạc Ðồng Hương Thanh Hóa, Lê Xuân Thảo - trưởng ban doanh nghiệp đồng hương Thanh Hóa, Hoàng Văn Ðoàn - phó ban doanh nghiệp đồng hương Thanh Hóa, Lữ Thành Long - tổng giám đốc công ty Misa, Nguyễn Hồng Chung - chủ tịch công ty Luật Ðại Việt, Bùi Việt Hà - giám đốc công ty HINCO, Nguyễn Hữu Hùng - công ty Truyền Thông Dầu Khí Việt Nam, Lê Xuân Tiến Trung - công ty Việt FT và một số người khác, cùng là dân Thanh Hóa.
Các thành viên trong đoàn đã được ông Lê Khả Phiêu đưa đi thăm tư gia và không rõ ai đó đã đưa hàng loạt ảnh lên Internet để tất cả mọi người có thể tận mắt mục kích, một cựu tổng bí thư của đảng CSVN đang sống xa hoa như thế nào (?),sùng bái cá nhân mình ra sao (khắp nhà Lê Khả Phiêu, chỗ nào cũng có tượng đồng, tranh, ảnh của ông Lê Khả Phiêu, nhân vật này còn tặng cho các thành viên đến thăm, mỗi người một cuốn sách do Lê Khả Phiêu tự viết về mình với tên sách là... “Mênh mông tình dân”)?
Ðáng lưu ý là Lê Khả Phiêu từng được tôn vinh như một lãnh đạo liêm khiết, đi đầu trong việc chống tham nhũng nhưng trong tư gia của Lê Khả Phiêu lại có những báu vật quốc gia, cấm cá nhân sở hữu như trống đồng Ðông Sơn, hoặc những bộ ngà voi mà người ta lượng giá không dưới 50,000 USD, hoặc vườn rau sạch được trồng, tưới tự động, phục vụ nhu cầu của gia đình Lê Khả Phiêu, mà vốn đầu tư không dưới 20,000 USD. Với vườn “rau sạch” này, gia đình Lê Khả Phiêu không phải mua các loại rau được bán ngoài chợ, vốn nhiễm đủ loại hóa chất độc hại.
Chễm chệ giữa phòng khách của cựu tổng bí thư là một trống đồng, vốn được xem là báu vật quốc gia và luật pháp hiện hành cấm cá nhân sở hữu.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/90213-medium_vn_300109_lekhaphieu_2.jpg
Khắp nhà Lê Khả Phiêu, chỗ nào cũng có hoặc tượng, hoặc tranh, hoặc ảnh của chính ông ta.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/90213-medium_vn_300109_lekhaphieu_3.jpg
Lê Khả Phiêu (trái) đang ngắm tranh vẽ mình khi dẫn khách đi thăm nhà. Trước ảnh của Lê Khả Phiêu là một cặp ngà voi. Lối trưng bày cho thấy Lê Khả Phiêu tự xem mình như một hoàng đế.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/90213-medium_vn_300109_lekhaphieu_4.jpg
Vườn rau trên sân thượng được thiết kế hệ thống chăm sóc tự động. Ðây là lối “tự cung, tự cấp” rau sạch nhằm tránh bị ngộ độc thực phẩm như dân chúng.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/90213-medium_vn_300109_lekhaphieu_6.jpg
Lê Khả Phiêu cũng từng là nhân vật được xem như “tuyệt đối trung thành với lý tưởng Cộng Sản”, từng lớn tiếng dạy dỗ ông Bill Clinton khi ông đến thăm Việt Nam về sự ưu việt của Chủ Nghĩa Cộng Sản, song trong tư gia của nhân vật này, có riêng một gian thờ Phật mà tượng bán thân của Hồ Chí Minh “một tấm gương tôi nguyện suốt đời noi theo” chỉ có kích thước rất nhỏ và nằm rất khiêm tốn dưới chân tượng Phật.
Loạt ảnh chụp tư gia kèm theo lời bình về sự giả dối, xa hoa của Lê Khả Phiêu cũng như các viên chức cao cấp khác của đảng và chính quyền CSVN đã khiến dư luận trong nước rúng động. Những hình ảnh và lời bình này đã được phát tán rộng rãi trên Internet.
Các nguồn thạo tin kể rằng, đích thân ông Lê Hồng Anh, ủy viên Bộ Chính Trị, bộ trưởng công an CSVN đang trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ này. Ðến nay, công an CSVN xác định, trong nhóm đến thăm tư gia Lê Khả Phiêu, có ít nhất ba người mang máy ảnh và cả ba đều đã bị triệu tập để lấy lời khai song chưa xác định được người đưa tin vô danh là ai...
Theo một số nguồn tin, sự kiện phơi bày “hình ảnh tư gia của Lê Khả Phiêu” đã khiến các viên chức lãnh đạo đảng và chính quyền CSVN trở nên hết sức dè dặt khi tiếp khách tại nhà riêng. Tất cả các cuộc viếng thăm đều bị giám sát chặt chẽ. Ðồng thời sự nghi ngại nhau trong nội bộ đảng và chính quyền CSVN tăng vọt. Trong các câu chuyện xoay quanh sự kiện này, cán bộ, đảng viên, kể cả sĩ quan an ninh CSVN đã thôi không nói đến “thế lực thù địch, phản động bên ngoài” để bàn về “nội thù”.
Tết thăm nhà bác Lê Khả Phiêu
Blacky Blog
http://blog.360.yahoo.com/blog-KMd8BGwhaa8mtAF4pgc8Gaj7LfT3vm0Y?p=4988
ĐỐI THOẠI
http://www.doi-thoai.com/baimoi0109_366.html
GIỮA OBAMA VÀ NGƯỜI PHÁP
Giữa Obama và (người Pháp) chúng ta, còn hơn là một đại dương nữa
Entre Obama et nous, plus qu'un océan
Bài của Michel Colomès
http://www.lepoint.fr/actualites-chroniques/entre-obama-et-nous-plus-qu-un-ocean/1238/0/309289
Khi những nốt nhạc cuối cùng của tiếng kèn kết thúc bản "chào mừng lãnh tụ" - bản nhạc được tấu lên suốt cả ngày trời để nghênh đón tân tổng thống Hoa Kỳ- chấm dứt, khi những loạt pháo bông lễ hội cuối cùng trang trí cho "Ngày Đăng quang" đã tắt ngấm, và sau hết, khi hằng triệu chứng nhân của đám quần chúng với áo quần sặc sở muôn màu tham dự vào biến cố phi thường của ngày 20 tháng Giêng 2009 đã giải tán, thì có thể còn lại cho một vài người trong số những kẻ đã theo dõi từ Âu châu đại sản phẩm cổ điển Hoa Kỳ thành công mỹ mãn này - ngoại trừ cung đàn lỗi nhịp phát xuất từ Chủ tịch Tối cao Pháp viện Roberts trong lễ tuyên thệ - một tình cảm lạ kỳ: cái tình cảm của một kẻ đích thực thuộc lục địa cũ, nhân cái ngày vinh quang và hoan hỉ cúa nước Mỹ, đã đón nhận được một bài học thật đáng giá.
Một bài học về dân chủ, thứ thiệt, hoà dịu, tương đồng, khoan dung, chấp nhận sự xung đột ý kiến, nhưng lại không phải là sự đối chọi ý thức hệ trường kỳ và quá ư lạc hậu, mà chúng ta cứ tiếp tục là những nhà vô địch, đặc biệt tại nước Pháp này. Luận về niên kỷ thì không kể gì đến dù là gốc gác, hay với 47 tuổi đầu của Barack Obama. Vậy mà ông ta có vẻ ung dung tự tại, đầy sức quyến rũ, đáng kính, và cả lòng từ ái, vâng đúng như thế, kể từ khi đắc cử, mà vị tân tổng thống Hoa Kỳ đã bày tỏ công khai với cựu đối thủ của mình, John McCain. Ai cũng thấy rõ là hai người trong khi tranh cử đã không một chút nhường nhịn nhau. Tay đấu thủ kỳ cựu không ngần ngại chê bai sự thiếu kinh nghiệm của anh chàng tay non Obama, và anh này đã phản kích lại rằng không cần phải là cựu tù binh ở Việt Nam mới biết chỉ huy đất nước của mình.
Không những kẻ chiến thắng đợi đến cả mười ngày để tiếp kiến McCain ở Chicago, mà suốt trong thời kỳ chuyển giao quyền hành kéo dài sau khi đắc cử, ông ta đã tham khảo nhiều lần đối thủ Cọng Hoà của mình, và hỏi ý kiến người này trong nhiều vụ bổ nhiệm các chức vụ bộ trưởng. Đến nỗi McCain đã thú nhận với vài thân hữu là chính phủ của ông Obama hầu như không khác gì lắm so với thành phần nội các do Ông thành lập nếu ông ta đắc cử! Lại càng kỳ lạ hơn nữa, ba bữa tiệc do Obama chủ tọa ngày hôm trước buổi lễ nhậm chức, kẻ bảnh bao lịch sự nhất, với cà vạt đen, áo dài, chính là người khách mời danh dự... McCain. Sau cùng, ngay cái ngày đắc thắng vinh quang của mình, chỉ là vừa mới tuyên thệ xong, người ta đã thấy trên đài truyền hình CNN, Obama và McCain cùng trao đổi, sau cái ôm nhau nồng nhiệt, như cùng chia xẻ một tâm tư thầm kín, giữa đám đông dân cử gồm những thượng nghị sĩ và dân biểu, cả dân chủ lẫn cọng hoà..
Chắc cũng vào cái thời điểm đó, tại một phiên họp ban đêm ở Quốc Hội, đã diễn ra quang cảnh giống như vào năm 1793 hơn là vào thời Đệ Ngũ Cọng Hòa (1): các dân biểu Pháp vây kín vị Chủ tịch Quốc hội, đòi ông ta từ chức, hăm doạ lấy mạng sống của một bộ trưởng, và cuối cùng tuyên bố là nền dân chủ lâm nguy và cùng nhau hát vang bài quốc ca Marseillaise. Rõ ràng là còn hơn cả một đại dương giữa Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và (người Pháp) chúng ta.
T.C. lược dịch
29/01/2009
http://www.doi-thoai.com/baimoi0109_379.html
(1) : Đệ Ngũ Cọng Hoà (Vè République):hiến pháp hiện hành của Pháp, được tướng De Gaulle thành lập và ban bố ngày 04 tháng 9 năm 1958 (ghi chú của người dịch).
Entre Obama et nous, plus qu'un océan
Bài của Michel Colomès
http://www.lepoint.fr/actualites-chroniques/entre-obama-et-nous-plus-qu-un-ocean/1238/0/309289
Khi những nốt nhạc cuối cùng của tiếng kèn kết thúc bản "chào mừng lãnh tụ" - bản nhạc được tấu lên suốt cả ngày trời để nghênh đón tân tổng thống Hoa Kỳ- chấm dứt, khi những loạt pháo bông lễ hội cuối cùng trang trí cho "Ngày Đăng quang" đã tắt ngấm, và sau hết, khi hằng triệu chứng nhân của đám quần chúng với áo quần sặc sở muôn màu tham dự vào biến cố phi thường của ngày 20 tháng Giêng 2009 đã giải tán, thì có thể còn lại cho một vài người trong số những kẻ đã theo dõi từ Âu châu đại sản phẩm cổ điển Hoa Kỳ thành công mỹ mãn này - ngoại trừ cung đàn lỗi nhịp phát xuất từ Chủ tịch Tối cao Pháp viện Roberts trong lễ tuyên thệ - một tình cảm lạ kỳ: cái tình cảm của một kẻ đích thực thuộc lục địa cũ, nhân cái ngày vinh quang và hoan hỉ cúa nước Mỹ, đã đón nhận được một bài học thật đáng giá.
Một bài học về dân chủ, thứ thiệt, hoà dịu, tương đồng, khoan dung, chấp nhận sự xung đột ý kiến, nhưng lại không phải là sự đối chọi ý thức hệ trường kỳ và quá ư lạc hậu, mà chúng ta cứ tiếp tục là những nhà vô địch, đặc biệt tại nước Pháp này. Luận về niên kỷ thì không kể gì đến dù là gốc gác, hay với 47 tuổi đầu của Barack Obama. Vậy mà ông ta có vẻ ung dung tự tại, đầy sức quyến rũ, đáng kính, và cả lòng từ ái, vâng đúng như thế, kể từ khi đắc cử, mà vị tân tổng thống Hoa Kỳ đã bày tỏ công khai với cựu đối thủ của mình, John McCain. Ai cũng thấy rõ là hai người trong khi tranh cử đã không một chút nhường nhịn nhau. Tay đấu thủ kỳ cựu không ngần ngại chê bai sự thiếu kinh nghiệm của anh chàng tay non Obama, và anh này đã phản kích lại rằng không cần phải là cựu tù binh ở Việt Nam mới biết chỉ huy đất nước của mình.
Không những kẻ chiến thắng đợi đến cả mười ngày để tiếp kiến McCain ở Chicago, mà suốt trong thời kỳ chuyển giao quyền hành kéo dài sau khi đắc cử, ông ta đã tham khảo nhiều lần đối thủ Cọng Hoà của mình, và hỏi ý kiến người này trong nhiều vụ bổ nhiệm các chức vụ bộ trưởng. Đến nỗi McCain đã thú nhận với vài thân hữu là chính phủ của ông Obama hầu như không khác gì lắm so với thành phần nội các do Ông thành lập nếu ông ta đắc cử! Lại càng kỳ lạ hơn nữa, ba bữa tiệc do Obama chủ tọa ngày hôm trước buổi lễ nhậm chức, kẻ bảnh bao lịch sự nhất, với cà vạt đen, áo dài, chính là người khách mời danh dự... McCain. Sau cùng, ngay cái ngày đắc thắng vinh quang của mình, chỉ là vừa mới tuyên thệ xong, người ta đã thấy trên đài truyền hình CNN, Obama và McCain cùng trao đổi, sau cái ôm nhau nồng nhiệt, như cùng chia xẻ một tâm tư thầm kín, giữa đám đông dân cử gồm những thượng nghị sĩ và dân biểu, cả dân chủ lẫn cọng hoà..
Chắc cũng vào cái thời điểm đó, tại một phiên họp ban đêm ở Quốc Hội, đã diễn ra quang cảnh giống như vào năm 1793 hơn là vào thời Đệ Ngũ Cọng Hòa (1): các dân biểu Pháp vây kín vị Chủ tịch Quốc hội, đòi ông ta từ chức, hăm doạ lấy mạng sống của một bộ trưởng, và cuối cùng tuyên bố là nền dân chủ lâm nguy và cùng nhau hát vang bài quốc ca Marseillaise. Rõ ràng là còn hơn cả một đại dương giữa Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và (người Pháp) chúng ta.
T.C. lược dịch
29/01/2009
http://www.doi-thoai.com/baimoi0109_379.html
(1) : Đệ Ngũ Cọng Hoà (Vè République):hiến pháp hiện hành của Pháp, được tướng De Gaulle thành lập và ban bố ngày 04 tháng 9 năm 1958 (ghi chú của người dịch).
DI SẢN CHIẾN TRANH CỦA TỔNG THỐNG BUSH
Di sản chiến tranh của Tổng thống Bush
Luật sư Lê Công Định
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
30 Tháng 1 2009 - Cập nhật 14h33 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2009/01/090130_bush_legacy.shtml
Ngày Tổng thống đắc cử Barack Obama nhậm chức, cũng là ngày người ta tiễn khỏi Tòa Bạch ốc vị Tổng thống gây nhiều tranh cãi trong lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ, George W. Bush.
Sự cuốn hút của Barack Obama và niềm hy vọng dành cho ông sau chiến thắng ngoạn mục trước ứng viên Đảng Cộng hòa John McCain càng khiến người ta thấy sự ra đi của George W. Bush là cần thiết để nước Mỹ hồi sinh.
Phấn khích vì thay đổi
Quả thật mọi người đã phấn khích trước sức mạnh của khẩu hiệu “Change We Need” của Barack Obama thể hiện thông qua tài hùng biện bậc thầy của ông. Một nước Mỹ luôn đổi mới và tiến mạnh mẽ về phía trước mà vẫn thấy cần thiết phải thay đổi hơn nữa để vượt qua chính mình là điều đáng để nhiều người trên thế giới suy nghĩ và học hỏi.
Bằng việc lựa chọn Barack Obama, người Mỹ tái khẳng định khả năng đổi thay đến tận gốc của mình, đồng thời ném thẳng câu trả lời đau đớn vào những luận điệu chống Mỹ cũ rích ở đâu đó rằng nền dân chủ Mỹ là giả tạo vì bầu cử tổng thống Hoa Kỳ xưa nay là trò chơi của giới tài phiệt và người da đen vẫn bị đối xử như nô lệ, không có tương lai trong một xã hội chỉ dành đặc quyền cho người da trắng.
Xem đài truyền hình CNN những ngày cuối cùng của George W. Bush ở Tòa Bạch ốc, thấy người Mỹ thật là thẳng thắn khi đặt câu hỏi thăm dò dư luận rằng “phải chăng George W. Bush là vị tổng thống kém cỏi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ?” Quả thật, trong nhiệm kỳ của mình ông Bush đã gặp nhiều chỉ trích, không chỉ từ người dân Mỹ mà ngay cả các đồng minh bấy lâu của Hoa Kỳ.
Chủ nghĩa đơn phương của ông trong chính sách ngoại giao và quân sự khiến Mỹ dường như có thêm kẻ thù hơn là bạn và gây ra nhiều bất hòa với các đồng minh thân cận, đặc biệt ở châu Âu. Hai cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ tiến hành ở Afganistan và Iraq đã làm tốn kém nhiều của cải và sinh mạng người Mỹ, khiến chính sách đối nội của ông trên nhiều phương diện gặp sự phản đối bên trong nước.
Hai cuộc chiến
Tôi không phải là người Mỹ, sống ở Mỹ, để có thể đưa ra nhận định không sai lệch về chính sách đối nội của chính quyền Bush, cũng không phải là chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế để mạnh dạn kết luận về chính sách đối ngoại của chính quyền đó.
Dù vậy, quan sát hai cuộc chiến tranh ở Afganistan và Iraq từ các phương tiện truyền thông quốc tế, đặc biệt từ hai đài truyền hình lớn BBC và CNN, tôi cho rằng George W. Bush với sự cương quyết hiếm thấy đã làm được nhiều điều hữu ích cho nền văn minh nhân loại hơn là những nguyên thủ châu Âu lịch lãm thích kiểu ngoại giao “chạy tới chạy lui” vô tích sự.
Cuộc chiến Afganistan khởi sự từ biến cố kinh hoàng 11/9 nếu chỉ xét từ khía cạnh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế thì vẫn chưa toàn diện. Cần lưu ý đến thực trạng xã hội Afganistan sau khi lực lượng Taliban chiếm quyền vài năm trước biến cố 11/9. Sự cuồng tín của những nhà lãnh đạo Taliban nếu chỉ diễn ra trong phạm vi tôn giáo thì còn có thể hiểu và chấp nhận, nhưng một khi trở thành nền tảng tư tưởng cho những hành động chà đạp nhân quyền và phá hoại văn hóa, dù trong phạm vi một quốc gia, cũng không thể dung tha.
Nhiều người hẳn vẫn còn nhớ hình ảnh các chiến binh Taliban mang hàng loạt người dân thường ra pháp trường xử bắn bằng súng tiểu liên sau khi tuyên bố qua loa về “tội phạm” của họ ngay trước đó vài phút. Cách hành xử thật không khác thời diệt chủng của Polpot ở Campuchia những năm 1975-1978. Hoặc hình ảnh họ đặt đại bác bắn phá các tượng Phật lớn nhất thế giới có tuổi thọ hơn một ngàn năm trên các vách núi, chẳng khác tinh thần và hậu quả của cuộc Cách mạng Văn hóa những năm 1960 ở Trung Quốc.
Chứng kiến những tội ác đối với nhân loại như vậy của chế độ Taliban hà khắc, tôi biết rồi sẽ có một ngày vì lý do nào đó họ sẽ bị tận diệt, không đất chôn. Rồi ngày đó đến thật, khi họ từ tội ác này bước sang tội ác khác, dung dưỡng tập đoàn khủng bố quốc tế Bin Laden trong nhiều hoạt động khủng bố trên khắp thế giới, mà đỉnh cao là sự kiện 9/11. Nếu quân đội Hoa Kỳ và đồng minh không đến Afganistan thì có lẽ nhiều người dân ở đó vẫn còn bị bắn vì phạm một “tội” vu vơ, và nhiều di sản văn hóa ngàn đời đã trở thành đống gạch vụn vì lý tưởng thần thánh điên cuồng.
Ở Iraq cũng vậy. Tuy Hoa Kỳ bị lên án vì thiếu cơ sở pháp lý và bằng chứng về vũ khí hủy diệt để tiến hành chiến tranh, nhưng thảm cảnh mà người dân Iraq phải chịu đựng suốt hơn 20 năm dưới chế độ độc tài sắt đá của Saddam Hussein cũng đủ để biện minh cho hành động quân sự cần thiết tại nước này. Tất nhiên, chính quyền Bush có thể đã phạm nhiều sai lầm trong cách thức điều hành chiến tranh và xây dựng lại xã hội hỗn loại ở đó, nhưng rõ ràng sinh mạng và tương lai của người dân Iraq không còn tùy thuộc vào các quyết định khi này khi khác của những nhà lãnh đạo độc tài không xứng đáng như Saddam.
Đem lại cơ hội
Tổng thống Bush đã đúng khi nói rằng “dù sao chúng ta (người Mỹ) cũng đã mang đến cho họ (người Iraq) cơ hội được sống trong một thể chế dân chủ do chính họ xây dựng nên.” Nền dân chủ đó được xây dựng như thế nào là công việc còn lâu dài của người Iraq, dù có hay không sự hiện diện của quân đội Mỹ. Điều chắc chắn là nếu không có sự quyết liệt của Tổng thống Bush trong kế hoạch tấn công Iraq, thì Saddam Hussein và phe nhóm của ông ta vẫn tiếp tục cưỡi lên lưng người dân Iraq và to mồm thay họ nói lên “nguyện vọng” tiếp tục làm thân trâu bò cho nhà độc tài “vĩ đại” vì sự lựa chọn nào đó của lịch sử.
Nhắc lại hai cuộc chiến đẫm máu ấy không phải để cổ vũ hay biện minh cho chiến tranh hoặc ca ngợi chủ nghĩa đơn phương mà George W. Bush và chính quyền của ông theo đuổi. Nếu để đạt được mục đích tốt đẹp mà tránh khỏi chiến tranh vẫn là điều tuyệt vời nhất đối với bất kỳ dân tộc nào, vì chiến tranh muôn đời vẫn là chiến tranh, dù chính nghĩa chăng nữa, do những mất mát và chia rẽ không thể bù đắp mà nó gây ra.
Rồi đây những năm cầm quyền của Tổng thống Barack Obama sẽ nhanh chóng trôi qua, dù bốn hay tám năm sắp tới. Lúc đó người ta sẽ bình tâm hơn để đánh giá lại nhiệm kỳ đầy sóng gió của chính quyền Bush, sóng gió từ bên ngoài lẫn do chính ông gây ra.
Dẫu người Mỹ có thể nhìn ông như vị tổng thống kém cỏi nhất trong lịch sử vì những hậu quả kinh tế tệ hại mà nước Mỹ đang gánh chịu, song chắc chắn ngôi nhà dân chủ mà người dân Afganistan và Iraq xây dựng và hoàn thiện sau này trên đất nước họ sẽ có một viên gạch được long trọng khắc tên: George W. Bush.
Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có ý kiến về bài viết này, xin gửi thư cho BBC ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk hoặc dùng hộp tiện ích bên phải.
Luật sư Lê Công Định
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
30 Tháng 1 2009 - Cập nhật 14h33 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2009/01/090130_bush_legacy.shtml
Ngày Tổng thống đắc cử Barack Obama nhậm chức, cũng là ngày người ta tiễn khỏi Tòa Bạch ốc vị Tổng thống gây nhiều tranh cãi trong lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ, George W. Bush.
Sự cuốn hút của Barack Obama và niềm hy vọng dành cho ông sau chiến thắng ngoạn mục trước ứng viên Đảng Cộng hòa John McCain càng khiến người ta thấy sự ra đi của George W. Bush là cần thiết để nước Mỹ hồi sinh.
Phấn khích vì thay đổi
Quả thật mọi người đã phấn khích trước sức mạnh của khẩu hiệu “Change We Need” của Barack Obama thể hiện thông qua tài hùng biện bậc thầy của ông. Một nước Mỹ luôn đổi mới và tiến mạnh mẽ về phía trước mà vẫn thấy cần thiết phải thay đổi hơn nữa để vượt qua chính mình là điều đáng để nhiều người trên thế giới suy nghĩ và học hỏi.
Bằng việc lựa chọn Barack Obama, người Mỹ tái khẳng định khả năng đổi thay đến tận gốc của mình, đồng thời ném thẳng câu trả lời đau đớn vào những luận điệu chống Mỹ cũ rích ở đâu đó rằng nền dân chủ Mỹ là giả tạo vì bầu cử tổng thống Hoa Kỳ xưa nay là trò chơi của giới tài phiệt và người da đen vẫn bị đối xử như nô lệ, không có tương lai trong một xã hội chỉ dành đặc quyền cho người da trắng.
Xem đài truyền hình CNN những ngày cuối cùng của George W. Bush ở Tòa Bạch ốc, thấy người Mỹ thật là thẳng thắn khi đặt câu hỏi thăm dò dư luận rằng “phải chăng George W. Bush là vị tổng thống kém cỏi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ?” Quả thật, trong nhiệm kỳ của mình ông Bush đã gặp nhiều chỉ trích, không chỉ từ người dân Mỹ mà ngay cả các đồng minh bấy lâu của Hoa Kỳ.
Chủ nghĩa đơn phương của ông trong chính sách ngoại giao và quân sự khiến Mỹ dường như có thêm kẻ thù hơn là bạn và gây ra nhiều bất hòa với các đồng minh thân cận, đặc biệt ở châu Âu. Hai cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ tiến hành ở Afganistan và Iraq đã làm tốn kém nhiều của cải và sinh mạng người Mỹ, khiến chính sách đối nội của ông trên nhiều phương diện gặp sự phản đối bên trong nước.
Hai cuộc chiến
Tôi không phải là người Mỹ, sống ở Mỹ, để có thể đưa ra nhận định không sai lệch về chính sách đối nội của chính quyền Bush, cũng không phải là chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế để mạnh dạn kết luận về chính sách đối ngoại của chính quyền đó.
Dù vậy, quan sát hai cuộc chiến tranh ở Afganistan và Iraq từ các phương tiện truyền thông quốc tế, đặc biệt từ hai đài truyền hình lớn BBC và CNN, tôi cho rằng George W. Bush với sự cương quyết hiếm thấy đã làm được nhiều điều hữu ích cho nền văn minh nhân loại hơn là những nguyên thủ châu Âu lịch lãm thích kiểu ngoại giao “chạy tới chạy lui” vô tích sự.
Cuộc chiến Afganistan khởi sự từ biến cố kinh hoàng 11/9 nếu chỉ xét từ khía cạnh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế thì vẫn chưa toàn diện. Cần lưu ý đến thực trạng xã hội Afganistan sau khi lực lượng Taliban chiếm quyền vài năm trước biến cố 11/9. Sự cuồng tín của những nhà lãnh đạo Taliban nếu chỉ diễn ra trong phạm vi tôn giáo thì còn có thể hiểu và chấp nhận, nhưng một khi trở thành nền tảng tư tưởng cho những hành động chà đạp nhân quyền và phá hoại văn hóa, dù trong phạm vi một quốc gia, cũng không thể dung tha.
Nhiều người hẳn vẫn còn nhớ hình ảnh các chiến binh Taliban mang hàng loạt người dân thường ra pháp trường xử bắn bằng súng tiểu liên sau khi tuyên bố qua loa về “tội phạm” của họ ngay trước đó vài phút. Cách hành xử thật không khác thời diệt chủng của Polpot ở Campuchia những năm 1975-1978. Hoặc hình ảnh họ đặt đại bác bắn phá các tượng Phật lớn nhất thế giới có tuổi thọ hơn một ngàn năm trên các vách núi, chẳng khác tinh thần và hậu quả của cuộc Cách mạng Văn hóa những năm 1960 ở Trung Quốc.
Chứng kiến những tội ác đối với nhân loại như vậy của chế độ Taliban hà khắc, tôi biết rồi sẽ có một ngày vì lý do nào đó họ sẽ bị tận diệt, không đất chôn. Rồi ngày đó đến thật, khi họ từ tội ác này bước sang tội ác khác, dung dưỡng tập đoàn khủng bố quốc tế Bin Laden trong nhiều hoạt động khủng bố trên khắp thế giới, mà đỉnh cao là sự kiện 9/11. Nếu quân đội Hoa Kỳ và đồng minh không đến Afganistan thì có lẽ nhiều người dân ở đó vẫn còn bị bắn vì phạm một “tội” vu vơ, và nhiều di sản văn hóa ngàn đời đã trở thành đống gạch vụn vì lý tưởng thần thánh điên cuồng.
Ở Iraq cũng vậy. Tuy Hoa Kỳ bị lên án vì thiếu cơ sở pháp lý và bằng chứng về vũ khí hủy diệt để tiến hành chiến tranh, nhưng thảm cảnh mà người dân Iraq phải chịu đựng suốt hơn 20 năm dưới chế độ độc tài sắt đá của Saddam Hussein cũng đủ để biện minh cho hành động quân sự cần thiết tại nước này. Tất nhiên, chính quyền Bush có thể đã phạm nhiều sai lầm trong cách thức điều hành chiến tranh và xây dựng lại xã hội hỗn loại ở đó, nhưng rõ ràng sinh mạng và tương lai của người dân Iraq không còn tùy thuộc vào các quyết định khi này khi khác của những nhà lãnh đạo độc tài không xứng đáng như Saddam.
Đem lại cơ hội
Tổng thống Bush đã đúng khi nói rằng “dù sao chúng ta (người Mỹ) cũng đã mang đến cho họ (người Iraq) cơ hội được sống trong một thể chế dân chủ do chính họ xây dựng nên.” Nền dân chủ đó được xây dựng như thế nào là công việc còn lâu dài của người Iraq, dù có hay không sự hiện diện của quân đội Mỹ. Điều chắc chắn là nếu không có sự quyết liệt của Tổng thống Bush trong kế hoạch tấn công Iraq, thì Saddam Hussein và phe nhóm của ông ta vẫn tiếp tục cưỡi lên lưng người dân Iraq và to mồm thay họ nói lên “nguyện vọng” tiếp tục làm thân trâu bò cho nhà độc tài “vĩ đại” vì sự lựa chọn nào đó của lịch sử.
Nhắc lại hai cuộc chiến đẫm máu ấy không phải để cổ vũ hay biện minh cho chiến tranh hoặc ca ngợi chủ nghĩa đơn phương mà George W. Bush và chính quyền của ông theo đuổi. Nếu để đạt được mục đích tốt đẹp mà tránh khỏi chiến tranh vẫn là điều tuyệt vời nhất đối với bất kỳ dân tộc nào, vì chiến tranh muôn đời vẫn là chiến tranh, dù chính nghĩa chăng nữa, do những mất mát và chia rẽ không thể bù đắp mà nó gây ra.
Rồi đây những năm cầm quyền của Tổng thống Barack Obama sẽ nhanh chóng trôi qua, dù bốn hay tám năm sắp tới. Lúc đó người ta sẽ bình tâm hơn để đánh giá lại nhiệm kỳ đầy sóng gió của chính quyền Bush, sóng gió từ bên ngoài lẫn do chính ông gây ra.
Dẫu người Mỹ có thể nhìn ông như vị tổng thống kém cỏi nhất trong lịch sử vì những hậu quả kinh tế tệ hại mà nước Mỹ đang gánh chịu, song chắc chắn ngôi nhà dân chủ mà người dân Afganistan và Iraq xây dựng và hoàn thiện sau này trên đất nước họ sẽ có một viên gạch được long trọng khắc tên: George W. Bush.
Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có ý kiến về bài viết này, xin gửi thư cho BBC ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk hoặc dùng hộp tiện ích bên phải.
Friday, January 30, 2009
VỤ CPI SĂP NỔ TO
Vụ CPI sắp nổ to: Đến chân tường rồi, ra sao nữa ?
Bùi Tín
(30-1-09).
http://www.ykien.net/bai0711/bai090130.htm
Vụ án siêu nghiêm trọng trong tiếp nhận ODA (Official Development Assistance) - Nguồn Hỗ trợ Chính thức cho Phát triển, liên quan đến Viện Tư vấn Đầu tư Thái Bình Dương (Pacific Consultant Institute) PCI có trụ sở tại thủ đô Tokyo / Nhật bản kéo dài từ tháng 7-2008, đến nay sắp nổ to.
Đây là vụ án siêu nghiêm trọng, có thể nói là nghiêm trọng nhất liên quan đến nguồn ODA, vì số tiền hối lộ của công ty này cho các quan chức Việt nam lên đến 2 tỷ 6 đôla; vì nó liên quan đến 6 dự án lớn về giao thông vận tải và môi trường, từ Tây sang Đông, từ Nam ra Bắc; vì nó liên quan đến Chính phủ Nhật là chính phủ đã tỏ ra rộng rãi nhất, đứng đầu trong viện trợ phát triển cho Việt nam.
Chính ODA của Nhật bản đã và đang giúp Việt nam xây dựng Khu Công nghiệp cao Hòa Lạc, đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đường xe lửa cao tốc Bắc - Nam; Cầu Bãi Cháy, ga hành khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, đường hầm đèo Hải Vân / Thừa thiên.
Vụ án ngày càng trở nên nghiêm trọng thêm vì chính quyền Hànội được phía Nhật bản thông báo chính thức từ tháng 8-2008, nhưng vẫn "ỳ " ra, tỏ rõ trên thực tế không hợp tác với phía Nhật bản, chỉ ấm ớ hứa hẹn suông nhằm mua thời gian để ỉm vụ án.
Vụ án tăng thêm tính nghiêm trọng và kịch tính khi sáng 4-12-2008, giữa cuộc họp các nhà đầu tư quốc tế tại Hànội, đại sứ Nhật Mitsuo Sakaba bất ngờ thừa lệnh chính phủ Nhật "tuyên bố đình chỉ lập tức nguồn hỗ trợ ODA của phía Nhật, lên đến 900 triệu đôla, cho đến khi nào Vụ án PCI được phía Việt nam làm sáng tỏ".
Ngay sau đó, phía Việt nam buộc phải hứa với phía Nhật bản là sẽ "khẩn trương và nghiêm chỉnh hợp tác" với hy vọng có thể nối lại nguồn ODA trong vòng 2 tháng (!); Thủ tướng Dũng, khi bị đại biểu Nguyễn Minh Thuyết của Lạng sơn chất vấn tại Quốc hội, hứa rằng " chính phủ đang làm rõ vụ án này, làm rõ đến đâu sẽ xử lý đến đây ". Khi gặp thủ tướng Nhật ở Lima / Péru, ông Triết cũng hứa hẹn "hợp tác chặt chẽ và khẩn trương với phía Nhật để giải quyết vụ án này ".
Đến nay, gần 2 tháng đã trôi qua, Hànội vẫn không động đậy.
Phía Nhật bản tỏ ra rất sốt ruột. Những lời hứa với Đại sứ Nhật, với thủ tướng Nhật, đăng đi đăng lại trên báo Nhật, như những lời cam kêt long trọng, như lời hứa danh dự, hoá ra vẫn chỉ là lời hứa suông !
Trong khi đó, không hẹn mà nên, nhiều điều không đẹp đẽ, còn làm xấu mặt Việt nam xảy ra trên đất Nhật. Hàng không Việt nam mang tai mang tiếng với phi công Đặng Xuân Hợp cúi đầu nhận tội trước cảnh sát và công an Nhật :" Tôi đã nhiều lần - không nhớ hết - chuyên chở hàng lậu, hàng ăn cắp, tiền không sạch về Việt nam và từ Việt nam đến"; " có hàng vài chục tu nghiệp sinh Việt nam trong đường dây ăn cắp và vận chuyển hàng ăn cắp ở các siêu thị và kho Nhật bản "; " các người lái và chiêu đãi viên hàng không chúng tôi đều làm những việc như thế cả " !
Phía Chính phủ Nhật hết kiên nhẫn.
Mồng 3 Tết Kỷ Sửu, họ đi thêm một nước cờ.
Trước đây, đại sứ Nhật tuyên bố : "Chúng tôi mong sớm kết thúc vụ án này; những bị cáo Nhật bản đã nhận tội trước Toà án. Chúng tôi chờ phía Việt nam hành động. Chúng tôi theo dõi chặt chẽ tình hình".Phía Việt nam vẫn bất động. Phía Nhật bản lại tiết lộ qua con đường báo chí : "Phía Nhật bản đã thông báo hàng nghìn trang tài liệu về vụ án; những khẩu cung, những khai báo, những tài liệu, những chứng cứ, những vấn đề còn tồn tại... Phía Nhật bản đã hỏi và yêu cầu phía Việt nam trả lời về 23 vấn đề, toàn là 23 vấn đề bình thường trong bất cứ vụ án kinh tế nào".
Phía Việt nam vẫn ngậm tăm. Vẫn câm như hến. Vấn bất động.
Hứa hẹn "khẩn trương hành động", hứa hẹn "hợp tác chặt chẽ" mà như vậy à ?!
Đúng mồng 3 Tết Kỷ Sửu (28/1/09), Tòa án Tokyo họp phiên kết thúc vụ án, kết luận và kết án :
- Shakashita Haruo, Giám đốc điều hành CPI ,
- Takasu Kunio , Trưởng ban Quản trị CPI ,
- Tsuneo Sakano, Đại diện Văn phòng CPI ở Hànội,
đã phạm và nhận tội đưa hối lộ lớn cho phía chính quyền Việt nam và tuyên án phạt mỗi người từ 1 năm rưỡi đến 2 năm tù giam, cho hưởng án treo. Bốn tội phạm phải bồi hoàn nhà nước Nhật 70 triệu Yên, bằng 780.000 đôla.
Còn Tổng Giám đốc CPI Masayoshi Taga cũng bị kết tội như trên nhưng án phạt sẽ tính vào với tội trạng trong một vụ án khác chưa kết thúc.
Báo chí Nhật bản cho biết những vụ án kinh tế lớn hay nhỏ thường cho hưởng án treo, coi thế là đủ, vì trong một xã hội mà danh dự và niềm tin là những giá trị tinh thần, cũng là những giá trị vật chất, những kẻ phạm tội, có tiền án, sẽ rất khó kiếm việc làm mới, khó được bầu vào các vị trí lãnh đạo, quản trị, quản lý các công ty kinh tế, tài chính, thương mại. Uy tín xã hội cũng như uy tín trong địa phương, giòng họ, công đoàn nghề nghiệp cũng bị sứt mẻ lâu dài. Ngoài ra trong các vụ án kinh tế, luật pháp các nước dân chủ văn minh thường yêu cầu tội phạm và các thành phần liên quan phạm pháp đều phải hoàn trả nhà nước, cũng là hoàn trả xã hội đến mức đầy đủ nhất những khoản tiền và tài sản công đã bị nhũng lạm, đã bị dùng sai mục đích.
Do đó, 15 vị trong bộ chính trị chớ có phạm thêm sai lầm là thở phào, nhẹ nhõm, khi thấy toà án Nhật đã kết thúc vụ án bằng những bản án treo cho 4 bị cáo Nhật bản. Phía Nhật vẫn còn nguyên 23 câu hỏi đặt ra cho chính quyền Hànội.
Những câu hỏi là :
- kẻ bị cáo ăn hối lộ mang tên Huỳnh Ngọc Sỹ , phó giám đốc Sở Giao thông Sàigòn, bí thư đảng uỷ của Sở đó là con người ra sao ?
- ông Sỹ có nhận sai lầm và tội lỗi như 4 bị cáo Nhật đã khai rõ ràng, cụ thể hay không ? ông Sỹ đã nhận tội cụ thể đến mức nào? ông Sỹ đã nhận riêng những khoản hối lộ hay đã chia cho những ai khác ?
- phía Việt nam có ý định xét sử ra sao vụ án nghiêm trọng này ? Phía Việt nam đã thu lại được bao nhiêu trong số tiền đã hối lộ, có ý định bồi hoàn lại cho phía Nhật không? Việt nam tiến hành điều tra đến đâu rồi ?
- phía Việt nam có nhân dịp này rà soát lại các khoản ODA khác mà Nhật bản đã cấp, cũng như các khoản ODA do các nước khác cấp để phát hiện những vụ án khác tương tự, để nguồn ODA được phát huy đúng mục đích hay không ?
Xin nhớ trong kết luận vụ xử án trên, chánh án Toshihiko Sonohara nhận xét rằng những kẻ phạm tội Nhật và Việt đều " tỏ ra rất tinh vi, tính toán nhiều mưu đồ và có tổ chức chặt chẽ ", " đây là những âm mưu có hệ thống "...
Chừng nào phía Việt nam không đáp ứng những yêu cầu chính đáng trên đây của chính phủ Nhật bản, làm rõ những hành động tội phạm ở phía Việt nam một cách đầy đủ minh bạch thì nguồn ODA Nhật bản sẽ còn lâu mới có thể nối lại. Chính đại sứ Nhật ở Hànội cho biết "sau vụ này, rất khó lấy lại sự ủng hộ từ công chúng Nhật bản để tiếp tục cấp nguồn cho ODA ".
Hànội đang bị dồn đến tận chân tường. Bộ chính trị độc đảng không còn đất lui.
Những yêu cầu phía Nhật đã đành, còn là yêu cầu của các nước tài trợ, nước cấp ODA khác như : Anh, Úc, Thuỵ Điển, Na Uy, Canada, Pháp ... họ đếu coi vụ PCI là một thử thách xem lời hứa chống tham nhũng, lãng phí của Hànội đáng tin đến mức nào. Mất niềm tin là mất sạch.
Lại còn nhân dân Việt nam, xã hội Việt nam, công luận Việt nam. Lời hứa của ông thủ tướng Dũng trước Quốc hội khóa XII liệu có chút giá trị gì ?
Ngày Tết, gia đình có văn hoá thường dạy con cái phải sống có lễ phép. Có lễ phép với ông bà, với Tổ tiên. Phải tu thân để là con nhà có gia giáo.
Vụ PCI nổ lớn trong dịp Tết Kỷ Sửu nhắc mọi người phải sống cho có lễ. Kẻ ăn hối lộ, cấu véo 10 đến 15% nguồn ODA là vô lễ với nhân dân, các chính phủ bạn đã có lòng tốt giúp ta khôi phục, phát triển kinh tế. Bọn chúng cũng vô lễ với dân mình vì chúng ăn cắp bao nhiêu, sau này nhân dân ta phải trả đủ, cả gốc và lãi, dù cho lãi rất thấp.
Cái vô lễ, láo xược mang tính tội ác với nhân dân còn là ở chỗ do ăn hối lộ, chất lượng cầu đường đều xuống cấp, sẽ gây nên tai nạn bất ngờ không tránh khỏi.
Khi bạn thông báo ngày càng tường tận về vụ án, khi họ mở cuộc điều tra từ tháng 8, bắt giữ bị cáo từ tháng 10, mở toà án từ tháng 11, liên tiếp yêu cầu phía Việt nam phối hợp, nhưng phía Việt nam vẫn bất động suốt 4 tháng, có thái độ nào vô lễ hơn, vô văn hoá hơn, mất dạy về mặt ngoại giao hơn ?
Bộ chính trị độc đảng ngay ngày đầu xuân đã bị dồn vào chân tường.
Họ sẽ dở tài quỷ thuật nào để thoát khỏi cảnh trên đe dưới búa này ? Mở phiên toà xử Huỳnh Ngọc Sỹ ư ? Sử bí mật hay công khai? Coi đó là con dê tế thần ư ? Chỉ có một mình Sỹ là tội phạm ư ? Cho Sỹ hưởng án treo ư ? Chỉ là hạ sách. Gây thêm sự khinh bỉ của xã hội và thế giới. Vì ai cũng biết Sỹ không ăn một mình. Vẫn chỉ chồng thêm tội vô lễ với nhân dân, coi khinh sự suy luận tỉnh táo và sự xét đoán công minh của dư luận. Ai chẳng biết Sỹ thân thiết với Lê Thanh Hải, với Trương Tấn Sang ra sao.
Bộ chính trị gồm 15 kẻ độc đoán trơ tráo đang bị dồn vào chân tường. Một tuần nữa, họ sẽ đón Hoàng Thái Tử Nhật bản Naruhito sang thăm chính thức nước ta (từ 9-2 đến 15-2). Họ sẽ trả lời ra sao cho ông Hoàng này ? Chẳng lẽ lại đóng kịch coi như không có chuyện gì bất thường cả. Trong khi đoàn nhà báo Nhật đi theo sẽ hỏi, chất vấn gay gắt, nhân danh dân Nhật.
Bị dồn đến tận chân tường, chỉ còn có cách duy nhất thoát khỏi cảnh nhục nhã là thay đổi bản chất, từ bênh che bọn tội phạm chuyển thành nghiêm trị bọn tội phạm, từ chỗ chây ỳ chuyển sang khẩn trương mở phiên tòa như hồi xét sử bọn Năm Cam, công khai xin lỗi chính phủ và dân Nhật, công khai nhận tội với nhân dân, cam kết từ nay "tiên học lễ, hậu nắm chính quyền", tôn trọng pháp luật, thực hiện trọn lời hứa khẩn trương phòng chống tham nhũng, trừng trị thẳng tay mọi sâu mọt, bất kểđó là ai, ở bất kỳ cương vị nào. Nhưng với kẻ vô lễ, "mất dạy" tự gốc thì đó là việc đội đá vá trời.
PCI - bài học thâm thuý về chữ " LỄ " sẽ còn thấm mãi vậy.
Bùi Tín
Mồng 5 Tết Kỷ Sửu.
(30-1-09).
Bùi Tín
(30-1-09).
http://www.ykien.net/bai0711/bai090130.htm
Vụ án siêu nghiêm trọng trong tiếp nhận ODA (Official Development Assistance) - Nguồn Hỗ trợ Chính thức cho Phát triển, liên quan đến Viện Tư vấn Đầu tư Thái Bình Dương (Pacific Consultant Institute) PCI có trụ sở tại thủ đô Tokyo / Nhật bản kéo dài từ tháng 7-2008, đến nay sắp nổ to.
Đây là vụ án siêu nghiêm trọng, có thể nói là nghiêm trọng nhất liên quan đến nguồn ODA, vì số tiền hối lộ của công ty này cho các quan chức Việt nam lên đến 2 tỷ 6 đôla; vì nó liên quan đến 6 dự án lớn về giao thông vận tải và môi trường, từ Tây sang Đông, từ Nam ra Bắc; vì nó liên quan đến Chính phủ Nhật là chính phủ đã tỏ ra rộng rãi nhất, đứng đầu trong viện trợ phát triển cho Việt nam.
Chính ODA của Nhật bản đã và đang giúp Việt nam xây dựng Khu Công nghiệp cao Hòa Lạc, đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đường xe lửa cao tốc Bắc - Nam; Cầu Bãi Cháy, ga hành khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, đường hầm đèo Hải Vân / Thừa thiên.
Vụ án ngày càng trở nên nghiêm trọng thêm vì chính quyền Hànội được phía Nhật bản thông báo chính thức từ tháng 8-2008, nhưng vẫn "ỳ " ra, tỏ rõ trên thực tế không hợp tác với phía Nhật bản, chỉ ấm ớ hứa hẹn suông nhằm mua thời gian để ỉm vụ án.
Vụ án tăng thêm tính nghiêm trọng và kịch tính khi sáng 4-12-2008, giữa cuộc họp các nhà đầu tư quốc tế tại Hànội, đại sứ Nhật Mitsuo Sakaba bất ngờ thừa lệnh chính phủ Nhật "tuyên bố đình chỉ lập tức nguồn hỗ trợ ODA của phía Nhật, lên đến 900 triệu đôla, cho đến khi nào Vụ án PCI được phía Việt nam làm sáng tỏ".
Ngay sau đó, phía Việt nam buộc phải hứa với phía Nhật bản là sẽ "khẩn trương và nghiêm chỉnh hợp tác" với hy vọng có thể nối lại nguồn ODA trong vòng 2 tháng (!); Thủ tướng Dũng, khi bị đại biểu Nguyễn Minh Thuyết của Lạng sơn chất vấn tại Quốc hội, hứa rằng " chính phủ đang làm rõ vụ án này, làm rõ đến đâu sẽ xử lý đến đây ". Khi gặp thủ tướng Nhật ở Lima / Péru, ông Triết cũng hứa hẹn "hợp tác chặt chẽ và khẩn trương với phía Nhật để giải quyết vụ án này ".
Đến nay, gần 2 tháng đã trôi qua, Hànội vẫn không động đậy.
Phía Nhật bản tỏ ra rất sốt ruột. Những lời hứa với Đại sứ Nhật, với thủ tướng Nhật, đăng đi đăng lại trên báo Nhật, như những lời cam kêt long trọng, như lời hứa danh dự, hoá ra vẫn chỉ là lời hứa suông !
Trong khi đó, không hẹn mà nên, nhiều điều không đẹp đẽ, còn làm xấu mặt Việt nam xảy ra trên đất Nhật. Hàng không Việt nam mang tai mang tiếng với phi công Đặng Xuân Hợp cúi đầu nhận tội trước cảnh sát và công an Nhật :" Tôi đã nhiều lần - không nhớ hết - chuyên chở hàng lậu, hàng ăn cắp, tiền không sạch về Việt nam và từ Việt nam đến"; " có hàng vài chục tu nghiệp sinh Việt nam trong đường dây ăn cắp và vận chuyển hàng ăn cắp ở các siêu thị và kho Nhật bản "; " các người lái và chiêu đãi viên hàng không chúng tôi đều làm những việc như thế cả " !
Phía Chính phủ Nhật hết kiên nhẫn.
Mồng 3 Tết Kỷ Sửu, họ đi thêm một nước cờ.
Trước đây, đại sứ Nhật tuyên bố : "Chúng tôi mong sớm kết thúc vụ án này; những bị cáo Nhật bản đã nhận tội trước Toà án. Chúng tôi chờ phía Việt nam hành động. Chúng tôi theo dõi chặt chẽ tình hình".Phía Việt nam vẫn bất động. Phía Nhật bản lại tiết lộ qua con đường báo chí : "Phía Nhật bản đã thông báo hàng nghìn trang tài liệu về vụ án; những khẩu cung, những khai báo, những tài liệu, những chứng cứ, những vấn đề còn tồn tại... Phía Nhật bản đã hỏi và yêu cầu phía Việt nam trả lời về 23 vấn đề, toàn là 23 vấn đề bình thường trong bất cứ vụ án kinh tế nào".
Phía Việt nam vẫn ngậm tăm. Vẫn câm như hến. Vấn bất động.
Hứa hẹn "khẩn trương hành động", hứa hẹn "hợp tác chặt chẽ" mà như vậy à ?!
Đúng mồng 3 Tết Kỷ Sửu (28/1/09), Tòa án Tokyo họp phiên kết thúc vụ án, kết luận và kết án :
- Shakashita Haruo, Giám đốc điều hành CPI ,
- Takasu Kunio , Trưởng ban Quản trị CPI ,
- Tsuneo Sakano, Đại diện Văn phòng CPI ở Hànội,
đã phạm và nhận tội đưa hối lộ lớn cho phía chính quyền Việt nam và tuyên án phạt mỗi người từ 1 năm rưỡi đến 2 năm tù giam, cho hưởng án treo. Bốn tội phạm phải bồi hoàn nhà nước Nhật 70 triệu Yên, bằng 780.000 đôla.
Còn Tổng Giám đốc CPI Masayoshi Taga cũng bị kết tội như trên nhưng án phạt sẽ tính vào với tội trạng trong một vụ án khác chưa kết thúc.
Báo chí Nhật bản cho biết những vụ án kinh tế lớn hay nhỏ thường cho hưởng án treo, coi thế là đủ, vì trong một xã hội mà danh dự và niềm tin là những giá trị tinh thần, cũng là những giá trị vật chất, những kẻ phạm tội, có tiền án, sẽ rất khó kiếm việc làm mới, khó được bầu vào các vị trí lãnh đạo, quản trị, quản lý các công ty kinh tế, tài chính, thương mại. Uy tín xã hội cũng như uy tín trong địa phương, giòng họ, công đoàn nghề nghiệp cũng bị sứt mẻ lâu dài. Ngoài ra trong các vụ án kinh tế, luật pháp các nước dân chủ văn minh thường yêu cầu tội phạm và các thành phần liên quan phạm pháp đều phải hoàn trả nhà nước, cũng là hoàn trả xã hội đến mức đầy đủ nhất những khoản tiền và tài sản công đã bị nhũng lạm, đã bị dùng sai mục đích.
Do đó, 15 vị trong bộ chính trị chớ có phạm thêm sai lầm là thở phào, nhẹ nhõm, khi thấy toà án Nhật đã kết thúc vụ án bằng những bản án treo cho 4 bị cáo Nhật bản. Phía Nhật vẫn còn nguyên 23 câu hỏi đặt ra cho chính quyền Hànội.
Những câu hỏi là :
- kẻ bị cáo ăn hối lộ mang tên Huỳnh Ngọc Sỹ , phó giám đốc Sở Giao thông Sàigòn, bí thư đảng uỷ của Sở đó là con người ra sao ?
- ông Sỹ có nhận sai lầm và tội lỗi như 4 bị cáo Nhật đã khai rõ ràng, cụ thể hay không ? ông Sỹ đã nhận tội cụ thể đến mức nào? ông Sỹ đã nhận riêng những khoản hối lộ hay đã chia cho những ai khác ?
- phía Việt nam có ý định xét sử ra sao vụ án nghiêm trọng này ? Phía Việt nam đã thu lại được bao nhiêu trong số tiền đã hối lộ, có ý định bồi hoàn lại cho phía Nhật không? Việt nam tiến hành điều tra đến đâu rồi ?
- phía Việt nam có nhân dịp này rà soát lại các khoản ODA khác mà Nhật bản đã cấp, cũng như các khoản ODA do các nước khác cấp để phát hiện những vụ án khác tương tự, để nguồn ODA được phát huy đúng mục đích hay không ?
Xin nhớ trong kết luận vụ xử án trên, chánh án Toshihiko Sonohara nhận xét rằng những kẻ phạm tội Nhật và Việt đều " tỏ ra rất tinh vi, tính toán nhiều mưu đồ và có tổ chức chặt chẽ ", " đây là những âm mưu có hệ thống "...
Chừng nào phía Việt nam không đáp ứng những yêu cầu chính đáng trên đây của chính phủ Nhật bản, làm rõ những hành động tội phạm ở phía Việt nam một cách đầy đủ minh bạch thì nguồn ODA Nhật bản sẽ còn lâu mới có thể nối lại. Chính đại sứ Nhật ở Hànội cho biết "sau vụ này, rất khó lấy lại sự ủng hộ từ công chúng Nhật bản để tiếp tục cấp nguồn cho ODA ".
Hànội đang bị dồn đến tận chân tường. Bộ chính trị độc đảng không còn đất lui.
Những yêu cầu phía Nhật đã đành, còn là yêu cầu của các nước tài trợ, nước cấp ODA khác như : Anh, Úc, Thuỵ Điển, Na Uy, Canada, Pháp ... họ đếu coi vụ PCI là một thử thách xem lời hứa chống tham nhũng, lãng phí của Hànội đáng tin đến mức nào. Mất niềm tin là mất sạch.
Lại còn nhân dân Việt nam, xã hội Việt nam, công luận Việt nam. Lời hứa của ông thủ tướng Dũng trước Quốc hội khóa XII liệu có chút giá trị gì ?
Ngày Tết, gia đình có văn hoá thường dạy con cái phải sống có lễ phép. Có lễ phép với ông bà, với Tổ tiên. Phải tu thân để là con nhà có gia giáo.
Vụ PCI nổ lớn trong dịp Tết Kỷ Sửu nhắc mọi người phải sống cho có lễ. Kẻ ăn hối lộ, cấu véo 10 đến 15% nguồn ODA là vô lễ với nhân dân, các chính phủ bạn đã có lòng tốt giúp ta khôi phục, phát triển kinh tế. Bọn chúng cũng vô lễ với dân mình vì chúng ăn cắp bao nhiêu, sau này nhân dân ta phải trả đủ, cả gốc và lãi, dù cho lãi rất thấp.
Cái vô lễ, láo xược mang tính tội ác với nhân dân còn là ở chỗ do ăn hối lộ, chất lượng cầu đường đều xuống cấp, sẽ gây nên tai nạn bất ngờ không tránh khỏi.
Khi bạn thông báo ngày càng tường tận về vụ án, khi họ mở cuộc điều tra từ tháng 8, bắt giữ bị cáo từ tháng 10, mở toà án từ tháng 11, liên tiếp yêu cầu phía Việt nam phối hợp, nhưng phía Việt nam vẫn bất động suốt 4 tháng, có thái độ nào vô lễ hơn, vô văn hoá hơn, mất dạy về mặt ngoại giao hơn ?
Bộ chính trị độc đảng ngay ngày đầu xuân đã bị dồn vào chân tường.
Họ sẽ dở tài quỷ thuật nào để thoát khỏi cảnh trên đe dưới búa này ? Mở phiên toà xử Huỳnh Ngọc Sỹ ư ? Sử bí mật hay công khai? Coi đó là con dê tế thần ư ? Chỉ có một mình Sỹ là tội phạm ư ? Cho Sỹ hưởng án treo ư ? Chỉ là hạ sách. Gây thêm sự khinh bỉ của xã hội và thế giới. Vì ai cũng biết Sỹ không ăn một mình. Vẫn chỉ chồng thêm tội vô lễ với nhân dân, coi khinh sự suy luận tỉnh táo và sự xét đoán công minh của dư luận. Ai chẳng biết Sỹ thân thiết với Lê Thanh Hải, với Trương Tấn Sang ra sao.
Bộ chính trị gồm 15 kẻ độc đoán trơ tráo đang bị dồn vào chân tường. Một tuần nữa, họ sẽ đón Hoàng Thái Tử Nhật bản Naruhito sang thăm chính thức nước ta (từ 9-2 đến 15-2). Họ sẽ trả lời ra sao cho ông Hoàng này ? Chẳng lẽ lại đóng kịch coi như không có chuyện gì bất thường cả. Trong khi đoàn nhà báo Nhật đi theo sẽ hỏi, chất vấn gay gắt, nhân danh dân Nhật.
Bị dồn đến tận chân tường, chỉ còn có cách duy nhất thoát khỏi cảnh nhục nhã là thay đổi bản chất, từ bênh che bọn tội phạm chuyển thành nghiêm trị bọn tội phạm, từ chỗ chây ỳ chuyển sang khẩn trương mở phiên tòa như hồi xét sử bọn Năm Cam, công khai xin lỗi chính phủ và dân Nhật, công khai nhận tội với nhân dân, cam kết từ nay "tiên học lễ, hậu nắm chính quyền", tôn trọng pháp luật, thực hiện trọn lời hứa khẩn trương phòng chống tham nhũng, trừng trị thẳng tay mọi sâu mọt, bất kểđó là ai, ở bất kỳ cương vị nào. Nhưng với kẻ vô lễ, "mất dạy" tự gốc thì đó là việc đội đá vá trời.
PCI - bài học thâm thuý về chữ " LỄ " sẽ còn thấm mãi vậy.
Bùi Tín
Mồng 5 Tết Kỷ Sửu.
(30-1-09).
Subscribe to:
Posts (Atom)