Wednesday, September 2, 2009

PHẢN ỨNG VỀ VỤ CÔNG AN CSVN BẮT BLOGGER và NHÀ BÁO


Phản ứng về vụ bắt blogger và nhà báo
Cập nhật: 03:37 GMT - thứ tư, 2 tháng 9, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/09/090902_rsf_bloggers.shtml
Tổ chức Phóng viên Không biên giới (Reporters Sans Frontières - RSF), trụ sở đặt tại Paris, vừa ra thông cáo lên án vụ bắt giữ blogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) và phóng viên Phạm Đoan Trang.
Thông cáo viết: "Chúng tôi bất bình về việc chính quyền đàn áp những người chỉ trích".
"Trong những tháng gần đây quyền tự do ngôn luận [ở Việt Nam] đã thu hẹp lại vì chính phủ lo ngại trước các chủ đề liên quan tới quan hệ với Trung Quốc."
"Chúng tôi kêu gọi trả tự do nhanh chóng cho ông Hiếu và bà Trang vì những chỉ trích của họ không gây đe dọa gì cho an ninh quốc gia và chỉ là quyền cơ bản về tự do ngôn luận."


Tuy tổng biên tập tờ VietnamNet, nơi phóng viên Đoan Trang làm việc, đã chính thức bác bỏ thông tin nói rằng cô bị bắt vì viết bài trên tờ báo mạng này, nhiều người trong cộng đồng blogger vẫn cho rằng các bài báo về tranh chấp lãnh thổ Việt - Trung và vai trò của Trung Quốc trong Hội nghị Geneva 1954 chia đôi đất nước đã dẫn đến việc Đoan Trang bị bắt.
Tương tự, họ cho rằng các bài đăng trên blog Người Buôn Gió về quan hệ Việt Trung, các dự án bauxite và tranh chấp đất đai tôn giáo là lý do công an bắt Bùi Thanh Hiếu.
Thế nhưng lại cũng đang có quan điểm khác trong giới quan sát về một 'làn sóng trấn áp' những người bị cho là gây đe dọa cho an ninh quốc gia, chứ không hẳn về tự do ngôn luận.
Cơ quan an ninh chưa đưa ra bất kỳ thông báo gì về hai vụ bắt giữ này.
Đầu tháng này, cơ quan an ninh điều tra được biết sẽ chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát để khởi tố "vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia" và sớm xét xử các nghi phạm.

Quan ngại
Tổ chức RSF trước đây đã đặt Việt Nam vào danh sách 12 quốc gia "kẻ thù của internet" vì các hoạt động giới hạn tự do trên mạng.
Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia, nhận xét với BBC: "Đảng Cộng sản Việt Nam và hệ thống an ninh không thể chấp nhận các việc mà họ không kiểm soát được".
"Không gian ảo là thách thức lớn vì các công dân không tên tuổi có thể đăng tải các quan điểm và
trao đổi ý tưởng với người ở cả trong nước lẫn ngoài nước."
"Các blog là chiến tuyến cuối cùng của tự do."

Ông Thayer nói rằng với các vụ bắt giữ blogger, Việt Nam đang tiến sâu vào không gian ảo.
"Thế nhưng bắt giữ người bất đồng chính kiến trên mạng không thể giải quyết được các vấn đề mà họ phản ánh như sự mạnh bạo của Trung Quốc ở Biển Đông hay quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc."

Trong khi đó Liên minh Báo chí Đông Nam Á (Seapas), cơ quan vận động cho tự do báo chí tại vùng Đông Nam Á, bày tỏ quan ngại trước các vụ bắt giữ mà theo họ liên quan tới vị thế của Việt Nam trong vùng.
Ông Roby Alampay, Giám đốc Điều hành, nói với BBC tổ chức của ông cho rằng "các vụ bắt giữ này xảy ra theo một công thức đàn áp mà Seapas đã từng quan ngại. Sự cứng rắn đối với tự do ngôn luận đang có vẻ gia tăng tại Việt Nam".
"Đây không chỉ là sự quan ngại cho người dân Việt Nam, mà còn là sự quan tâm đối với các công dân vùng Đông Nam Á, vì sang năm Việt Nam sẽ đảm nhận chức chủ tịch nhóm nước Asean."
"Trong bản Hiến chương mới được thông qua gần đây của khối Asean, lãnh đạo nhóm nước này nói rằng họ theo đuổi các tiêu chuẩn về nhân quyền phổ quát trên thế giới."
"Nếu các nước Asean thực lòng với chủ đề này, họ cần hiểu và làm theo các tiêu chuẩn nhân quyền được quốc tế thừa nhận, trong đó có tự do ngôn luận, tự do phát biểu, người dân có quyền chỉ trích chính sách của chính phủ, bao gồm cả chính sách đối ngoại."




Crackdown continues with arrests of online journalist and blogger over China references
Published on 1 September 2009
http://www.rsf.org/Crackdown-continues-with-arrests.html
Reporters Without Borders condemns the arrests of blogger Bui Thanh Hieu on 27 August and online journalist Pham Doan Trang on 28 August for criticising the ruling Communist Party’s policies towards China. Both are being held by the police.
“We deplore the regime’s persecution of its critics,” Reporters Without Borders said. “Freedom of expression has contracted in recent months as a result of governmental paranoia about issues concerning relations with China. We call for the rapid release of Hieu and Trang as the criticisms they voiced posed absolutely no threat to national security and were part of their fundamental right to free expression.”

Trang edits Tuan Vietnam, an online weekly that is a component of Vietnamnet, the country’s most popular news website. In a 27 July article, she criticised China’s role during Vietnam’s partition in 1954. In the past, she has condemned China’s territorial claims in the South China Sea.

Hieu, who writes under the name of Nguoi Buon Gio in his blog (http://nguoibuongio.multiply.com/), was arrested in connection with “national security” issues, said a relative who did not want to be identified for fear of reprisals. His blog entries during the past two months had criticised the Communist Party of Vietnam’s policies towards China and had referred to the land conflict between the government and the Catholic Church.

He also wrote about a bauxite mining project in the central highlands and the criticism it has received from intellectuals, scientists and military officers because of the threat it poses to the environment. He had already been questioned several times about his political activities since taking part in an “anti-Chinese” demonstration last year.

The government announced in August that it would prosecute some or all of the 27 democracy activists arrested in the course of the previous few months. Vietnam is one of the 12 countries that Reporters Without Borders has identified as “Enemies of the Internet” and was ranked 168th out of 173 countries in the 2008 Reporters Without Borders press freedom index.

-------------------
Reporters Without Borders defends imprisoned journalists and press freedom throughout the world. It has nine national sections (Austria, Belgium, Canada, France, Germany, Italy, Spain, Sweden and Switzerland). It has representatives in Bangkok, New York, Tokyo and Washington. And it has more than 120 correspondents worldwide.

© Reporters Without Borders - 47, rue Vivienne, 75002 Paris - France

No comments: