Friday, September 25, 2009

VIỆT NAM PHẢI TRẢ TỰ DO CHO CÁC TIẾNG NÓI ĐẤU TRANH ÔN HOÀ


Việt Nam cần phải trả tự do cho các tiếng nói đấu tranh ôn hòa
Thứ Sáu, ngày 25 tháng 9 năm 2009
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20090925_03.htm

THÔNG CÁO
CỦA TỔ CHỨC ÂN XÁ QUỐC TẾ

24 tháng 9, năm 2009
Việt Nam cần phải trả tự do cho các tiếng nói đấu tranh ôn hòa
Hôm nay, tối thiểu 7 nhà đối kháng đang chờ đợi bị xử án tại Việt Nam. Họ đối mặt với các cáo buộc các tội trạng như đưa lên mạng các tài liệu về tự do dân chủ, nhân quyền trên mạng, viết thơ, phân phát các tờ rơi và treo khẩu hiệu. Cũng hôm nay, tại Geneva, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ sẽ chấp nhận bản báo cáo chung cuộc cho Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện về nhân quyền đối với VN. Đây là bản báo cáo mà theo đó VN đã thẳng thừng bác bỏ những khuyến cáo đối với các quyền tự do phát biểu, hội họp và lập hội.
“Tôn trọng các quyền căn bản của con người, Việt Nam đã gia nhập hầu hết các hiệp ước quốc tế về nhân quyền và có trách vụ phải thực thi những cam kết này. Là một nước thành viên, Việt Nam hiểu rất rõ là việc thực thi những cam kết về nhân quyền là điều tiên quyết và là trách nhiệm”.
Thế nhưng chính phủ VN không đồng ý với 40 kiến nghị của các thành viên khác, trong đó bao gồm những đề nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi các điều khoản của bộ luật hình sự năm 1999 để phù hợp với luật quốc tế; tháo bỏ các hạn chế đối với bất đồng quan điểm, tranh luận, đối lập chính trị, tự do hội họp; và thả các tù nhân lương tâm.
Nhiều thành viên khác cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải tổ luật pháp và thực thi việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận và hội họp một cách rõ ràng hơn, bao gồm cả trên internet, thông qua hệ thống báo chí tư nhân và hiệp hội độc lập. Vậy mà Việt nam cũng bác bỏ đề nghị này.

Hơn nữa, kể từ cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện hồi tháng 5 năm 2009, Việt Nam đã gia tăng đàn áp các tiếng nói đối lập. Lực lượng công an mật vụ đã bắt tối thiểu 11 người, là các luật sư, chủ Blog và các thành phần khác, là những người đã lên tiếng chỉ trích chính phủ hoặc là những nhà đấu tranh dân chủ nay mới lộ diện.
Công an bắt Trần Đình Duy Thức ngày 24/05/2009 thì đến ngày 13/06 bắt Lê Công Định. Sau đó thì tối thiểu có đến 9 người nữa bị bắt, bao gồm một số chủ Blog. Ba người trong số này được thả sau 7 ngày thẩm vấn. Hầu hết những người này đều bị truy tố theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự. Nếu bị kết tội, thì họ có thể phải nhận lãnh đến 20 năm tù ở.
Điều 88 – “Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” - là một tội danh không rõ ràng và nhà cầm quyền VN từ xưa nay vẫn luôn sử dụng các điều khoản bao quát mơ hồ để dập tắt các tiếng nói có thể gây nguy hại cho chế độ. Điều khoản này nghiêm cấm việc “Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân”, “Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân” và “Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Ân Xá Quốc Tế đã nhiều lần kêu gọi nhà cầm quyền VN hãy bãi bỏ hoặc sửa đổi các điều khoản này để phù hợp với luật quốc tế. Tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện năm nay, nhiều quốc gia thành viên đã kiến nghị sửa đổi Điều 88, trong khi nhiều quốc gia khác cũng đòi bỏ các điều luật về an ninh quốc gia.

Trong số những người bị bắt là:
Lê Công Định, 41tuổi, Luật sư
Nguyễn Tiến Trung, 26tuổi, Thạc sĩ CNTT
Trần Anh Kim, cựu trung tá QĐND
Trần Huỳnh Duy Thức, 43tuổi, chủ doanh nghiệp và chủ Blog
Lê Thăng Long, 42tuổi, chủ doanh nghiệp
Bùi Thanh Hiếu, 37tuổi, chủ Blog
Phạm Đoan Trang, 31tuổi, nhà báo
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chủ Blog
Năm người đầu tiên được cho là có quan hệ với Đảng Dân Chủ Việt Nam, một đảng chính trị kêu gọi một dân chủ đa nguyên đa đảng. Nhà cầm quyền Việt Nam không công nhận bất cứ tổ chức đảng phái chính trị nào mà chưa được phép của họ hoặc không do họ kiểm soát. Ba người cuối danh sách là chủ Blog và nhà báo đã bị câu lưu hoặc bị bắt chỉ vì đã bảy tỏ quan điểm trên mạng. Tám người còn lại đã công khai chỉ trích các vụ làm ăn buôn bán và vấn đề biên giới với Trung Quốc, bao gồm cả dự án khai thác Bauxite đầy tai tiếng tại Tây Nguyên và một thỏa ước liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế xem họ là những tù nhân lương tâm, bị cầm tù chỉ vì đã bày tỏ quan điểm hoặc là niềm tin.

Ngay sau khi bắt Luật sư Lê Công Định, là người nổi tiếng nhất trong số họ, thì chính phủ VN đã mở một chiến dịch bôi nhọ ông trên khắp các hệ thống báo đài nhà nước. Chính quyền và báo chí tố cáo ông Định tội “mưu toan lập đảng đối lập để lật đổ chế độ cộng sản ở Việt Nam” qua việc biên soạn những tài liệu “xuyên tạc các chính sách của Đảng và nhà nước”, và cũng nói rằng “là một luật sư, trong cương vị chủ chốt, Định đã tiến hành kế hoạch lật đổ chính quyền”.
Sau khi các tiếng nói trong nước cũng như quốc tế chỉ trích việc bắt bớ này thì vào ngày 18/06, Bộ Công an đã tổ chức 2 cuộc họp báo để cung cấp các chi tiết “nhận tội” của Lê Công Định, mà theo đó ông Định thừa nhận tội trạng và xin khoan hồng.
Khi những người khác bị bắt trong những ngày kế tiếp thì nhà nước VN lại đưa ra thêm nhiều thông cáo báo chí và những bản cáo có chỉ thị. Vào ngày 19/08, đài truyền hình nhà nước đã ngưng chương trình thường lệ để phát một đoạn video “nhận tội” của bốn người bị bắt, trong đó có Lê Công Định.
Những lời “nhận tội” này và các chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ không thể được xem là có tội chiếu theo luật quốc tế, mà chẳng qua chỉ là một cách bày tỏ ý kiến khác biệt hoặc chỉ trích. Những ví dụ bao gồm thu thập thông tin, giao lưu với những người khác, và đưa lên mạng các bài vở. Việc “nhận tội” cũng là vì họ chịu áp lực mà thôi. Một số báo cáo cho rằng những người này chưa hề được phép gặp thân nhân kể từ khi bị bắt, kể cả luật sư và họ bị thẩm vấn nhiều lần. Trong những vụ bắt bớ tương tự, việc thẩm vấn bao gồm cả đe nẹt, ép buộc và đe dọa để lấy khẩu cung và như vậy thật đáng quan ngại cho những người bị bắt này.

Chính phủ VN nói rằng những vị này sẽ sớm được đưa ra xử, nhưng lại không cho biết rõ thời điểm xử.
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cũng xem 7 vị bị đưa ra xử hôm nay, là những người tù nhân lương tâm. Họ đã bị bắt giữ khoảng một năm nay.
Đó là:
Nguyễn Xuân Nghĩa, 60 tuổi, nhà thơ
Nguyễn Văn Tính, 67 tuổi, nhà văn
Nguyễn Kim Nhàn, 60 tuổi, thợ điện
Nguyễn Văn Túc, 45 tuổi, nhà tranh đấu cho dân oan
Ngô Quỳnh, 25 tuổi, sinh viên
Nguyễn Mạnh Sơn, 66 tuổi, kỹ sư
Phạm Văn Trội, 37 tuổi, nhà thơ

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế kêu gọi chính phủ VN hãy tuân thủ các cam kết tôn trọng nhân quyền tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện năm nay, bằng cách ngay lập tức và vô điều kiện thả những tù nhân lương tâm này và những người khác.
Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế)

(Lê Minh lược dịch)



No comments: